1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mẫu hình đặc khu kinh tế và thiết kế chiến lược phát triển kinh tế với sự hỗ trợ của các đặc khu kinh tế

9 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 274,63 KB

Nội dung

Bài viết tập trung phân tích về mẫu hình đặc khu kinh tế lý tưởng và qua đó thiết kế chiến lược phát triển kinh tế với sự hỗ trợ của những đặc khu này, trong đó có sự hỗ trợ phát triển của các công ty đa quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

1 Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm*

Trần Thị Thùy Linh*

Tóm tắt

Bài tham luận tập trung phân tích về mẫu hình đặc khu kinh tế lý tưởng và qua đó thiết kế chiến lược phát triển kinh tế với sự hỗ trợ của những đặc khu này Một mẫu hình đặc khu kinh tế lý tưởng là một mẫu hình đặc khu trong đó có sự hỗ trợ phát triển của các công ty

đa quốc gia Tuy nhiên, đặc khu kinh tế cũng chỉ là công cụ chứ không phải giải pháp cho tăng trưởng kinh tế Nó không thể thay thế cho một tập hợp các chính sách đồng bộ giữa việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển nền kinh tế quốc gia Vì vậy, chính sách đặc khu cần được liên kết chặt chẽ với chính sách công nghiệp và thương mại Một chính sách đặc khu được xem là hợp lý khi nó không những quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn nâng cao tính gắn kết địa phương của các công ty

đa quốc gia Việc thu hút vốn nước ngoài cũng cần tập trung cả về số lượng và chất lượng của dòng vốn quốc tế Chất lượng đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố như động lực đầu tư, quyền tự chủ của các chi nhánh, và những điều này sẽ tác động trực tiếp đến tiềm năng liên kết và lan tỏa ra khỏi phạm vi của đặc khu Do đó, cần tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước để tiếp thu sự lan tỏa tri thức và kết nối với các chuỗi giá trị do các công ty đa quốc gia thiết lập là cần thiết Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều biện pháp can thiệp, từ đầu tư vào vốn nhân lực, công nghệ và khả năng thúc đẩy các cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy tri thức

Từ khóa: Đặc khu kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, công ty đa quốc gia

Trang 2

1 Đặc khu kinh tế là công cụ hay giải pháp cho tăng trưởng kinh tế và đâu là mẫu hình lý tưởng cho đặc khu kinh tế?

Đặc khu kinh tế là một công cụ hữu ích cho các nước đang phát triển Những quốc gia này thường không thể nâng cấp cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế trong khuôn khổ của toàn bộ nền kinh tế Bằng cách cung cấp tài nguyên cho một khu vực giới hạn, các nhà hoạch định chính sách có thể vượt qua nút thắt về nguồn lực và giảm chi phí nâng cấp thay vì phải thực hiện trên quy mô lớn của toàn bộ quốc gia Ngoài những lợi ích kinh

tế mong đợi, một đặc khu kinh tế thành công gửi đi một tín hiệu quan trọng rằng đất nước đang mở cửa kinh doanh Đặc biệt là khi, nó có thể cung cấp cơ sở hạ tầng cùng với hành lang pháp lý, quản trị hành chính hiệu quả và giá cả cạnh tranh toàn cầu

Ngày nay, các đặc khu kinh tế tiếp tục phát triển với các hình thức khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc công nghiệp, môi trường thể chế và mục tiêu chính sách mà quốc gia

đó hướng tới (Farole và Akinci, 2011) bao gồm các loại như sau:

▪ Các đặc khu kinh tế hướng đến giảm bớt thất nghiệp Ví dụ các đặc khu kinh tế của Tunisia và Cộng Hòa Dominica

▪ Các đặc khu kinh tế được sử dụng như một phần của chiến lược cải cách kinh tế, đặc biệt là phát triển và đa dạng hóa xuất khẩu, đồng thời giữ các hàng rào bảo hộ tại chỗ Ví dụ như các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Mauritius

▪ Các đặc khu kinh tế hoạt động như các phòng thí nghiệm để thử nghiệm các chính sách và phương pháp tiếp cận mới Chẳng hạn như, các đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc, nơi mà các chính sách FDI, luật pháp, đất đai và lao động đã được thử nghiệm trước khi mở rộng sang phần còn lại của nền kinh tế

▪ Một số quốc gia đã phát triển các đặc khu kinh tế chuyên về các ngành mà họ có thế mạnh kinh tế Ví dụ như, các khu chuyên kinh doanh gia công phần mềm tại Philippines Các công viên công nghệ cao, hàng không vũ trụ và công nghệ sinh học, các khu ươm tạo kỹ thuật số, đang được phát triển ở nhiều quốc gia để tạo ra lợi thế trong các ngành công nghiệp mới Các khu công nghệ cao như Thành phố Điện tử ở Bangalore của Ấn Độ, hoặc các khu năng lượng tái tạo như Thành phố Masdar ở Abu Dhabi, được sử dụng để theo đuổi mục tiêu đổi mới cụ thể

Trang 3

Bảng 1: Bậc thang phát triển của đặc khu kinh tế và những cải tiến trong lợi thế địa lý

Nhóm

nước

Lợi thế của các đặc khu

Mục tiêu chính sách cho các đặc khu

Loại hình đặc khu phổ biến

Các

nước

thu

nhập

cao

Lợi thế địa lý do chính phủ

tạo ra:

▪ Các chính sách đổi mới

mạnh mẽ để thúc đẩy quá

trình học tập và nâng cấp

▪ Tiếp cận nguồn tài trợ R&D

siêu quốc gia

▪ Cung cấp một nền tảng hiệu quả cho chuỗi cung ứng phức hợp xuyên biên giới

▪ Tập trung vào việc tránh những biến dạng trong nền kinh tế

▪ Khu vực chuyên về trung tâm hậu cần (logistics)

▪ Hướng đến đổi mới và cách mạng công nghiệp mới thông qua các công viên khoa học mà không cần có khuôn khổ quy định riêng biệt, hoặc các ưu đãi liên kết với các đặc khu

Các

nước

có thu

nhập

trên

trung

bình

Lợi thế địa lý chuyên biệt:

▪ Kỹ năng tiên tiến về công

nghệ và quản lý

▪ Các trường đại học và trung

tâm nghiên cứu đẳng cấp

thế giới

▪ Lợi thế về tập hợp các nhóm

nhà cung cấp và khách hàng

chuyên biệt

▪ Hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ

▪ Thu hút các ngành công nghệ cao mới

▪ Tập trung vào việc nâng cấp khả năng đổi mới

▪ Các khu công nghệ cao (ví dụ: R&D, CNTT, công nghệ sinh học)

▪ Các khu chuyên biệt hướng tới các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hoặc trở thành phân đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu

▪ Khu dịch vụ (ví dụ: dịch

vụ tài chính) Các

nước

có thu

nhập

trung

bình

Lợi thế địa lý có thể sụt giảm

hoặc tăng lên so với các nước

có thu nhập thấp

▪ Hỗ trợ nâng cấp công nghiệp

▪ Thúc đẩy quá trình hội nhập

và nâng cấp các chuỗi cung ứng toàn cầu

▪ Tập trung vào phổ biến và lan tỏa công nghệ

▪ Các khu chuyên biệt tập trung vào các ngành công nghiệp có cường độ kĩ thuật cao (ví dụ: ô tô, điện tử)

▪ Khu dịch vụ (ví dụ: gia công hoặc bảo trì cho chuỗi cung ứng toàn cầu)

Các

nước

có thu

nhập

thấp

Lợi thế chủ yếu là:

▪ Nguồn cung lao động lớn,

đặc biệt là những lao động

không có tay nghề

▪ Nguồn nguyên liệu khoáng

sản và nông nghiệp

▪ Lợi thế do chính phủ tạo ra:

▪ Các chính sách ưu đãi, trợ

cấp

▪ Tập trung vào việc làm trực tiếp và lợi ích xuất khẩu

▪ Thu hút các chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực thâm dụng tài nguyên và lao động

▪ Kích thích phát triển và đa dạng hóa công nghiệp

▪ Bù đắp những điểm yếu trong môi trường đầu tư trong khu vực giới hạn

▪ Thực hiện hoặc thí điểm các cải cách kinh doanh trong một khu vực giới hạn

▪ Tập trung đầu tư vào cơ sở

hạ tầng trong một khu vực giới hạn

▪ Khu vực đa chức năng, thường tập trung vào các hoạt động sử dụng nhiều lao động

▪ Các khu dựa vào tài nguyên nhằm thu hút các ngành công nghiệp chế biến

Trang 4

Tạo xuất khẩu không còn là tính năng duy nhất của nhiều đặc khu kinh tế Nhiều hình thức mới đã được phát triển trên khắp thế giới cho các mục đích khác nhau Một đặc khu kinh tế được cho là lý tưởng khi nó đóng vai trò như một thành phần giúp quốc gia đó theo đuổi chiến lược phát triển trong đó có sự hỗ trợ của các công ty đa quốc gia, hoặc đóng vai trò như một phương tiện để thử nghiệm các biện pháp can thiệp chính sách mới

và chính sách công nghiệp (Jeoung và Zeng, 2016) Do đó, đặc khu kinh tế là một công

cụ trong kho vũ khí chính sách của một quốc gia để theo đuổi một chiến lược phát triển trong đó có được sự hỗ trợ của các công ty đa quốc gia Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ là một công cụ và không phải là một giải pháp cho những thách thức kinh tế và xã hội mà nền kinh tế phải đối mặt Ngày nay, hiệu suất và tác động của đặc khu càng được đo lường thông qua năng lực bền vững của nó Tính bền vững này đã được nhận thức sâu sắc, khi trong thập kỷ qua, các quốc gia đã ra sức kiềm chế tác động tiêu cực của đặc khu đối với cộng đồng và môi trường Các yếu tố rủi ro về danh tiếng cũng đã thúc đẩy khu vực tư nhân phải tuân thủ các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (Zhan, 2018), bởi vì những hành xử không tốt của doanh nghiệp sẽ để lại những hình ảnh không tốt đối với doanh nghiệp

Nhìn chung, một đặc khu được thiết kế tốt sẽ phát triển cùng với sự thay đổi của các lợi thế so sánh và trình độ phát triển của nền kinh tế cơ bản Điều này được mô tả trong bậc thang phát triển của đặc khu kinh tế (UNCTAD, 2019) Bậc thang phát triển này có thể giúp ta hiểu rõ về hiệu suất và sự tiến hóa của các đặc khu kinh tế Chúng được phát triển với các loại hình khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn kinh tế

2 Chiến lược phát triển kinh tế có sự hỗ trợ của các đặc khu kinh tế định hướng công ty đa quốc gia

Sự thu hút các công ty đa quốc gia (thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI hoặc các hình thức khác) đã trở thành một thành phần quan trọng của chính sách phát triển ở các nước đang phát triển (Lall và Narula, 2004) Các công ty đa quốc gia được xem là một cơ chế để phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự kém phát triển, được đặc trưng bởi tỷ lệ tiết kiệm

và đầu tư thấp cùng với công nghệ sản xuất kém hiệu quả (Narula, 2014) Các công ty đa quốc gia có thể cung cấp không chỉ các nguồn tài chính mà còn cả công nghệ, bí quyết quản lý và mối liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu (UNCTAD, 2013; Narula và Pineli,

2017, 2019) Sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra

sự lan tỏa đối với các doanh nghiệp trong nước Do đó, thu hút FDI là một phương tiện

để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi góp phần chuyển đổi cơ cấu việc làm và sản xuất của nền kinh tế Tập hợp niềm tin này khiến chính phủ tích cực kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp FDI để tối đa hóa những ảnh hưởng tích cực

Trang 5

Vậy liệu hoạt động của công ty đa quốc gia tăng lên thông qua các đặc khu kinh tế có đóng góp vào nền kinh tế của chủ nhà hay không? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, vì vậy việc thiết kế chiến lược phát triển kinh tế cần chú ý đến các vấn đề sau:

Gia tăng sự gắn bó với địa phương và thiết lập mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp trong nước

Chuyển giao kiến thức đến các doanh nghiệp địa phương, thu nhận và đào tạo kỹ năng cho người lao động địa phương, và thiết lập mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp trong nước được xem là điều quan trọng nhất khi thiết kế chiến lược dài hạn cho các đặc khu Ngoài ra, để có tác động lâu dài đến sự phát triển kinh tế của nước chủ, việc chuyển giao tri thức phải vươn ra ngoài phạm vi đặc khu Nếu các đặc khu kinh tế không tạo được việc làm rộng rãi bên trong và bên ngoài đặc khu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế địa phương, và tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp địa phương bên ngoài phạm vi của đặc khu, nó sẽ đóng góp rất ít vào sự phát triển kinh tế

Lợi ích ròng không chỉ phụ thuộc vào số lượng, mà còn chất lượng của FDI Chất lượng đầu tư có liên quan đến động cơ đầu tư của công ty đa quốc gia, nhiệm vụ và quyền

tự chủ của các chi nhánh này, từ đó xác định tiềm năng liên kết và lan tỏa Những tác động này còn phụ thuộc vào năng lực tiếp thu, mức độ hội nhập và nâng cấp tài sản tri thức của các doanh nghiệp trong nước (Criscuolo và Narula, 2008) Một chính sách đặc khu hợp lý không chỉ quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư mà còn phải gia tăng sự gắn

bó với địa phương của các công ty đa quốc gia

Sự lan tỏa tri thức

Sự lan tỏa ngụ ý một quá trình học hỏi của các doanh nghiệp địa phương Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty trong nước đều có khả năng tiếp nhận các tác động lan tỏa được tạo ra bởi sự hiện diện của các công ty đa quốc gia Trong thực tế, việc nắm bắt sự lan tỏa này rất tốn kém và thường đòi hỏi lao động chuyên biệt (Narula và Driffield, 2012) Điều này lại thường bị thiếu hụt ở các nước đang phát triển Nhìn chung, các công

ty có khả năng hấp thụ cao hơn, thì có khả năng hưởng lợi từ sự hiện diện của các các công ty đa quốc gia (Blalock và Simon, 2009; Narula và Marin, 2003; Castillo và cộng

sự, 2014) Vì thế, các chính sách nhằm nâng cao năng lực hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước để làm gia tăng cơ hội lan tỏa tích cực từ FDI cũng cần được quan tâm Chúng không chỉ bao gồm các khoản đầu tư trong giáo dục, đào tạo nghề, mà khuyến khích tham gia vào dự án R&D liên kết với doanh nghiệp nước ngoài

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước cũng có thể tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa trung gian cho các công ty đa quốc gia để thiết lập mối liên kết giữa các bên Thông qua các liên kết này, các doanh nghiệp nước ngoài có thể cung cấp kỹ thuật, cách thức

Trang 6

quản lý và hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp hoặc khách hàng của họ Đây cũng là một con đường quan trọng để chuyển giao kiến thức Với cách làm này, các nhà cung cấp trong nước có thể hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô và chuyên môn hóa, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể gia tăng nguồn cung ứng hàng hóa cho khu vực, với chi phí được giảm thiểu

Động cơ đầu tư của các công ty đa quốc gia

Tiềm năng tạo liên kết và lan tỏa phụ thuộc vào động cơ đầu tư của công ty đa quốc gia Một công ty quốc tế hóa để mở rộng thị trường nhằm bán được nhiều hàng hóa của nó hơn, sẽ hành xử rất khác với một công ty quốc tế hóa để giảm chi phí, và chúng sẽ tác động khác nhau đến nền kinh tế chủ nhà Các doanh nghiệp nước ngoài có định hướng vào thị trường trong nước sẽ có xu hướng tạo ra nhiều liên kết hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài hướng đến xuất khẩu Điều này là do, các doanh nghiệp hướng đến xuất khẩu thường ít phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào như chi phí thấp để có thể cạnh tranh Trường hợp đối với doanh nghiệp hướng đến khai thác tài nguyên thiên nhiên, nó thường đầu tư vào các nước có nguồn lực về con người, có lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, có khả năng khai thác hoặc sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên

Vị trí của các đặc khu kinh tế

Các chính phủ thường tìm cách tạo ra các đặc khu kinh tế ở những địa phương yếu kém

và tụt hậu để tạo điều kiện nâng cấp kinh tế ở những vùng miền này (Kuznetsov và Kuznetsova, 2019) Để tạo ra lợi thế chi phí đáng kể cho các công ty đa quốc gia đồng ý thành lập tại một địa điểm như vậy, chính phủ thường cung cấp các gói trợ cấp, các đặc quyền như quyền sở hữu độc quyền trong công nghiệp khai khoáng; hoặc đặc quyền tiếp cận thị trường địa phương, được cung cấp cơ sở hạ tầng chất lượng cao khắc phục được những bất lợi về chi phí do nằm ở xa các khách hàng và nhà cung cấp Nói tóm lại, các chính phủ cần phải bóp méo thị trường và điều này có thể rất tốn kém và hiếm khi bền vững về lâu dài

Thách thức chính để tối ưu hóa chính sách đặc khu là vừa có thể gia tăng số lượng đặc khu ở những nơi kém phát triển và đồng thời đảm bảo lợi ích từ FDI thông qua sự liên kết và hiện diện của các thành phần kinh tế trong nước Một vị trí xa xôi, lạc hậu về kinh tế thường thiếu vắng các thành phần kinh tế trong nước (Frick và Rodríguez-Pose, 2019) Vì vậy, nó thường làm giảm tác động mạnh mẽ lên phát triển kinh tế thông qua các mối liên kết và sự lan tỏa Lúc này, có thể sẽ tồn tại một mối nguy hiểm thực sự Các đặc khu kinh tế này sẽ trở thành một vùng bao bọc, bị chi phối bởi các công ty đa quốc gia, nội bộ hóa các hoạt động gia tăng giá trị, và trở thành những vùng đất dành cho người nước ngoài Brautigam và Xiaoyang (2011) cho thấy trường hợp của người Trung Quốc

Trang 7

ở các đặc khu ở Châu Phi Họ không tuyển dụng người Châu Phi hoặc chỉ tuyển dụng ở mức thấp nhất; và không chuyển giao hoặc phổ biến công nghệ

Có thể nói, việc sử dụng các đặc khu kinh tế để giảm bớt sự bất bình đẳng về không gian không phải là điều không thể Trung Quốc là một trường hợp minh chứng cho sự thành công trong việc vượt qua sự chênh lệch trong khu vực (Chen, 2019) Các nền kinh

tế khác ít có đủ khả năng để noi gương Trung Quốc, do một trong những lợi thế định vị chính của Trung Quốc là cung cấp khả năng tiếp cận thị trường nội địa rất lớn của mình

Nâng cấp và liên kết với nền kinh tế phi chính thức

Khu vực phi chính thức thường liên quan đến người dân nông thôn, người nghèo thành thị, các doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động và có kỹ năng tổ chức, công nghệ hoặc chuyên môn hạn chế (Godfrey 2011; Narula 2019) Khu vực phi chính thức này khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thường bị thiệt thòi và không được bảo vệ bởi các tiêu chuẩn lao động, và bị bóc lột thông qua điều kiện làm việc kém và mức lương đủ sống (Narula, 2019) Ví dụ, nguồn lao động chính trong các đặc khu tập trung vào may mặc của Bangladesh phần lớn là lao động nữ, được tuyển dụng là phi chính thức Trong trường hợp của Ấn Độ với hơn 300 đặc khu, Hyun và Ravi (2018) nhận thấy rằng các đặc khu giúp chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế trong đó nâng cấp khu vực phi chính thức Trong

đó, tác giả cũng tìm thấy sự hiện diện của một đặc khu sẽ kích thích sự hình thành các công ty mới có năng suất cao hơn 18,6% và trả lương cao hơn 5% Tuy nhiên, Hyun và Ravi cũng nhận thấy rằng đặc khu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực không chính thức so với các địa phương không có đặc khu

Vì vậy, việc thiết lập một bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, buộc các công ty đa quốc gia chấp nhận việc họ phải đóng một vai trò trong việc giúp đỡ nâng cấp xã hội trong các đặc khu (UNCTAD, 2019) Tuy nhiên, các chính sách về trách nhiệm xã hội nhất thiết phải tập trung vào mục tiêu hẹp hơn, trước mắt là chủ yếu cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy của họ và với các nhà cung cấp (Gereffi và Lee, 2016) Ngày nay, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã bắt đầu quan tâm hơn về trách nhiệm xã hội, vì nó ảnh hưởng đến danh tiếng và cũng là

để thể hiện văn hóa kinh doanh của họ Các tiêu chuẩn này có thể giúp đưa các thành phần không chính thức trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nước ngoài trở thành khu vực chính thức và thúc đẩy họ có điều kiện làm việc tương tự như các doanh nghiệp chính thức Điều này cũng mang lại cơ hội cho các doanh nhân, công ty khởi nghiệp và người lao động phi chính thức Tuy nhiên, nó cũng có thể cô lập các nhà sản xuất quy mô nhỏ, các doanh nghiệp phi chính thức và các nhà thầu phụ

Trang 8

Tích hợp phát triển bền vững vào các mô hình kinh doanh của đặc khu

Chương trình nghị sự về phát triển bền vững ngày càng được thể hiện trong các quyết định chiến lược của công ty đa quốc gia Các quy tắc về kiểm soát môi trường và xã hội lỏng lẻo không còn khả thi trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn cho các đặc khu nữa Ngược lại, chúng có thể dẫn đến sự thất bại của các đặc khu khi các doanh nghiệp

vi phạm luật lao động hoặc vi phạm nhân quyền Điều này sẽ tạo ra một hình ảnh tiêu cực đến các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, cần thiết lập một cơ chế chính sách thúc đẩy việc thực thi các tiêu chuẩn phát triển bền vững trong các đặc khu, chẳng hạn như vấn đề an toàn và sức khỏe người lao động, quản lý chất thải thân thiện với môi trường và tái tạo nguồn năng lượng

Đưa nền kinh tế kỹ thuật số vào các mô hình hoạt động của đặc khu

Sự kết hợp công nghệ kỹ thuật số trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên hầu hết các ngành công nghiệp đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất quốc tế Số hóa đưa ra những thách thức nhưng cũng là cơ hội trong mạng lưới sản xuất quốc tế Vì vậy, các đặc khu cần cung cấp sự liên kết chuỗi giá trị cho các công ty trong khu vực Định hướng thế mạnh chiến lược của các đặc khu sẽ là tạo thuận lợi cho hoạt động hậu cần của các hãng thương mại điện tử Nó có thể xem xét các chính sách kỹ thuật số quốc gia (ví dụ: luật về quyền riêng tư, lưu trữ và bảo mật dữ liệu) Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của các đặc khu thế hệ mới này

Tài liệu tham khảo

Farole, T., & Akinci, G (2011) Special economic zones: progress, emerging challenges, and future directions The World Bank

Jeong, H & Zeng, Z D (2016) Promoting dynamic and innovative growth in Asia: the cases of special economic zones and business hubs, KIIEP Research Paper Policy Analysis, No

16-01

Zhan, J (2018) “SEZs: five routes to enhanced sustainability”, World Finance Winter

UNCTAD (2019) World Investment Report: Special economic zones, New York and Geneva: United Nations

Lall, S., & Narula, R (2004) “Foreign direct investment and its role in economic development:

do we need a new agenda?”, The European Journal of Development Research, 16 (3), pp 447-464

Narula, R (2014) “Foreign direct investment as a driver of industrial development: why is there

so little evidence?”, in R Van Tulder, A Verbeke, & R Strange (eds.), International business and sustainable development (Progress in International Business Research, Volume 8) Emerald: Bingley, pp 45-67

Trang 9

Narula, R & Pineli, A (2017) “Multinational enterprises and economic development in host countries: what we know and what we don’t know” in: Giorgioni, G (ed.) Development finance: Challenges and opportunities London: Palgrave

Narula, R., & Pineli, A (2019) “Improving the developmental impact of multinational enterprises: policy and research challenges”, Economia e Politica Industriale, 46 pp 1-24 UNCTAD (2013) World Investment Report: Global value chains – investment and trade for development, New York and Geneva: United Nations

Criscuolo, P & Narula, R (2008) “A novel approach to national technological accumulation and absorptive capacity: aggregating Cohen and Levinthal.” The European Journal of Development Research, 20 (1), pp 56-73

Narula, R., & Santangelo, G D (2012) “Location and collocation advantages in international innovation”, Multinational Business Review, 20 (1), pp 6-25

Blalock, G & Simon, D (2009) “Do all firms benefit equally from downstream FDI? The moderating effect of local suppliers’ capabilities on productivity gains?”, Journal of International Business Studies, 40, pp 1095-1112

Narula, R & Marin, A (2003) Foreign direct investment spillovers, absorptive capacities and human capital development: evidence from Argentina Geneva: ILO Working Paper no 96 Kuznetsov A & Kuznetsova O (2019) “The success and failure of Russian SEZs: some policy lessons, Transnational Corporations 26 (2)

Frick, S & Rodríguez-Pose, A (2019) “Are special economic zones in emerging countries a catalyst for the growth of surrounding areas?” Transnational Corporations 26 (2)

Bräutigam, D and Xiaoyang, T (2011) African Shenzhen: China's special economic zones in Africa The Journal of Modern African Studies, 49 (1), pp.27-54

Chen X (2019) “Change and continuity in special economic zones: a reassessment and lessons from China”, Transnational Corporations 26 (2)

Godfrey, P (2011) “Toward a theory of the informal economy.” The Academy of Management Annals, 5 (1), pp 231-277

Narula, R (2019) “Enforcing higher labour standards within developing country value chains: consequences for MNEs and informal actors in a dual economy”, Journal of International Business Studies, https://doi.org/10.1057/s41267-019-00265-1

Hyun, Yeseul and Ravi, Shree, (2018) Place-based development: evidence from special economic zones in India, Institute for Economic Development (IED) Working Paper Series, Boston University

Gereffi, G., & Lee, J (2016) “Economic and social upgrading in global value chains and industrial clusters: why governance matters.” Journal of Business Ethics, 133 (1), pp 25-38 Rajneesh Narula and James X Zhan."Using special economic zones to facilitate development: policy implications" Transnational Corporation, Volume 26, 2019, Number 2

Ngày đăng: 31/07/2021, 10:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w