Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và công nghệ sản xuất giống nuôi thương phẩm ghẹ xanh docx

5 1.1K 8
Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và công nghệ sản xuất giống nuôi thương phẩm ghẹ xanh docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản công nghệ sản xuất giống nuôi thương phẩm ghẹ xanh Nguồn: vietlinh.com.vn I. Mở đầu Ðề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản công nghệ sản xuất giống nuôi thương phẩm ghẹ xanh (Portunus pelagicus) được triển khai từ 1/1999 đến 12/2000 tại Trung tâm nghiên cứu Thuỷ sản III một số vùng ven biển tỉnh Khánh Hoà nhằm mục đích xây dựng quy trình sản xuất giống ghẹ xanh bằng phương pháp nước xanh quy trình nuôi thương phẩm ghẹ xanh trong ao, đìa. II. Tài liệu phương pháp nghiên cứu 1. Nghiên cứu sinh sản - Xác định mùa vụ sinh sản bằng phương pháp điều tra thu mẫu định kỳ tại các bến ghẹ. - Theo dõi phát triển phôi quan sát qua kính hiển vi. - Xác định cỡ tham gia sinh sản mức sinh sản theo phương pháp của Mauchline (1976) Sommerton (1980) 2. Nghiên cứu sinh trưởng - Theo dõi sinh trưởng bằng phương pháp nuôi thí nghiệm theo các nhóm kích thước khác nhau trong bể xi măng. - Theo dõi chu kì lột xác bằng phương pháp đánh dấu với 15 cá thể/lô thí nghiệm. - Xây dựng phương trình quan hệ giữa chiều rộng vỏ đầu ngực khối lượng bằng phương pháp cân đo mẫu định kỳ. 3. Nghiên cứu dinh dưỡng - Nghiên cứu cấu tạo hệ thống tiêu hoá bằng phương pháp giải phẫu, phân tích chụp ảnh. - Xác định hệ số thức ăn bằng phương pháp nuôi trong các lồng ao có diện tích 1m2, đặt trong đìa cùng nuôi với ghẹ thịt: Mật độ nuôi: 3-5 con/m2; Thức ăn: cá, tôm, cua vụn; Lượng cho ăn: 15-20% khối lượng/ngày; Cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm chiều tối; Theo dõi 60 ngày/đợt thí nghiệm áp dụng phương pháp khối lượng tươi. 4. Nghiên cứu nuôi vỗ ghẹ bố mẹ - Nguồn nước: nước biển tự nhiên, độ mặn 30-350/00. - Bể nuôi bằng xi măng cỡ 3x4x1,2 m, đáy phủ lớp cát khoảng 10-15 cm. - Ao nuôi: cải tạo từ ao ương tôm sú diện tích 200-300 m2. - Chọn ghẹ bố mẹ để nuôi vỗ: chọn những cá thể đầy đủ phần phụ, khoẻ mạnh đạt cỡ thương phẩm khai thác từ tự nhiên từ ao đìa nuôi. - Mật độ thả 2-4 con/m2, tỷ lệ đực/cái là 2/1. -Thức ăn: giáp xác, nhuyễn thể, cá tươi với lượng cho ăn hàng ngày bằng 20% khối lượng ghẹ nuôi. - Quản lý bể nuôi: hàng ngày thay 40-50% nước, xi phông thức ăn thừa chất thải. 5. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo bằng phương pháp nước xanh 5.1. Ghẹ bố mẹ Chọn ghẹ mẹ ôm trứng đã được thụ tinh với chất lượng tốt từ nguồn khai thác tự nhiên. Theo dõi quá trình phát triển phôi để xác định thời gian nở. Xử lý ghẹ mẹ ôm trứng bằng formol 30 ppm trong 30 phút trước khi chuyển vào bể nở. 5.2. Nuôi sinh khối tảo lục Nanochloropsis occulata Nhân giống tảo thuần chủng trong các bình thuỷ tinh thùng nhựa 40-80 lít, sau đó chuyển sang bể composit 300-800 lít. 5.3. Ương nuôi ấu trùng - Ương nuôi trong các bể composit 300-700l bể xi măng 7 m3. Môi trường nước có tảo N.occulata (nước xanh) được đưa vào bể ương trước 10-12 giờ với mật độ 3-5x106 tế bào/lít. Tảo sạch, khoẻ, không có nguyên sinh động vật, sau đó vớt ấu trùng sang. Chọn ấu trùng khoẻ mạnh, tụ thành đám. Mật độ ương nuôi ấu trùng là 40, 60, 80, 100, 120 con/lít. - Theo dõi các yếu tố môi trường hàng ngày. 5.4. Thức ăn - Nauplius của Artemia, 3-6 con/ml luân trùng 5-15 con/ml cho các giai đoạn Zoea. - Artemia sinh khối, 2-4 con/ml cho giai đoạn Megalope. - Thức ăn tổng hợp: Giai đoạn Z1, Z2: 4-5 giờ cho ăn một lần, lượng cho ăn là 0,5-1 g/m3 bể ương; Giai đoạn Z3, Z4: 2-3 giờ cho ăn một lần, lượng cho ăn là 1,5-2 g/m3 bể ương; Giai đoạn Megalope: 3-4 giờ cho ăn một lần, lượng cho ăn là 2-2,5 g/m3 bể ương. - Thức ăn chế biến gồm lòng đỏ trứng gà, tôm, thức ăn tổng hợp xay nhuyễn, hấp chín, cà qua rây. - Quản lí chăm sóc hàng ngày để điều chỉnh thức ăn chế độ cho ăn. 6. Nghiên cứu nuôi ghẹ thương phẩm trong ao đìa - Ương ghẹ bột 5-7 ngày tuổi trong bể xi măng 20-50 m3 khoảng 20-25 ngày, sau đó đưa ra đìa nuôi. - Chuẩn bị ao, đìa: ao không bị nhiễm phèn, không rò rỉ. Tháo cạn nước, cày, bón vôi, phơi đáy 7-10 ngày, cấp nước. Chuẩn bị con giống từ giống sản xuất nhân tạo, cùng cỡ, khoẻ mạnh. Mật độ nuôi 4-6 con/m2. Thức ăn cá tạp, một số loài thân mềm, giáp xác nhỏ, cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm chiều tối với lượng cho ăn mỗi ngày là 15-20% khối lượng ghẹ nuôi. Quản lí chăm sóc: kiểm tra các yếu tố thuỷ hoá của môi trường nước hàng ngày. 15 ngày một lần cân, đo ghẹ. Thay nước theo lịch thuỷ triều. Thu hoạch toàn bộ ghẹ đạt kích cỡ thương phẩm. 7. Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê sinh học phần mềm Words 98 III. Kết luận đề xuất 1. Kết luận - Ghẹ xanh phân bố rộng khắp các vùng biển Việt Nam, nơi có độ sâu 10- 30m, độ mặn 30-350/00, nền đáy là cát hoặc cát-bùn với san hô chết. - Chu kì lột xác của ghẹ xanh phụ thuộc vào kích thước cá thể. ở nhóm cỡ CW 25-35 mm, chu kỳ lột xác khoảng 7-14 ngày, nhóm cỡ 115-125 mm là 50-80 ngày. - Ghẹ xanh sinh sản quanh năm, bắt đầu từ tháng 12 rộ lên vào tháng 3-4 năm sau. Kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu của ghẹ cái khoảng 74,5 mm CW khối lượng 30,4g. Sức sinh sản của ghẹ xanh tỷ lệ thuận với kích thước cơ thể. Số lượng trứng sinh sản lần đầu là 52-74 vạn quả, nhưng ở nhóm kích cỡ 135-140 mm CW xấp xỉ 96 vạn-1,2 triệu trứng. - Phát triển tuyến sinh dục của ghẹ xanh chia 5 giai đoạn. Ghẹ xanh cái đẻ trứng, các trứng thụ tinh được ghẹ mẹ ôm ấp ở chân bụng. Phôi phân cắt phát triển qua 5 thời kỳ trong 7-8 ngày. ấu trùng biến thái phát triển qua 4 giai đoạn zoea. - Một số yếu tố môi trường thích hợp để ương nuôi ấu trùng: nhiệt độ nước 27-280C, độ mặn 32-340/00; pH 8-8,5; ôxy hoà tan 6,5-7,0 mg/l; ương ghẹ bột nuôi ghẹ thịt: nhiệt độ nước 27-30oC, độ mặn 30-340/00, pH 8-8,5; ôxy hoà tan 5,5-6,5 mg/l. - Sản xuất giống nhân tạo ghẹ xanh ở quy mô nhỏ, trong bể composit 700 lít bằng phương pháp hở, nước xanh với mật độ tảo 3-5x106 tế bào/lít các loại thức ăn gồm: luân trùng, thức ăn tổng hợp, Artemia. Mật độ ương nuôi ấu trùng ban đầu khoảng 120-125 con/m3, qua 18-22 ngày biến thái thành ghẹ bột, tỷ lệ sống trung bình 8,43,8%. - Sản xuất giống nhân tạo ghẹ xanh trong các bể xi măng thể tích 5 m3/cái bằng phương pháp hở, nước xanh với mật độ 1,5-2x106 tế bào/lít, các loại thức ăn gồm luân trùng, thức ăn tổng hợp, Artemia. Mật độ ương nuôi ấu trùng ban đầu khoảng 80-120 con/m3. - Ương nuôi ghẹ bột thành ghẹ giống ở bể xi măng ao đất với mật độ 15- 20 con/m2 bằng thức ăn là cá giáp xác nhỏ, sau 25-33 ngày thành ghẹ giống. Tỷ lệ sống trung bình 31,66,9% (trong bể) 43,22,5% (trong ao). - Nuôi ghẹ giống nhân tạo thành ghẹ thương phẩm trong các ao đìa nuôi tôm sú với mật độ 3-5 con/m2. Sau 120 ngày nuôi, đạt ghẹ thịt cỡ 100-120g, tỷ lệ sống trung bình 61,85,4%. 2. Ðề xuất Cần tiếp tục nghiên cứu ương nuôi ấu trùng trong môi trường nước xanh nước trong với quy mô lớn để hoàn thiện quy trình nghiên cứu kỹ thuật nuôi ghẹ lột để nâng cao hiệu quả kinh tế của nuôi ghẹ thương phẩm. . Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và công nghệ sản xuất giống nuôi thương phẩm ghẹ xanh Nguồn: vietlinh.com.vn I. Mở đầu Ðề tài: Nghiên cứu đặc điểm. điểm sinh học sinh sản và công nghệ sản xuất giống nuôi thương phẩm ghẹ xanh (Portunus pelagicus) được triển khai từ 1/1999 đến 12/2000 tại Trung tâm nghiên

Ngày đăng: 22/12/2013, 00:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan