Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhắc đến văn hóa Việt chúng ta không thể không nhắc đến văn hóa
ẩm thực bởi văn hóa bao gồm nhiều thành tố, ẩm thực cũng là một trongnhững thành tố của văn hóa Trong muôn ngàn hương vị phong phú của món
ăn Việt Nam, món ăn từng vùng miền tạo nên một sắc thái riêng Mỗi vùngngoài những đặc điểm chung, lại có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặctrưng của vùng đất đó Đó là phong tục, thói quen và văn hóa của từng vùng.Cái chung, cái riêng hòa trộn khiến phong cách ẩm thực Việt Nam rất phongphú Mỗi vùng, miền đều có cách chế biến món ăn khác nhau, cách thưởngthức khác nhau
Cũng như nhiều địa phương khác, trên mảnh đất Việt Nam mỗi nơiđều có những món bánh tuy dân dã nhưng mang đậm bản sắc vùng miền.Nhắc tới vùng quê Kinh Bắc với những điệu quan họ làm say đắm lòngngười, ta không thể không nhắc đến một loại bánh ngon nổi tiếng và đượccoi là đặc sản của Bắc Ninh: bánh phu thê Bánh phu thê có ở rất nhiều nơi,nhưng nổi bật nhất là ở làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh -nơi giữ được truyền thống lâu đời làm bánh phu thê Từ khi ra đời cho đếnnay, bánh phu thê vẫn giữ nguyên vẹn giá trị và gắn bó gần gũi với đời sốngcủa mọi người dân Bắc Ninh
Đây là món bánh đặc sản của vùng luôn gây sự chú ý cho mọi ngườikhi đặt chân đến Bắc Ninh Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên, còn
ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó.Qua món bánh phu thê ta có thể hiểu hơn về văn hóa ẩm thực của ngườimiền Bắc nói chung, người Bắc Ninh nói riêng trên cả phương diện văn hóavật chất và văn hóa tinh thần Đây là thứ đặc sản không những mang đậm
Trang 2chất quê hương mà còn là nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc Trongchiếc bánh đơn sơ ấy chất chứa bao nhiêu những nét đẹp văn hóa của ngườidân Việt
Là một sinh viên ngành văn hóa học, tìm hiểu “Bản sắc văn hóa Bắc
Ninh qua món bánh phu thê” là một đề tài hấp dẫn thôi thúc tôi tìm hiểu
nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho mình về văn hóa Bên cạnh đó, đâycũng là dịp để tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về bản sắc của văn hóa địaphương mình Đó là lý do tôi chọn đề tài này
2 Mục đích nghiên cứu
Bánh phu thê là một đặc sản của tỉnh Bắc Ninh, là một nét đặc trưngcủa nền văn hóa Kinh Bắc Đây là một loại bánh có vị trí quan trọng tronglòng mỗi người dân tỉnh Bắc Ninh nói chung, người dân làng Đình Bảng nóiriêng Vì vậy mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu sâuhơn về món bánh phu thê; để có những hiểu biết chính xác về nguồn gốchình thành, xuất xứ, cách thức chế biến… của món bánh này Qua đó hiểuthêm về bản chất con người, bản sắc văn hóa cũng như đặc điểm địa chí củaBắc Ninh quy định cách thức ăn uống, đặc trưng món bánh Đồng thời cóthể hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực dân gian miền Bắc nói chung, Bắc Ninhnói riêng trong cơ tầng văn hóa ẩm thực Việt Nam Và hơn nữa là để nângcao thương hiệu bánh phu thê ở Bắc Ninh, thấy được nét đặc sắc cũng nhưtầm quan trọng của món bánh đối với mọi người dân nơi đây góp phần tìmhiểu bản sắc văn hóa Bắc Ninh
Trang 3Trong cuốn sách “Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn miền
Bắc” do Băng Sơn, Mai Khôi biên khảo và sáng tác đã nêu những kiến thức
cơ bản nhất về món bánh này Cuốn sách không chỉ đề cập đến xuất xứ vànghệ thuật chế biến bánh phu thê mà còn giới thiệu bản sắc của văn hóa ẩmthực Bắc Ninh qua cách chế biến Nhưng với sự nghiên cứu dàn trải các món
ăn miền Bắc nên phần viết về bánh phu thê chỉ là một mảng nhỏ
Bàn về món ăn Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến công
trình nghiên cứu “Văn hóa ẩm thực Kinh Bắc” của Trần Quốc Thịnh Tác
giả đã viết về một kho tàng văn hóa ẩm thực Kinh Bắc Chúng ta rất ngạcnhiên khi được tác giả cho biết vùng đất được gọi là "Xứ Bắc - Kinh Bắc -
Hà Bắc - Bắc Ninh", quê hương của các vua triều Lý (thế kỷ XI - XII) đãsáng tạo thành công một kho tàng văn hóa ẩm thực đồ sộ đếm được trên mộtngàn món ăn: món ăn theo phong tục, theo tập quán: món xôi chè, món cơmcháo, món bánh kẹo, món đường mứt, các món rượu, các món bánh… kèmtheo là gần một trăm giai thoại và truyện cười liên quan tới việc ăn uống quádồi dào và độc đáo ở vùng đất kỳ lạ này trên bản đồ văn hóa ẩm thực ViệtNam Trong cuốn sách tác giả có viết về bánh phu thê ở vùng Kinh Bắc Tuyvậy tác giả chỉ nghiên cứu một cách tổng quát về nguồn gốc, xuất xứ, cáchthức làm bánh mà chưa đi vào tìm hiểu sâu ý nghĩa của bánh phu thê
Trong cuốn “Giáo trình văn hóa ẩm thực Việt Nam” của Nguyễn Thị
Diệu Thảo có viết về các đặc sản tiêu biểu ở các vùng miền khắp đất nướctrong đó có tìm hiểu về xuất xứ cũng như đặc điểm bánh phu thê ở BắcNinh Tuy vậy cuốn sách chỉ tìm hiểu về ý nghĩa tên bánh mà không nghiêncứu sâu về món bánh nên không thấy được bản sắc văn hóa của Bắc Ninhthể hiện qua món bánh
Trang 4Cuốn sách “Bản sắc ẩm thực Việt Nam” do Tiến sĩ sử học Nguyễn
Nhã chủ biên viết về văn hóa ẩm thực theo vùng miền trong đó có nêu lênbản sắc của văn hóa ẩm thực Bắc Ninh nói chung
Cuốn "Các món ăn dân tộc cổ truyền" của tác giả Nguyễn Ðức Khoa
có giới thiệu về nguồn gốc và cách thức chế biến món bánh phu thê ở BắcNinh
Trong cuốn “Từ điển các món ăn Việt Nam” do hai tác giả Nguyễn
Loan và Nguyễn Hoa biên soạn cũng giới thiệu về quy trình làm bánh phuthê Bắc Ninh
Cuốn sách “Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam” của nhà nghiên
cứu Xuân Huy viết đã trình bày các phong tục, tập quán liên quan tới ănuống Trước tiên tác giả giới thiệu 25 món ăn chính của người Việt toànquốc, tiếp sau là 35 món tiêu biểu cho "hương hoa đất Bắc", 32 món tiêubiểu cho "phong vị miền Trung" và 43 món tiêu biểu cho "hào phóng miềnNam" Trong đó tác giả có viết về quy trình thực hiện món bánh phu thê ởBắc Ninh
Trong cuốn “Từ điển văn hóa ẩm thực Việt Nam” của ba tác giả :
Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Huế, với lời giới thiệu của
Tô Ngọc Thanh cũng có viết về món bánh phu thê này
Và còn rất nhiều bài viết về bánh phu thê ở Bắc Ninh trên các phươngtiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí…
Tuy nhiên, trong những công trình đã được công bố chưa có một côngtrình nào chuyên sâu vào nghiên cứu bánh phu thê trong cơ tầng văn hóa
Bắc Ninh Vì vậy, tìm hiểu “Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu
thê” là một đề tài hoàn toàn mới Do đó tôi đi sâu vào nghiên cứu để có cái
nhìn tổng quát hơn về bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh này
Trang 5Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá của các nhànghiên cứu tôi đã phát triển để hoàn thiện đề tài của mình.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu “Bản sắc văn hóa Bắc
Ninh qua món bánh phu thê”.
Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu về nguồn gốc hình thành, xuất xứ, quytrình chế biến, đặc trưng cũng giá trị của bánh phu thê để qua đó thấy đượcbản sắc văn hóa của vùng Kinh Bắc dưới góc nhìn văn hóa
5 Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứusau :
Phương pháp lịch sử - logic
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp thực chứng - khảo sát
Phương pháp tổng quan tư liệu
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, đề tài còn có phần mục lục vàthư mục tài liệu tham khảo
Phần nội dung gồm hai chương chính:
Chương I: Tổng quan về Bắc Ninh và ẩm thực Bắc Ninh
Chương II: Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê
Trang 6NỘI DUNGChương I Tổng quan về Bắc Ninh và ẩm thực Bắc Ninh
Bắc Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, liền kề với thủ
đô Hà Nội và có hệ thống đường giao thông quan trọng của quốc gia đi qua;nối liền tỉnh với trung tâm kinh tế, văn hoá , thương mại của vùng
Với vị trí địa lý đó, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu vàphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ nhưsông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hànghoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước
Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn thứ haitrong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xãhội, giá trị lịch sử văn hoá đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giaocông nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước Hà Nội sẽ là thịtrường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷsản…
Trang 7Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao,thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc sẽ cótác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế củaBắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản vàdịch vụ du lịch
Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nốigiữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưuchính với Trung Quốc nên có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1 Địa hình
Phần lớn diện tích là đồng bằng, đồi núi chỉ chiếm khoảng 0,53%, chủyếu tập trung ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du Nhìn chung, bề mặt địa hìnhcủa tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và
từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống
và sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằngthường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế
Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300 - 400m Diện tích đồi núi chiếm tỷ
lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Ngoài ra còn một
số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ,Yên Phong
Đặc điểm nổi bật của địa hình là đồng bằng chiếm diện tích lớn trongtổng số diện tích đất tự nhiên của tỉnh nên có điều kiện sản xuất lương thực,thực phẩm… tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Ninh trở thành một vùng nôngnghiệp trù phú
Trang 81.1.2.2 Khí hậu
Bắc Ninh thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh vàmùa khô rõ rệt, phân làm bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) Lượng mưa trungbình trong năm 1.800mm, số giờ nắng khoảng 1.700 giờ/năm, thích hợp chotrồng lúa và các cây công nghiệp, cây thực phẩm khác Hàng năm có 2 mùagió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắcthịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Namthịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào Mưa tậptrung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưatrong năm
Với kiểu khí hậu 4 mùa có mùa đông lạnh đã làm cho khí khí hậu BắcNinh dịu hoà, thích hợp với nhiều loại cây trồng và gia súc và cũng thíchhợp với điều kiện sinh lí của con người, thuận lợi cho sự pháp triển kinh tếnhất là sản xuất nông nghiệp
1.1.2.3 Nguồn nước
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khácao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km² Tỉnh có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồmsông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa nhưsông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, sông Đồng Khởi,sông Đại Quảng Bình
Với mạng lưới sông ngòi dày đặc nên rất thuận lợi cho viêc tưới tiêutrong sản xuất nông nghiệp và phát triển thủy điện của vùng Ngoài ra có thể
Trang 9khai thác để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó cócác hoạt động của đô thị
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên – môi trường
1.1.3.2 Tài nguyên khoáng sản
Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xâydựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ởQuế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kếtvới trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh có trữlượng khoảng 300.000 m³ Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữlượng 60.000 - 200.000 tấn
1.1.3.3 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 803,87 km², trong đó đất nôngnghiệp chiếm 64,7%, đất lâm nghiệp 0,7%, đất chuyên dùng và đất thổ cưchiếm 23,5%, đất chưa sử dụng còn 11,1% Đất đai được phù sa các sôngCầu, sông Đuống và sông Thái Bình bồi đắp quanh năm nên khá màu mỡ
Cả tỉnh còn 12.750 ha đất trũng ngập ở các huyện: Gia Bình, Quế Võ,Lương Tài, Yên Phong Đất mặt nước chưa sử dụng là 3.114,5 ha, diện tíchmột vụ còn 7.462,5 ha Tiềm năng đất đai của tỉnh còn lớn, có thể khai thác
sử dụng để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế
Trang 101.1.4 Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2007, Bắc Ninh có 1.028.844 người Trong
đó dân số nông thôn chiếm trên 76,5%, dân số thành thị chiếm 23,5%.Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân sốthành thị và giảm dân số nông thôn
Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động Vớichất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng laođộng hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, vănhóa - xã hội của tỉnh
1.1.5 Kinh tế
Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế BắcNinh có những bước phát triển đáng kể Sản xuất hàng hoá phát triển, cơ cấukinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt làsản xuất lương thực tăng trưởng cao Công nghiệp, dịch vụ, nhất là côngnghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường Sảnxuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng Đặc biệt hệthống 61 làng nghề truyền thống như: đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắtthép (Gia Hội - Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Kim Sơn) đã và đangphát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn góp phần không nhỏ cho sự pháttriển kinh tế của tỉnh Đồng thời với hàng loạt địa danh gắn liền với các ditích – lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống đã thu hút đông đảo khách du lịchgóp phần phát triển du lịch Bắc Ninh để phát triển kinh tế nói chung
Trong những năm qua, kinh tế Bắc Ninh đã có bước phát triển, tổngGDP tăng bình quân 12,9% (năm 2001 GDP tăng 14,1%), trong đó nôngnghiệp tăng bình quân 6,4%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng bình quân23,1%, thương mại dịch vụ tăng 12,0%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân
Trang 1124,5%, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 18,6% Tổng sản phẩm trongtỉnh (GDP) năm 2001 ước đạt gần 5.300 tỷ đồng, đứng thứ 6 miền Bắc (sau
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên Cơ cấu nông,lâm thủy sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ: 34% - 37% - 29%
1.1.5.1 Ngành nông nghiệp
Với địa hình tương đối bằng phẳng, thời tiết khí hậu ôn hòa, nguồnnước phong phú, đất đai màu mỡ do được bồi đắp phù sa của hệ thống sôngHồng và sông Thái Bình nên rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp.Bắc Ninh đã phát triển nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đô thị, cung cấplương thực, thực phẩm rau sạch: nhất là rau xanh, hoa tươi, cây cảnh, thuỷsản, thịt lợn nạc, bò sữa…với chất lượng cao cho các thị trường lớn như HàNội, Hải Phòng, Quảng Ninh…
1.1.5.2 Ngành công nghiệp – xây dựng
Do có lợi thế về địa lý, gần thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao thông phát triển, kết cấu hạ tầng đangđược hoàn chỉnh, Bắc Ninh có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp.Tỉnh đang có nhiều lợi thế phát triển mạnh các ngành như: cơ khí, kỹ thuậtđiện, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản đặc biệt đồ gỗ cao cấp, chế biếnlương thực, thực phẩm, dệt may
1.1.5.3 Ngành dịch vụ
Bắc Ninh hiện có tiềm năng du lịch rất lớn Với hàng loạt địa danhgắn liền với di tích lịch sử - văn hoá và con người Kinh Bắc Tỉnh đang ngàycàng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch nên ngànhdịch vụ ngày càng phát triển hơn góp phần phát triển kinh tế của vùng
Trang 121.1.6 Văn hóa – xã hội, di tích lịch sử
Bắc Ninh được coi là “Vùng đất Văn hiến”, nằm ở trung tâm của châuthổ sông Hồng, là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ nêntỉnh sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa với một vị trí đặc biệt tronglịch sử dân tộc và văn hoá Việt Nam
Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lõicủa quốc gia Văn Lang - Âu Lạc Từ mấy nghìn năm trước, người Việt cổ đã
cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ HuyệnKhê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợplàm thủ công mỹ nghệ
Khu di tích Luy Lâu rộng hàng trăm ha với hệ thống các công trìnhthành luỹ, đền chùa, phố xá, chợ, bến, kho tàng, dinh thự, các khu sản xuấtgạch ngói, các làng nông nghiệp, làng thợ, làng buôn, khu môn địa Đâycòn là khu di tích thời Bắc thuộc lớn nhất Việt Nam hiện nay
Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập và trao đổi kinh tế là quá trìnhtiếp xúc, hội nhập văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo giữa Việt Nam và các nướctrong khu vực mà trung tâm cũng vẫn là Luy Lâu Nơi đây còn nổi tiếng vớitrung tâm Phật giáo và những ngôi chùa có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trúcrất công phu, tài nghệ như: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa BútTháp, chùa Tiêu Sơn, Cổ Pháp
1.1.6.1 Lễ hội
Bắc Ninh được mệnh danh là vương quốc của lễ hội với sinh hoạt vănhoá dân gian nổi tiếng chủ yếu là hội chùa, hội đền Hàng năm, trên địa bàntỉnh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau Trong đó có nhiều lễ hội lớnnổi tiếng cả vùng và cả nước như: hội Gióng (9-4), hội Dâu (8-4), hội đền
Đô, hội Lim, hội Chùa Phật Tích
Trang 131.1.6.2 Di tích, di sản văn hóa
Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài… Nơi đâynổi tiếng với nhiều di tích, di sản văn hóa lâu đời như: chùa Bút Tháp, chùaDâu, chùa Phật Tích, đền Lý Bát Đế, đình làng Đình Bảng…
1.1.6.4 Danh nhân
Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyềnthống hiếu học và khoa bảng Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 nămkhoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ Trong đó
có rất nhiều người đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như LêVăn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan,Nguyễn Cao Họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao vàcòn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc
1.2 Tổng quan về ẩm thực Bắc Ninh
Bắc Ninh là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt Đây lànơi tập trung những món ăn hấp dẫn, lôi cuốn thực khách mọi miền đấtnước, cũng như thực khách nước ngoài muốn tìm hiểu về ẩm thực Bắc Ninh
Các món ăn của Bắc Ninh không cầu kì dù tất cả các nguyên liệu,thực phẩm rất dồi dào, phong phú Ẩm thực Bắc Ninh bên cạnh các tính chấtchung của ẩm thực miền Bắc với cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật, thiên về
sự no đủ còn có nét riêng không lẫn với bất cứ nơi đâu
Trang 14Bắc Ninh giao lưu văn hóa với các vùng trong cả nước trong đó đặcbiệt là Hà Nội nên văn hóa nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng rất đa dạng
về món ăn và cách thức chế biến bởi ẩm thực Hà Nội là đại diện tiêu biểunhất của tinh hoa văn hóa miền Bắc Việt Nam Đó là bản sắc văn hóa ẩmthực của Bắc Ninh
Chương II: Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê
2.1 Giới thuyết thuật ngữ
2.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của
xã hội loài người
Theo tài liệu năm 1995 của UNESCO thì “văn hóa” có thể được hiểutheo hai nghĩa: Thứ nhất, văn hóa của một nước là những sinh hoạt trong
“lĩnh vực văn hóa”, hay là “khu vực công nghiệp văn hóa” của nước ấy Đó
là viết văn, làm thơ, tạc tượng, vẽ tranh… nói chung là những hoạt động cótính văn chương nghệ thuật Thứ hai, nhìn theo quan điểm nhân chủng và xãhội học, văn hóa là tập hợp những phong thái, tập quán, tín ngưỡng, là nềntảng, là chất keo không thể thiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn của xã hội
Nó là hiện thân những giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có thể biến đổi
từ thế hệ này sang thế hệ khác
Văn hóa gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội nhưngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, cácphương tiện… Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là mộtphần của văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triểntrong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại thamgia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Vănhóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội
Trang 15hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tươngtác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người vàcủa xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống vàhành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà docon người tạo ra.
Như vậy, có thể xem văn hóa là cái còn đọng lại, tinh túy nhất, không
dễ thay đổi của một dân tộc, đó là nếp sống của một dân tộc
2.1.2 Bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, là cái chảy ngầm bên trong, là nét đặc
trưng riêng của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển,giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác Bản sắc văn hóa thể hiện trongtất cả các lĩnh vực của đời sống, ý thức của một cộng đồng: cội nguồn, cách
tư duy, cách sống, sáng tạo văn hóa, khoa học - nghệ thuật Bản sắc vănhóa có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt cáccộng đồng với nhau Quan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thểtrong một cộng đồng phải có
2.1.3 Khái niệm ẩm thực
Ẩm thực là những nguyên liệu cần và đủ để chế biến nên các món ăn,
ẩm thực cũng được hiểu là thưởng thức những món ăn
Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống Theo NguyễnVăn Dương nghiên cứu về ẩm thực trong ngôn ngữ, thì từ “ăn” trong tiếngviệt có số lượng ngữ nghĩa và số lượng từ ghép rất phong phú, có đến 15/20ngữ nghĩa được nêu trong từ điển Tiếng Việt có liên quan đến “ăn” Sở dĩ từ
“ăn” chiếm vị trí lớn ngôn ngữ và tư duy người Việt vì từ xưa đến đầu thế kỷ
XX, nước ta đất hẹp, kỹ thuật chưa phát triển, mức sống còn thấp do đó cái
ăn luôn là yếu tố quan trọng nhất: “có thực mới vực mới vực được đạo”, “dĩthực vi tiên”… Bên cạnh “ăn” thì “uống” cũng chiếm vị trí quan trọng trong
Trang 16ngôn ngữ Việt Ngoài nghĩa thông thường là uống cho hết khát, từ “uống”trong từ ghép “ăn uống”có nghĩa là uống rượu Hiện nay trong ngôn ngữ đờithường dùng từ “nhậu” để chỉ việc uống rượu Tuy nhiên trong các từ điểncủa Huỳnh Tịnh Của (1895-1896) của Génibrel (1898), thì “nhậu” chỉ có
nghĩa là uống, không chỉ uống rượu Trong “Việt Nam tân từ điển” của
Thanh Nghị (1952) thì từ “nhậu” đã mang nghĩa rõ hơn là “Uống, thường làuống rượu”
2.1.4 Khái niệm văn hoá ẩm thực
Trong cuốn “Từ điển Việt Nam thông dụng”, định nghĩa văn hóa ẩm
thực được hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trongtổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tìnhcảm… Khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình,làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trongcách thức ứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộngđồng ấy
Theo nghĩa hẹp, “Văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị củacon người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng
kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống vàcách thưởng thức món ăn
Hay có định nghĩa nêu “Văn hoá ẩm thực” là những gì liên quan đến
ăn, uống nhưng mang nét đặc trưng của mỗi cộng đồng cư dân khác nhau,thể hiện cách chế biến và thưởng thức các món ăn, uống khác nhau, phảnảnh đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của tộc người đó
Theo Jean Anthelme Brillat Savarin “Văn hóa ẩm thực” là một biểuhiện quan trọng trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa