1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số câu hỏi trọng tâm kiến thức của chương 4 học phần Kinh tế Chinh trị Mác Lênin

11 59 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 32,32 KB

Nội dung

Tài liệu 20 câu hỏi trọng tâm ôn tập chương 4 Kinh tế chính trị Mác Lênin Câu 4: Xuất khẩu tư bản là gì? Nó có phải đặc trưng của CNTB tự do cạnh tranh không?Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.Xuất khẩu tư bản là đặc trưng của CNTB tự do cạnh tranh vì luồng xuất khẩu, hình thức xuất khẩu, tính chất xuất khẩu có những thay đổi.Câu 5: Tư bản tài chính là gì? Phân biệt với tư bản cho vay nặng lãi?Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.Phân biệt với tư bản cho vayTư bản cho vayLà tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó (gọi là lợi tức). Đặc điểm của tư bản cho vay là quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản, đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng. Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người bán không mất quyền sở hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định. Và khi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên; giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử dụng của tư bản cho vay, do khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất. Do vận động theo công thức T T nên nó gây ấn tượng hình thức tiền có thể đẻ ra tiền.Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động.Tư bản cho vay ra đời góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất, cải tiến kĩ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Do đó nó góp phần làm tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hộiTư bản tài chínhDo nắm được cả TBCN và TB tiền tệ, TB tài chính có thể thống trị từ một ngành đến nhiều ngành và cuối cùng là toàn bộ nền KT QDân. Nó xác lập được sự thống trị và chế độ độc quyền vững chắc hơn, bộc lộ đủ bản chất hơn. TB tài chính ra đời là do tư bản sở hữu và tư bản chức năng tách rời cao độ. Sự tách rời này là cơ sở cho việc ra đời các loại chứng khoán mới và mở rộng thị trường cho vay.Nó không chỉ dẫn đến sự hình thành những kẻ thực lợi mà còn tạo ra trong nền kinh tế thế giới những nhà nước thực lợi – đây là bước phát triển và chín muồi hơn nữa của QHSX TBCNDo sở hữu tập thể, TB tài chính không tồn tại dưới hình thức riêng lẻ, mà hình thành nên các nhóm hay các tập đoàn thống trị ở các lĩnh vực khác nhau của nền KTXH. Tập đoàn TB tài chính bao gồm hàng loạt công ty công, thương nghiệp độc quyền hoạt động dựa vào nguồn tài chính chủ yếu do một số ngân hàng lớn cung cấp. Các ngân hàng lớn này chịu sự điều tiết, khống chế và chi phối của một ngân hàng trung tâm. Ngân hàng này gọi là ngân hàng khống chế. Các tập đoàn tài chính chỉ cần thông qua ngân hàng khống chế mà điều tiết sự vận động của tất cả các doanh nghiệp thành viên trong tập đoànCâu 6: Xuất khẩu hàng hóa là gì? Nó có phải đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa TBCN trong giai đoạn độc quyền hay không?Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.Xuất khẩu hàng hóa là đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa TBCN trong giai đoạn độc quyền bởi độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng gia giá độc quyền để thu được lợi nhuận độc quyền caoCâu 7: Qui luật giá trị của nền sản xuất hàng hóa được biểu hiện trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB và trong giai đoạn CNTB độc quyền là gì?Trong thời kì tư bản tự do cạnh tranh: giá trị biểu hiện thành quy luật giá cảsản xuất. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điềukiện để giá trị biến thành giá cả sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tưbản chủ nghĩa phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngànhkhác, sư liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng pháttriển.Trước đây,khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất, giá cả xoay quanhgiá trị. Giờ đây, giá cả hàng hóa xoay quanh giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở, lànội dung bên trong của giá cả sản cuât; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thịtrường, giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. Thời kì tư bản độc quyền: giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cảđộc quyền; giá cả độc quyền thấp khi bán, cao khi mua. Tuy vậy, giá cả độcquyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổchức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền nhằm chiếm đoạt mộtphần giá trị và giá trị thặng dư của người khácCâu 8: Thực chất của việc phân chia thế giới về mặt kinh tế là sự phân chia khu vực về thị trường dầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm? Đúng hay sai?Ý kiến trên là đúng, bởi Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền.Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên gay gắt. Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia…Câu 9 : Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền là gì?Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền thực chất vẫn do lao động của công nhân làm việc trong các xí nghiệp độc quyền; thêm vào đó là lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp ngoài độc quyền; giá trị thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tư bản tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc Câu 10: Thực chất của việc phân chia lãnh thổ là gì?Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, tư bản độc quyền không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền không thôi mà là “siêu lợi nhuận độc quyền” do có những điều kiện thuận lợi mà tại chính quốc không có được như nguồn nguyên liệu dồi rào giá rẻ hoặc lấy không, giá nhân công rẻ mạt…Do đó luôn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền thuộc các quốc gia khác nhau. Điều này đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức độc quyền của nước mình giành giật thị trường và môi trường đầu tư nhằm thu được siêu lợi nhuận độc quyền ở ngoại quốc. Sự can thiệp đó của nhà nước đã biến nó thành một nước đế quốc chủ nghĩa.Như vậy, chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền với đường lối xâm lăng của nhà nước.Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm chiếm các nước khác và lập nên hệ thống thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đối với tư bản tài chính, không phải chỉ những nguồn nguyên liệu đã được tìm ra mới có ý nghĩa, mà cả những nguồn nguyên liệu có thể tìm được cũng rất quan trọng, do đó tư bản tài chính có khuynh hướng mở rộng lãnh thổ kinh tế và thậm chí cả lãnh thổ nói chung. Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nhu cầu nguyên liệu càng lớn, sự cạnh tranh càng gay gắt thì cuộc đấu tranh để giành giật thuộc địa giữa chúng càng quyết liệt.Bước vào thế kỷ XX, việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các đế quốc tư bản ra đời sớm đã hoàn thành. Nhưng sau đó các đế quốc ra đời muộn hơn đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 và lần thứ hai 1939 – 1945, và những xung đột nóng ở nhiều khu vực trên thế giới…

Ngày đăng: 15/07/2021, 23:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w