Nội dung ôn tập chương 6 KTCT

10 37 0
Nội dung ôn tập chương 6 KTCT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: Chủ nghĩa đế quốc là gì? Chủ nghĩa đế quốc là “chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc địa hoá bằng vũ lực hoặc các phương thức khác”. Câu 2: Các tổ chức độc quyền ra đời do nguyên nhân nào? Đâu là nguyên nhân cơ bản.  Nguyên nhân hình thành các tổ chức độc quyền:  Do sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.  Do cạnh tranh.  Do khủng khoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng. >>> Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển của các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. (Nguyên nhân cơ bản) Câu 3: Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB được biểu hiện trong giai đoạn độc quyền là gì?  Tích tụ và tập trung tư bản: Xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.  Vai trò của tư bản tài chính: Xuất hiện chế độ uỷ nhiệm, các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, các trung tâm tài chính thế giới.  Xuất khẩu tư bản: Luồng xuất khẩu, hình thức xuất khẩu, tính chất xuất khẩu, tính chất xuất khẩu có những thay đổi.  Sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền: Đồng thời xuất hiện xu thế toàn hoá, khu vực hoá và chủ nghĩa bảo hộ.  Sự phân chia lãnh thổ anh hướng dưới sự chi phối của độc quyền.  Cơ chế quan hệ nhân sự: Xuất hiện thể chế đa nguyên, đa đảng, phân tán quyền lực…  Sở hữu nhà nước: Tăng quy mô, vai trò thay đổi cơ chế quản lý thu chi. Câu 4: Xuất khẩu tư bản là gì? Nó có phải đặc trưng của CNTB tự do cạnh tranh không?  Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.  Xuất khẩu tư bản là đặc trưng của CNTB tự do cạnh tranh vì luồng xuất khẩu, hình thức xuất khẩu, tính chất xuất khẩu có những thay đổi. Câu 5: Tư bản tài chính là gì? Phân biệt với tư bản cho vay nặng lãi?  Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.  Phân biệt với tư bản cho vay Tư bản cho vay  Là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó (gọi là lợi tức). Đặc điểm của tư bản cho vay là quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản, đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng. Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người bán không mất quyền sở hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định. Và khi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên; giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử dụng của tư bản cho vay, do khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất. Do vận động theo công thức T - T'' nên nó gây ấn tượng hình thức tiền có thể đẻ ra tiền.  Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động.  Tư bản cho vay ra đời góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất, cải tiến kĩ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Do đó nó góp phần làm tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội Tư bản tài chính  Do nắm được cả TBCN và TB tiền tệ, TB tài chính có thể thống trị từ một ngành đến nhiều ngành và cuối cùng là toàn bộ nền KT QDân. Nó xác lập được sự thống trị và chế độ độc quyền vững chắc hơn, bộc lộ đủ bản chất hơn.  TB tài chính ra đời là do tư bản sở hữu và tư bản chức năng tách rời cao độ. Sự tách rời này là cơ sở cho việc ra đời các loại chứng khoán mới và mở rộng thị trường cho vay.Nó không chỉ dẫn đến sự hình thành những kẻ thực lợi mà còn tạo ra trong nền kinh tế thế giới những nhà nước thực lợi – đây là bước phát triển và chín muồi hơn nữa của QHSX TBCN  Do sở hữu tập thể, TB tài chính không tồn tại dưới hình thức riêng lẻ, mà hình thành nên các nhóm hay các tập đoàn thống trị ở các lĩnh vực khác nhau của nền KT-XH. Tập đoàn TB tài chính bao gồm hàng loạt công ty công, thương nghiệp độc quyền hoạt động dựa vào nguồn tài chính chủ yếu do một số ngân hàng lớn cung cấp. Các ngân hàng lớn này chịu sự điều tiết, khống chế và chi phối của một ngân hàng trung tâm. Ngân hàng này gọi là ngân hàng khống chế. Các tập đoàn tài chính chỉ cần thông qua ngân hàng khống chế mà điều tiết sự vận động của tất cả các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn Câu 6: Xuất khẩu hàng hóa là gì? Nó có phải đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa TBCN trong giai đoạn độc quyền hay không?  Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.  Xuất khẩu hàng hóa là đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa TBCN trong giai đoạn độc quyền bởi độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng gia giá độc quyền để thu được lợi nhuận độc quyền cao Câu 7: Qui luật giá trị của nền sản xuất hàng hóa được biểu hiện trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB và trong giai đoạn CNTB độc quyền là gì?  Trong thời kì tư bản tự do cạnh tranh: giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điều kiện để giá trị biến thành giá cả sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác, sư liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển.Trước đây,khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất, giá cả xoay quanh giá trị. Giờ đây, giá cả hàng hóa xoay quanh giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả sản cuât; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.  Thời kì tư bản độc quyền: giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi bán, cao khi mua. Tuy vậy, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền nhằm chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của người khác Câu 8: Thực chất của việc phân chia thế giới về mặt kinh tế là sự phân chia khu vực về thị trường dầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm? Đúng hay sai? Ý kiến trên là đúng, bởi  Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền.  Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên gay gắt.  Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định.  Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia… Câu 9 : Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền là gì? Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền thực chất vẫn do lao động của công nhân làm việc trong các xí nghiệp độc quyền; thêm vào đó là lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp ngoài độc quyền; giá trị thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tư bản tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc Câu 10: Thực chất của việc phân chia lãnh thổ là gì?  Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, tư bản độc quyền không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền không thôi mà là “siêu lợi nhuận độc quyền” do có những điều kiện thuận lợi mà tại chính quốc không có được như nguồn nguyên liệu dồi rào giá rẻ hoặc lấy không, giá nhân công rẻ mạt…Do đó luôn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền thuộc các quốc gia khác nhau. Điều này đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức độc quyền của nước mình giành giật thị trường và môi trường đầu tư nhằm thu được siêu lợi nhuận độc quyền ở ngoại quốc. Sự can thiệp đó của nhà nước đã biến nó thành một nước đế quốc chủ nghĩa.  Như vậy, chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền với đường lối xâm lăng của nhà nước.  Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.  Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm chiếm các nước khác và lập nên hệ thống thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đối với tư bản tài chính, không phải chỉ những nguồn nguyên liệu đã được tìm ra mới có ý nghĩa, mà cả những nguồn nguyên liệu có thể tìm được cũng rất quan trọng, do đó tư bản tài chính có khuynh hướng mở rộng lãnh thổ kinh tế và thậm chí cả lãnh thổ nói chung. Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nhu cầu nguyên liệu càng lớn, sự cạnh tranh càng gay gắt thì cuộc đấu tranh để giành giật thuộc địa giữa chúng càng quyết liệt.  Bước vào thế kỷ XX, việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các đế quốc tư bản ra đời sớm đã hoàn thành. Nhưng sau đó các đế quốc ra đời muộn hơn đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 và lần thứ hai 1939 – 1945, và những xung đột nóng ở nhiều khu vực trên thế giới… Câu 11: Nội dung phân chia thế giới về kinh tế giữa các nước đế quốc. Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền. Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên gay gắt. Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia… Câu 12: Đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?  Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền như sau: 1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền 2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính 3. Xuất khẩu tư bản 4. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền 5. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc  Trong đó, đặc điểm đầu tiên : tích tụ SX là quan trọng nhất. Bởi đó chính là nguyên nhân hình thành và quyết định đến tính chất của CNTB độc quyền. các đặc điểm khác chỉ là hệ quả. Bởi có tập trung SX đến trình độ cao thì sẽ xuất hiện một số doanh nghiệp quy mô lớn và do đó nếu cạnh tranh với nhau sẽ mang lại nhiều thiệt hại ("trâu bò mà đánh nhau, sẽ có ruồi muỗi ở ngoài hưởng lợi"), tất yếu họ bắt tay và thỏa hiệp với nhau, trên nguyên tắc cùng có lợi.  Đây là điểm mấu chốt, điểm đột biến chuyển đổi từ CNTB cạnh tranh sang CNTB độc quyền.  Lê nin đã nói :"Độc quyền phát sinh, là kết quả của sự tập trung SX, là một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của CNTB". Câu 13: Mối quan hệ giữa tự do cạnh tranh và độc quyền trong chủ nghĩa tư bản độc quyền Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại nó còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn. Câu 14: Trong giai đoạn CNTB độc quyền: Hàng hóa còn bán theo giá trị của hàng hóa không?  Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán.  Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị không còn hoạt động, về thực chất, giá cá độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị.  Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị.  Như vậy, nếu như trong giai doạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu liện thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị biêu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Câu 15: Độc quyền ra đời có thủ tiêu cạnh tranh không?  Độc quyền ra đời từ cạnh tranh nhưng không thủ tiêu được cạnh tranh. trái lại,nó làm cho cạnh tranhh diễn ra mạnh mẽ hơn.Hãy làm rõ sự biểu hiện của giá trị ,giá trị thặng dư, quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghia tư bản độc quyền  Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyềnkhông thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau: 1. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống… để đánh bại đốỉ thủ. 2. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyềnkhác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật… 3. Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn. Câu 16: Các hình thức cạnh tranh trong CNTB Độc Quyền Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau:  Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống... để đánh bại đối thủ.  Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật...  Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tờrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn. Câu 17: CNTB độc quyền có mấy đặc điểm cơ bản Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền: 1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền 2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính 3. Xuất khẩu tư bản 4. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền 5. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc Câu 18: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì ? Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước trong CNTB Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, thương mại và các cơ sở sản xuất được tổ chức và quản lý như doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả quá trình tích lũy vốn, lao động tiền lương và quản lý tập trung). Các hoạt động trong nền kinh tế được hoạch định và điều phối bởi các cơ quan lập kế hoạch kinh tế và các cơ quan chính phủ được tập trung hóa (các cơ quan được tổ chức theo thực tiễn quản lý kinh doanh). Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là do: 1. Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao. Do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, yêu cầu kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. 2. Sự phát triển của phân công lao dộng xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản... đòi hỏi nhà nước tư sản phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn. 3. Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội... 4. Cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhà nước của các quốc gia tư sản dể điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế. Câu 19: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền giống nhau hay khác nhau về bản chất?  Bản chất giống nhau, chỉ khác nhau về hình thức biểu hiện.  Xét về bản chất CNTB độc quyền là một nấc thang phát triển mới của CNTB tự do cạnh tranh CNTB độc quyền là CNTB trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.  Sự ra đời của CNTB độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của CNTB là bóc lột lao động và phân hóa xã hội.  Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư. Câu 20: CNTB độc quyền là phương thức sản xuất phát triển cao hơn của CNTB  Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.  Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình quân, còn trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuận độc quyền.  Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.

Ngày đăng: 17/07/2021, 08:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan