1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng vạn ninh khánh hoà

33 459 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 8,73 MB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học Vinh ===== ===== Nguyễn Mạnh Hùng Nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hơng (babylonia areolata) thơng phẩm tại Trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, vạn hng vạn ninh - khánh hòa khóa luận tốt nghiệp kỹ s nuôi trồng thủy sản Vinh - 01/2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Qua đây, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thạc sĩ Hoàng Văn Duật và cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thắm, đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông – Lâm – Ngư cùng toàn thể các thầy cô giáo đã cung cấp cho tôi một nền tảng kiến thức về khối nghành nuôi trồng thuỷ sản. Cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ kỹ thuật Trung tâm vấn, sản xuất và dịch vụ khoa học công nghệ thuỷ sản - Viện nghiên cứu NTTS III và anh em công nhân tại Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành công việc của mình trong thời gian thực tập tại cơ sở. Cuối cùng xin được cảm ơn bố mẹ, anh em và bạn bè, những người đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành khoá luận này một cách tốt đẹp. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3 1.1. Tổng quan tình hình nuôi kết hợp 3 1.1.1. Trên thế giới 3 1.1.2. Ở Việt Nam .5 1.2. Tình hình nuôi ghép Tu hài trong ao ốc Hương 7 1.3. Cơ sở khoa học của việc nuôi ghép Tu hàiốc Hương .8 1.3.1. Sự tương đồng về điều kiện sinh sống .9 1.3.2. Sự phù hợp về điều kiện dinh dưỡng .9 1.4. Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của Tu hài (Lutraria philippinarum) và ốc Hương (Babylonia areolata) 9 1.4.1. Vị trí phân loại và đặc điểm sinh học của Tu hài .10 1.4.2. Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của ốc Hương .12 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .16 2.1. Đối tượng nghiên cứu .16 2.2. Vật liệu nghiên cứu 16 2.3. Địa điểm nghiên cứu 17 2.4. Nội dung nghiên cứu 17 2.5. Phương pháp nghiên cứu 18 2.5.1. Sơ đồ khối đề tài nghiên cứu .18 2.5.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .19 2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu 22 2.5.3.1. Các thông số môi trường 22 2.5.3.2. Xác định tốc độ tăng trưởng của Tu hàiốc Hương .23 2.5.3.3. Xác định hệ số thức ăn của ốc Hương .24 2.5.3.4. Tỷ lệ sống của ốc HươngTu hài 24 2.5.3.5. Bước đầu so sánh hiệu quả giữa mô hình nuôi đơn và nuôi ghép 24 2.5.3.6. Phân tích và xử lý số liệu 25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường .26 3.1.1. Diễn biến hàm lượng NH 3 trong ao nuôi 27 3.1.2. Biến động độ trong ở các ao nuôi .28 3.2. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của Tu hài trong ao nuôi ghép .29 3.2.1. Tăng trưởng về khối lượng 29 3.2.1.1.Tăng trưởng về khối lượng trung bình của Tu hài theo thời gian nuôi 29 3.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của Tu hài .31 3.2.2. Tăng trưởng về chiều dài vỏ 32 3.2.2.1. Tăng trưởng về chiều dài trung bình của vỏ Tu hài .32 3.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài vỏ .34 3.2.3. Tỷ lệ sống của Tu hài trong ao nuôi ghép .35 3.3. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc Hương trong các ao nuôi 36 3.3.1. Tốc độ tăng trưởng của ốc Hương .36 3.3.1.1. Tăng trưởng về khối lượng trung bình của ốc Hương 36 3.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của ốc Hương .38 3.3.1.3. Tỷ lệ sống của ốc Hương trong các ao nuôi .39 3.4. Đánh giá hiệu quả giữa mô hình nuôi ghép Tu hài - ốc Hương và mô hình nuôi đơn ốc Hương 40 3.4.1. Hệ số thức ăn của ốc Hương trong các ao nuôi .40 3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế 40 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .42 TÀILIỆUTHAMKHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTV: Cộng tác viên NTTS: Nuôi trồng thủy sản ĐVTM: Động vật thân mềm CT1: Công thức 1 CT2: Công thức 2 GĐ: Giám đốc TTĐT: Tốc độ tăng trưởng DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Một số yếu tố môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ốc HươngTu hài 9 Bảng 1.2. Kết quả nuôi Tu hài ở Cát Bà - Hải Phòng 12 Bảng 1.3. Khả năng tiêu thụ thức ăn của ốc Hương (cỡ 10 - 19 mm) đối với các loại thức ăn 15 Bảng 2.1. Các loại vật liệu sử dụng nghiên cứu 16 Bảng 2.2. Điều kiện kỹ thuật ao nuôi ốc Hương kết hợp với Tu hài được thể hiện ở bảng 20 Bảng 2.3. Các thông số c ủa ao nuôi đơn ốc Hươngao nuôi ghép ốc HươngTu hài 21 Bảng 2.4. Phương pháp xác định các thông số môi trường 22 Bảng 3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong các ao nuôi thử nghiệm 26 Bảng 3.2. Biến động hàm lượng NH 3 trong ao nuôi 27 Bảng 3.3. Kết quả theo dõi độ trong ở các ao nuôi 28 Bảng 3.4. Tăng trưởng về khối lượng trung bình của Tu hài 30 Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của Tu hài 31 Bảng 3.6. Tăng trưởng trung bình chiều dài vỏ Tu hài 32 Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài vỏ 34 Bảng 3.8. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của Tu hài 35 Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra khối lượng trung bình của ốc Hương 36 Bảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của ốc Hương ở 2 CT 38 Bảng 3.11. Tỷ lệ sống của ốc Hương 39 Bảng 3.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn của ốc Hương 40 Bảng 3.13. So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi 41 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Hình thái ngoài Tu hài (Lutraria philippinarum) 10 Hình 1.2. Khu vực phân bố ốc Hương phía Bắc 13 Hình 1.3. Khu vực phân bố ốc Hương miền Trungmiền Nam 13 Hình 1.4. Hình thái ngoài của ốc Hương (Babylonia areolata) 14 Hình 2.1. Sơ đồ khối đề tài nghiên cứu 18 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 19 Hình 2.3. Các dụng cụ đo môi trường 22 Hình 2.4. Đo kích thước và khối lượng Tu hài 23 Hình 3.1. Biến động hàm lượng NH 3 trong ao nuôi 27 Hình 3.2. Biến động độ trong của 2 CT 29 Hình 3.3. Tăng trưởng trung bình về khối lượng Tu hài 30 Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng Tu hài 31 Hình 3.5.Tăng trưởng trung bình chiều dài vỏ Tu hài 33 Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài vỏ tu hài 34 Hình 3.7. Tỷ lệ sống của Tu hài trong các ao thí nghiệm 35 Hình 3.8. Tăng trưởng khối lượng trung bình của ốc Hương 37 Hình 3.9. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng ốc Hương 38 Hình 3.10. Tỷ lệ sống của ốc Hương ở các ao nuôi 39 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hiệu quả các mô hình nuôi ghép như Nguyễn thị Xuân Thu (2001), đã tiến hành nuôi tổng hợp Hải sâm cát với tôm Sú để cải thiện môi trường. Hoàng Văn Duật (2007) với thử nghiệm nuôi Bào ngư trong các ao nuôi tôm và Tu hài tại Khánh Hoà…Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu chủ yếu tập trung trên đối tượng tôm Sú mà một số loài tôm, cá khác. Các nghiên cứu về nuôi kết hợp giữa Tu hàiốc Hương còn chưa được đề cập. Với hệ thống nuôi thâm canh ngày nay, con người đã sử dụng quá nhiều thức ăn, hoá chất, thuốc và thải ra môi trường nước một lượng lớn thức ăn, hoá chất và thuốc dư thừa. Các vùng ven biển đang đối mặt với sự suy giảm nguồn lợi và ô nhiễm gia tăng từ nguồn chất thải của các hệ thống nuôi. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, hầu hết cá biển chỉ sử dụng 20 - 30% thức ăn cho sinh trưởng còn lại thải ra môi trường nước. Các hệ thống nuôi chi phí càng lớn thì càng sinh ra nhiều chất thải. Để giảm tác động lên môi trường từ nghề nuôi, Folke và Kautsky (1997) đã đề nghị nuôi kết hợp với các loài có thể làm giảm nguồn dinh dưỡng và chất thải trong môi trường. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là những loài được chú ý đầu tiên. Trong đó Tu hài được đánh giá là loài nuôi có khả năng cải thiện tốt môi trường. Với đặc tính sống đáy, ăn lọc các loài vi tảo và mùn bã hữu cơ, khi nuôi ghép Tu hài với các đối tượng thuỷ sản khác, giúp cho các đối tượng nuôi ghép cùng Tu hài có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống được năng cao. Ngoài ra, mô hình nuôi ghép Tu hài với các đối tượng khác còn góp phần làm đa dạng hoá các đối tượng nuôi, chuyển đổi một số ao nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi ghép và xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ ngư dân. Bên cạnh đó, công nghệ sinh sản nhân tạo ốc Hương thành công đã mở ra cho ngư dân ven biển một hướng đi mới. Nghề nuôi ốc Hương thương phẩm ngày một gia tăng với giá trị kinh tế cao đã mang lại một lợi nhuận lớn cho người nuôi. Thịt ốc Hươnggiá trị dinh dưỡng cao, nhiều acid amin không thay thế và các acid béo không no dễ tiêu hoá, hàm lượng protein cao, hàm lượng lipit thấp…làm tăng giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày, đa dạng hoá các sản phẩm thực phẩm. Nhưng với đặc tính ăn tạp thiên về động vật, thức ăn dư thừa hàng ngày của ốc Hương là các loài cá tạp, tôm, cua, ghẹ… đã làm gia tăng nguồn dinh dưỡng trong ao nuôi, tạo điều kiện cho tảo phát triển và gây ô nhiễm môi trường. Sự kết hợp giữa Tu hàiốc Hương trong ao nuôi sẽ giảm được chi phí về thức ăn, cải thiện môi trường và góp phần phát triển nghề NTTS theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhệm Khoa Nông Lâm Ngư và Bộ môn thuỷ sản, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép Tu hài (Lutraria philipinnarum) trong ao ốc Hương (Babylonia areolata) thương phẩm tại Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền trung, Vạn Hưng - Vạn NinhKhánh hoà”. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá khả năng nuôi ghép Tu hài trong ao ốc Hương thương phẩm, bước đầu so sánh hiệu quả giữa mô hình nuôi ghép Tu hài trong ao ốc Hương và mô hình nuôi đơn ốc Hương, từ đó làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo và góp phần hoàn thiện quy trình nuôi ốc Hương thương phẩm. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan tình hình nuôi kết hợp 1.1.1. Trên thế giới Trong những năm vừa qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) phát triển mạnh mẽ, đảm bảo nguồn thực phẩm chủ yếu, đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế, cải thiện mức sống người dân, đặc biệt là cộng đồng cư dân ven biển. Sản lượng các nhóm động vật thân mềm (ĐVTM), giáp xác và cá có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,2% (FAO, 2002). Từ nuôi quảng canh cho đến nuôi thâm canh là một bước tiến dài trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào NTTS. Tính ưu việt của nuôi thâm canh là tạo nên sản lượng lớn, năng suất cao, tuy nhiên lượng chất thải ra môi trường rất lớn. Khả năng tự làm sạch của môi trường không thể trung hoà hết lượng chất thải dẫn đến ô nhiễm môi trường và làm phát sinh dịch bệnh. Folke và Kautsky (1992) đã đề nghị nuôi kết hợp các loài để giảm nguồn dinh dưỡng và chất thải ra môi trường. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là những loài được chú ý đầu tiên do khả năng lọc nước và làm giảm nguy cơ nở hoa của tảo. Ý tưởng này được áp dụng ở mô hình nuôi khép kín gồm cá, vẹm và rong biển. Chất thải của cá làm gia tăng nguồn dinh dưỡng trong thuỷ vực tạo điều kiện cho tảo biển phát triển. Tảo làm thức ăn cho vẹm, phân thải của vẹm lại bổ sung dinh dưỡng cho rong biển phát triển. Vẹm được chế biến thành thức ăn cho cá, sau đó thức ăn dư thừa từ các lồng nuôi cá lại thúc đẩy sự phát triển của vẹm, rong biển và tảo, tạo nên vòng chuyển hoá dinh dưỡng và năng lượng khép kín trong thuỷ vực (Brzeski V. và cộng sự, 1997). Đầu thập niên 80, việc sản xuất giống cá Mú nhân tạo thành công đã thúc đẩy nghề nuôi cá Mú lồng phát triển. Các hoạt động nuôi thường diễn ra ở khu vực gần bờ nên mức rủi ro cao do chất thải và thức ăn thừa từ hệ thống nuôi, sự ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp.

Ngày đăng: 20/12/2013, 13:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Một số yếu tố mụi trường thớch hợp cho sự sinh trưởng và phỏt triển của ốc Hương và Tu hài - Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng  vạn ninh   khánh hoà
Bảng 1.1. Một số yếu tố mụi trường thớch hợp cho sự sinh trưởng và phỏt triển của ốc Hương và Tu hài (Trang 6)
Bảng 1.1. Một số yếu tố mụi trường thớch hợp cho sự sinh trưởng và - Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng  vạn ninh   khánh hoà
Bảng 1.1. Một số yếu tố mụi trường thớch hợp cho sự sinh trưởng và (Trang 15)
Bảng 1.2. Kết quả nuụi Tu hài ở Cỏt Bà - Hải Phũng - Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng  vạn ninh   khánh hoà
Bảng 1.2. Kết quả nuụi Tu hài ở Cỏt Bà - Hải Phũng (Trang 18)
Bảng 2.1. Cỏc loại vật liệu sử dụng nghiờn cứu - Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng  vạn ninh   khánh hoà
Bảng 2.1. Cỏc loại vật liệu sử dụng nghiờn cứu (Trang 23)
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU - Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng  vạn ninh   khánh hoà
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU (Trang 23)
Bảng 2.2. Điều kiện kỹ thuật ao nuụi ốc Hương kết hợp với Tu hài                                                  được thể hiện ở bảng - Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng  vạn ninh   khánh hoà
Bảng 2.2. Điều kiện kỹ thuật ao nuụi ốc Hương kết hợp với Tu hài được thể hiện ở bảng (Trang 27)
Bảng 2.4. Phương phỏp xỏc định cỏc thụng số mụi trường Chỉ tiờuDụng cụ đoChu kỳ đoThời gian đo Nhiệt độNhiệt kế2 ngày/lần Đo lỳc 6h sỏng - Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng  vạn ninh   khánh hoà
Bảng 2.4. Phương phỏp xỏc định cỏc thụng số mụi trường Chỉ tiờuDụng cụ đoChu kỳ đoThời gian đo Nhiệt độNhiệt kế2 ngày/lần Đo lỳc 6h sỏng (Trang 29)
2.5.3. Phương phỏp thu thập số liệu - Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng  vạn ninh   khánh hoà
2.5.3. Phương phỏp thu thập số liệu (Trang 29)
Ghi chỳ: Số liệu trỡnh bày trong bảng là cỏc giỏ trị Min - Max và                                    giỏ trị trung bỡnh ± độ lệch chuẩn. - Luận văn nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép tu hài (lutraria philipinnarum) trong ao ốc hương (babylonia areolataa) thương phẩm tại trung tâm quốc gia giống hải sản miền trung, xã vạn hưng  vạn ninh   khánh hoà
hi chỳ: Số liệu trỡnh bày trong bảng là cỏc giỏ trị Min - Max và giỏ trị trung bỡnh ± độ lệch chuẩn (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w