đề án quản trị kinh doanh quốc tế ấn độ và NHỮNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI

28 35 0
đề án quản trị kinh doanh quốc tế ấn độ và NHỮNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ 3 1. Giới thiệu về Ấn Độ 3 1.1. Vị trí địa lý 3 1.2. Dân cư 3 1.3. Chính trị 4 1.4. Văn hóa và tôn giáo 4 2. Khái quát về nền kinh tế ấn độ 5 3. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ 6 CHƯƠNG 2: NHỮNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA ẤN ĐỘ 10 1. Cải thiện môi trường pháp lý 10 1.1. Điều chỉnh cơ cấu sở hữu vốn đầu tư theo ngành 11 1.2. Cải thiện thủ tục đầu tư 13 2. Giảm thuế và các ưu đãi tài chính tiền tệ 14 3. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao 17 4. Phát triển cơ sở hạ tầng 19 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 21 1. Đánh giá các chính sách thu hút FDI của Ấn Độ 21 1.1. Kết quả đạt được 21 1.2. Tồn tại 22 2. Bài học cho Việt Nam 23 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Về lí luận, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Trong khi nhu cầu về vốn của các quốc gia ngày càng tăng thì nguồn vốn FDI trên thế giới lại có hạn. Quốc gia nào nhận thức đúng tầm quan trọng của nó và đưa ra những chính sách, ưu đãi nhằm thu hút FDI thì sẽ nhân được nhiều vốn đầu tư. Về thực tiễn, Với yêu thế là một trong những thị trường lớn, lại là quốc gia mới nổi Ấn Độ là nơi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Và chính nhờ công cuộc cải cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo nên sức sống mới làm nên thành công của Ấn Độ .Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 72018 cho thấy Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới vào năm 2017, soán ngôi vị của Pháp. Cụ thể, tính đến cuối năm 2017, tổng giá trị GDP của Ấn Độ đạt 2.597 tỷ USD, vượt Pháp (2.582 tỷ USD). Vậy trong 10 năm trở lại đây Ấn Độ đã đạt được những gì thừ công cuộc cải cách nền kinh tế cũng như việc nhà nước đã đưa râ những chính sách ưu đãi nào để tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đề tài “ Những chính sách khuyến khích các quốc gia nước ngoai đầu tư trực tiếp của Ấn Độ ” sẽ làm rõ vấn đề trên 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Rèn luyện kỹ năng viết tình huống, tư duy và phân tích tình huống, mở rộng kiến thức chuyên ngành. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu những chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính phủ các nước. Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài phù hợp cho từng nền kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các chính sách khuyến khích mà Ấn Độ đưa ra để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và một số kết quả mà nó mang lại . Phạm vi thời gian: Giai đoạn nghiên cứu 2010 – 2018. 4. Kết cấu đề án. Ngoài các phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu đề án gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Ấn Độ Chương 2: Những chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ 1. Giới thiệu về Ấn Độ 1.1. Vị trí địa lý Ấn Độ có diện tích 3.287.263 km², xếp thứ 7 trên thế giới về diện tích, trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56%. Ấn Độ có biên giới trên đất liền giáp với Bangladesh (4.053 km), Bhutan (605 km), Myanma (1.463 km), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (3.380 km), Nepal (1690 km) và Pakistan (2.912 km). Lãnh thổ Ấn Độ chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ, nằm trên Mảng kiến tạo Ấn Độ (India Plate), phần phía bắc Mảng kiến tạo ẤnÚc, phía nam Nam Á. Các bang phía bắc và đông bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, trung và đông Ấn gồm đồng bằng ẤnHằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đông nam Pakistan, là Sa mạc Thar. Miền nam Bán đảo Ấn Độ gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển, Tây Ghats và Đông Ghats. 1.2. Dân cư Dân số hiện tại của Ấn Độ là 1.365.402.488 người vào ngày 09042019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Ấn Độ hiện chiếm 17,86% dân số thế giới. Ấn Độ đang đứng thứ 2 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Ấn Độ là 459 ngườikm2. Với tổng diện tích đất là 2.972.892 km2 Cơ cấu tuổi của Ấn Độ Tính đến đầu năm 2017 theo ước tính của chúng tôi, Ấn Độ có phân bố các độ tuổi như sau:  29,7% dưới 15 tuổi  64,9% từ 15 đến 64 tuổi  5,5% trên 64 tuổi Theo ước tính đến năm 2017 có 677.902.002 người hoặc 72,14% dân số trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) ở Ấn Độ có thể đọc và viết. 1.3. Chính trị Chính trị ở Ấn Độ diễn ra trong khuôn khổ hiến pháp của nó, bởi vì Ấn Độ là một nước cộng hoà dân chủ liên bang, trong đó Tổng thống Ấn Độ là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng Ấn Độ là người đứng đầu chính phủ. Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại nghị. Hiện nay Ấn Độ có 29 bang và 6 lãnh thổ trực thuộc trung ương. Quốc hội liên bang gồm 2 viện: Thượng viện (Rajya Sahba) đại diện cho các quốc gia của liên bang Ấn Độ và Hạ viện (Lok Sahba) đại diện cho người dân Ấn Độ nói chung Chính phủ Liên bang gồm có: Tổng thống, Phó Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Thủ tướng. Chính phủ bang: Cơ quan hành pháp bang gồm Thống đốc và Hội đồng Bộ trưởng bang. Đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng là Thủ hiến bang (Chief Minisiter). Thống đốc do Tổng thống chỉ định, nhiệm kỳ 5 năm. Thủ hiến do Thống đốc bổ nhiệm trên cơ sở đề cử của Đảng hoặc liên đảng chiếm nhiều ghế nhất tại Viện lập pháp Bang. 1.4. Văn hóa và tôn giáo Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Những công trình nổi tiếng ở Ấn Độ như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Đây được xem là những điểm du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ với lối kiến trúc đặc biệt, đây là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của các quốc gia. Lối kiến trúc đặc biệt này đã tạo nền một nền văn hóa đặc biệt của Ấn Độ Bên cạch lối kiến trúc đặc biệt thì Ấn Độ còn là miền đất của hội chợ và những lễ hội truyền thống, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ. Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ. Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ, Pongal ở Tamilnadu, Onam ở Kerela, Baisaki ở Punjab, Bihu ở Assam, các lễ hội nhảy múa ở Khajuraho và Mamallapuram, Lễ hội Pooram tại Kerala, Ấn Độ,. 2. Khái quát về nền kinh tế ấn độ Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 23 lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Sự tiến tới một thời đại kỹ thuật số và một số lượng lớn dân số trẻ và có học, thông thạo tiếng Anh đang dần chuyển Ấn Độ thành một điểm đến quan trọng của các dịch vụ điều hành kinh doanh (back office) của các công ty toàn cầu khi họ tiến hành outsourcing (đưa một phần hoặc toàn bộ công việc sang cho các nước khác thực hiện) các dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật của họ. Ấn Độ là một nước xuất khẩu chính nhân công tay nghề cao trong lĩnh vực phần mềm và các dịch vụ tài chính và công nghệ phần mềm. Các lĩnh vực khác như chế tạo, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nano, viễn thông, đóng tàu và hàng không đang thể hiện tiềm năng mạnh và đang đạt mức tăng trưởng ngày càng cao hơn. Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng ngoạn mục trong quý đầu tiên năm tài chính 20182019, với mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8,2%. Với nhịp độ tăng trưởng này, Ấn Độ hiện là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này đang từng bước vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, Cơ quan Thống kê trung ương Ấn Độ ngày 318 công bố báo cáo cho biết, GDP của Ấn Độ trong các tháng 462018 tăng 8,2%, tăng 0,5% so với quý liền kề trước đó và tăng vượt bậc so với mức 5,6% của cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 72018 cho thấy Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới vào năm 2017, cụ thể tổng giá trị GDP của Ấn Độ đạt 2.597 tỷ USD, vượt Pháp (2.582 tỷ USD). Hiện Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, tiếp sau là Trung Quốc, Nhật Bản, Đức. Vương quốc Anh hiện là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới với tổng giá trị GDP là 2.622 tỷ USD. Theo nhận định của Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley, với đà tăng trưởng hiện nay của Ấn Độ, nhiều khả năng nước này sẽ vượt Vương quốc Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới vào năm 2019 và trở thành một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. 3. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ phủ Ấn Độ rất coi trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là trong các lĩnh Chính vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, dịch vụ và bán lẻ. FDI góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ. FDI được phép đầu tư vào các công ty Ấn Độ (bao gồm các công ty siêu nhỏ và nhỏ), công ty liên danh, quỹ vốn liên doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn. Ấn Độ đã chú trọng thu hút đầu tư từ nước ngoài và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong năm 20162017, Ấn Độ thu hút 43,478 tỷ USD đầu tư nước ngoài, tăng khá so với mức 40 tỷ USD của năm 20152016 (nếu tính cả vốn tái đầu tư và vốn khác thì là FDI 60,082 tỷ USD năm 20162017. Năm 20152016, con số này là 55,56 tỷ USD và năm 20142015 chỉ là 45,15 tỷ USD). Các quốc gia đẫn đầu FDI tại Ấn Độ năm 20162017: Mauritius 15,73 tỷ USD; Singapore 8,71 tỷ USD; Nhật Bản 4,71 tỷ USD; Hà Lan 3,37 tỷ USD; Mỹ 2,38 tỷ USD; Vương quốc Anh 1,48 tỷ USD... 10 nước dẫn đầu về FDI tại Ấn Độ Bảng 10 nước dẫn đầu đầu tư trực tiếp tại Ấn Độ Đơn vị: Triệu USD STT Tên nước 20142015 20152016 20162017 1 Mauritius 9.030 8.355 15.728 2 Singapore 6.742 13.692 8.711 3 Nhật Bản 2.084 2.614 4.709 4 Anh 1.477 898 1.483 5 Hà Lan 3.436 2.643 3.367 6 Mỹ 1.824 4.192 2379 7 Đức 1.125 986 1069 8 Syprus 398 508 604 9 Pháp 635 598 614 10 U.A.E 367 985 675 Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (MOCI) Nước luôn đứng đầu trong danh sách nước đầu tư lớn nhất vào Ấn Độ là Mauritius với trị giá 64,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38% tổng vốn FDI vào Ấn Độ. Mauritius là một nước nhỏ, nhưng Ấn Độ và Mauritius đã ký hiệp định đầu tư ưu đãi khá rộng rãi. Nhiều nước trên thế giới muốn được hưởng các ưu đãi đầu tư của hiệp định này nên đã thành lập công ty tại Mauritius và các công ty này thực hiện việc đầu tư vào Ấn Độ. Như vậy có thể thấy rằng vốn FDI vào Ấn Độ trên danh nghĩa từ Mauritius, nhưng thực chất là từ nhiều nước khác nhau. FDI chủ yếu trong các lĩnh vực: Dịch vụ 8,68 tỷ USD; Viễn thông 5,56 tỷ USD; Máy tính điện từ (cả phần cứng và phần mềm) 3,65 tỷ USD; Thương mại 2,34 tỷ USD; Công nghiệp ô tô 1,61 tỷ USD... FDI theo lĩnh vực đầu tư tại Ấn Độ

Ngày đăng: 17/07/2021, 23:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sinh viên thực hiện :

  • Mã sinh viên :

  • Lớp chuyên ngành :

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài.

    • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Kết cấu đề án.

    • CHƯƠNG I

    • TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ

      • 1. Giới thiệu về Ấn Độ

        • 1.1. Vị trí địa lý

        • 1.2. Dân cư

        • 1.3. Chính trị

        • 1.4. Văn hóa và tôn giáo

        • 2. Khái quát về nền kinh tế ấn độ

        • 3. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ

        • CHƯƠNG 2

        • NHỮNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA ẤN ĐỘ

          • 1. Cải thiện môi trường pháp lý

            • 1.1. Điều chỉnh cơ cấu sở hữu vốn đầu tư theo ngành

            • 1.2. Cải thiện thủ tục đầu tư

            • 2. Giảm thuế và các ưu đãi tài chính tiền tệ

            • 3. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan