Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định Số: 462015NĐCP và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng ...
Trang 1KHOA: QUẢN LÝ XÂY DỰNG - -
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Ngành xây dựng nói chung và Công trình xây dựng nói riêng đóng vai trò tolớn trong sự phát triển và đánh giá kinh tế của một quốc gia.
Công trình xây dựng không chỉ mang tính chất đơn thuần là một sản phẩmtrong lĩnh vực xây dựng mà nó còn mang tính thẩm mỹ, mỹ quan làm đẹp cho mộtquốc gia, một đất nước đã và đang trong quá trình phát triển.
Ngoài các tiêu chí về thẩm mỹ của các công trình thì tiêu chí về chất lượngđược đặt lên hàng đầu vì chất lượng các công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến antoàn sinh mạng của con người trước trong và sau khi công trình hoàn thành đưa vàosử dụng.
Xuất phát từ đòi hỏi trên, bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, đượcsự giảng dạy nhiệt tình về môn “quản lý chất xây dựng” của thầy GS.TS Vũ ĐìnhPhụng, tác giả xin được trình bày tiểu luận với hai câu hỏi:
Câu 1: Hãy phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các
công trình xây dựng Liên hệ trong công việc thực tế (Tập trung vào giai đoạn xâydựng công trình ngoài thực địa)
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào là đủ năng lực và điều kiện của chủ đầu tư
để thực hiện công tác thiết kế, giám sát, thi công? Nêu ý kiến cá nhân.
Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS VũĐình Phụng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu đến chúng em.Kính chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để luôn duy trì và thành công trong sựnghiệp giảng dạy./.
Học viên
Trương Văn Hân
Trang 3ĐỀ BÀI:
Câu 1: Hãy phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các
công trình xây dựng Liên hệ trong công việc thực tế (Tập trung vào giai đoạn xâydựng công trình ngoài thực địa)
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào là đủ năng lực và điều kiện của chủ đầu tư
để thực hiện công tác thiết kế, giám sát, thi công? Nêu ý kiến cá nhân.
Trang 4BÀI LÀM:
Câu 1: Hãy phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các
công trình xây dựng Liên hệ trong công việc thực tế ( Tập trung vào giai đoạn xâydựng công trình ngoài thực địa)
Trả lời:
Công trình xây dựng và Chất lượng công trình xây dựng không những cóliên quan trực tiếp đến nguồn vốn tài chính, an toàn sinh mạng, an toàn cộngđồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quantrọng đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài và ổn định của mỗi quốc gia.
1 Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹthuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩnxây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồngkinh tế.
Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng2.1Sản phẩm xây dựng
Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn thành (baogồm cả việc lắp đặt thiết bị công nghệ ở bên trong) Sản phẩm xây dựng là kết tinhcủa các thành quả khoa học – công nghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã hội ở mộtthời kỳ nhất định Nó là một sản phẩm có tính chất liên ngành, trong đó những lựclượng tham gia chế tạo sản phẩm chủ yếu: các chủ đầu tư; các doanh nghiệp nhậnthầu xây lắp; các doanh nghiệp tư vấn xây dựng; các doanh nghiệp sản xuất thiết bịcông nghệ, vật tư thiết bị xây dựng; các doanh nghiệp cung ứng; các tổ chức dịchvụ ngân hàng và tài chính; các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan
Trang 52.2 Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng.
+ Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc riêng lẻ.
Sản phẩm xây dựng đa dạng, phức tạp, có tính cá biệt cao về công dụng vàchế tạo Mỗi sản phẩm khi thiết kế đều có nét đặc thù riêng không thể sản xuất hàngloạt theo dây chuyền tương tự cho toàn bộ sản phẩm, tùy theo yêu cầu cả về kinh tếlẫn kỹ thuật Do đó khối lượng chất lượng và chi phí xây dựng của mỗi công trìnhđều khác nhau Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính lưu động, thiếu ổnđịnh và khó kiểm soát về chất lượng.
+ Sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn kết cấu phức tạp.
Với đặc điểm quy mô lớn và kết cấu phức tạp của sản phẩm xây dựng dẫnđến chu kỳ sản xuất lâu dài Vì vậy, cần phải có kế hoạch, lập tiến độ thi công, cóbiện pháp kỹ thuật thi công hợp lý để đảm bảo chất lượng công trình Ngoài ra nhucầu về vốn, lao động, vật tư, máy móc thiết bị thi công rất lớn, nếu có những sai sóttrong quá trình xây dựng gây nên lãng phí lớn
+ Sản phẩm xây dựng được đặt tại một vị trí cố định, nơi sản xuất gắn liềnvới tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậunơi đặt công trình.
Đặc điểm này cho thấy nơi tiêu thụ sản phẩm cố định, nơi sản xuất thay đổinên lực lượng sản xuất thi công luôn phải lưu động Chất lượng sản phẩm xây dựngchịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên tại nơi xây dựng công trình, do vậycông tác điều tra khảo sát, đo đạc, quan trắc không chính xác sẽ làm cho việc thiếtkế công trình không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, kết cấu không phù hợp vớiđiều kiện và đặc điểm tự nhiên dẫn đến công trình chất lượng kém.
+ Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩmcó ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.
Sản phẩm xây dựng đã hoàn thành có thời gian sử dụng lâu dài và tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất, sử dụng nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu cho tớikhi thanh lý Từ đặc điểm này đòi hỏi chất lượng công trình phải tốt để các ngànhkhác ít bị ảnh hưởng Ví dụ: ngành dệt may đặt hệ thống máy móc thiết bị trong mộtcụm công trình, nếu cụm công trình chất lượng kém thậm chí bị hư hỏng thì chi phítái cấu trúc của xưởng dệt may là vô cùng lớn, đó là chưa kể đến chất lượng sảnphẩm dệt may bị ảnh hưởng.
Trang 6+ Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấpcác yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm lẫn phương diện sử dụng sản phẩmcủa xây dựng làm ra.
Các ngành các đơn vị phải nâng cao chất lượng xây dựng ở trong tất cả cáckhâu: Điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế, giao nhận thầu, thi công xâydựng, giám sát chất lượng công trình, nghiệm thu và các chế độ bảo hành, bảo trìcông trình.
+ Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn
hóa nghệ thuật và quốc phòng.
Đặc điểm này có thể dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất cân đối trongquan hệ phối hợp đồng bộ giữa các khâu từ quá trình chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xâydựng cũng như quá trình thi công Đặc điểm này đòi hỏi phải có trình độ tổ chức,phối hợp các khâu từ công tác thẩm định dự án, thẩm định đấu thầu xây dựng, đấuthầu mua sắm thiết bị, kiểm tra chất lượng từng loại công tác theo kết cấu công trìnhtrong quá trình thi công đến khi nghiệm thu từng phần, tổng nghiệm thu và quyếttoán dự án hoàn chỉnh đưa vào khai thác sử dụng.
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng
* Đối với giai đoạn đầu tư xây dựng:
Hoạt động đảm bảo chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào quá trìnhđầu tư xây dựng, từ bước chuẩn bị đầu tư (lập dự án đầu tư) đến thực hiện đầu tư,công tác khảo sát thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thi công xây dựng công trình.
- Các yếu tố kỹ thuật: Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình (tiêu chuẩnthiết kế, tiêu chuẩn và công nghệ thi công) Vị trí địa điểm xây dựng công trình, đặcđiểm địa hình, địa chất, thủy văn.
- Các chủ thể tham gia vào dự án: Tư vấn lập, thẩm định dự án; Thẩm traThiết kế kỹ thuật Các cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư, Ban QLDA, Tư vấngiám sát xây dựng, kiểm định dự án và đặc biệt là nhà thầu thi công
- Các chế độ chính sách trong công tác quản lý xây dựng, tiền vốn và các yếutố xã hội tác động đến dự án.
* Đối với giai đoạn quản lý khai thác và bảo trì cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Công tác tổ chức quản lý khai thác, bảo trì công trình xây dựng.
- Các điều kiện xã hội, ý thức của người và phương tiện tham gia giao thông.
Trang 7- Các quy định trong quản lý khai thác (Quy định bảo trì, duy tu sửa chữa).- Nguồn vốn đảm bảo cho công tác bảo trì, duy tu sửa chữa.
- Các hoạt động quan trắc, kiểm định đánh giá chất lượng, khả năng chịu lựccủa công trình trong quá trình khai thác.
4 Liên hệ thực tế trong công việc:
Chất lượng công trình xây dựng không đảm bảo là sự tổng hợp của rất nhiềuyếu tố Do khâu giám sát thiếu chặt chẽ, dẫn đến tình trạng thất thoát vật tư, nguyênliệu, khiến chất lượng công trình không bảo đảm Nhiều công trình chưa đủ điềukiện về kết cấu, tính toán độ lún, khảo sát địa chất chưa chặt chẽ, cũng làm cho côngtrình nhanh xuống cấp, hư hỏng Như vậy, nguyên nhân từ đâu?
Một số nguyên nhân có thể kể đến dẫn đến việc ảnh hưởng chất lượng côngtrình như sau:
1 Công tác chuẩn bị đầu tư, tư vấn thiết kế chưa tốt, chưa đầy đủ, nên khichuyển sang thiết kế phải khảo sát lại Không chỉ kém ở tư vấn mà đến khi thiết kếlại tiếp tục mắc khiếm khuyết
2 Thuộc về nhà thầu công trình Nhiều nhà thầu có năng lực tài chính kém,công tác quản lý cũng như giám sát còn nhiều hạn chế
3 Về cơ quan Nhà nước, Quản lý Nhà nước lĩnh vực này đã có nhiều văn bảnquy định, nhưng việc triển khai còn thiếu đồng bộ, chưa kiên quyết Hiện nay, vấnđề quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung đang là vấn đề cần quan tâm
Ví một số công trình kém chất lượng công trình xây dựng như: trường THPTMỹ Đức C (lún => nứt trần nhà lớp học bộ môm), Sập công trình xây dựng cây xăngở xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn, Hà Tĩnh)
*Ảnh hưởng của các hoạt động trước thi công đến chất lượng công trình xâydựng
Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến chất lượng công trình xâydựng giảm dần theo thời gian tính từ khi mới thành ý tưởng dự án đến khi công trìnhxây dựng hoàn thành, được bàn giao vào khai thác, sử dụng Muốn có công trìnhxây dựng có chất lượng tốt thì trước hết thiết kế phải tốt
Muốn có thiết kế đạt chất lượng thì trước hết khảo sát phải đúng Khảo sát saisót dẫn đến thiết kế không đúng, nếu phát hiện sai sót kịp thời sẽ phải chỉnh sửathiết kế, thay đổi biện pháp thi công, kéo dài thời gian xây dựng, phát sinh chi phí.
Trang 8Trường hợp không phát hiện kịp thời thì hạu quả sẽ còn lớn hơn, thậm chí có thểdẫn đến các thảm hoạ không thể lường trước
Đối với các công trình đó vấn đề thường là bị kéo dài thời gian xây dựng/hoặccác tiêu chuẩn kỹ thuật không đảm bảo và cuối cùng là phát sinh chi phí Một sốtrường hợp chi phí phát sinh là tương đối lớn ( dự án đường sắt trên cao tại HàNội…)
Tóm lại, ý tưởng đầu tư ban đầu, và tiếp theo đó là các bước nghiên cứu đầutiên như lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư xây dựng côngtrình) cần được chú ý đặc biệt Sự chú ý đặc biệt đó có thể thể hiện bằng cơ chếkhuyến khích, thi tuyển, hoặc/và thảo luận những ý tưởng đầu tư, bằng cách tăngđịnh mức chi phí cho công tác lập dự án
* Công tác lựa chọn nhà thầu
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng đãđược thực hiện tương đối tốt Trong đó, công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện cáchạng mục như: khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm định chất lượng và chứng nhận sựphù hợp của công trình tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu số
43 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác lựa chọn các nhà thầuvẫn còn tồn tại các điểm hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và giáthành của công trình Để các công trình xây dựng được triển khai đáp ứng các yêucầu về chất lượng và tiến độ, các Chủ đầu tư lưu ý các vấn đề sau đây:
- Hồ sơ mời thầu cần nêu rõ yêu cầu cam kết huy động đầy đủ thiết bị thicông để thực hiện gói thầu, yêu cầu nhân sự (ngoài nhân sự đảm nhận chức danhGiám đốc điều hành) phải đáp ứng về số lượng, trình độ năng lực, kinh nghiệm thựchiện các hợp đồng tương tự với gói thầu sẽ triển khai để có thể xử lý hoặc đề xuấtxử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công; doanh thu đảm bảothực hiện theo gói thầu
- Sau khi có quyết định công nhận Nhà thầu thi công của Cấp có thẩm quyền,Chủ đầu tư phải tập hợp, cung cấp đầy đủ 01 bộ hồ sơ dự thầu của Nhà thầu trúngthầu cho Sở quản lý chuyên ngành để theo dõi, quản lý;
Trang 9- Trong quá trình thi công, phải thường xuyên rà soát đối chiếu các đề xuất kỹthuật trong hồ sơ dự thầu với quá trình triển khai (đặc biệt là các biện pháp tổ chứcthi công, tiến độ thi công), kiểm tra sự phù hợp về huy động nhân sự, máy móc giữathực tế hiện trường và với hồ sơ dự thầu, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời đối cácNhà thầu không đủ điều kiện năng lực thực hiện hợp đồng
* Công tác Tư vấn xây dựng công trình
Lực lượng tư vấn đầu tư xây dựng công trình hiện nay được đánh giá là đã cónhững bước trưởng thành vượt bậc, trong mức độ nhất định đã đáp ứng được nhucầu, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng Tư vấn đầu tư xâydựng tham gia vào các dự án trong suốt các giai đoạn: từ khi lập quy hoạch, lập báocáo đầu tư, dự án đầu tư các giai đoạn: đề xuất - khởi xướng và chuẩn bị đầu tư,khảo sát, thiết kế, lập đồ án thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra, kiểmđịnh, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án.
Với một khối lượng công việc đồ sộ, các doanh nghiệp tư vấn đầu tư chỉ saumột thời gian đã nhanh chóng nắm bắt, năng động, đổi mới và sáng tạo để trở thànhcác đối tác tin cậy Một số doanh nghiệp đã hoạch định và kiên trì thực hiện chiếnlược phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ trong nhiều năm, đãxây dựng được thương hiệu và uy tín của mình Bên cạnh những ưu điểm, vài nămgần đây, không ít những vấn đề về chất lượng dịch vụ tư vấn đã xuất hiện, thậm chícó khi cả về chất lượng dịch vụ, đạo đức tư vấn
Công tác lập dự án và quy hoạch còn yếu, tư vấn chưa có tầm nhìn tổng thể,dài hạn, nên các dự án luôn bị rơi vào tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung trong quátrình thực hiện, nhiều dự án mới lập xong quy hoạch các số liệu dự báo đã lạc hậu,không sử dụng được Chất lượng đồ án chưa cao, tính sáng tạo còn kém, hiện tượngsao chép đồ án khá phổ biến, “thiếu tính tư vấn ngay trong sản phẩm tư vấn” Nhiềusai sót xuất hiện trong các đồ án, từ khâu khảo sát, điều tra, đến thiết kế kĩ thuật,giám sát thi công dẫn đến đồ án phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian thicông, phát sinh khối lượng, tăng kinh phí dự án Tư vấn giám sát nói chung yếu, mộtsố cán bộ không đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ tư vấn khi phát sinh sự cố, mộtsố người có hành vi tiêu cực
Trang 10* Công tác thí nghiệm
Công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định máy thi công vẫnchưa được kiểm soát một cách chawth chẽ, các tiêu chuẩn áp dụng còn chồng chéochưa rõ dàng, cụ thể và chỉ thí nghiệm kiểm tra được một số phép thử cơ bản như thinghiệm (bê tông, xi măng, vữa, kính xây dựng, gốm sứ xây dựng, vật liệu hữu cơ,thiết bị cơ điện hay thí nghiệm và quan trắc kết cấu công trình…), trong khi cácphép thử liên quan tới đánh giá tác động của gió, động đất, cháy hầu như chưa đượcthực hiện.
Những tồn tại bất cập trong hoạt động kiểm định chất lượng công trình
Nhu cầu thực tế đối với hoạt động kiểm định là rất lớn, nhưng số lượng các tổchức hoạt động có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa nhiều, chưa có chuyên giađược đào tạo chuyên nghiệp Ngành kiểm định đang thiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật,cũng như quy trình kỹ thuật hướng dẫn phương pháp kiểm định Công tác kiểm địnhchất lượng công trình hiện còn tồn tại một số bất cập như: Chưa phân định rõ ranhgiới công việc thực hiện giữa tổ chức kiểm tra, chứng nhận với tổ chức tư vấn giámsát; quy trình thực hiện chưa có sự thống nhất… Nguyên nhân là do thiếu quy định vềcông nhận các tổ chức kiểm định, nên không thể thống kê chính xác số lượng, cũngnhư quản lý năng lực của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này Thực tế cho thấy,cần bổ sung các quy định công nhận các tổ chức kiểm định chất lượng công trình, sửađổi quy định về điều kiện năng lực của tổ chức cho phù hợp Ngoài ra, cần mở rộnghoạt động sang các lĩnh vực chứng nhận vật liệu, sản phẩm xây dựng
* Công tác quản lý chất lượng vật liệu thi công
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của conngười, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị vớiđất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước vàphần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Chính vì vậy, chất lượng côngtrình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựnglại rất đa dạng về chủng loại Để đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng, cầnkiểm tra, giám sát chất lượng chúng khi đưa vào sử dụng.
Công tác quản lý chất lượng vật liệu trong thi công xây dựng là một trong cáccông tác chính của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng Công tác quảnlý chất lượng công trình xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng phải