1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đề tài thảo luận KDQT nhóm 4 1

32 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 556,69 KB

Nội dung

Lời mở đầu Xã hội ngày càng phát triển, mức sống người dân ngày càng được nâng cao, nhịp sống của con người cũng tăng nhanh. Từ đó con người phát sinh thêm những nhu cầu mới. Một trong số đó có nhu cầu về thời gian rất được chú trọng. Do xã hội phát triển, để thích ứng thì đời sống người dân cũng trở nên nhanh và gấp. Mà quỹ đạo thời gian chỉ có 24h1 ngày, vì thế việc sử dụng thời gian sao cho hợp lý nhất với mức công việc hàng ngày của mình là rất cần thiết. Việc tiêu thụ thời gian cho các hoạt động hàng ngày bao gồm nhiều việc, trong đó có thể kể đến là bữa ăn của con người . Ngoài việc phải được ăn ngon, có đủ chất để đảm bảo sức khỏe thì ta còn đòi hỏi phải tốn ít thời gian. Việc này, góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của công nghệ thức ăn nhanh ( Fast Food) trên toàn thể giới. Trong đề tài nghiên cứu được giao: “ Môi trường kinh doanh quốc tế của hãng Lotte”, nhóm chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu môi trường kinh doanh quốc tế của Lotteria trong thời gian qua để tồn tại và phát triển được như hiện nay. Nội dung chủ yếu gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết về môi trường kinh doanh quốc tế và tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Chương II: Tổng quan về công ty TNHH Loteria tại Việt Nam Chương III: Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của hãng Loteria tại thị trường Việt Nam. Trong bài viết còn nhiều nội dung chưa được hoàn thiện, nhóm 9 mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp bổ sung từ thầy cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương I: Cơ sở lý thuyết 7 1.1. Khái niệm về môi trường kinh doanh 7 1.2. Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế 7 1.3. Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế 7 1.3.1. Môi trường chính trị pháp luật 7 1.3.2. Môi trường pháp luật 8 1.3.3. Môi trường kinh tế 9 1.3.4. Môi trường văn hóa xã hội 10 1.3.5. Yếu tố công nghệ 11 Chương II: Tổng quan về công ty TNHH Loterria tại Việt Nam 12 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Lotteria 12 2.2. Sản phẩm của lotteria 13 2.3. Cơ cấu tổ chức của Lotteria 13 Chương III: Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của hãng Loterria tại thị trường Việt Nam 14 3.1 Phân tích môi trường bên trong 14 3.1.1. Các hoạt động chính trong chuỗi giá trị của Lotteria tại Việt Nam. 14 3.1.2. Cách hoạt động bổ trợ: 16 3.2. Phân tích môi trường bên ngoài 18 3.2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô 18 3.2.2. Các yếu tố môi trường vi mô 23 3.3. Ma trận Swot của Lotteria tại Việt Nam 26 Chương I: Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm về môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là sự tổng hợp các yếu tố có liên quan và tác động tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố đó được phân chia thành các yếu tố bên trong và bên ngoài. Thêm vào đó, các nhà quản lí không thể kiểm soát trực tiếp các yếu tố đó, dù cho họ có cố gắng nhiều trong việc tác động tới chúng như: Vận động hành lang đối với việc thay đổi các điều luật, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm mới tung ra thị trường nhằm thay đổi trạng thái của người tiêu dùng.... 1.2. Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế Môi trường kinh doanh quốc tế là sự tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc môi trường quốc gia với môi trường nước ngoài, và giữa yếu tố môi trường nước ngoài của 2 quốc gia khi một công ty tại quốc gia này hoạt động kinh doanh với khách hàng của quốc gia khác. 1.3. Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế 1.3.1. Môi trường chính trị pháp luật Hệ thống chính trị là tổng thể những tổ chức thực hiện quyền lực chính trị được xã hội chính thức thừa nhận. Vì vậy, hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan pháp luật, các đảng phái chính trị, các nhóm vận động hành lang và các công dân. Môi trường chính trị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Tác động này có thể là tích cực hoặc không tích cực. Nhìn chung, khi môi trường chính trị mang tính ổn định sẽ là nhân tố thuận lợi thúc đẩy tốt các hoạt động kinh doanh quốc tế. Sự bình ổn của hệ thống chính trị thể hiện trong các yếu tố xung quanh yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Các thể chế bình ổn và không có xung đột tạo điều kiện hài hòa chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế. Ngược lại, môi trường kinh doanh không ổn định, lành mạnh,... sẽ dẫn đến các rủi ro và tác động bất lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Một xã hội càng rối loạn, càng hay càng tiềm ẩn những bất ổn ngay trong lòng thì nguy cơ rủi ro về chính trị ngày càng cao. Những bất ổn xã hội biểu hiện rõ ràng dưới hình thức của các cuộc bãi công, biểu tình, khủng bố, và những xung đột vũ lực. Nhiều khả năng chúng có thể diễn ra ở các quốc gia nhiều sắc tộc, tại những nơi đó, hệ tư tưởng đấu tranh lẫn nhau để dành lấy quyền lực chính trị, hoặc là ở những nền kinh tế cơ chế quản lí kém, lạm phát cao, tiêu chuẩn cuộc sống thấp,... rủi ro chính trị cũng xuất phát từ những mâu thuẫn hay xung đột về chính trị giữa các quốc gia dẫn đến ảnh hưởng tới việc vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp. Rối loạn xã hội có thể là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi đột ngột trong chính quyền, trong chính sách nhà nước và trong một số trường hợp trong cả những cuộc xung đột dân quyền kéo dài. Những xung đột này tác động tiêu cực đến những mục tiêu lợi nhuận kinh tế của một số doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống chính trị tại các quốc gia liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều hết sức cần thiết. Khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh vào một quốc gia theo thể chế dân chủ thì sự tác động của nó sẽ khác biệt so với khi tham gia hoạt động kinh doanh vào một quốc gia theo chế độ xã hội. Với chế độ dân chủ thì chính phủ thực hiện một số chức năng thiết yếu cơ bản phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân như bảo về quốc phòng, duy trì pháp luật và trật tự xã hội, quan hệ ngoại giao, xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học, và các công trình công cộng . Các hoạt động kinh doanh được chi phối bởi quy luật thị trường thì điều này khiến các doanh nghiệp được cạnh tranh công bằng với nhau. Tuy nhiên, với chế độ xã hội chủ nghĩa thì các chính sách bảo hộ vẫn còn tồn tại khiến các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kém lợi thế hơn so với các doanh nghiệp trong nước. 1.3.2. Môi trường pháp luật Ở mỗi quốc gia, hệ thống pháp luật bao gồm những văn bản pháp luật và những văn bản dưới pháp luật, tạo nên một khung pháp lí cho phép hoặc hạn chế các mối quan hệ cụ thể giữa con người và các tổ chức, đưa ra các hình phạt cho những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Môi trường pháp luật của hoạt động kinh doanh quốc tế không chỉ là hệ thống pháp luật của một quốc gia mà còn là những quy định pháp lí của cả tổ chức quốc tế như Công ước, Hiệp ước, Hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa 2 hay nhiều quốc gia hoặc khu vực thỏa thuận thương mại, đầu tư hay thỏa thuận đối tác kinh tế,... Tác động thuận chiều: hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện trong khuôn khổ quốc tế xác định, chịu sự điều chỉnh của Pháp luật quốc gia và quốc tế, vì vậy môi trường pháp luật tác động trực tiếp tới môi trường kinh

Ngày đăng: 26/07/2021, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w