Văn hóa ẩm thực Bắc Ninh qua món bánh phu thê

MỤC LỤC

Ngành nông nghiệp

Với địa hình tương đối bằng phẳng, thời tiết khí hậu ôn hòa, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ do được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp. Bắc Ninh đã phát triển nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đô thị, cung cấp lương thực, thực phẩm rau sạch: nhất là rau xanh, hoa tươi, cây cảnh, thuỷ sản, thịt lợn nạc, bò sữa…với chất lượng cao cho các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh….

Văn hóa – xã hội, di tích lịch sử

    Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài… Nơi đây nổi tiếng với nhiều di tích, di sản văn hóa lâu đời như: chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Lý Bát Đế, đình làng Đình Bảng…. Kinh Bắc có nhiều làng nghề nghệ thuật như làng tranh Đông Hồ, làng hát ca trù Thanh Tương, làng rối nước Đồng Kỵ, Bùi Xá, Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bảo. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng.

    Trong đó có rất nhiều người đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao. Họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc.

    Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê 2.1. Giới thuyết thuật ngữ

    • Giới thiệu món bánh phu thê ở Bắc Ninh 1. Nguồn gốc
      • Đặc trưng văn hóa ẩm thực qua món bánh phu thê 1. Tính hài hòa trong món bánh phu thê
        • Vai trò của bánh phu thê trong truyền thống và hiện nay 1. Truyền thống
          • Giá trị ẩm thực của Bắc Ninh qua món bánh phu thê 1. Giá trị kinh tế

            Bắc Ninh giao lưu văn hóa với các vùng trong cả nước trong đó đặc biệt là Hà Nội nên văn hóa nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng rất đa dạng về món ăn và cách thức chế biến bởi ẩm thực Hà Nội là đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa văn hóa miền Bắc Việt Nam. Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm… Khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách thức ứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Theo nghĩa hẹp, “Văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn.

            Hay có định nghĩa nêu “Văn hoá ẩm thực” là những gì liên quan đến ăn, uống nhưng mang nét đặc trưng của mỗi cộng đồng cư dân khác nhau, thể hiện cách chế biến và thưởng thức các món ăn, uống khác nhau, phản ảnh đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của tộc người đó. Có cặp vợ chồng đã làm và dâng lên vua một thứ bánh được kết hợp giữa bột gạo nếp và những nguyên liệu tự nhiên khiến cho bánh không chỉ nhìn bắt mắt mà còn thơm ngon. Sở dĩ gọi là bánh phu thê vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.

            Và tên gọi ấy như ý nghĩa hơn khi người vợ đã khéo léo đưa triết lí âm dương vào chiếc bánh với vỏ bánh vuông, nhân bánh tròn như là biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời, của tình phu thê. Để tạo ra hình dạng chiếc bánh phu thê, người thợ làm bánh dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào giữa rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê. Bánh phu thê là một loại bánh được tạo nên bởi sự pha trộn tổng hợp giữa những nguyên liệu truyền thống được làm từ những sản vật đồng quê hết sức quen thuộc đối với mỗi người dân đất Việt như: gạo nếp, quả dành dành, hạt vừng, hạt sen, đu đủ.

            Những thứ tưởng chừng như dung dị, nhưng khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh, chúng lại trở thành sản vật mang hương vị rất riêng và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Béo, ngọt, mịn màng trong suốt như hổ phách và tác động tới mọi giác quan: mũi ngửi thấy hương thơm nhẹ nhàng nhưng rất sâu của lúa nếp và đậu xanh, mứt sen; mắt nhìn thấy nền lụa trắng của vỏ bánh với thấp thoáng những "vân mây"; lưỡi thưởng thức vị ngon của đồ ăn; tai nghe tiếng lá bóc sột soạt. Cho tới hôm nay vẫn còn nhiều đám cưới hỏi chọn bánh phu thê để làm một trong những lễ vật vì đây là một loại bánh ngon nhất trong những món ăn ngọt truyền thống của Việt Nam.

            Trong những đám hỏi và lễ cưới ở Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Giang… nhà gái “thách cưới” nhà trai từ 30-50 cặp bánh phu thê để làm lễ vật vì ý nghĩa âm dương giao hòa tinh tế của nó. Giữa không khí vui tươi, trang trọng và lịch thiệp trong ngày cưới, mùi vị ngọt ngào của bánh phu thê mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc mong cho đôi trẻ được trăm năm hạnh phúc. Giờ đây không chỉ những dịp cưới hỏi, lễ Tết chúng ta mới được thưởng thức bánh, mà bất cứ dịp nào, ai đi ngang qua đất Đình Bảng - Bắc Ninh đều muốn dừng chân mua vài cặp bánh về làm quà.

            Vì vậy đã thu hút rất nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước đến thăm Bắc Ninh, thu hút những ai muốn khám phá văn hóa ẩm thực nổi tiếng của vùng nhất là tìm hiểu về món bánh phu thê này. Dần dần bánh phu thê đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng, được dùng trong các việc trọng đại của gia đình, họ hàng, làng xã vào những ngày lễ Tết, cúng lễ trời phật tổ tiên và nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, để khao bạn, đãi khách. Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế qua năm màu của bánh: màu trắng của bột lọc và cùi dừa, màu vàng của quả dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh xay nhuyễn, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc.

            Bên cạnh đó nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi làm bánh phu thê trong các lễ hội, sinh hoạt văn hóa của tỉnh… để tất cả mọi người đều có thể biết đến ý nghĩa của bánh phu thê – món bánh đặc trưng của xứ Kinh Bắc.