1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp

74 605 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 432 KB

Nội dung

Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động đầu tư phát triển đối với 1 Doanh nghiệp là vô cùng quantrọng vì nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp đó.Tuy nhiên, phải làm sao cho hoạt động đầu tư của Doanh nghiệp trở nên cóhiệu quả cao nhất không phải là 1 điều đơn giản đối với tất cả các doanhnghiệp Cho đến nay khái niệm đầu tư phát triển không còn gì xa lạ vớinhững doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm dịch vụ, songviêc nhìn nhận, thực hiện có hiệu quả các nội dung của hoạt động đầu tưphát triển trong Doanh nghiệp đối với mọi doanh nghiệp không phải là dễdàng.

Được thành lập từ năm 1956, với hơn 50 năm phát triển Công ty cổphần cơ điện và xây dựng đã có những kinh nghiệm và tiềm lực cần thiết đểcạnh tranh trong thời kì hội nhập kinh tế Trong 50 năm qua, Công ty với tưcách là công ty con của Tổng công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷlợi, đã hoạt động độc lập trong các lĩnh vực thương mại, xuất khẩu, xâydựng…Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển,trong giai đoạn 2001- 2006 vừa qua, công ty đã tập trung các nguồn lực tàIchính, vật chất, nhân lực cho đầu tư phát triển Tuy nhiên vẫn còn một sốhạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển cảu công ty Trong thời gian thựctập tại công ty và qua quá trình tìm hiểu hoạt động đầu tư phát triển tại công

ty và những kiến thức trong quá trình học tập, em đã chọn đề tài : ‘’Hoạtđộng đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Thực

Trang 2

trạng và giải pháp.’’

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ PhanThu Hiền và phòng Kinh tế kế hoạch và đầu tư của công ty đã giúp em hoànthành tốt đề tài này Do thời gian thu thập số liệu còn nhiều hạn chế nên đềtài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mông sự góp ý củathầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG.

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY.

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ điện vàxây dựng.

Năm thành lập Công ty và các quyết định ngành nghề :

Trước đây có tên là Xưởng sửa chữa máy kéo 250A được thành lậpnăm 1956.

Năm 1969 đổi tên thành: Nhà máy đại tu máy kéo Hà Nội Năm 1977 có tên là Nhà máy cơ khí nông nghiệp I Hà Nội

Ngày 23 tháng 03 năm 1993, Văn phòng chính phủ có thông báo số:

Trang 4

81/TB và ngày 24/03/1993 tại Quyết định số 202 BNN - TCCB - QĐ Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp& PTNT cho đổi tên thành Công ty Cơ điện và Phát triển Nông thôn.

Thực hiện quyết định số 4465/QĐ/BNN- TCCB ngày 09 tháng12năm2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT V/v: Chuyển doanhnghiệp Nhà nước Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp & Thủy lợi HàNội thành Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng là doanh nghiệp hạchtoán độc lập

+ Quyết định thành lập Công ty Cơ điện và Phát triển nông thôn số202 NN - TCCB - QĐ ngày 24 tháng 03 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

+ Giấy phép hành nghề xây dựng số 90 GP/NN ngày 20 tháng 11 năm1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ Quyết định bổ sung nhiệm vụ cho Công ty cơ điện và phát triển nôngthôn số 181/1998 BNN-TCCB ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trang 5

+ Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tưthành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 11 năm 1998

+ Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 261 cấp ngày 28 tháng 12 năm1998 do Bộ trưởng Bộ xây dựng cấp.

+ Quyết định bổ sung ngành nghề số 1153 QĐ/BNN-TCCB ngày5/4/2000 về việc thiết kế và xây lắp đường dây và trạm biến thế từ 35kVtrở xuống, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Quyết định bổ sung ngành nghề số 3361/QĐ/BNN-TCCB ngày23/8/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng các kênh m-ương nội đồng, sản xuất, chế tạo thiết bị, máy móc, các cấu kiện cho cáccông trình thuỷ lợi.

+ Quyết định số 4797/QĐ/BNN-TCCB, đổi tên Công ty Cơ điện vàPhát triển nông thôn thành Công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp vàThuỷ lợi Hà nội ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Quyết định số 4465/QĐ/BNN- TCCB, đổi tên Công ty Cơ điện Xâydựng Nông nghiệp & Thủy lợi Hà nội thành Công ty Cổ phần Cơ điện vàXây dựng ngày 09 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp &

Trang 6

Phát triển Nông thôn.

+ Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000111 ngày 09 tháng 01năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

+ Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103009916ngày 30 tháng 11 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nộicấp.

2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban:

Trang 7

* Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty.

Trang 8

Bộ máy quản lý và điều hành:

* Ban giám đốc công ty: Công ty có 01 giám đốc và 07 phó giám

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÒNG TH - CH

PHÒNGKT - TC

PHÒNGKT -

PHÒNGKT, KH

& ĐT

PHÒNGKT - CĐ

TRUNG TÂM TM -

CHỈ HUY CÔNG TRÌNH

BỘ PHẬN CUNG ỨNG

VTTB VÀ HẬU CẦN

BỘ PHẬN

ĐIỀU HÀNH NHÂN LỰC + BẢO VỆ

BỘ PHẬN QUẢN LÝ

KẾ HOẠCH

KỸ THUẬT

ĐỘI CƠ GIỚI

ĐỘI XÂY DỰNG

ĐỘI CƠ ĐIỆN

Trang 9

* Các Phòng, Ban , Trung tâm: - Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Kế toán - Tài chính - Phòng Kỹ thuật - Cơ điện.

- Phòng Kinh tế, Kế hoạch & Đầu tư - Phòng Kỹ thuật - Xây dựng.

- TT Thương mại - Xuất nhập khẩu - Ban chỉ huy công trường Pleikrong - Ban quản lý công trường Sêsan 4 - Ban chỉ huy công trường Bình điền - Ban quản lý dự án 102 Trường chinh

- Ban chỉ huy công trình thủy điện Đồng Nai 3.

- Ban chỉ huy công trình thủy điện Sông Tranh 2 Các Xí nghiệp, Chi nhánh trực thuộc Công ty gồm:

- Xí nghiệp Cơ điện I.- Xí nghiệp Cơ điện II.

- Xí nghiệp sản xuất bê tông đầm lăn- Xí nghiệp Xử lý hạ tầng.

- Xí nghiệp Xây lắp.

- Xí nghiệp thi công cơ giới

- Xí nghiệp dịch vụ du lịch & quản lý VP chung cư.- Chi nhánh tại Tuyên quang.

- Chi nhánh tại Vĩnh phúc.- Chi nhánh tại Hòa bình.- Chi nhánh tại Thanh hóa

Trang 10

*Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

+ Chức năng: Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng là một công ty

con trong số hàng chục công ty nằm trong Tổng công ty cơ điện xây dựngnông nghiệp và thủy lợi Do vậy ,ngoài chức năng là một công ty sản xuất vàkinh doanh và hoạt động độc lập trong các lĩnh vực thương mại, xuấtkhẩu,xây dựng … công ty còn tham gia đấu thầu ,thi công các công trình dotổng bàn giao thực hiện.

+ Nhiệm vụ:

- Chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ tùng cơ khí phục vụ cho ngành

nông, lâm diêm nghiệp, thủy lợi và xây dựng; - Sản xuất và kinh doanh điện

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng công trình thủylợi, công trình dân dụng

- Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu các loại vật tư máy móc thiếtbị, hóa chất phục vụ nông nghiệp; kinh doanh lương thực thực phẩm va nônglâm sản; kinh doanh bất động sản.

+ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

* Hội đồng quản trị:

Trang 11

- Quyết định phương hướng, chiến lược phát triển, sản xuất kinhdoanh của Công ty.

- Quyết định việc hợp tác và đầu tư, liên doanh, kinh tế của Công ty.- Quyết định các vấn đề tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo sảnxuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

- Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận theo các quỹlương của Công ty

- Quyết định về việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sảnxuất kinh doanh thuộc vốn đầu tư của Công ty.

* Ban giám đốc:a Giám đốc Công ty :

Phụ trách chung công tác điều hành về kế hoạch, chiến lược sảnxuất kinh doanh của công ty theo nghị quyết của HĐQT.

b Phó giám đốc Công ty:

- Các Phó giám đốc Công ty là người giúp việc cho Giám đốc, đượcGiám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lýchuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc, trước Pháp luật về

phần việc được phân công

* Phòng Kinh tế, Kế hoạch & Đầu tư:

- Tham mưu, giúp Giám đốc công ty tổ chức, quản lý và điều hànhcông tác kinh tế, kế hoạch, đầu tư, đấu thầu; chiến lược phát triển chungcủa toàn công ty

* Phòng Kỹ thuật - Cơ điện:

Trang 12

- Nghiên cứu, xây dựng và quản lý hồ sơ kỹ thuật (các thiết bị, mẫu mã,quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm) các sảnphẩm chính hoặc

truyền thống của Công ty.

- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quytrình kỹ thuật để đảm bảo hàng hoá sản xuất ra được đúng theo thiết kếhoặc mẫu mã hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đã ghi nhận trong hợp đồng kinhtế.

* Phòng Tổ chức-Hành chính:

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinhdoanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu của Công ty Đề xuất nhânsự để giúp Giám đốc quyết định đề bạt cán bộ, phân công cán bộ lãnh đạo& quản lý và quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV toàn Công ty

- Giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, nghỉ hưu, về bổnhiệm bãi miễn khen thưởng, kỷ luật Là thành viên thường trực của Hộiđồng thi đua, Hội đồng khen thưởng của Công ty.

* Phòng Kế toán - Tài chính:

* Tổ chức hoạch toán kinh tế toàn Công ty:

- Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty theo đúng Pháp luật kế toán thống kê của Nhà nước.

- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tíchhoạt động sản xuất kinh doanh để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra việcthực hiện kế hoạch của Công ty.

Trang 13

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu: Vật tư máy móc thiết bị nông, lâm sảnvà các hàng hoá khác.

* Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc :

* Xí nghiệp Cơ điện 1 * Xí nghiệp Cơ điện 2.

* Xí nghiệp sản xuất bê tông đầm lăn * Xí nghiệp Xử lý hạ tầng.

* Xí nghiệp thi công cơ giới.

* Xí nghiệp dịch vụ du lịch & quản lý văn phòng chung cư * Chi nhánh tại Tuyên quang.

* Chi nhánh tại Vĩnh phúc * Chi nhánh tại Hòa bình * Chi nhánh tại Thanh hóa.

- Chức năng nhiệm vụ của các Xí nghiệp; Chi nhánh được quy địnhriêng Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, Giám đốc xínghiệp được quyền mở rộng thêm mặt hàng, sản phẩm của mình sau khicó phương án đầu tư trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt.

3 Một số hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

Trang 14

- Về cơ khí và điện: Chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ tùng cơ khíphục vụ cho ngành nông, lâm diêm nghiệp, thủy lợi và xây dựng; Chế tạothiết bị nâng hạ máy và thiết bị dây chuyền chế biến nông sản: Cà phê, mía,đường, chè; Lắp ráp xe tải nhỏ phục vụ nông thôn; Thiết kế và sản xuất cácloại bơm đến 8000m3/h; Xây lắp đường dây và trạm biến thế điện đến35KV; Chế tạo tủ điện hạ thế, tủ điều khiển trung tâm phục vụ thủy lợi vàcông nghiệp chế biến; Sản xuất và kinh doanh điện;

- Về xây dựng: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng côngtrình thủy lợi: Hồ đầu mối và kênh mương nội đồng; Xây lắp các công trìnhdân dụng, hệ thống nước thải công nghiệp, nước sạch nông thôn và vệ sinhmôi trường; Chế tạo vỏ bọc che công trình công nghiệp; Đào đắp đất đá, sanlấp mặt bằng, phát triển hạ tầng;

- Về thương mại và dịch vụ: Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu cácloại vật tư máy móc, thiết bị, hóa chất phục vụ nông nghiệp ( trừ hóa chấtNhà nước cấm) và chế biến nông sản; Kinh doanh lương thực, thực phẩm vànông lâm sản; Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, gương, kính, vánnhân tạo; Cho thuê nhà ở, văn phòng làm việc, kho bãi, nhà xưởng; Kinhdoanh khách sạn và dịch vụ lữ hành;

- Đầu tư, xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủylợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông, cơ sở hạ tầng nông thôn;

- Kinh doanh bất động sản;

- Khai thác khoáng sản, tài nguyên làm vật liệu xây dựng (đất, đá, cát,sỏi)./.

Trang 15

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY.

1.Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tạicông ty:

Đầu tư phát triển nói chung là hoạt động sử dụng các nguồn lực tàichính, vật chất, lao động và trí tuệ nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của cáccơ sở sẵn có và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm vànâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội Trong doanh nghiệp,đầu tư phát triển là hoạt động chi dùng vốn cùng với các nguồn lực vật chấtkhác nhằm duy trì sự hoạt động và tăng thêm tài sản cho doanh nghiệp, tạothêm việc làm và nâng cao đời sống cho các thành viên trong đơn vị Mộtđiều không thể phủ nhận rằng hoạt động đầu tư phát triển quyết định sự rađời, tồn tại cũng như phát triển của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế xãhội Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ doanhnghiệp nào cũng đều cần phải tiến hành các công tác xây dựng cơ bản nhưxây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bịtrên nền bệ và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động của cáccơ sở vật chất, kỹ thuật vừa tạo ra Đó chính là hoạt động đầu tư phát triển.Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đang tồntại, sau một thời gian hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ hao mòn, hưhỏng Để duy trì sự hoạt động bình thường cũng như mở rộng, phát triển sảnxuất, cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hưhỏng hoặc đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất để thích ứng với điềukiện hoạt

Trang 16

động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng Điều đócó nghĩa là cần phải tiến hành đầu tư phát triển cho doanh nghiệp.

Đầu tư phát triển giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới côngnghệ và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, vì thế đầu tư phát triển giữ vaitrò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trong việc nâng caochất lượng các hoạt động dịch vụ Đầu tư phát triển cũng tạo điều kiện đểdoanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm giá thành, tăng lợinhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm

Tóm lại, đầu tư phát triển là hoạt động rất quan trọng, quyết định sự rađời những cơ sở mới, duy trì và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Không có hoạt động đầu tư phát triển, doanh nghiệp sẽ khôngthể tiến hành và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Hoạt động đầu tư phát triển được thực hiện ở Công ty cổ phần cơ điệnvà xây dựng là cần thiết, do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, căn cứ vào vai trò của nganh cơ điện đối với các ngành

nghề khác và tiềm năng phát triển của nó.

Ngành cơ điện là ngành chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ tùng cơkhí phục vụ cho các ngành nghề khác nhau của xã hội Riêng với công ty,công ty chuyên sản xuất, chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị cơ khí phục vụcho ngành nông, lâm diêm nghiệp, thủy lợi và xây dựng; Chế tạo thiết bịnâng hạ máy và thiết bị dây chuyền chế biến nông sản; sản xuất và kinhdoanh điện Trong nền kinh tế thị trường, sự tham gia của máy móc thiết bịlà vô cùng quan trọng và cần thiết, máy móc giúp tiết kiệm sức lao động,góp phần tăng năng suất và rút ngắn thời gian lao động và quá trình thi công

Trang 17

xây dựng Do đó, ngành cơ điện mà công ty đang hoạt động là 1 ngànhkhong thể thiếu đối với xã hội,có mặt trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất,góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đem lại hiệu quả sản xuất rất lớn.Khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mà đặc biệt là ngành nôngnghiệp, công nghiệp, thủy lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng nông thôn càngphát triển thì nhu cầu sử dụng các máy móc thiết bị cơ khí càng lớn Đầu tưxây dựng và phát triển ngành khí công nghiệp là đầu tư xây dựng “ cơ sở hạtầng” cho các ngành của nền kinh tế quốc dân Cơ khí là một trong nhữngngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinhtế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước Trong cơ khí, khuôn mẫu(KM) và thiết bị đồng bộ (TBĐB) là 2 chủng loại sản phẩm không thể thiếu,manh tính tiên quyết KM quyết định hình dáng, đa dạng hoá sản phẩm, đadạng hoá việc sử dụng vật liệu chế tạo, quyết định về năng suất cũng như giáthành sản phẩm TBĐB là nhóm sản phẩm quan trọng cả về quy mô sảnxuất, hàm lượng công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất Khả năngsản xuất và trình độ công nghệ của TBĐB thể hiện tổng hợp năng lực, trìnhđộ khoa học công nghệ và cả sức mạnh tài chính của đất nước Do đó, quantâm đến vấn đề phát triển ngành cơ điện hiện đại sẽ là động lực to lớn choviệc đầu tư chuyển giao công nghệ hiện đại của các ngành sản xuất vào ViệtNam Với vai trò và tiềm năng phát triển của ngành cơ điện tại Việt Namnhư thế, hoạt động đầu tư phát triển thực hiện tại công ty là cần thiết, đúngđắn, hứa hẹn hiệu quả cao.

Thứ hai, căn cứ vào thực trạng ngành cơ điện ở Việt Nam Tại Việt

Nam, ngành cơ điện vẫn còn rất kém phát triển Sản phẩm sản xuất ra hầu

hết là thiết cũ, công nghệ lạc hậu, phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ nước

Trang 18

ngoài Thực tế ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp sản xuất cơ khí không

nhiều, chỉ có thiết bị sản xuất cơ khí cung cấp cho các khách hàng dạng nhỏlẻ, đơn chiếc chứ khong theo dây chuyền Như vậy, khả năng tham gia mộtthị trường rộng lớn là rất hạn chế do sản phẩm không có tính cạnh tranh,không có điều kiện cung cấp cho các khách hàng sử dụng sản phẩm với sốlượng lớn Do vậy, hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ,mở rộng sản xuất, đặc biệt đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất cơ điện là mộthướng đầu tư đúng đắn, có tính khả thi cao.

Thứ ba , là căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những

năm qua Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng là một trong hàgn chục công

ty của Tổng công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Nhờ các nỗ

lực duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ cung cấp ổnđịnh, thoả mãn các nhu cầu đa dạng của thị trường, công ty đã xây dựng chomình uy tín vững chắc trên thị trường Từ năm 1993, sản phẩm của công tybắt đầu có uy tín trên thị trường, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổimới và phát triển của công ty Mặc dù xét về tổng thể thì lợi nhuận cũng nhưdoanh thu của công ty chưa thực sự cao: ( năm 2001, lợi nhuận sau thuế mớichỉ có khoảng 2,5 tỉ đồng, giá trị tài sản tăng thêm 1,2 tỉ đồng,) nhưng công

ty đã có những đóng góp và tăng trưởng nhất định, chất lượng sản phẩm

được nâng cao, đáp ứng đòi hỏi của thị trường Năm 2006 công ty chuyểnsang loại hình cổ phần, sản xuất của công ty ngày càng mở rộng và pháttriển Nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất là một tất yếu khách quan nhằmphát triển công ty và cũng là phù hợp với xu hướng phát triển chung củacông ty

Trang 19

Thứ tư, là căn cứ vào đòi hỏi của khách hàng, thị trường và tình trạng

máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của công ty.

Công ty hiện có hơn 300 khách hàng, 100 trong đó đã là khách hàngthường xuyên dài hạn của công ty Nhu cầu sản phẩm của công ty ngày càngtăng cao nhất là từ năm 1994.

Theo định hướng phát triển nền kinh tế của Đảng và Nhà nước phấnđấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Vai tròcủa ngành năng lượng đối với sự phát triển kinh tế –xã hội và sự tăng trưởngcủa các ngành công nghiệp khác là rất lớn, việc xây dựng mới các nhà máythủy điện, nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinhtế xã hội và nhu càu dân sinh Do đó trong những năm tới nhà nước sẽ tậptrung đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo hướng ưu tiên có tập chung cho cácngành quan trọng như năng lượng, giao thông và giao thông đô thị

Theo sơ đồ cân bằng công suất hệ thống điện toàn quốc đến năm 2015thì từ 2005 đến 2010, nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn Để đáp ứng nhucầu phụ tải tăng cao trong giai đoạn này Tổng công ty điện lực Việt Nam dựkiến xây dựng 32 Nhà máy Điện, trong đó có 20 Nhà máy thuỷ điện Hainăm 2004 và 2005 tổng công ty điện lực Việt Nam đã khởi công 9 công trìnhthuỷ điện, như Thuỷ điện Sơn La với công suất lắp máy 2400MW, thủy điệnSê San 4 ,thủy điện Đồng Nai 3…và một số nhà máy nhiệt điện như Nhiệtđiện dầu khí Ômôn 1 - 600MW, Nhiệt điện than Uông Bí mở rộng - 300M,Nhiệt điện Hải phòng - 600MW Từ những yêu cầu bức thiết trên, hoạt độngđầu tư của công ty cũng không nằm ngoài vòng chuyển động gấp rút đó.Việc đẩy mạnh đầu tư thi công các công trình về thủy điện đã được công tyđây mạnh từ năm 2005 và đang trên đà thi công và vận hành có hiệuquả,công trình

Trang 20

thủy điện Bình Điền từ tháng 5/ 2006 là một trong những ví dụ

Đặc điểm chung của các công trình cung cấp điện năng được xâydựng trong thời gian tới có tiến độ thi công nhanh (đặc biệt là các công trìnhthuỷ điện), thời gian thi công ngắn, giảm từ 1,5-2 lần so với trước, đòi hỏicác đơn vị thi công phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên giầu kinhnghiệm và thiết bị hiện đại áp dụng biện pháp thi công với công nghệ tiêntiến mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường xây dựng hiện nay Muốn vậyđiều kiện cung cấp các nguyên vật liệu như đá cát phải kịp thời và tốt nhấttại công trường nơi xây dựng sẽ tiết kiệm dược chi phí, thời gian thi công.Tuy nhiên, khả năng, năng lực sản xuất của máy móc thiết bị hiện có củacông ty còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu thị trường Thực tế,công ty không dám mở rộng thị trường vì thiếu sản phẩm cung cấp Do nhucầu của khách hàng ngày càng tăng mạnh, thị trường sản phẩm của công tyđang mở rộng, việc công ty quyết định thực hiện các dự án đầu tư đổi mớimáy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất là hoàn toàn cần thiết.

Trang 21

2 Tổng vốn đàu tư và cơ cấu vốn đầu tư:2.1 Tổng vốn đầu tư thực hiện (2002- 2006):

Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạchgiai đoạn 2002 - 2006

Đơn vị :triệu đồng

NămChỉ tiêu

1 Vốn đầu tưkế hoạch

17.000 14.000 17.000 50.000 65.000

2 Vốn đầu tưthực hiện

9.101,46 9.693,568 12.205,512 44.878,693 61.115,701

Tỷ lệ thựchiện/ kếhoạch (%)

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Trong giai đoạn 2002- 2006, tình hình thực hiện vốn đầu tư luôn thấphơn so với kế hoạch đặt ra, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đầu tư kếhoạch chỉ nằm trong khoảng 69-94% (Riêng năm 2002 là rất thấp 53,53% vìriêng năm này chi phí đầu tư khi thực hiện dự án có sự chênh lệch quá lớn sovới n những chi phí dự toán trong kế hoạch đầu tư.) Nguyên nhân là tronggiai đoạn 2002- 2006, do tình trạng khan hiếm vốn nên công ty đã khôngthực hiện được hết các hạng mục đầu tư dự tính trong kế hoạch hàng năm,ngoài ra thì do những biến động nhất định về giá cả làm cho chi phí đầu tư

khi thực hiện dự án có sự chênh lệch với những chi phí dự toán trong kế

Trang 22

hoạch đầu tư Tuy nhiên tỷ lệ này tăng dần theo từng năm, phản ánh tìnhhình thự hiện đầu tư ngày càng gần sát với kế hoạch đầu tư đặt ra hàng năm.

Bảng 2 : Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiệngiai đoạn 2002- 2006

(Đơn vị : triệu đồng)

NămChỉ tiêu

1 Tổng vốn đầu tư 9.101,46 9.693,5712.205,5144.878,6961.115,70

2 Lượng tăng tuyệt

đối liên hoàn 592,11 2.511,94 32.673,18 16.237,013 Tốc độ tăng liên

4 Tốc độ tăng định

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Trong giai đoạn 2002- 2006, tổng vốn đầu tư của công ty Cổ phần cơđiẹn và xây dựng đã tăng rất nhanh, từ 9.101,46 triệu đồng năm 2002 lên tới61.115,70 triệu đồng năm 2006, tức là đã tăng 52.014,24 triệu đồng, tươngứng tăng 571,49 % so với năm 2002 Điều này cho thấy công ty khôngngừng mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển Lượng tăng vốn đàu tư cóthể nói là tăng tương đối nhanh chóng qua các năm Năm 2003 tổng vốnthực hiện là 9.693,57 triệu đồng tăng 592,11 triệu đồng (tức 6,5%) so vớinăm 2002 Năm 2004 vốn đầu tư là 12.205,51 triệu đồng tăng 2.511,94 triệu

đồng (tức 25,91 %) so với năm 2003 Năm 2005 lượng vốn đầu tư tăng rất

Trang 23

mạnh mẽ là 44.878,69 triệu đồng tăng 32.673,18 triệu đồng so với năm 2004(tức 267,69%); tăng 393,09% so với 2002.Đây là năm mà lượng vốn tăngliên hoàn là cao nhất Nguyên nhân là do trong giai đoạn này công ty thựchiện đầu tư liên tục 1 loạt các hạng mục trong đó có thi công các công trìnhthủy điện và đầu tư vào trang thiết bị phục vụ thi công công trình Các dự ánnày chiếm lượng vốn đầu tư thực hiện lớn, chỉ được tiến hành trong một sốnăm nhất định và chính là nguyên nhân của hiện tượng tăng đột ngột trongtổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2002- 2006 Năm 2006, tổng vốn đầu tưthực hiện tăng 36,17% (tăng 16.237,01 triệu đồng) so với năm 2004 và đạtmức cao nhất trong cả thời kỳ 2002- 2006 là 61.115,70 triệu đồng

2.2 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư tại công ty Cổ phần cơ

Trang 24

điện và xây dựng.

Để thực hiện các dự án đầu tư công ty Cổ phần cơ điện và xây dựngthường huy động vốn từ các nguồn sau Thứ nhất là từ vốn chủ sở hữu, baogồm cả quỹ đầu tư phát triển Thứ hai là vốn vay ngân hàng, bao gồm vaydài hạn ngan hàng Ngoài ra thì vốn huy động cho đầu tư phát triển của côngty còn bao gồm vốn khấu hao để lại qua các năm.Có các bảng nguồn vốn vàcơ cấu huy động cho đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2002- 2006 nhưsau:

Bảng 3: Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị: triệu đồng)

NămChỉ tiêu

1 Tổng vốn đầu tư9.101,46 9.693,57 12.205,51 44.878,69 61.115,70

2 Vốn chủ sở hữu 3.101,46 3.693,57 4.205,51 12.478,69 21.638,73 Vay dài hạn ngân

3.000 4.000 7.500 30.000 34.877

4 Vốn KH để lại 3.000 2.000 2.500 2.400 4.600

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị: %)

Năm

Trang 25

2 Vốn chủ sở hữu 34,08 38,11 18,08 27,82 35,423 Vay dài hạn ngân hàng 32,96 41,26 61,44 66,84 57,064 Vốn KH để lại 32,96 20,63 20,48 5,34 7,52

Như vậy, cùng với sự tăng trưởng trong các nguồn vốn của công ty,lượng vốn huy động cho đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2002-2006 cũng liên tục tăng, trong đó nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếulà vốn vay, bao gồm vay dài hạn.Năm 2002, tổng vốn đầu tư thực hiện là9.101,46 triệu đồng, trong đó vay dài hạn 32,96%, vốn KH để lại là32,96% và vốn chủ sở hữu là 34,08% Năm 2003, 2004 công ty tiếp tụcđầu tư cho một số dự án đầu tư ( đa phần là những dự án nhỏ sản xuấtmáy nông cụ và 1 số thiết bị cơ khí) với tổng vốn đầu tư thực hiện là

9.693,57 triệu năm 2003 và 12.205,51 triệu năm 2004 trong đó vốn đầu tư

huy động từ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn với mức 38,11% năm2003, trong các nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển thì vốn vay dài hạnngân hàng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất: 41,26 % năm 2003 và 61,44% năm2004 Năm 2005 do thực hiện các dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bịcông nghệ và dự án xây dựng có tầm quan trọng và khối lượng thi cônglớn nên vốn đầu tư thực hiện tăng mạnh mẽ Để tăng vốn đầu tư thực hiện

công ty đã huy động tăng vốn chủ sở hữu cũng như tăng cường vay dài hạnngân hàng, vốn khấu hao để lại hàng năm chiếm tỷ lệ rất nhỏ Năm 2005,tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển của công ty là 44.878,69 triệuđồng, trong đó vốn hình thành từ vay dài hạn là 30.000 triệu đồng, chiếmtỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư (66,84%), vốn chủ sở hữu huyđộng cho đầu tư phát triển trong năm là 12.478,69 triệu đồng, chiếm

Trang 26

27,82% tổng vốn đầu tư Năm 2006, công ty tiếp tục đẩy mạnh triển khai

thực hiện hoạt động đầu tư phát triển với tổng vốn đầu tư là 61.115,70 triệu

đồng, trong đó được tài trợ từ vốn vay dài hạn ngân hàng là 34.877 triệuđồng, chiếm 57,06% tổng vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu chiếm 35,42% tổngvốn đầu tư (21.638,7 triệu đồng).

3 Hoạt động đầu tư phát triển xét theo các lĩnh vực đầu tư:

Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất cầnthiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó Nhận thức được tầmquan trọng đó của hoạt động đầu tư phát triển, trong những năm qua, công tyCổ phần cơ điện và xây dựng đã chú trọng nhiều hơn cho hoạt động đầu tưphát triển tại công ty Trong giai đoạn 2002- 2006, do nhu cầu cụ thể củahoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành đầu tư cho các hoạtđộng như : sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất vàphương tiện vận tải (gọi chung là đầu tư cho thiết bị) ; đầu tư sửa chữa, nângcấp và cả xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc ; đầu tưphát triển nguồn nhân lực ; đầu tư cho hệ thống thông tin ; đầu tư cho côngtác mở rộng thị trường ; và một số hoạt động đầu tư khác.

Có tình hình thực hiện vốn đầu tư theo các nội dung đầu tư giai đoạn2002- 2006 của công ty Cổ phần cơ diện và xây dựng như sau :

Bảng 5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo các nội dung đầu tưgiai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị : triệu đồng)

Trang 27

NămChỉ tiêu

110 1.044 2.054 2.219,98 12.674,2

Vốn đầu tư chođào tạo nguồnnhân lực

Vốn đầu tư chohệ thống thôngtin

( Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính)

Bảng 6: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo các nội dung đầu tưgiai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị: %)

NămChỉ tiêu

2001 2002 2003 2004 2005

95,61 85,52 80,05 93,69 77,78

Trang 28

Vốn đầu tư cho hệ thống nhà

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Như vậy, trong giai đoạn 2002- 2006 tổng vốn đầu tư thực hiện củacông ty đã tăng một cách nhanh chóng và nhìn chung thì lượng vốn đầu tưcho tất cả các nội dung đầu tư đều tăng tuy với mức độ tăng giảm khác nhautheo từng năm Điều đó cho thấy, công ty đã có sự chú trọng nhất định vàotất cả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển Tuy nhiên, sự tăng lêncủa tổng vốn đầu tư thực hiện những năm qua chủ yếu là do sự gia tăngtrong vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ và phương tiện vận tải.Tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2002 là 9.101,46 triệu đồng trong đó vốnđầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ là 8.701,46 triệu đồng và năm 2006,vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ và phương tiện vận tải là

47.537,505 triệu đồng trong 61.899,044 triệu đồng tổng vốn đầu tư thựchiện Vốn đầu tư cho các nội dung đầu tư còn lại mới chiếm một tỷ lệ rấtkhiêm tốn so với tổng vốn đầu tư thực hiện.

3.1 Đầu tư sửa chữa, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, công nghệ vàphương tiện vận tải.

Trang 29

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ là một hình thức của hoạtđộng đầu tư phát triển nhằm thay mới hoặc hiện đại hoá dây chuyền côngnghệ và trang thiết bị, làm tăng năng lực sản xuất cũng như tăng cường nănglực cạnh tranh của sản phẩm Để nâng cao năng lực hoạt động và năng lựccạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo chỗ đứngvững chắc trên thị trường khí công nghiệp, công ty Cổ phần cơ điện và xâydựng luôn chú trọng trong công tác đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ,tăng sản lượng sản xuất và năng suất lao động.

Có bảng tổng hợp vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ vàphương tiện vận tải giai đoạn 2002- 2006 như sau:

Bảng 7: Vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị: triệu đồng)

NămChỉ tiêu

Tổng vốnđầu tư

9.101,469.693,5712.205,5144.878,6961.115,70

Trang 30

Tổng vốnđầu tư chomáy mócthiết bị

8.701,46 8.289,57 9.770,51 42.045,717 47.537,505

Cho dự ánđầu tư

6.921,205 4.501,590 5.524,582 31.100,71 41.386,4

Bổ sungcho sảnxuất kinhdoanh

1.780,255 3.787,980 4.245,928 10.945,007 6.151,105

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư thiết bị trong tổng vốn đầu tư thựchiện giai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị: %)

NămChỉ tiêu

2002 2003 2004 2005 2006

Trang 31

Tổng vốn đầu tư cho máy mócthiết bị

95,61 85,52 80,05 93,69 77,78

- Cho dự án đầu tư 76,04 46,44 45,26 69,30 67,72

- Bổ sung cho sản xuất kinhdoanh

19,57 39,08 34,79 24,39 10,06

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Có thể thấy vốn đầu tư cho thiết bị luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2002- 2006 của công ty Cổ phần cơ điệnvà xây dựng Năm 2002, vốn đầu tư thiết bị chiếm tỷ trọng 95,61% trongtổng vốn đầu tư thực hiện và là mức cao nhất trong cả giai đoạn, năm 2004,vốn đầu tư thiết bị chiếm 80,85% tổng vốn đầu tư thực hiện và là mức thấpnhất trong cả giai đoạn này Trong tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị quacác năm, thì máy móc đầu tư cho các dự án chiếm tỉ trọng lớn hơn, còn lại làbổ sung cho sản xuất kinh doanh.

Bảng 9: Tốc độ tăng vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị: %)

NămChỉ tiêu

Vốn đầu tưthiết bị

8.701,46 8.289,57 9.770,51 42.045,717 47.537,505

Trang 32

Tốc độ tăng

Tốc độ tăng

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Trong cả giai đoạn 2002- 2006, vốn đầu tư thiết bị đã tăng nhanh, từ8.701,46 triệu đồng năm 2002 lên tới 47.537,505 triệu đồng năm 2006, tứclà đã tăng 446,32% Vốn đầu tư thiết bị tăng khá ổn định trong cả thời kỳ.Năm 2003, vốn đầu tư thiết bị giảm 4,73% so với năm 2002 (giảm 411,89triệu từ 8.701,46 triệu đồng xuống còn 8.289,57 triệu đồng), năm 2004 vốnđầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ và phương tiện vận tải tăng lên1.069,05 triệu đồng (tăng 17,87%) so với năm 2003,đạt mức 9.770,51 triệuđồng Nguyên nhân của hiện tượng suy giảm trong vốn đầu tư thiết bị trongnăm 2003 là do trong năm này, công ty chỉ thực hiện đầu tư một số hạngmục đầu tư nhỏ của dự án năm 2002 và đầu tư bổ sung cho sản xuất kinhdoanh Năm 2005, vốn đầu tư thiết bị lại tăng vọt do công ty đã thực hiện

dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, và thi công 1 số côngtrình lớn Tổng vốn đầu tư thiết bị năm này là 42.045,717 triệu đồng, tăng330,33% so với năm 2004 Năm 2006, vốn đầu tư thiết bị lại tăng 13,06% sovới năm 2005, và tăng 446,32% so với năm 2002 do công ty triển khai thựchiện tiếp dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.

3.2 Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc.

Bảng tổng hợp vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc

Trang 33

giai đoạn 2002-2006 như sau :

Bảng 10: Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trìnhkiến trúc giai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị: triệu đồng)

NămChỉ tiêu

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Trong giai đoạn 2002- 2006, cùng với việc tiến hành các dự án đầu tưđổi mới máy móc thiết bị, công nghệ thì hệ thống nhà xưởng, công trình kiếntrúc cũng được công ty chú trọng đầu tư, cả sửa chữa, nâng cấp và cả đầu tưmới.

Quá trình đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc theo dự ánđầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất giai đoạn 2002-2006.

Năm 2002, tổng mức đầu tư cho nhà xưởng là 110 triệu đồng Số vốnnày tập trung dành hết cho đầu tư sửa chữa nâng cấp, vì trong năm này số dựán mới chưa có,chủ yếu là thực hiện dự án có từ năm trước Sang đến năm

Trang 34

2003, công ty bắt đầu đầu tư vào mở rộng sản xuất 1 số sản phẩm mới Vớitổng mức đầu tư là 1.044 triệu đồng, trong đó 31 triệu đồng được dùng vàoviệc nâng cấp hệ thống nhà xưởng, còn lại công ty đầu tư cho dự án với sốvốn 1.013 triệu đồng Năm 2004, tiếp tục đầu tư 1 số dự án mở rộng sản xuấtvới số vốn dành cho nhà xưởng là 2.054 triệu đồng Năm 2005 và 2006 côngty đã triển khai thực hiện dự án đầu tư ‘xây dựng phòng thí nghiệm vật liệuxây dựng phục vụ thi công công trình thuỷ điện Hương Điền và các côngtrình xây dựng khác’’với tổng vốn đầu tư danh cho nhà xưởng là 2.219,98triệu đồng năm 2005 và 12.674,2 năm 2006.

Ngoài việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống nhàxưởng, công trình kiến trúc theo dự án đầu tư, hàng năm công ty còn tiếnhành sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà xưởng hiện có cho sản xuất kinhdoanh.

3.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một công việc hết sức quan trọngtrong bất kỳ doanh nghiệp nào vì mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc bốtrí, sắp xếp lại doanh nghiệp cho đến điều hành sản xuất kinh doanh đều phảido con người nắm giữ , quyết định và thực hiện Thực tế đã chứng minh chấtlượng của một hệ thống quản lý chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng con ngườitrong hệ thống ấy Chính con người tạo ra các cơ chế quản lý và chính conngười thực hiện các cơ chế quản lý ấy Sự thành công hay thất bại của một tổchức phụ thuộc vào sự hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả của tổ chức,nói cách khác là phụ thuộc vào chất lượng con người của tổ chức Chất

Trang 35

lượng con người trong một tổ chức phụ thuộc vào hai quá trình, trong đó quátrình trước là tuyển dụng và quá trình sau là đào tạo, bồi dưỡng Trong giaiđoạn hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc Công nghiệphoá- Hiện đại hoá đất nước, nhân tố con người càng được coi trọng, đề caohơn Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quanvà cấp bách Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần quan tâm tới các nội dungsau : đầu tư tuyển dụng và đào tạo lao động, chính sách tiền lương hợp lý,đầu tư cải thiện môi trường làm việc, khuyến khích lợi ích vật chất và tinhthần người lao động và cuối cùng là tổ chức quản lý lao động.

Để thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, công ty đã lậpkế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tuyển chọnlao động đầu vào, sau đó tiến hành đào tạo cho phù hợp với nhu cầu côngviệc Đội ngũ cán bộ công nhân viên mới tuy có trình độ học vấn hoặcchuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm thực hành, vì vậy công ty cũng đãcó sự đầu tư cần thiết cho công tác đào tạo để họ có khả năng phát huy hết

năng lực Tuy nhiên, do nhu cầu nhân lực của công ty trong giai đoạn hiệnnay khá ổn định nên số lượng lao động tăng thêm hàng năm của công ty rấtít, trung bình chỉ 1 lao động một năm.

Nhận thấy sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhucầu kỹ thuật ngày càng cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứngnhu cầu tiêu dùng, hàng năm ban lãnh đạo công ty đã tổ chức rất nhiều cáchình thức đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên trongcông ty nâng cao năng lực làm việc của mình.

Nội dung đào tạo thực hiện tại công ty bao gồm: đào tạo nghiệp vụ, kỹnăng; đào tạo về sản phẩm, dịch vụ; đào tạo về sử dụng trang thiết bị, côngnghệ và an toàn; đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng; đào tạo cơ bản,

Trang 36

nâng cao; đào tạo cá nhân, phòng, liên phòng hoặc toàn công ty; đào tạođịnh kỳ, đột xuất

Trong các nội dung đào tạo trên thì có thể chia thành hai nhóm đàotạo là đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và đào tạo bồi dưỡng trình độ côngnghệ kỹ thuật cho lao động trực tiếp của công ty, đây là những nội dung đàotạo có vai trò và vị trí quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của

công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng.

Thứ nhất là đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trong công ty và các nhàmáy, xưởng sản xuất Trong nền kinh tế thị trường, người lãnh đạo, quản lýdoanh nghiệp phải có trình độ quản lý, có khả năng kết hợp các nguồn lực đểtạo ra hiệu quả lao động cao hơn hẳn so với lao động của từng cá nhân riênglẻ Đây chính là phân công lao động, sử dụng phương tiện và trình độ khoahọc kỹ thuật để tạo ra năng suất lao động cao hơn Xét về khía cạnh kinh tếxã hội, nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đềuphải vì lợi ích của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát

triển lâu dài, bền vững nhưng đồng thời cũng phải thoả mãn những đòi hỏicủa mọi thành viên trong doanh nghiệp và của xã hội Chính vì vậy, một nhàquản lý giỏi không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu mà còn phải có kiếnthức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mangtính cạnh tranh cao hiện nay Nhận thức được điều này, trong thời gian qua,công ty đã tổ chức lớp học quản lý kinh tế ngắn hạn cho các đối tượng là cánbộ quản lý trong công ty nhưng chưa qua đào tạo về quản lý.

Thứ hai là đào tạo bồi dưỡng trình độ công nghệ kỹ thuật cho cán bộ,công nhân lao động trực tiếp của công ty Khi có nhu cầu hoặc khi thực hiệncác dự án đầu tư mở rộng sản xuất hay đầu tư đổi mới công nghệ thì công ty

Trang 37

sẽ tiến hành đào tạo cho cán bộ công nhân viên của công ty nhằm đáp ứngcho tình hình sản xuất mới Việc tiến hành đào tạo được thực hiện ngay tạicác nhà máy, các xưởng sản xuất của công ty Cùng với quá trình nhập máymóc thiết bị, công nghệ mới, tiên tiến của các nước Đức, Trung Quốc, SNGlà các buổi toạ đàm, giảng dạy cho các cán bộ, công nhân viên của công tyvề tính năng sản xuất mới, quy trình công nghệ mới, yêu cầu kỹ thuật mớihiện đại hơn và cả cách bảo quản máy móc thiết bị, công nghệ nhằm đạt chấtlượng và hiệu quả cao nhất Ngoài ra, công ty cũng khuyến khích công nhântự học hỏi, nâng cao trình độ cho bản thân.

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyển dụng và đào tạo, cho đến nay trình độcán bộ, công nhân viên của công ty đạt mức khá, đặc biệt là các cán bộ quảnlý có trình độ cao, được đào tạo từ nhiều trường đại học có uy tín lớn trongvà ngoài nước Công nhân cũng dần được nâng cao trình độ và năng lực đểđáp ứng với yêu cầu của máy móc thiết bị mới nhập.

Việc trả công đúng và đủ cho người lao động được thực hiện nghiêmtúc, triệt để đã góp phần tạo sự bình đẳng trong tập thể nguời lao động,khuyến khích người lao động có ý thức và yên tâm làm việc Thu nhâp bìnhquân một lao động của công ty đạt mức khá cao so với mặt bằng chung.

Công ty cũng có chế độ khen thưởng, kỷ luật chặt chẽ nhằm tăngcường kỷ luật, kỷ cương trong công việc Ngoài ra, các hình thức văn hoágiải trí cho cán bộ công nhân viên thường xuyên được công ty chú trọng tổchức Hàng năm công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên toàn công tyđi thăm quan, nghỉ mát.

Nâng cao điều kiện lao động nhằm khuyến khích cán bộ công nhân

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch giai đoạn 2002 - 2006 - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch giai đoạn 2002 - 2006 (Trang 21)
Bảng 3: Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2002-2006 - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2002-2006 (Trang 24)
Bảng 6: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo các nội dung đầu tư giai đoạn 2002- 2006 - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo các nội dung đầu tư giai đoạn 2002- 2006 (Trang 27)
Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư thiết bị trong tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2002- 2006 - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 8 Cơ cấu vốn đầu tư thiết bị trong tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2002- 2006 (Trang 30)
Bảng 9: Tốc độ tăng vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2002-2006 - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 9 Tốc độ tăng vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2002-2006 (Trang 31)
Bảng tổng hợp vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc giai đoạn 2002-2006 như sau : - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng t ổng hợp vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc giai đoạn 2002-2006 như sau : (Trang 33)
Bảng 1 2: Tốc độ tăng vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2002- 2006 - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 2: Tốc độ tăng vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2002- 2006 (Trang 39)
Bảng 13: Vốn đầu tư cho hệ thống thông tin giai đoạn 2002-2006 - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 13 Vốn đầu tư cho hệ thống thông tin giai đoạn 2002-2006 (Trang 41)
Qua bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2002- 2006, lượng vốn đầu tư cho hệ thống thông tin qua các năm là tương đối đồng đều - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
ua bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2002- 2006, lượng vốn đầu tư cho hệ thống thông tin qua các năm là tương đối đồng đều (Trang 42)
Có bảng tổng hợp giá trị tài sản cố định được huy động vào sản xuất trong giai đoạn 2002- 2006 như sau: - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
b ảng tổng hợp giá trị tài sản cố định được huy động vào sản xuất trong giai đoạn 2002- 2006 như sau: (Trang 47)
Bảng 17: Giá trị tài sản cố định huy động vào sản xuất giai đoạn 2002- 2006 - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 17 Giá trị tài sản cố định huy động vào sản xuất giai đoạn 2002- 2006 (Trang 47)
Bảng 19: Mức gia tăng sản lượng sản phẩm từ 2002-2006: - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 19 Mức gia tăng sản lượng sản phẩm từ 2002-2006: (Trang 50)
Bảng 20: Mức gia tăng và tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 20 Mức gia tăng và tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận (Trang 50)
Bảng 21: Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư - Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng. Thực trạng và giải pháp
Bảng 21 Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w