Câu 1: Vai trò của thị trường? Lấy ví dụ minh họa cho từng vai trò của thị trường Vừa là điều kiện vừa là môi trường cho sản xuất phát triển: Giá trị của hàng hóa được thực hiện thông qua trao đổi. Việc trao đổi phải được diễn ra ở thị trường. Thị trường là môi trường để các chủ thể thực hiện giá trị hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triển sản xuất ra càng nhiều hàng hóa dịch vụ thì càng đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn. Sự mở rộng thị trường đến lượt nó nó lại thúc đẩy trở lại sản xuất phát triển. Vì vậy thị trường là môi trường là điều kiện không thể thiếu được của các quá trình sản xuất kinh doanh. Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Thị trường đặt ra các nhu cầu cho sản xuất cũng như tiêu dùng. Vì vậy thị trường có vai trò thông tin định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Nếu một hàng hóa không được thị trường chấp nhận có nghĩa là hàng hóa đó không bán được, quá trình sản xuất sẽ bị thu hẹp thậm chí là đổ gãy. Sản xuất thịt lợn đông lạnh ở các nước Hồi Giáo rõ ràng là không được thị trường chấp nhận nên không thể phát triển được. Ngược lại nếu Quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ được thị trường chấp nhận rộng rãi thì đó là động lực thúc đẩy sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường đòi hỏi hỏi, như là thị trường điện thoại di động ở Việt Nam chỉ trong khoảng 15 năm gần đây tốc độ tăng trưởng của thị trường điện thoại thông minh tăng rất nhanh do thị hiếu và nhu cầu của người dân Việt Nam về điện thoại rất lớn. Là nơi quan trọng để đánh giá kiểm định tính năng lực của các chủ thể kinh tế: Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển. Do đó đòi hỏi các thành viên trong xã hội phải không ngừng nỗ lực sáng tạo để thích ứng được với sự phát triển của thị trường. Sự sáng tạo được thị trường chấp nhận chủ thể sáng tạo sẽ được hưởng lợi ích tương xứng. Khi lợi ích được đáp ứng động lực cho sự sáng tạo được thúc đẩy. Cứ như vậy kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội. Thông qua thị trường các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết phân bổ tới các chủ thể sử dụng hiệu quả , thị trường tạo ra cơ chế để lựa chọn các chủ thể có năng lực sử dụng nguồn lực hiệu quả trong nền sản xuất. Ví dụ: Thị trường điện thoại ở Việt Nam Nam khi được xã hội chấp nhận nó chính là động lực thúc đẩy sự sáng tạo cải tiến mẫu mã chất lượng. Một mặt là để đáp ứng thị hiếu của người dân, mặt khác để cạnh tranh với các đối thủ khác mở rộng thị phần( Hãng Nokia từng là một thương hiệu mạnh hàng đầu vào những năm 2000 nhưng hiện nay dòng điện thoại này đã bị tụt lại dưới sức ép của các hãng lớn như iPhone, Samsung )