1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo tuổi ngọc

35 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 232,54 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường Mầm non và tiểu học Năm học 2017 – 2018 Tên tiểu luận: CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL

trường Mầm non và tiểu học Năm học 2017 – 2018

Tên tiểu luận: CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH ĐỂ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG VÀ BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI NGỌC, HUYỆN CÀNG LONG,

Trang 2

2.2 Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện

cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại

2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao công tác phối

hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng

chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc 152.4 Kinh nghiệm thực tế về công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và

cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho học sinh 16

3 Kế hoạch hành động nhằm nâng cao công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh

dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc 19

Tài liệu tham khảo

Trang 3

Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015, điều 24quy định “ Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em” Điều 26 quy định

“Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em” Chương VII quy định

“Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáođộc lập với gia đình và xã hội”

Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh

Điều 4 Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp

1 Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;

b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;

c) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinhgiỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học

1

Trang 4

tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khănkhác.

Điều 6 Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường

1 Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

a) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạtđộng giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Banđại diện cha mẹ học sinh trường;

b) Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủtrương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệmchăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;

c) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;

d) Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng,

khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, họcsinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏhọc trở lại tiếp tục đi học;

đ) Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹhọc sinh lớp

Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 Ban hành Quy địnhChuẩn Hiệu trưởng trường mầm non Tiêu chí 13 thuộc tiêu chuẩn 3 điều 6 quy định “Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ” Điều 7 quy định

“ Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã

hội” 1.2 Lý do về lý luận

Công tác phối hợp hoạt động giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha

mẹ học sinh nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục

quy định theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Trong

các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủđại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra,

Trang 5

đóng góp những ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục “Thực sự là của dân, do dân và vì dân”.

Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục tháng 6/1957, Bác Hồcăn dặn “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh Bởi vì giáo dụctrong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong giađình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Giáo dục trong nhàtrường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quảcũng không hoàn toàn”

Trong công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹhọc sinh thì trách nhiệm của Hiệu trưởng là: Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầunăm, xây dựng củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh Tư vấn định hướng cho Banđại diện cha mẹ học sinh hoạt động Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên phối hợpvới gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh

Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai, sức khoẻảnh hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triểncủa trẻ sau này Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người Để thế hệtrẻ được khoẻ mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mớicủa đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nuôi dạy trẻ là yêucầu rất lớn Dư cân và béo phì không chỉ phổ biến ở những nước phát triển mà còntăng dần ở các nước đang phát triển Béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật docác bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp Trẻ em béo phì một yếu tốnguy cơ Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sự sáng tạo, sự phát triển của trẻ Mặtkhác, ở độ tuổi mầm non, cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh, các cơ

quan đang dần hoàn thiện, trẻ vận động nhiều để khám phá xung quanh nhiều nêncần một nguồn năng lượng lớn Lúc này, nếu chế độ ăn không được cung cấp đầy

đủ các chất, trẻ sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng

Trẻ ở độ tuổi mầm non bị suy dinh dưỡng thường có chỉ số cân nặng và chiềucao thấp hơn bạn bè đồng trang lứa Bên cạnh đó, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn

Trang 6

như: Tiêu chảy và viêm đường hô hấp, giảm khả nǎng tiếp thu và học tập Điềuđáng chú ý là những trẻ bị suy dưỡng ở thể vừa và nhẹ thường rất ít khi được ngườinhà phát hiện ra, bởi vậy, nếu không được khắc phục sớm sẽ dễ khiến tình trạngsuy dinh dưỡng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cả vềthể chất lẫn trí tuệ của con.

Chính vì vậy để chăm sóc trẻ không còn bị suy dinh dưỡng và béo phì thì côngtác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh là rấtcần thiết Nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhàtrường với gia đình để thực hiện mục tiêu chăm sóc trẻ tốt hơn

1.3 Lý do thực tiễn

* Thuận lợi

Trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc nằm cặp quốc lộ 53 (Có 3 điểm học) Trường có

2 lớp mầm, 5 lớp chồi và 6 lớp lá Tại điểm chính có 7 lớp học còn lại 6 lớp ở 2điểm lẻ Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sâusắc của Phòng Giáo dục Huyện Càng Long

Cán bộ giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trênchuẩn Luôn nhiệt tình với công việc, có đạo đức tốt và có tinh thần học hỏi đểnâng cao tay nghề, đặc biệt rất yêu thương học sinh của mình Cán bộ giáo viên vànhân viên đều được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, đảm bảo đủ sức khoẻ côngtác, không mắc các bệnh truyền nhiễm

* Khó khăn

Trường có 2 điểm lẻ nên việc quản lý về chăm sóc nuôi dưỡng học sinh gặp khó khăn

Học sinh đa số là ở vùng nông thôn sống với ông bà vì cha mẹ phải đi làm ăn

xa nên việc đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng còn nhiều hạn chế

Còn học sinh ở thị trấn thì phụ huynh chưa chú ý đến bữa ăn cho trẻ dẫn đến nhiều trẻ bị béo phì

Trang 7

Cơ sở vật chất trường còn hạn chế, thiếu phòng học, thiếu giáo viên nêntrường chưa đủ điều kiện để tổ chức bán trú cho trẻ vì vậy việc quản lý khẩu phần

ăn cho trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn

Một số giáo viên chưa tự tin trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh về cáchchăm sóc sức khỏe cho trẻ Tổ chức cuộc họp phụ huynh thì rất ít phụ huynh thamgia họp

Còn nhiều phụ huynh chưa phối hợp cùng nhà trường trong công tác phòngchống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ Chưa quan tâm đến bản tuyên truyền củanhà trường để biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn Chưa nắm được những ảnh hưởngxấu khi trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì

Qua quá trình học tập và nghiên cứu lớp bồi dưỡng Cán bộ Quản lý Mầm non

và Tiểu học do Thầy, Cô trường Cán bộ Quản lý giáo dục – Thành phố Hồ ChíMinh dạy và nhất là qua học tập chuyên đề 13: “Xây dựng và phát triển các mốiquan hệ của trường mầm non” em nhận thấy qua chuyên đề có những biện phápphối hợp giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh rất hay và

em nghĩ là nếu áp dụng những biện pháp của chuyên đề 13 sẽ giải quyết đượcnhững khó khăn mà nhà trường đang gặp phải và đưa chất lượng chăm sóc của nhàtrường ngày một tốt hơn

Chính vì vậy em chọn đề tài “Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm học 2018 – 2019” làm tiểu luận, em hy vọng là sau khi áp dụng vào thực tế sẽ

gặt hái được nhiều thành công trong công tác

2 Tình hình thực tế về công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc

2.1 Khái quát về trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc

Trang 8

Trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc khóm 5 thị trấn Càng Long, huyện Càng Longđược thành lập ngày 01 tháng 09 năm 2006 theo số quyết định: 145/QĐ-UBNDhuyện Càng Long Nhà trường được Uỷ ban nhân dân Huyện Càng Long tiếp nhận

từ trường Tiểu học thị trấn Càng Long B Tổng diện tích là 2639.8 m2, trong đó diệntích phòng học là 1559 m2, diện tích sân chơi là 1080.8 m2 Khoảng cách từ trườngtới các khóm, khu dân cư trong bán kính 1000m thuận tiện cho việc đưa đón trẻ đếntrường Tại điểm chính trường 04 phòng học và 1 văn phòng Bắt đầu từ năm học

2010 - 2011 trường có thêm điểm phụ riêng biệt có 2 lớp được tiếp nhận của trườngTiểu học thị trấn Càng Long C, từng bước trường có trang bị tương đối đầy đủ đồdùng đồ chơi bên trong, đồ chơi ngoài trời cho các điểm lẻ

Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương ổn định, đa số là người dân làm nghềnông, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán Bên cạnh đó, gia đình thuộc hộ nghèo và cậnnghèo còn nhiều, trẻ mồ côi (cha, mẹ), phụ huynh đi làm ăn xa (để con ở nhà sốngvới ông bà) nên chưa chú trọng đến việc học tập, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở nhàchính vì thế nhà trường vẫn gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu năm học Tuynhiên nhà trường được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương đã kịp thờigiúp đỡ, hỗ trợ nhà trường, giúp nhà trường vượt qua khó khăn, cùng với sự nhiệttình của đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên không ngừng phấn đấu vươn lên để đưachất lượng nhà trường ngày càng nâng cao

2.1.1 Tình hình đội ngũ cán - giáo viên - nhân viên trường

- Tổng số CBQL: 02

+ Hiệu trưởng: 01Trình độ chuyên môn: Cử nhân MN

+ Phó Hiệu trưởng: 01Trình độ chuyên môn: Cử nhân MN

- Tổng số giáo viên: 14/ 13 lớp

+ Trong đó giáo viên dạy lớp 5 tuổi: 7 giáo viên

+ Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn: 02/14 GV đạt 14,3%

+ Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn: 12 /14 GV đạt 85,7 %

+ Trong đó giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt trên chuẩn: 7/7 GV đạt 100%

Trang 9

- Tổng số nhân viên: 01Trong đó 01 đại học.

- Hiện tại đội ngũ CBQL, giáo viên nhà trường còn thiếu

+ CBQL hiện thiếu: 01 phó hiệu trưởng

+ Giáo viên hiện thiếu: 7 giáo viên

+ Nhân viên hiện thiếu: 01 nhân viên y tế

- 100% Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đều có chứng chỉ tiếng anh Trong đó: Đạt chứng chỉ A2 có: 5/17 CB, GV; Đạt chứng chỉ B: 12/17 CB, GV

2.1.2 Những kết quả đạt được trong năm học 2017-2018

* Về giáo viên:

- Danh hiệu Lao động tiên tiến: 17/17 CB, GV

- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở: 3/17 CB, GV

- Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 2/17 CB, GV

- 14/14 giáo viên dự thi và đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 1 giáo viên dựthi giáo viên giỏi vòng tỉnh 7 giáo viên dự thi tự làm đồ dùng dạy học cấp huyện đạt

1 giải III, 1 giải khuyến khích Tập thể giáo viên tham gia hội giảng cấp huyện,

thi phụ nữ tài năng đạt giải III, tham gia hội trại tòng quân đạt giải III, tham gia vănnghệ chào mừng 20/10, 20/11, 8/3 cấp huyện Tham gia thi tiếng hát cán bộ đoàncấp huyện đạt giải khuyến khích

* Về học sinh:

- Năm học 2017-2018 trường có tất cả 13 lớp Trong đó: Lớp 5 tuổi: 06 lớp ( tăng 01 lớp so với năm học trước); Lớp 4 tuổi: 05 lớp; Lớp 3 tuổi: 02 lớp

- Tính đến thời điểm hiện nay tổng số trẻ toàn trường là 415 trẻ (tăng 24 trẻ

so với năm học trước ) Trong đó:

+ Trẻ 3 tuổi 50/2 lớp nữ: 27 trẻ dân tộc: 2, nữ dân tộc: 2

+ Trẻ 4 tuổi 157/5 lớp nữ: 64 trẻ dân tộc: 3 Nữ dân tộc: 1

+ Trẻ 5 tuổi: 208/6 lớp nữ: 96 trẻ, dân tộc: 4.Nữ dân tộc: 1

+ Số lớp 5 tuổi : 06 lớp Các lớp đều học 2 buổi trên ngày

- Kết quả SDD cuối năm:

Trang 10

+ Số trẻ SDD thể nhẹ cân: 13/ 415 trẻ Tỷ lệ 3,1 %

+ Số trẻ SDD thể thấp còi: 18/415 Tỷ lệ 4,3%

- Kết quả cân nặng cao hơn tuổi cuối năm: 38/415 Tỷ lệ 9,2%

- Có 3 học sinh tham gia thi sắc màu tuổi thơ cấp huyện đạt 02 giải khuyếnkhích Có 16 học sinh tham gia hội thi “ Sắc xuân” cấp tỉnh đạt giải khuyến khích

* Về cơ sở vật chất: Phòng học có 10 phòng Chia ra: kiên cố 3, bán kiên cố 7

- 3 điểm học: có đủ nhà vệ sinh, có đủ nước sạch cho trẻ sử dụng

- Tính tới thời điểm hiện tại trường đã xây dựng được cổng rào cho cả 3 điểm học đảm bảo an toàn cho trẻ

- 6 lớp lá và 3 lớp chồi, 2 lớp mầm có đủ thiết bị đồ chơi theo danh mục

- Có kiểm kê, rà soát, lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bịdạy học hàng năm Việc tổ chức mua sắm trang thiết bị dạy học thực hiện đúng quyđịnh

2.2 Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng

và protein cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển.SDD làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ

Nguyên nhân: Do dinh dưỡng: nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹthiếu hoặc mất sữa cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng

Do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái

Do ốm đau kéo dài: trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần,biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ… Do điều kiện kinh tế xã hội

Thừa cân béo phì là tình trạng cân nặng vượt quá quy định, tích lũy mỡ tháiquá không bình thường một cách cục bộ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì Trong đó, thói quen trong ănuống: như phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất

Trang 11

là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp Trẻ được nuôi bằng sữa bò cónguy cơ thừa cân - béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein vàmuối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cáchtoàn diện là một quá trình lâu dài liên tục Vì thế, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ củanhiều lực lượng xã hội và nhất là ở nhà trường cần có sự phối hợp tốt giữa nhàtrường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh.

Từ việc nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên nhà trường cần quan tâmđến việc thực hiện chỉ đạo công tác nuôi dưỡng, chăm sóc cũng như việc phối hợpvới cha mẹ trẻ, để đề ra nhiệm vụ và biện pháp cho năm học mới

2.2.1 Xây dựng kế hoạch

Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầmnon đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường phải tự học bỗi dưỡng nâng caonăng lực chuyên môn Vậy làm thế nào để chị em có trình độ chuyên sâu về lĩnhvực chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đòi hỏi cán bộ quản lý phải cố gắng tự học để traudồi kiến thức nâng cao chuyên môn, tham quan học tập các trường bạn, những đồngnghiệp có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo nuôi dưỡng ở cáctrường bạn

Vì vậy ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch phối hợp giữanhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh và chỉ đạo Phó Hiệutrưởng về việc xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ ởtrường Mẫu giáo Tuổi Ngọc để cùng họp thống nhất các chỉ tiêu Sau khi đã thốngnhất các chỉ tiêu Hiệu trưởng thực hiện tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu nămhọc Hiệu trưởng phổ biến cho cha mẹ trẻ biết kế hoạch phòng chống suy dinhdưỡng, béo phì cho trẻ ở trường để cha mẹ trẻ thống nhất cách nuôi dưỡng, chămsóc nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ ở trường

Trong buổi hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm có sự tham gia của Ban đại diệncha mẹ học sinh các lớp và có thảo luận thống nhất chung về cách chăm sóc trẻ suy

Trang 12

dinh dưỡng và trẻ béo phì Buổi hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm thành công mặc

dù vẫn còn vắng một số phụ huynh ở một số lớp

Một số phụ huynh không đến dự là do bận công việc, một phần là phụ huynhchưa quan tâm đến sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ Bên cạnh đó, do buổi hội nghịchưa thu hút, chưa tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin làm rõ sự ảnh hưởng nhưthế nào đến sự phát triển của trẻ sau này nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì

2.2.2 Công tác chỉ đạo

Trước tình hình phụ huynh chưa quan tâm đến sức khỏe của trẻ Hiệu trưởng

đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và giađình học sinh cần chú ý đến vấn đề sau để việc phối hợp với phụ huynh đạt hiệuquả

Hiệu trưởng chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung: Bồi dưỡng kiếnthức chăm sóc, dinh dưỡng qua tham dự các lớp tập huấn của Phòng giáo dục tổchức nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho trẻ

Hướng dẫn cân đo, theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong lớp

Tổ chức các buổi thảo luận để chị em trao đổi kinh nghiệm trong công tácchăm sóc trẻ, về cách tổ chức ăn giữa buổi cho khoa học hợp lý

Vì trên thực tế, việc tổ chức giờ ăn giữa buổi cho trẻ cô giáo mới chỉ lưu ý giờ

ăn làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ ăn ngonmiệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn Đặc biệt là cách chăm sóc nhữngtrẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì VD: Đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trong giờ

ăn của trẻ yêu cầu cô giáo phải luôn động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất

Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng xây dựng chuyên đề giáo dục thể chấtvới mục đích tăng cường cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, các trò chơi dângian nhằm phát triển thể chất cho trẻ

VD: Trong các giờ học và hoạt động vui chơi các cô giáo giải thích cho trẻthấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, da

dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ ốm yếu Hoặc nhóm

Trang 13

thực phẩm bột đường chất béo ta nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều sẽ làmcho cơ thể béo phì…

Trong công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với ban đại diện cha mẹhọc sinh lớp và gia đình học sinh đã thu được kết quả như sau: một số giáo viên cóđổi mới phương pháp phối hợp hiệu quả, bên cạnh đó còn một số chưa mạnh dạn tựtin trong công tác phối hợp vì vậy hiệu quả đạt chưa cao

Hiệu trưởng có chỉ đạo chung và tin tưởng vào đội ngũ giáo viên sẽ thực hiệntốt Tuy nhiên Hiệu trưởng chưa tham gia họp phụ huynh cùng với giáo viên chưamạnh dạn tự tin trong giao tiếp và hướng dẫn giáo viên cách phối hợp với phụhuynh tốt nhất

2.2.3 Tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng đã thực hiện chỉ đạo nội dung, hình thức tuyên truyền đến cha mẹhọc sinh như sau: Đầu năm tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của việccho trẻ đến trường Vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường bằng cách treo khẩuhiệu “Hưởng ứng ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” trước cổng trường cho phụhuynh thấy Phối hợp cùng tổ trưởng các khóm hướng dẫn và cùng giáo viên củatrường đến nhà người dân vận động đưa trẻ đến trường Phối hợp phát loa đưa trẻđến trường ở các khóm Đầu năm đã vận động được 100 % trẻ 5 tuổi trong địa bànthị trấn Càng Long đến trường

Qua công tác vận động: Phụ huynh hỗ trợ 800.000đ mua quà trung thu cho trẻ,

02 cái quạt treo tường và 100 quyển tập phát thưởng cuối năm cho trẻ Nhà trườngcòn vận động phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu đã qua sử dụng xây dựng cácgóc chơi cho trẻ hoạt động như: góc chơi vận động phụ huynh khóm 5 hỗ trợ 50hộp sữa lớn; Góc nghệ thuật phụ huynh khóm 3 hỗ trợ nhiều hạt me, dây lát, lá dừa,

lá chuối; Góc chơi cát nước phụ huynh khóm 5 hỗ trợ 60 chai nước suối, phẩmmàu, 1 lọ đường , 1 lọ dầu ăn, sỏi; Góc thiên nhiên phụ huynh khóm 9 hỗ trợ phânvào chậu kiểng và nhiều hoa kiểng

Trang 14

Tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm,các dịch bệnh theo mùa, cách phòng chống bệnh: Tay – chân – miệng, sốt xuấthuyết, đau mắt đỏ…, cách chăm sóc răng miệng, cách rửa tay bằng xà phòng, cáchphòng tránh tai nạn thương tích với hình thức giáo dục trẻ cách giữ gìn vệ sinh cánhân, cách rèn kỹ năng sống, nề nếp cho trẻ khi ở nhà: các lớp đã tổ chức hướngdẫn từng bước cách chải răng đúng cách và 6 bước rửa tay bằng xà phòng cho trẻ;Hướng dẫn cách phòng tránh tai nạn thương tích thường gặp: Giáo viên khối lá củatrường đưa ra các tình huống và cho trẻ xử lý tình huống theo cách của trẻ và côchuẩn xác lại cách đúng nhất.

Ngoài ra để công tác phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả cao,giáo viên phối kết hợp với bố mẹ tăng cường cách chăm sóc trẻ đặc biệt như sau:

* Đối với các cháu thể trạng suy dinh dưỡng không tăng cân:

- Tìm nguyên nhân: Trẻ đang mắc bệnh hoặc mới khỏi bệnh chưa phục hồi,kém ăn, thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ, vui chơi không phù hợp, do các bà

mẹ thiếu kiến thức về nuôi con hay cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, cho con ăn không

đủ chất, không đúng giờ

- Cách khắc phục:

+ Phối hợp với gia đình, quan tâm theo dõi, gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ

chu đáo, thường xuyên động viên, khích lệ cho trẻ ăn hết xuất, điều chỉnh chế độ

ăn, chú ý thức ăn bổ sung, tăng lượng ăn tinh bột, các món chiên, xào có nhiều mỡ,uống thêm sữa và nước ép trái cây…

+ Tổ chức cho trẻ được hoạt động thể lực giúp trẻ ăn ngon miệng, nghỉ ngơi thoải mái đảm bảo đủ thời gian ngủ

+ Trao đổi, phổ biến cho các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống suydinh dưỡng Cụ thể là: Xây dựng thưc đơn hợp lý, đối với những trẻ suy dinh dưỡngnhiều tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị Theo dõi trẻ qua chấm biểu đồtăng trưởng Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng

tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất

Trang 15

dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí.Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu

để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng , trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến

bị suy dinh dưỡng Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng : Phấn đấu bữa ǎnnào cũng có đủ 4 món cân đối Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 mónnữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá,thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng

bổ sung , luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng, chǎm sóc về tâm lý, tìnhcảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn Dùngnguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểutiện Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh

* Đối với các cháu ở thể béo phì và có biểu hiện béo phì:

- Biện pháp giảm tốc độ tăng cân:

+ Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn: Bánh kẹo, kem, sữa, các món ănchiên, xào Cần ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt, ăn điều độ, không ăn quá no không

bỏ bữa, không bị quá đói, ăn nhiều vào bữa sáng, giảm nhẹ vào chiều tối, khôngnên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ

+ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực như: chạy, nhảy dây, đá bóng, nhảy cò chẹp, lao động tự phục vụ, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo và các bạn

+ Hạn chế xem ti vi, video, trò chơi điện tử

+ Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày và hoạt động của trẻ

+ Tuyên truyền, phổ biến cho các bậc cha mẹ học sinh biết cách phòng chốngbéo phì ở trẻ Cụ thể là: Sinh hoạt điều độ, hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử hoặc thứcquá khuya Về ăn uống, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường;khuyến khích ăn rau và hoa quả Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo

vi chất dinh dưỡng và đồ uống có đường Cha mẹ cần phối hợp

với nhà trường để phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì để xử trí

Trang 16

kịp thời Chế biến khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loạithức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó Nếu uống sữa nên uống không đường,trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ) Không nên uống sữa đặc có đường Chếbiến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho Nên nhai

kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói,trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn Nên ăn nhiều vào bữasáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối Nên ăn nhiều rau xanh, quả

ít ngọt Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.Cháo, bột cần có mức năng lượng thấp, không cho thêm các thực phẩm nhiều béovào bát bột, cháo của trẻ như: bơ, phomat, sữa giàu béo Trẻ ăn uống hoạt động tíchcực để phòng thừa cân, béo phì Hạn chế tối đa cho trẻ uống các loại nước ngọt có

ga Cho trẻ ăn ít các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường Không nên

dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat,kem, nước ngọt trong nhà Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ Sovới điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn,giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt

Công tác tổ chức thực phối hợp với gia đình và cha mẹ trẻ được sự đồng tình

và ủng hộ phối hợp của phụ huynh Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh chưaquan tâm đến trẻ Tổ chức thực hiện chưa phong phú chưa thu hút phụ huynh thamgia

2.2.4 Công tác kiểm tra

Hiệu trưởng quản lý theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định: Kiểm traviệc tổ chức cho trẻ ăn giữa buổi; kiểm tra việc thực hiện quy trình rửa tay của trẻ ởlớp; Kiểm tra việc theo dõi cân đo sức khoẻ của trẻ: Trẻ đến trường được cân đo 3tháng 1 lần Sau mỗi lần cân đo các lớp tổng hợp kết quả tuyên truyền cho phụhuynh nắm được sức khoẻ của con em mình để cùng phối hợp chăm sóc trẻ Căn cứvào kết quả cân đo đầu năm để giao chỉ tiêu phấn đấu cụ thể cho các lớp và toàntrường Đối với trẻ sụt cân, giữ cân, sau mỗi đợt cân Phó Hiệu trưởng và giáo viên

Trang 17

phụ trách y tế kiểm tra xem giáo viên cân đã đúng chưa Với những cháu béo phì vàsuy dinh dưỡng lập thêm danh sách theo dõi riêng để cân đo theo dõi hàng tháng.

Tuy nhiên việc kiểm tra chưa thường xuyên

Hiệu trưởng chưa đến trực tiếp các lớp và trao đổi trực tiếp với phụ huynh ởcác lớp Chưa cùng giáo viên đưa ra các biện pháp khắc phục Chưa có hình thứcnêu gương cho giáo viên thực hiện tốt việc phòng chống suy dinh dưỡng, béo phìcho trẻ ở lớp

2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc

2.3.1 Điểm mạnh

Trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc đã thực hiện xây dựng kế hoạch về công tác phốihợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chốngsuy dinh dưỡng, béo phì cho học sinh tại trường

Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinhdưỡng, béo phì cho học sinh tại trường rõ ràng, cụ thể

Hiệu trưởng luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên cập nhật các kiến thức nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Hiệu trưởng chỉ đạo tốt công tác tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh về cáchnuôi dạy con theo khoa học, cách phòng bệnh, phòng tránh tai nạn thương tích,cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì…

Hiệu trưởng có tham gia kiểm tra kết quả cân đo cho trẻ ở lớp

2.3.2 Điểm yếu

Hiệu trưởng chỉ đạo hình thức tuyên truyền chưa phong phú, hình ảnh tuyêntruyền các lớp chưa thay đổi theo từng tháng kịp thời, nội dung tuyên truyền chưarõ

Hiệu trưởng chưa tham gia họp phụ huynh cùng với giáo viên chưa mạnh dạn

tự tin trong giao tiếp và hướng dẫn giáo viên cách phối hợp với phụ huynh tốt nhất

Ngày đăng: 25/07/2021, 10:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chuyên đề 13 “Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của trường mầm non” 2013, Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của trường mầm non
2. Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 ( Có điều chỉnh, sửa đổi một số điều vào năm 2009) Khác
3.Điều lệ trường mầm non Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 Khác
4. Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh Khác
5. Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non Khác
7. Báo cáo năm học 2017 - 2018 của Trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w