1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam

20 1,1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết.

Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, hiện tại nôngnghiệp vẫn chiếm 70% lực lượng lao động của toàn xã hội và khoảng 14% GDP củacả nước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ramục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấnđấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Vì vậy trong cơ cấu kinhtế, công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong GNP và trong lao động xãhội Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trongnhiều năm nữa Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đãgiúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo Những nông sản quantrọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà.

Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sảnlượng các loài cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống,phân bón v.v Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thườngxuyên Bởi vậy, ở Việt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hếtsức quan trọng.

Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn(bình quân mỗi năm 8-9 triệu tấn) Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Namđang còn quá nhỏ bé và lạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng trên5 triệu tấn, số còn lại phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài.

Nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tácđộng (tài chính, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách ) nên việc nhập khẩu phân bóncủa Việt Nam vừa qua diễn ra không được thuận lợi Điều này đã làm cho Cung-Cầu, giá cả phân bón ở Việt Nam diễn ra không ổn định: lúc sốt nóng, lúc sốt lạnhgây không ít khó khăn cho nông dân và cho sản xuất nông nghiệp.

Trang 2

Chính vì vậy, việc “Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón củaViệt Nam” từ đó tìm ra các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón như: cung, cầu,giá cả phân bón trên thị trường và các chính sách điều tiết của nhà nước nhằm tìm ranhững giải pháp cơ bản ổn định vấn đề phân bón, thị trường phân bón ở Việt Namvà thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách hiện nay

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón trên thị trường ở Việt Nam.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong thờigian gần đây, cụ thể chúng tôi tập trung tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩuphân bón từ 2008 - 2010.

- Đề ra các phương án thích hợp đem lại hiệu quả cho người sản xuất, nhậpkhẩu đồng thời có lợi cho người tiêu dùng.

1.3 Phạm vi nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu1.3.1 Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi về nội dung:

 Nghiên cứu tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón của Việt Nam. Nghiên cứu các giải pháp nâng cao nâng cao sản xuất trong nước vàtiềm năng phát triển của ngành phân bón Việt Nam.

Trang 3

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu là số liệu thứ cấp: các số liệu từ các luận án,luận văn, sách báo, tạp chí và trên Internet.

Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tảPhương pháp thống kê so sánhPhương pháp dự báo

Trang 4

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN2.1 Cơ sở lý luận

Phân bón có vai trò khá quan trọng trong việc tăng năng suất, bảo vệ câytrồng cũng như giúp cải tạo đất Phân bón bao gồm một hay nhiều dưỡng chất cầnthiết cho cây được chia thành ba nhóm sau:

Đa lượng: là nhóm các dưỡng chất thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồmNi tơ (N), Phốt pho (P) và Ka li (K).

Trung lượng: là nhóm các dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ởmức trung bình bao gồm Can xi (Ca), Ma giê (Mg) và Lưu huỳnh (S).

Vi lượng: là nhóm dinh dưỡng khoáng thiết yếu cây trồng cần với lượng ítnhư Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu)….

Tùy theo từng loại cây trồng cũng như từng loại đất sẽ có những sản phẩmphân bón phù hợp Theo nguồn gốc, phân bón được chia thành hai loại:

- Phân bón hữu cơ: loại phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợpchất hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân rác Ưu điểm của loạiphân này là có thể tận dụng nguồn rác thải từ động vật hay cây trồng để sản xuất phânbón và ít gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng Tuy nhiên khuyết điểm củanó là giá thành cao và khi sử dụng phân hữu cơ cây không thể sử dụng ngay dưỡngchất từ phân mà phải trải qua một quá trình chuyển hóa nhờ vào các vi sinh vật vì vậycây chỉ có thể lớn từ từ Hơn nữa mức độ hiệu quả của phân hữu cơ phụ thuộc khánhiều vào sự có mặt và mật độ của các vi sinh vật có ích trong môi trường.

- Phân bón vô cơ (phân hóa học): là loại phân chứa các yếu tố dinh dưỡngdưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học Nguồnnguyên liệu sản xuất được lấy từ khí thiên nhiên hay các mỏ khoáng sản Ưu điểmcủa loại phân này là có tác dụng nhanh trong việc tăng năng suất cho cây và giáthành rẻ Khuyết điểm lớn nhất của phân hóa học là gây ô nhiễm môi trường Cácloại phân vô cơ phổ biến hiện nay:

Trang 5

- Các loại phân đơn:

+ Phân đạm: phân ure, phân sunphat đạm, phân amon nitrat…+ Phân lân: supe lân, phân lân nung chảy…

+ Phân kali: kali clorua, sunphat kali…

- Các loại phân hỗn hợp: chứa từ 2 nguyên tố trở lên như phân SA, phânNPK, phân DAP…

Trang 6

1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có43,3 kg/ha Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng,lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác Sốlượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất vàsản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa Rõ ràng năng suất cây trồng phụthuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào Tuy nhiên không phải cứ bónnhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi Cây cối cũng như conngười phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt,năng suất mới cao và ổn định được Vì vậy phân chuyên dùng ra đời là để giúpngười trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn.

2.2.2 Tình hình sử dụng phân bón của một số nước trên thế giới và khu vựcĐông Nam Á

Từ lâu nông dân ta đã có câu "người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân" Phân bónđã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhânloại trên thế giới Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón,nhưng ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước có sự chênhlệch khá lớn Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai khác nhau quyếtđịnh mà chủ yếu là do điều kiện tài chánh cũng như trình độ hiểu biết về khoa họcdinh dưỡng cho cây trồng quyết định Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụngphân khoáng khác nhau là do họ sử dụng cây trồng khác nhau, điều kiện khí hậukhác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau và họ cũng sử dụng các chủng loại phân khácnhau để bón bổ sung Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sửdụng phân khoáng nhiều hơn bình quân thế giới Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậunóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á Trong lúc đó Trung Quốcvà Nhật lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á Hà Lan là nướcsử dụng phân khoáng nhiều nhất Tuy nhiên lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồngcỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất xanh cao Việt Nam được coi là nước sử dụngnhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999

Trang 7

như sau: Việt Nam: bình quân 241,82 kg NPK/ha Malaysia: bình quân 192,60 Thái Lan: bình quân 95,83 - Philippin: bình quân 65,62 - Indonesia: bình quân 63,0 -Myanma: bình quân 14,93 - Lào: bình quân 4,50 - Campuchia: bình quân 1,49 Theosố liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng phânkhoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia Có thể đó là thị trường xuất khẩu phân bóncủa Việt Nam khá thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức sử dụngphân bón cho họ có kết quả

-2.2.3 Nhu cầu phân bón đối với cây trồng của Việt Nam đến hết năm 2010

Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai,đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thểđạt được năng suất tối ưu (năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao) Cho đếnnăm 2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha,trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm

khoảng 2.431.000 ha (Theo số liệu của Vũ Năng Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kếNông nghiệp, 2002) Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các

diện tích này, đến hết năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phânDAP, 3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung

chảy và 400.000 tấn phân Kali (Nguyễn Văn Bộ, 2002) Dự kiến cho đến thời gian

ấy ta có thể sản xuất được khoảng 1.600.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP,3.000.000 tấn phân NPK và 1.400.000 tấn phân lân các loại Số phân đạm và DAPsản xuất được là nhờ vào kế hoạch nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang, xâydựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và ở Cà Mau mà có Nếu đượcnhư vậy lúc đó ta chỉ còn phải nhập thêm khoảng 500.000 tấn Urê và 300.000 tấnphân Kali nữa là tạm đủ Năm 2010, tổng khối lượng phân các loại cần có là 7,1triệu tấn, một khối lượng phân khá lớn, trong lúc đó, hiện nay (năm 2003) ta mới sảnxuất được khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm và lân Còn số lượng 1,2 triệu tấn phânNPK có được là nhờ vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập Năm 2002, cả nước nhậpkhẩu 2.833.907 tấn phân các loại (Urê, DAP, Kali, sunphát đạm) Nếu tính cả số

Trang 8

phân nhập bằng con đường tiểu ngạch thì năm 2002 số lượng phân nhập có khoảng3 triệu tấn, nếu cộng thêm 1,5 triệu tấn sản xuất trong nước thì vẫn còn cần thêm 2,6triệu tấn phân các loại nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp Công tyPhân bón Bình Điền đang chuẩn bị xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất phân bón ởtỉnh Long An với công suất 600.000 tấn phân NPK/năm, lúc đó Công ty có thể cungcấp được khoảng 1/3 lượng phân NPK theo yêu cầu đặt ra Như vậy cho đến nay, sốlượng phân hoá học dùng cho sản xuất nông nghiệp phần lớn là dựa vào nhập khẩu.Nếu việc nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang cũng như việc xây dựng 2 cụm chếbiến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và Cà Mau thực hiện đúng theo kế hoạch thì đếnhết năm 2010 ta chỉ còn nhập khối lượng phân không nhiều lắm Ngược lại, nếu kếhoạch trên có trở ngại thì việc tiếp tục nhập phân hoá học với khối lượng lớn là điềutất yếu Tuy nhiên để việc sử dụng phân bón có hiệu quả, không có dư lượng đạmquá mức cho phép, không gây ô nhiễm môi trường thì ngay bây giờ ta phải trang bịcho người sản xuất những kiến thức khoa học cần thiết về tính chất 2 mặt của phânbón, biết được nhu cầu phân bón của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng củacây trên từng loại đất, từng mùa vụ để họ từ quản lý lấy nguồn tài nguyên quí giácủa họ mới có hiệu quả được.

2.2.4 Quá trình sản xuất phân bón của Việt Nam.

Trước những năm 1960, Nông nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng phân hữu cơ vàphân chuồng để bón cho cây trồng; sau những năm 60 mới có sự chuyển hưởng kếthợp dùng phân hóa học với phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

Trong thập kỷ 60, Nhà nước Việt Nam bắt đầu đầu tư xây dựng một số nhàmáy sản xuất phân bón hóa học: Nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển Hà Nội, vớicông suất thiết kế ban đầu là 20.000 tấn/ năm; Xí nghiệp Liên hợp Supe Phốt phátLâm Thao - Vĩnh Phú, công suất thiết kế ban đầu 100.000 tấn supephot-phát đơn/năm; Xí nghiệp Liên hợp Phân bón và Hóa chất Hà Bắc, công suất 1 00.000 tấn urê/năm Về sau hai nhà máy phân lân chế biến khác đã được xây dựng thêm: Nhà máyPhân lân nung chảy Ninh Bình đi vào vận hành từ năm 1975 có công suất thiết kế là

Trang 9

100.000 tấn/năm và Nhà máy Supe Phốt phát Long Thành đi vào sản xuất từ tháng12/1992 có công suất thiết kế 100.000 tấn/ năm.

Từ những năm 1979-1980 ngành sản xuất phân hỗn hợp NPK bắt đầu đượcphát triển; đến những năm 1990- 1991 đã có năng lực sản xuất đạt trên 100.000 tấn/năm và từ đó đến nay ngành này đã phát triển không ngừng về số lượng, chất lượngcũng như về chủng loại các sản phẩm.

Sản lượng NPK của các đơn vị ngoài VINACHEM chiếm khoảng 35-40%tổng sản lượng NPK tiêu thụ trên thị trường và chiếm khoảng 20% tổng sản lượngphân bón các loại trong toàn quốc Ngoài những loại phân bón truyền thống trên, từnhững năm 1990 trở lại đây tại Việt Nam, người ta bắt đầu sử dụng phân vi sinh vàphân hữu cơ sinh học Tổng lượng phân vi sinh và phân hữu cơ sinh học sử dụngtrong các năm 1999 - 2000 vào khoảng 100.000 tấn/năm.

Trong giai đoạn từ 2000 đến nay, chúng ta xây dựng 2 nhà máy đạm urê từkhí thiên nhiên ở miền Nam và 1 nhà máy đạm urê từ than cám ở miền Bắc Ba nhàmáy này có công suất 2,2 triệu tấn/năm Ngoài ra, Nhà máy Phân đạm Bắc Giangmở rộng với công suất 150.000 tấn urê/năm được đưa vào sản xuất từ cuối năm2002 đưa tổng năng lực sản xuất phân đạm urê trong cả nước lên 2,35 triệu tấn/năm,đạt xấp xỉ nhu cầu của toàn Ngành Nông nghiệp

Về phân supe photphat đơn, chúng ta tiếp tục duy trì công suất các nhà máyhiện tại ở mức 950.000 - 1.000.000 tấn/ năm và dần dần từng bước chuyển từ côngnghệ tiếp xúc đơn sang tiếp xúc kép để tăng hiệu suất chuyển hóa SO2 nhằm đảmbảo vấn đề môi trường; tăng cường đầu tư chiều sâu để nâng cao khả năng điềukhiển tự động hóa của các dây chuyền sản xuất, sử dụng các loại xúc tác chuyển hóaSO2 có độ bền, độ hoạt hóa cao của các công ty Monsanto hoặc Haldor Topsoe Vềphân lân nung chảy, công suất sản xuất của các nhà máy được nâng dần lên đạt mức500.000 tấn/năm Đây là sản phẩm theo công nghệ và thiết bị hoàn toàn của ViệtNam Chúng ta có đủ năng lực về thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị và chuyểngiao công nghệ sản xuất phân lân nung chảy.

Trang 10

Về phân phức hợp, trong giai đoạn 2000 - 2005, chúng ta đầu tư xây dựngnhà máy sản xuất DAP tại Hải Phòng, công suất 330.000 tấn/năm Nhà máy nàyđược đi vào hoạt động từ 4/2009 Vào tháng 3/2009 nhà máy sản xuất phân bón caocấp DAP số 2 được xây dựng tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, có công suất330.000 tấn/năm (bằng công suất Nhà máy DAP số 1 Ðình Vũ- Hải Phòng) Việcxây dựng nhà máy tại nơi cung cấp nguyên liệu quặng apatít Cam Ðường sẽ giảmchi phí vận tải, chủ động nguồn nguyên liệu, giải quyết việc làm cho khoảng 600 laođộng địa phương Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ năm 2012.

Hiện nay ở các nước phát triển lượng phân bón hóa học sử dung có xu hướnggiảm xuống thay vào đó là các loại phân vi sinh để bảo vệ môi trường Tuy nhiên thìở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, phân vô cơ vẫn được sử dụng khánhiều nhờ vào ưu thế về chi phí và những hiệu quả nhanh chóng tác động lên câytrồng Do lượng sử dụng nhiều nên các loại phân chứa các nguyên tố đa lượngchiếm hầu như toàn bộ lượng phân bón sử dụng và cũng được đề cập nhiều nhất khinói về ngành phân bón Trong nhóm phân đa lượng, phân đạm có lượng sử dụng caonhất, kế đến là phân lân, cuối cùng là phân kali Mặc dù xét về mức độ cần thiết, câytrồng cần nhiều kali hơn đạm hay lân nhưng do trong đât có tương đối nhiều K hơnN và P nên lượng nhu cầu phân kali thấp hơn hai loại còn lại.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, xu thế sử dụng phân bón cũng cókhá nhiều thay đổi Do yêu cầu cần bổ sung đồng bộ các chất dinh dưỡng cho câynên người nông dân đang chuyển sang sử dụng phân tổng hợp thay cho phân đơn Vìvậy, phân NPK, SA, DAP đang có xu hướng sử dụng tăng lên còn phân Ure đang cóchiều hướng trong cơ cấu phân bón sử dụng của nước ta hằng năm.

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w