1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Hành trình từ trái tim đến với trái tim

10 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………… 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………….. 2. Mục đích của đề tài………………………………...…………… 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………….………… 4. Phương pháp nghiên cứu…………………...……...……………. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH………………...…………………………… 1. Thuận lợi…………………………………………………………. 2. Khó khăn…………………………………………………………. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN “HÀNH TRÌNH TỪ TRÁI TIM ĐẾN VỚI TRÁI TIM” ……………………………………………………………… 1. Hành trình đến với trái tim học sinh……………………………… 2. Hành trình đến với trái tim phụ huynh…………………………… IV. HIỆU QUẢ……………………………………………………………… V. KẾT LUẬN……………………………………………………………… I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục và Đào tạo là nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người về đức, trí, thể, mĩ. Ở các trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng, việc hình thành và phát triển nhân cách của con người toàn diện là điều hết sức cần thiết bởi đây là nền tảng, là cơ sở ban đầu để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt, năng động, sáng tạo, tự tin trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, người giáo viên Tiểu học vừa là một người thầy truyền thụ kiến thức vừa là một người thầy đồng hành cùng con trẻ trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Việc này đòi hỏi người giáo viên Tiểu học phải hết sức linh hoạt, nhạy bén trong công việc, phải biết phối hợp nhiều biện pháp giáo dục, phải tinh tế trong việc nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh. Để thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công tác chủ nhiệm lớp là một hoạt động không thể thiếu được, nó góp phần thúc đẩy đồng bộ các hoạt động nhà trường. Đối với bản thân, tôi đã từng được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm qua nhiều khối lớp nên ít nhiều cũng tích lũy được cho bản thân một số kinh nghiệm. Đối với năm học 2020 – 2021, được giảng dạy khối lớp 2, khối lớp nhỏ của bậc tiểu học, tôi hiểu rằng ở giai đoạn này các em tuy rằng còn nhiều ngây ngô, nhiều bỡ ngỡ, nhưng cũng sẽ tiếp thu, quan sát, học hỏi rất nhanh từ những điều xung quanh. Nếu người giáo viên chủ nhiệm không nắm bắt kịp tâm tư nguyện vọng của học sinh thì sẽ dễ gây những “dấu ấn” khó phai trong lòng con trẻ. Và không chỉ giáo viên mà chính phụ huynh cũng là những người thầy tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, việc gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên cũng là một điều rất cần thiết. Là người làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn trăn trở trước thực trạng ấy. Tôi luôn lắng nghe Phụ huynh để học hỏi, để nhìn lại mình, để thay đổi tốt hơn mỗi ngày. Tôi cũng luôn tìm nhiều cách để gần gũi với học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em để giải đáp một số thắc mắc của con trẻ trong chừng mực hiểu biết của mình. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Hành trình từ trái tim đến với trái tim” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm 2020 – 2021. 2. Mục đích của đề tài Tôi viết đề tài này với mong muốn: Hình thành mối quan hệ gần gũi, sự gắn bó mật thiết giữa Giáo viên và phụ huynh. Cùng với những kiến thức đã tích lũy được sẽ tạo điều kiện cho các em có một sự tự tin nhất định, giúp cho các em có thể mạnh dạn trao đổi trước bạn bè, trước các Thầy, Cô giáo; có khả năng giao tiếp, ứng xử hoạt bát trước tập thể, trước đám đông. Điều này tác động rất lớn đến tâm lý của các em và là tiền đề để hình thành nên yếu tố “Tích cực” từ trong mỗi học sinh. Nhà trường và các Thầy, Cô giáo khai thác hữu hiệu yếu tố này sẽ là đòn bẩy cho các em học sinh được thể hiện “Học sinh tích cực” trong từng tiết học, từng môn học và ngay cả từng bậc học. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu công tác chủ nhiệm của giáo viên các khối lớp của trường Tiểu học Nguyễn Thị Nhỏ. Đối tượng là 35 học sinh tiểu học của lớp 23, trường Tiểu học Nguyễn Thị Nhỏ. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tìm tòi. Điều tra trong học sinh. Tham khảo kinh nghiệm của giáo viên trong trường. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Trong quá trình thực hiện, tôi có một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi Phụ huynh quan tâm đến việc học của học sinh. Được sự quan tâm sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường, các đoàn thể trong trường. Cơ sở vật chất khang trang. 2. Khó khăn Một vài em học sinh học yếu, nhút nhát và ngại tiếp xúc với các bạn như: Phúc Nguyên, Khôi Nguyên, Phạm Hùng, Phương Nghi, Nam Phương. Đa số các em học sinh khá thụ động, ít phát biểu, ngại nói, sợ sai. Có vài em chuyển từ trường khác đến, từ lớp khác qua nên các em còn ngại ngùng, ít nói, ít giao tiếp với các bạn xung quanh. Các em thường chia nhóm, một vài em lại hay giận hờn và thường xuyên lôi kéo các bạn chơi với ai, không chơi với ai. Lớp có vài bạn nam rất hiếu động thích chơi với nhau nên các em thường hay ồn ào, chạy ra khỏi chỗ, mất trật tự trong giờ học, nhất là các tiết bộ môn. Một số em có hoàn cảnh đặc biệt như: cha mẹ li thân, sống với ông bà…v…v… III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN “HÀNH TRÌNH TỪ TRÁI TIM ĐẾN VỚI TRÁI TIM” 1. Hành trình đến với trái tim học sinh Đầu năm học, tôi chuẩn bị cho lớp các xấp giấy note nhiều hình thù, màu sắc để sử dụng cho nhiều việc. Vào tuần học thứ hai, sau khi nề nếp lớp đã được ổn định, tôi hỏi các em: “Những ngày đầu đi học của em thế nào? Hãy ghi cảm nhận của mình vào Thơm yêu thương nhé”. Thế là mỗi em mỗi cảm nhận, các em nghĩ gì ghi đó, cảm nhận thế nào thì ghi như vậy. Sau khi các em ghi xong, tôi sẽ cùng các em đính giấy note vào bảng trang trí và chúng tôi gọi đó là “Thơm yêu thương”. Cứ mỗi dịp sự kiện hay những khi tôi muốn các em gắn bó với nhau hơn, tôi sẽ tổ chức cho các em viết “Thơm yêu thương”. Tôi hướng dẫn cho các em viết về cảm nhận của mình đối với những việc xảy ra xung quanh chuyện trường lớp, bạn bè, thầy cô và việc học tập; viết về ước mơ, mong muốn của mình; viết những lời yêu thương gửi thầy cô hoặc các bạn vào những dịp lễ, tết, sinh nhật,… Thỉnh thoảng, khi học một tiết học nào thật hay, thật vui, mà các em cảm thấy thật thích, thì các em có thể sử dụng “Thơm yêu thương” để ghi lại lời khen ngợi, cảm nhận của mình về tiết học ấy rồi tự mình đính lên bảng. Không những ở lớp mà tôi còn hướng dẫn các em thường xuyên viết “Thơm yêu thương” để gửi đến ông bà, bố mẹ, những người thân trong gia đình của các em và dán tại nhà, ở bất kì vị trí nào mà các em cảm thấy thích. Và “Thơm yêu thương” không chỉ dành cho các em học sinh viết mà mỗi khi các em học ngoan, được các thầy cô giáo bộ môn khen ngợi, các em sẽ đề xuất với những thầy cô giáo dạy tiết học đó viết lại cho các em vài lời khen ngợi trong “Thơm yêu thương”. Mỗi khi “Thơm yêu thương” của các thầy cô bộ môn xuất hiện trên bảng trang trí, cá nhân mỗi em học sinh sẽ được tôi thưởng thêm 2 điểm sao trong Bảng thi đua cá nhân. Từ đó, khi các em học những môn học bộ môn khác, các em sẽ có ý thức chăm ngoan và tự giữ kỉ luật tốt hơn để được các thầy, cô khen thưởng.

Ngày đăng: 17/07/2021, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w