1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị trào lộng của liêu trai chí dị luận văn thạc sỹ ngữ văn

108 742 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 627,5 KB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH LONG GIÁ TRỊ TRÀO LỘNG CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ Chuyªn ngµnh: lý luËn v¨n häc M· sè: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM TUẤN VŨ Vinh- 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2.Lịch sử vấn đề . 1 3. Mục đích nghiên cứu . 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4 5.Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của luận văn 4 7. Cấu trúc luận văn . 5 Chương 1: CƠ SỞ ĐỂ NGHIÊN CỨU CẢM HỨNG TRÀO LỘNG CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ . 6 1.1. Tiểu sử Bồ Tùng Linh và thời đại tác giả . 6 1.1.1. Tiểu sử . 6 1.1.2. Thời đại tác giả 8 1.2. Những đặc điểm chủ yếu của thể loại truyền kỳ 10 1.3. Giới thiệu khái quát về Liêu Trai chí dị . 14 1.4. Cảm hứng trào lộng . 19 1.4.1.Giới thuyết một số khái niệm 19 1.4.2. Cơ sở xã hội của cảm hứng trào lộng . 20 Chương 2: NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU ĐƯỢC THỂ HIỆN BẰNG CẢM HỨNG TRÀO LỘNG TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ . 23 2.1. Đời sống chính trị xã hội 23 2.1.1.Bọn tham quan ô lại 23 2.1.2. Những hủ tục kiềm tỏa tình cảm cá nhân . 30 2.2. Thế thái nhân tình 32 2.3. Chế độ học hành thi cử 34 2.3.1. Sĩ tử . 35 2.3.2. Quan trường 40 2 4. Những lực lượng siêu hình . 45 Chương 3 : NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG TRÀO LỘNG TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ 52 3.1. Sử dụng yếu tố siêu thực . 52 3.1.1 Giới thuyết về yếu tố siêu thực 52 3.1.2 Siêu thực trong xây dựng nhân vật 54 3.1.3 Siêu thực trong xây dựng cốt truyện . 60 3.2. Khai thác những mâu thuẫn trong đời sống 65 3.3. Kết hợp cái thực và cái siêu thực 69 2 3.3.1. Cái thực 69 3.3.2. Cái siêu thực . 74 3.3.3. Ý nghĩa của quan hệ giữa cái thực và cái siêu thực . 77 3.4. Các thủ pháp nghệ thuật khác . 80 3.4.1.Nghệ thuật châm biếm 80 3.4.2. Không gian và thời gian nghệ thuật . 86 3.4.2.1. Không gian nghệ thuật 87 3.4.2.2. Thời gian nghệ thuật . 92 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 99 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Liêu Trai chí dị là tập truyện truyền kỳ nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Tác phẩm được đánh giá là "thiên cổ kỳ thư". Liêu Trai vốn là tên phòng văn của tác giả đã trở thành tên một loại tác phẩm (truyện Liêu Trai), thành danh từ chung: Gương mặt liêu trai, hiện tượng liêu trai, kiểu liêu trai .Với nghĩa kỳ dị, lạ thường, ma quái. Có thể nói Liêu Trai chí dị có sức sống diệu kỳ không chỉgiá trị hiện thực rộng rãi và sâu sắc, toàn diện mà còn ở nghệ thuật viết truyền kỳ điêu luyện, tài hoa. 1.2. Bồ Tùng Linh viết tác phẩm này dưới triều Thanh. Nhà Thanh là một triều đại ngoại tộc thống trị trung nguyên (phần lãnh thổ Trung Quốc với người Hán là dân cư chủ yếu) nên thực hiện chính sách cai trị hà khắc. Xã hội phong kiến vốn đã có nhiều điều tệ hại, đến thời kỳ này lại có thêm những điều tệ hại mới. Là nhà văn tài năng và có lương tâm, Bồ Tùng Linh đã đưa vào tác phẩm của mình tiếng cười có nhiều sắc thái, góp phần làm nên giá trị cao của tác phẩm. 1.3. Liêu Trai chí dị có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều tác giả, tác phẩm văn chương của Việt Nam nói chung và ở phương diện nghệ thuật trào lộng nói riêng. Nghiên cứu giá trị trào lộng của tác phẩm này góp phần nhận thức ảnh hưởng đó. 1.4. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 có văn bản Dế chọi, rút từ tập Liêu Trai chí dị. Đây là tác phẩm thấm nhuần cảm hứng trào phúng chính trị. Nghiên cứu đề tài này góp phần dạy - học tốt hơn văn bản đó và các văn bản truyện truyền kỳ khác trong chương trình Ngữ văn trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề 4 Nói đến thành tựu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, người ta không thể không kể đến Liêu Trai chí dị của văn sĩ Bồ Tùng Linh. Đây là tác phẩm đạt đến đỉnh cao viên mãn của thể loại truyền kỳ Trung Quốc. 2.1. Bồ Tùng Linh (1640-1715), người tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tự là Lưu Tiên lại có tự là Kiếm Thần, biệt hiệu: Liễu Tuyền cư sĩ, tự xưng là Dị Sử thị , người đời còn gọi là Liêu Trai tiên sinh. Ông là tác giả của nhiều thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhưng nổi tiếng nhất là tập tiểu thuyết truyền kỳ đoản thiên Liêu Trai chí dị. Tác phẩm lúc mới hoàn thành gồm 8 quyển, 491 truyện, sáng tác vào đầu đời nhà Thanh. Liêu Trai chí dị giống một bộ tranh liên hoàn. 2.2. Từ lâu bộ tiểu thuyết bằng văn ngôn Liêu Trai chí dị là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo được các nhà nghiên cứu thừa nhận trên nhiều phương diện. Có nhiều vấn đề của tác phẩm được các học giả Trung Quốc và ngoại quốc rất quan tâm. Bởi vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu Liêu Trai chí dị. Trong Lời giới thiệu cuốn Liêu Trai chí dị do nhà xuất bản văn học nghệ thuật quốc gia in ở Maxcơva năm 1957, viện sĩ N.T.Phêđôrencô khẳng định: Bồ Tùng Linh là “tác giả truyện ngắn xuất sắc” của Trung Quốc. Năm 1950, Bồ Tùng Linh được UNESCO kỉ niệm như một danh nhân văn hóa thế giới. Nhân dịp này, bộ Liêu Trai chí dị càng được nhiều người đánh giá cao như. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh trong Văn học sử Trung Quốc, tập 3, dành gần mười trang nghiên cứu về Liêu Trai chí dị với bài Liêu Trai chí dị và những tiểu thuyết đoản thiên khác. Bên cạnh đó họ cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến mọi người ưa thích bộ Liêu Trai chí dị chính là có nhiều chuyện kể về tình yêu giữa người và hồ tinh. Các tác giả của cuốn Tiểu thuyết cổ Trung Quốc đã nhận xét về ảnh hưởng văn hóa dân gian trong sáng tác Liêu Trai chí dị. Các nhà nghiên đã nhận định về yếu tố 5 hư và thực trong tác phẩm đoản thiên này đồng thời khẳng định tài năng viết truyện truyền kỳ kiệt xuất của Bồ Tùng Linh. Trần Xuân Đề trong công trình Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc nói đến khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn của tác phẩm. Tác giả cuốn 180 nhà văn Trung Quốc nhận định về khuynh hướng sáng tác của tác giả Bồ Tùng Linh đồng thời khẳng định vị trí của tác phẩm trên văn đàn thế giới. Có những tác giả lại chú ý đến một trong những vấn đề nổi trội trong tác phẩm này là vấn đề tính dục như: Hồ Đắc Duy, Trần Thế Hương, . Nguyễn Huệ Chi trong bài Một vài phương diện tư tưởng và nghệ thuật của Bồ Tùng Linh trong Liêu Trai chí dị đã chỉ ra tư tưởng phức tạp của Bồ Tùng Linh, phân tích đặc điểm kiểu nhân vật nho sinh, nhân vật đạo sĩ và nhân vật người phụ nữ. Nguyễn Thị Bích Dung trong bài Chân dung kẻ sĩ - thương nhân trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh đã có nhiều phát hiện về kiểu nhân vật thương nhân vốn xuất phát là những nho sinh bất đắc chí trong thi cử. Từ đó nhận ra được những tư tưởng tiến bộ mới mẻ, vượt thời đại của ông. Đề cập đến giá trị trào lộng trong Liêu Trai chí dị còn có các công trình khác đáng lưu ý như: Giới thiệu bộ truyện Liêu Trai chí dị và tác giả Bồ Tùng Linh (Đàm Quang Hưng); Phong cách nghệ thuật Liêu Trai chí dị (Trần Văn Trọng);…Bên cạnh đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về truyện truyền kỳ liên quan đến tác phẩm này của Bồ Tùng Linh: Những biến đổi của yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam (Vũ Thanh); Truyện truyền kỳ Trung Quốc (Lâm Ngữ Đường); Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc (100 điều) (Khâu Chấn Thanh); Cái “kì” trong tiểu thuyết truyền kì (Đinh Phan Cẩm Vân), . Nhìn chung, các công trình đã có những thành tựu nghiên cứu đáng kể về các giá trị trong truyện truyền kỳ nói chung và trong Liêu Trai chí dị nói riêng. Đó thực sự là những gợi ý rất lớn cho những người đi sau tiếp tục triển khai những đề tài nghiên cứu Liêu Trai chí dị. Tuy nhiên khi nghiên 6 cứu vấn đề giá trị trào lộng trong Liêu Trai chí dị, các nhà nghiên cứu chưa có cách nhìn thoả đáng về những yếu tố làm nên đặc sắc riêng, sức hấp dẫn riêng của cuốn “thiên cổ kỳ thư” này. Các công trình chưa nghiên cứu giá trị trào lộng trong Liêu Trai chí dị một cách toàn diện, khái quát để hiểu rõ những đối tượng chủ yếu được thể hiện bằng cảm hứng trào lộng trong tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng này. Nghiên cứu giá trị trào lộng trong Liêu Trai chí dị vẫn là điều cần thiết. Với thái độ thực sự cầu thị, chúng tôi đã tiếp thu có chọn lọc những kiến giải của người đi trước, đồng thời tiếp tục tìm hiểu, triển khai một cách có hệ thống về đề tài này để hiểu hơn về giá trị trào lộng, tài năng văn chương cùng với những tiến bộ về mặt tư tưởng của văn sĩ Bồ Tùng Linh. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Nhận thức được đối tượng chủ yếu mà tác giả Liêu Trai chí dị nhận thức và thể hiện bằng cảm hứng trào lộng. 3.2. Làm rõ sắc thái của tiếng cười và thủ pháp chủ yếu tạo nên những giá trị đó trong tác phẩm này của Bồ Tùng Linh. 3.3. Góp phần nhận thức đặc điểm của cảm hứng trào lộng trong truyện truyền kỳ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung chú trọng nghiên cứu về giá trị trào lộng trong Liêu Trai chí dị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chọn một trong những văn bản dịch có số truyện vừa phải và đáng tin cậy nhất để nghiên cứu. Đó là bộ Liêu Trai chí dị, bản do Tản Đà - Đào Trinh Nhất - Nguyễn Văn Huyền dịch, Nxb Văn học, 2002. 5. Phương pháp nghiên cứu 7 Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến như: thống kê - phân loại, hệ thống, đối sánh, phân tích, tổng hợp, . và chú trọng những đặc điểm của truyện truyền kì. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống giá trị trào lộng, một giá trị quan trọng của tác phẩm Liêu Trai chí dị ở các phương diện chủ yếu như đối tượng của cảm hứng, phương thức tạo thành và lí giải giá trị này từ các nguyên nhân văn học và nguyên nhân phi văn học. Các kết luận khoa học có sức thuyết phục do kết hợp được lí luận có hệ thống với các dẫn chứng tiêu biểu. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở để nghiên cứu cảm hứng trào lộng của Liêu Trai chí dị Chương 2: Những đối tượng chủ yếu được thể hiện bằng cảm hứng trào lộng trong Liêu Trai chí dị Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm hứng trào lộng trong Liêu Trai chí dị Cuối cùng là Tài liệu tham khảo. 8 Chương 1 CƠ SỞ ĐỂ NGHIÊN CỨU CẢM HỨNG TRÀO LỘNG CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ 1.1. Tiểu sử Bồ Tùng Linh và thời đại tác giả 1.1.1. Tiểu sử Bồ Tùng Linh sinh năm 1640 (năm thứ 13 Sùng Trinh đời Minh), mất năm 1715 (năm thứ 54 Khang Hy đời Thanh), tự Lưu Tiên, Kiếm Thần, biệt hiệu Liễu Tuyền Cư Sĩ, người Tri Xuyên (nay là Tri Bác, thuộc tỉnh Sơn Đông). Ông xuất thân trong một gia đình thương nhân, địa chủ nhỏ. Thân sinh là Bồ Bàn Canh do lận đận trên đường khoa cử, đi thi không đỗ nên bỏ nho học chuyển sang làm thương nhân, nhưng vẫn không phục hồi được gia thế như mong muốn, trước sau vẫn không thoát khỏi vận nghèo. Từ Bồ Tùng Linh đã chịu sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình. Ông theo cha đi học và nhiệt tình say sưa với công danh khoa cử. Đến năm 19 tuổi (1658), Tùng Linh dự lớp thi đồng sinh thì ba lần được chọn là “Đệ nhất bổ bác sĩ đệ tử sinh viên”, (là những người học giỏi được vào học ở Thái học) ở ba cấp: huyện, phủ, đạo, và được quan học sứ Thi Nhuận Chương khen ngợi. Từ đó ông nổi tiếng về văn chương và tự đánh giá mình rất cao. Lúc đầu thuận buồm xuôi gió nhưng càng về sau thì Bồ Tùng Linh càng gặp nhiều cảnh éo le, trắc trở. Con đường khoa hoạn của ông khá long đong, nhiều phen đến Tế Nam thi hương đều bị hỏng, có những cuộc thi vì 9 ốm, phải bỏ dở nửa chừng. Đi thi mãi đến năm 60 tuổi mà vẫn không đỗ đạt. Đến năm 71 tuổi ông được ban cho một hư danh là “Tuế Cống Sinh”. Ông bi ai, đau xót tự ví mình như Biện Hoà, người ôm ngọc ba lần dâng cho ba vua (Lệ, Vũ và Văn vương), thì hai lần bị chặt cụt chân. Bồ Tùng Linh tiếc tài năng của mình không được nhà cầm quyền biết đến. Vợ khuyên nhủ ông mới chịu buông con đường sĩ hoạn. Về sau ông đi dạy tư thục tại các gia đình quan viên, lấy đó làm nghề nuôi sống, có một thời gian ngắn ông từng đi làm chức mạc tân (thư kí văn thư trong cơ quan quân sự). Con đường khoa hoạn luôn luôn làm ông bất đắc chí, lòng đầy uất ức. Ông đã viết nên những thiên truyện ngắn bất hủ về đề tài này. Không những con đường khoa cử gặp nhiều đều bất đắc ý, mà cuộc sống của ông cũng khó khăn vô cùng. Suốt đời ở nông thôn làm thầy giáo dạy tư, ông nghèo đến nỗi “nhà không vách không phên, cây cối um tùm, gai góc”, mười năm trời bệnh tật nghèo đói “ra cửa không có lừa để cưỡi”, suốt năm không được ăn miếng thịt. Chính cuộc sống khốn khó của bản thân nơi nông thôn hẻo lánh, làm cho ông hiểu được đời sống, tư tưởng và tình cảm của quần chúng nhân dân. Ông đã viết một số bài thơ, tản văn biểu thị tiếng nói của nhân dân. Ông viết một số sách thuộc loại thông tục phổ cập như Nhật dụng tục tự, Nông tang kinh…Một số truyện của Liêu Trai chí dị, biểu hiện tình cảm chân thật đáng quý của ông đối với người nông dân chất phác hiền lành. Tác phẩm của ông không thuần túy chỉ kể lại nỗi băn khoăn thắc mắc và lòng phẫn nộ bi ai của kẻ thất thế, mà còn phản ánh mâu thuẫn xã hội và biểu thị tư tưởng nguyện vọng của nhân dân. Bồ Tùng Linh vốn là người có khiếu văn thơ từ nhỏ và sáng tác từ khá sớm, bắt đầu tuổi trung niên, ông vừa dạy học vừa sáng tác Liêu Trai chí dị, mãi cho tới tuổi già mới xong. Sách chưa được in nhưng bạn bè đã chuyền nhau đọc và được lãnh tụ thi đàn thời bấy giờ là Vương Sĩ Chân tán thưởng. Trong lời tựa viết lấy, tác giả tâm sự: “Mặc dù không có tài như 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán Việt, Hón Mạn Tử - Phan Bội Châu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1996
2. Lại Nguyên Ân (1999) Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hếtthế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 1999
4. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Năm: 1992
5. M. Bakhtin (1999), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
6. Phạm Tú Châu (1987), "Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục", Tạp chí Văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại vàTruyền kỳ mạn lục
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1987
7. Phạm Tú Châu (1999), Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục
Tác giả: Phạm Tú Châu
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1999
8. Anh Chi (2005), “Vũ Trinh và bước phát triển mới của truyện truyền kỳ Việt Nam”, Văn nghệ, (32) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trinh và bước phát triển mới của truyện truyền kỳViệt Nam”, "Văn nghệ
Tác giả: Anh Chi
Năm: 2005
9. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2000
10.Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2000
11.Nguyễn Huệ Chi (1999), “Một vài phương diện tư tưởng và nghệ thuật của Bồ Tùng Linh trong Liêu Trai chí dị”, Tạp chí Văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài phương diện tư tưởng và nghệ thuậtcủa Bồ Tùng Linh trong Liêu Trai chí dị”", Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1999
12.Nguyễn Huệ Chi (chủ biên,1999), Truyện truyền kỳ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện truyền kỳ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáodục
13.Lý Duy Côn ( chủ biên, 2004), Trung Quốc nhất tuyệt , tập 1, NXb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc nhất tuyệt
14.Nguyễn Văn Dân (1998), Văn học so sánh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998
15.Nguyễn văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu Văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu Văn học
Tác giả: Nguyễn văn Dân
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội
Năm: 2006
16.Trần Xuân Đề (1991), Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất củaTrung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1991
17.Đoàn Thị Điểm (2001), Truyền kỳ tân phả, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ tân phả
Tác giả: Đoàn Thị Điểm
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
18.Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (1996), Tuyển tập truyện cổ tích người Việt (phần cổ tích người Việt), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện cổ tích người Việt(phần cổ tích người Việt)
Tác giả: Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
19.Cao Huy Đỉnh (1994), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1994
68.Cao Tự Thanh (2005), Giới thiệu- Đọc và dịch Liêu Trai chí dị, http://www.thuvien-ebook.co.m Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w