1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương QUẢN lý NHÀ nước về THƯƠNG mại

9 115 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 24,32 KB

Nội dung

Câu 1: sự cần thiết của quản lý nhà nước về thương mại: Sự cần thiết: Quản lý nhà nước về tmđt là cần thiết khách quan. Do Tmđt xóa bỏ các rào cản về ko gian thời gian trong thương mại, tạo nên một thị trường toàn cầu, rộng lớn. Đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều hơn nữa những tồn tại những hạn chế trong điều tiết, cũng như khắc phục những mặt trái những khuyết tật của thị trường. thực tế chỉ ra rằng, bản thân thị trường ko thể tự điều chỉnh trong mọi trường hợp. từ đó, không phù hợp và cản trở việc thực hiện các mục tiêu phát triển đề ra. Và ngay bản thân doanh nghiệp tham gia tmdt, cũng chưa thể tự giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh như về hợp đồng, môi trường kinh doanh,… mặt khác tại việt nam, nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, trong việc định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như thương mại điện tử nói riêng trong từng thời kỳ . Chính vì vậy, nhà nước cần điều tiết, can thiệp vào kinh tế và thị trường, vào các quan hệ thương mại điện tử nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển của thương mại,… Để giải quyết các mẫu thuận trong thương mại điện tử, duy trì sự ổn định thúc đẩy tăng trưởng và phát triển thương mại điện tử, cân thiết có vai trò quản lý của nhà nước về thương mại, thương mại điện tử. Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình, nhà nước giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản, những tiêu cực trong thương mại. Quản lý nhà nước về tmdt tạo sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp về tmdt nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, phát triển bền vững. Câu 2: liên hệ thực tiễn thực hiện các chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta: Chức năng định hướng phát triển thương mại thông qua công cụ kế hoạch hóa: kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế thấy rằng: một trong những nội dung quan trọng mà các nhà kinh tế bàn đến là vai trò của nhân tố thị trường và nhân tố Nhà nước trong điều hành quản lý nền kinh tế. Bởi lẽ, vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, không những ở nước ta mà ở cả nhiều nước trên thế giới, vì muốn tìm tòi mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích hợp và có hiệu quả hơn. Đối với một nền kinh tế đặc thù như nước ta: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước trong điều tiết, quản lý nền kinh tế cũng còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu. Chẳng hạn như : Thứ nhất, Sử dụng cơ chế thị trường đến đâu và như thế nào để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Thứ hai, Với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước thì kế hoạch hóa được sử dụng như là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như thế nào để đạt được tăng trưởng lâu bền và đảm bảo được định hướng XHCN. Ngày nay, kế hoạch hóa (KHH) được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của Nhà nước vào nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bản chất, nội dung của KHH hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (KTTT). Quan niệm về Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN khác hẳn trong nền kinh tế tập trung bao cấp: nếu trước đây Nhà nước là cho phép và quyết định (theo cơ chế xin cho), thì ngày nay là Nhà nước tạo khung khổ pháp luật để mọi công dân tự do kinh doanh theo pháp luật và hỗ trợ giúp đỡ, đồng thời giám sát để doanh nghiệp và dân doanh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kế hoạch hóa trong nền KTTT định hướng XHCN cũng khác với KHH trước đây: nếu trước đây kế hoạch chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế nhà nước, thì bây giờ kế hoạch phải bao hàm tổng thể nền kinh tế quốc dân với nhiều thành phần kinh tế và phải nhấn mạnh đến vấn đề quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội v.v... Nhìn nhận kế hoạch hóa với tư cách là một chức năng cơ bản của quản lý kinh tế, thị trường với tư cách là một lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh tế xã hội thì mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường có thể hiểu theo cách thị trường vừa là đối tượng, vừa là cơ sở của kế hoạch hóa. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6, khóa VI khẳng định: Trong nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch, thị trường vừa là một công cụ vừa là một đối tượng của kế hoạch hóa. Sự phát triển nền kinh tế hiện nay lệ thuộc rất nhiều vào những yếu tố môi trường, chứ không chỉ lệ thuộc vào sự điều hành và mong muốn của Chính phủ. Ví dụ như môi trường khu vực, môi trường quốc tế, môi trường địa kinh tế, môi trường thiên nhiên v.v... Vì thế, các mục tiêu trong kế hoạch chỉ mang tính dự báo, tính định hướng và kế hoạch không bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thứ ba, Thị trường là khách quan, kế hoạch là sản phẩm chủ quan của Nhà nước, của ngành, của địa phương... Vậy thì xử lý mối quan hệ giữa cái khách quan và cái chủ quan ở đây như thế nào cho phù hợp trong một cơ chế để phát huy tác dụng cao nhất ? Nói tạo một sân chơi bình đẳng cho các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, vậy Nhà nước điều khiển sân chơi đó như thế nào để vừa không hạn chế sự thi thố tài năng của các chủ thể kinh doanh, lại vừa không làm chệch hướng XHCN của nền kinh tế, đảm bảo sự thỏa đáng giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội ? Nhìn nhận kế hoạch hóa và thị trường với tư cách là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước, thì thực chất của vấn đề KHH và cơ chế thị trường được coi là sự kết hợp giữa điều khiển trực tiếp bằng kế hoạch hóa và điều khiển gián tiếp thông qua cơ chế thị trường đối với các hoạt động trên thị trường cũng như đối với các hoạt động kinh tế trong xã hội. Chức năng tạo lập khung pháp lý và môi trường kinh doanh cho các chủ thể hoạt động thương mại: Dự án Luật Doanh nghiệp (thống nhất) cần được xây dựng trên cơ sở những tư tưởng và quan điểm chỉ đạo sau đây: Một là , kế thừa có chọn lọc những quy định tiến bộ, tích cực của Luật Doanh nghiệp năm 1999 v à Luật Doanh nghiệp nh à n ư ớc năm 2003; khắc phục cho đ ư ợc những tồn tại, khiếm khuyết, thiếu nhất quán, thiếu minh bạch, còn phân biệt đối xử, thiếu bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu cả trong v à ngo à i n ư ớc. Với tư tưởng này, dự án Luật Doanh nghiệp (thống nhất) trình ra Quốc hội gồm 10 chương, đề cập nhiều nội dung với các quy định từ thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, cách thức hoạt động, tổ chức lại, giải thể, phá sản, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp....phần lớn dựa trên các quy định trong luật hiện hành về doanh nghiệp, bổ sung thêm hơn 50 điều mới, chỉnh sửa có liên quan gần 80 điều. Hai l à , bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tự quyết định trong quản lý của mọi chủ thể doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải được quyền quyết định ngành nghề, lĩnh vực, thị trường kinh doanh mà pháp luật không cấm, quyết định quy mô kinh doanh, cơ cấu ngành hàng, sản phẩm, quyết định hình thức tổ chức kinh doanh và phương thức quản trị, điều hành doanh nghiệp. Nhà nước thừa nhận quyền tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp của mọi tổ chức, cá nhân, thông qua cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp. Luật cần có quy định về việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo lập, vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp có hiệu quả, đúng luật pháp. Ba là , đổi mới một cách căn bản chức năng, nhiệm vụ v à ph ư ơng thức quản lý nh à n ư ớc đối với doanh nghiệp. Thay đổi tư duy quản lý, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thông qua cơ chế, chính sách để doanh nghiệp hoạt động và phát triển lành mạnh. Các quy định trong luật phải rõ ràng, công khai, minh bạch. Nhà nước quản lý doanh nghiệp chỉ bằng luật pháp và các công cụ kinh tế. Bốn là , các quy định của Luật phải vừa phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế đang chuyển đổi, vừa đáp ứng yêu cầu v à chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phải tính đến gần 3.000 doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá và chuyển đổi phương thức quản lý. Luật có hiệu lực sẽ thay thế cả Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, nhưng cần có thời kỳ quá độ cho các doanh nghiệp nhà nước với những đặc thù về quản lý vốn, tài sản, về phân định và thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa đại diện chủ sở hữu với người trực tiếp điều hành doanh nghiệp, trong quan hệ chủ sở hữu vốn là nhà nước. Đồng thời, cũng phải tính đến các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam đã và sẽ ký kết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Rất cần một đạo luật chung, nhưng chúng ta phải thận trọng và chuẩn bị kỹ về mục tiêu, bước đi và cách làm. Phải có lộ trình cho việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; trường hợp không chuyển đổi được thì phải cho áp dụng thủ tục giải thể. Chúng ta cần rút ra những bài học từ thực tiễn, nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm các nước để làm rõ cái chung, cái riêng cần quy định trong luật. Hy vọng, Luật Doanh nghiệp (thống nhất) sẽ tạo bước đột phá trong huy động và thu hút vốn đầu tư, trong nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp..

Ngày đăng: 26/07/2021, 00:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w