1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp

99 669 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây Ấn Độ đã áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh nên năng suất bình quân đã tăng gấp 2,5 lần đạt 26,7 tạ/ha.Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của Châu Á

Trang 1

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ THÍCH ỨNG SINH THÁI CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRỒNG TRÊN NỀN ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG VỤ XUÂN Ở TRẠI THỰC NGHIỆM

NÔNG HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT

MÃ SỐ : 60.62.01

Người thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUANG PHỔ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Có được kết quả nghiên cứu này

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

PGS TS Nguyễn Quang Phổ – Bộ môn Khoa học cây trồng KhoaNông Lâm Ngư Trường Đại học Vinh, người đã giúp đỡ tôi hết sức tận tình

và chu đáo Thầy đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quýbáu, chỉ dẫn cho tôi từng bước đi để tập làm và hoàn thành luận văn nghiêncứu khoa học

Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư,trại thực nghiệm Nông học Trường Đại học Vinh, đã tạo mọi điều kiện giúp

đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian học tập và thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn những người thân trong gia đình,bạn bè đã động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn này

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuấn

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

R3 : Thời kỳ sinh trưởng đậu tương bắt đầu hình thành quả R5 : Thời kỳ sinh trưởng đậu tương bắt đầu hình thành hạt R7 : Thời kỳ sinh trưởng đậu tương hạt bắt đầu chín

LA : Diện tích lá

LAI : Chỉ số diện tích là

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-TT : Quyết định thông tư

TSKH : Tiến sỹ khoa học

KHKT : Khoa học kỹ thuật

SXNN : Sản xuất nông nghiệp

BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

NSLT : Năng suất lý thuyết

NSTT : Năng suất thực thu

TGST : Thời gian sinh trưởng

KL : Khối lượng

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số bảng Tên bảng Trang

3.1 Diễn biến thời tiết vụ Xuân 2012 44

3.2 Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm 46

3.3 Thời gian nảy mầm từ lúc gieo và tỉ lệ nảy nầm của các giống đậu tương thí nghiệm 48

3.4 Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm 48

3.5 Chiều cao cây cuối cùng, số cành/cây các giống đậu tương thí nghiệm .50

3.6 Diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm 53

3.7 Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm 55

3.8 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm 57

3.9 Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm .59

3.10 Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm 62

3.11 Hệ số héo và chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm 64

3.12 Cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân lá 66

3.13 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm .68

3.14 Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm 70

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Số hình Tên hình Trang

1 Chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương thí nghiệm 51

2 Số cành/ cây của các giống đậu tương thí nghiệm 51

3 Diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm 54

4 Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm 56

5 Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm 60

6 Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm 62

7 Hệ số héo của các giống đậu tương thí nghiệm 65

8 Chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm 65

9 Cường độ thoát hơi nước các giống đậu tương thí nghiệm 67

10 Hàm lượng nước trong thân lá các giống đậu tương thí nghiệm 67

11 Số quả chắc/cây của các giống đậu tương thí nghiệm 69

12 Khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương thí nghiệm 69

13 Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm 71

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC HÌNH iv

MỤC LỤC v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của để tài 1

2 Mục đích, yêu cầu 2

2.1 Mục đích 2

2.2 Yêu cầu 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.2 Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương 6

1.3 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam 9

1.3.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 9

1.3.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 13

Trang 7

1.4 Một số nghiên cứu về đậu tương trên thế giới và Việt Nam 15

1.4.1 Một số nghiên cứu về đậu tương trên thế giới 15

1.4.1.1 Kết quả nghiên cứu về chọn giống đậu tương

15 1.4.1.2 Một số nghiên cứu về phân bón trên cây đậu tương trên thế giới

18 1.4.2 Một số nghiên cứu về đậu tương ở Việt Nam 20

1.4.2.1 Một số nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam

20 1.4.2.2 Một số nghiên cứu về phân bón cho đậu tương ở Việt Nam

25 1.4.2.3 Một số nghiên cứu về tính chịu hạn của đậu tương ở Việt Nam

26 1.5 Một số yếu tố hạn chế đến năng suất đậu tương ở Việt Nam 27

1.5.1 Yếu tố kinh tế, xã hội 27

1.5.2 Các yếu tố nông, sinh học 28

1.6 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây đậu tương ở Nghệ An-Nghi Lộc 30

1.7 Điều kiện tự nhiên khí hậu của huyện Nghệ An-Nghi Lộc 31

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM ,NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 33

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 33

2.2 Nội dung nghiên cứu 33

2.3 Phương pháp nghiên cứu 34

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 34

2.3.2 Qui mô thí nghiệm 35

2.3.3 Địa điểm nghiên cứu 35

Trang 8

2.3.4 Biện pháp kỹ thuật 35

2.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 36

2.4.1 Xác định các thời kỳ sinh trưởng và phát triển chủ yếu 36

2.4.2 Đặc điểm hình thái 37

2.4.3 Một số chỉ tiêu sinh trưởng 37

2.4.4 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá 37

2.4.5 Theo dõi mức dộ nhiễm sâu bệnh hại 38

2.4.6 Khả năng tích lũy chất khô 40

2.4 7 Một số chỉ tiêu đánh giá tính chịu hạn 42

2.4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu tương 42

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 43

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

3.1 Điều kiện thời tiết khí hậu trên địa bàn nghiên cứu 44

3.2 Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm 45

3.3 Khả năng nảy mầm của các giống đậu tương thí nghiệm 48

3.4 Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm 48

3 5 Chiều cao cây cuối cùng và số cành/cây của các giống đậu tương thí nghiệm 49

3 6 Diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm 52

3.7 Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm 54

3.8 Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống đậu tương thí nghiệm 56

3.9 Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm 58

3.10 Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm 60

3.11 Hệ số héo và chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm 62

3.12 Cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân lá của các giống đậu tương thí nghiệm 66

3.13 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm 68

Trang 9

3.14 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu tương thí

nghiệm 70

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72

I Kết luận 72

II Đề nghị 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

I Tài liệu tiếng Việt 74

II Tài liệu tiếng Anh 77

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn

ngày, có tác dụng nhiều mặt trong đời sống xã hội như: Cung cấp thực phẩmcho con người, làm thức ăn cho gia súc, cung cấp nguyên liệu cho côngnghiệp chế biến và cải tạo đất

Ngoài ra, cây đậu tương còn có khả năng cố định Nitơ tự do nhờ sự

cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium Japonicum Sau mỗi vụ trồng,

đậu tương đã cố định và bổ sung vào đất từ 60-80 kg N/ha, tương đương

300-400 kg đạm sunphat

Do vậy, cây đậu tương ngoài giá trị kinh tế còn là cây cải tạo đất rất tốt.Nhờ những ưu điểm nổi bật trên mà cây đậu tương đã trở thành một trong nhữngcây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống xã hội nhiềunước trên thế giới

Ở Việt Nam diện tích và sản lượng đậu tương trong những năm gần đâyliên tục tăng Đến nay cây đậu tương đã trở thành cây trồng chính trong cơcấu cây trồng của nhiều vùng sản xuất ở nước ta

Hiện nay nhân loại đang đứng trước các vấn đề về quản lý nguồnnước và sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu toàn cầu Quá trình sa mạchóa tăng lên là hậu quả của việc thiếu nguồn nước cho cây trồng sinhtrưởng phát triển Sự khan hiếm nước tưới phục vụ cho nông nghiệp đãđược báo động trong nhiều hội nghị khoa học gần đây trên thế giới Cácnhà khoa học đều khẳng định, khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến anninh lương thực của nhân loại và tài nguyên nước phục vụ nông nghiệpkhông phải là vô tận Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số kèm theo sự phát

Trang 11

triển của các đô thị đã làm gia tăng nhu cầu nước phục vụ dân sinh và các

ngành công nghiệp Chính vì vậy, thiếu nước tưới trong sản xuất nông

nghiệp là vấn đề đang được dự báo cấp thiết trên qui mô toàn cầu Với tầmquan trọng như vậy, người ta đã hoạch định một thứ tự ưu tiên cho đầu tưnghiên cứu tính chống chịu khô hạn, chịu mặn và chịu ngập úng trong lĩnhvực cải tiến giống cây trồng trên toàn thế giới

Điều kiện tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệtđới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô vànóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau) Địa hình có sự phân hóa từ Tây sang đông Phíađông là dải đồng bằng hẹp chạy dọc ven biển Phía tây là dải núi TrườngSơn Bắc là bức tường chắn phía tây làm thay đổi bản chất khối khí vàomùa hè, làm khí hậu trở nên khô nóng gây hạn hán đối với cây trồng và ảnhhưởng rất lớn đến đời sống kinh tế của ngưới dân trong vùng; là nơi thườngxuyên gánh chịu thiên tai lũ lụt , hạn hán

Tận dụng ưu thế chịu hạn của cây trồng để giãn thời vụ gieo trồng vàđảm bảo cho việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng hàng năm ổn định, để làmđược việc đó thì việc chọn cây trồng có khả năng chịu hạn và năng suất ổnđịnh trong điều kiện khô hạn ở cuối vụ xuân là rất cần thiết Chính vì thế

tôi chọn đề tài :

“Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm Nông học Trường Đại học Vinh ”

2 Mục đích, yêu cầu

2.1 Mục đích

Đề tài nhằm nghiên cứu, chọn ra được những giống đậu tương có khảnăng thích ứng sinh thái, chịu hạn tốt, năng suất khá và chống chịu sâu bệnh

Trang 12

Từ đó làm cơ sở khoa học để xây dựng cơ cấu cây trồng ở Nghệ An.

2.2 Yêu cầu

- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương liên quanđến khả năng chịu hạn của giống

- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương

- Đánh giá một số đặc tính sinh lý liên quan đến khả năng chịu hạn củagiống

- Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương thông qua một

số chỉ tiêu như: Hệ số héo, chiều dài bộ rễ, cường độ thoát hơi nước tươngđối

- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giốngđậu tương

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Đánh giá được những đặc điểm cơ bản của mẫu giống đậu tương cókhả năng thích ứng sinh thái ,chịu hạn tốt

- Đánh giá mang tính tổng hợp về các chỉ tiêu sinh lý liên quan đến khảnăng thích ứng sinh thái ,chịu hạn của giống, từ đó đề xuất được phương pháp vàchỉ tiêu đánh giá giống đậu tương chịu hạn

3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài chọn ra được các giống đậu tương có khả năng sinh trưởng, thíchứng sinh thái ,chịu hạn tốt, từ đó đưa ra cơ cấu các giống đậu tương thích hợpvới điều kiện khô hạn ở Nghệ An

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Đậu tương được đánh giá là cây có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡngcao Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao (hàm lượng protein trungbình khoảng từ 38 - 40%, lipit từ 18 - 20%, giàu nguồn sinh tố và muốikhoáng) Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số các protein củathực vật - Hàm lượng protein từ 38 - 40% là cao hơn cả ở cá, thịt và cao gấphai lần hàm lượng protein có trong các loại đậu đỗ khác Hàm lượng của cácaxit amin có chứa lưu huỳnh như methionin, sistein, sixtin của đỗ tương rấtgần với hàm lượng của các chất này của trứng Hàm lượng cazein, đặc biệt làlozin rất cao, gần gấp đôi so với trứng gia cầm Protein của đậu tương dễ tiêuhoá hơn thịt và không có các thành phần tạo thành cholesteron, không có cácdạng axit uric Ngày nay, người ta mới biết thêm hạt đậu còn chứa chấtlexithin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, sung sức, làm tăng thêm trí nhớ

và tái sinh các mô, làm cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể [24]

Đậu tương còn có khả năng tích luỹ đạm của khí trời để tự túc và làmgiàu đạm cho đất nhờ vào sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum ở

bộ rễ Trong điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn nốt sần này có thể tích luỹ đượcmột lượng đạm tương đương từ 20 - 25 kg urê/ha Vì vậy đậu tương có tácdụng cải tạo đất rất tốt Mặt khác, đậu tương lấy đi từ đất chất dinh dưỡngkhông nhiều Theo tác giả Chu Thị Thơm và cs cho rằng: một tấn hạt đậutương cùng với thân lá lấy đi từ đất 81 kg N, 17 kg P2O5, 35 kg K2O[26]

Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng

Trang 14

và phát triển Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất kỳ một yếu tố nào đều ảnhhưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây

Cây đậu tương yêu cầu một lượng dinh dưỡng khá lớn Để đạt sảnlượng 3.000 kg hạt/ha cây đậu tương cần 285 kg Đạm, 170 kg P2O5 , 85 kg

K2O, 65 kg CaO, 52 kg MgO, và nhiều nguyên tố vi lượng khác [7]

Đạm: là nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết cho cây đậu tương Đạm

tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym

và nhiều loại vitamin khác

Giai đoạn đầu khi mới mọc, cây còn bé thì dựa chủ yếu vào nguồn đạmsẵn có trong đất và lượng đạm bón vào khi gieo Khoảng ba tuần lễ sau khimọc, khi mà các nốt sần ở bộ rễ đó được hình thành và các vi sinh vật cố địnhđạm bắt đầu hoạt động thu hút đạm từ khí trời thì cây có thêm nguồn đạmnày Hoạt động cố định đạm của vi sinh vật cũng sẽ đạt hiệu quả cao nhất vàothời kỳ cây ra hoa, kết quả nên sẽ rất thuận lợi cho việc cung cấp dinh dưỡngcho cây

Lân: là yếu tố có vai trò quan trọng trong đời sống của cây đậu tương.

Lân tham gia vào quá trình hình thành các bộ phận mới của cây Lân có trongthành phần các enzym, các protein, đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợpcác axit amin

Lân thường được bón lót trước khi gieo hạt để tăng cường sự phát triểncủa bộ rễ, làm cho rễ ăn sâu và lan rộng tạo điều kiện cho cây chống chịuđược hạn và ít bị đổ Giai đoạn từ sau khi mọc đến khi ra hoa nếu thiếu lâncây sẽ sinh trưởng kém, giảm khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuậnnhư hạn, rét, sâu bệnh

Kali: Kali có vai trò quan trọng trong việc trao đổi đạm, chuyển hoá

Gluxit, cân bằng nước, tổng hợp Protein, tăng cường tính chống chịu chocây Sau dinh dưỡng đạm, kali là nguyên tố được hấp thu đứng thứ hai về số

Trang 15

lượng ở cây đậu tương Cây hút Kali nhiều nhất vào thời kỳ ra hoa Theo T.S

Lê Xuân Đính, trung bình có khoảng 20 kg K2O trong 1 tấn hạt đậu[9]

Đậu tương là loại cây ngắn ngày, các giống đậu tương ngắn ngày cóthời gian sinh trưởng 70 - 75 ngày, các giống dài hơn khoảng 120 ngày Vìvậy đây là cây trồng không thể thiếu trong các công thức luân canh tăng vụ.Cây đậu tương có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều vụtrong năm, là cây có thể trồng luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại câytrồng khác nhau

Với rất nhiều những ưu điểm và hiệu quả kinh tế đem lại thì cây đậutương cần được đầu tư đúng mức và hợp lý nhằm thúc đẩy ngành sản xuất đậutương của nước ta tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng Trong nhữngnăm qua do diện tích canh tác bị thu hẹp, do người dân chưa nhận thức đượcvai trò đầy đủ của cây đậu tương nên cây đậu tương chưa được đầu tư đúngmức cả về giống, chế độ bón phân, chăm sóc Do đó diện tích, năng suất vàsản lượng đậu tương của Việt Nam nói chung, của huyện Nghi Lộc – Nghệ

An nói riêng còn rất thấp Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần phải có cácbiện pháp giải quyết đồng bộ, đó là:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khảo nghiệm để có được bộ giống tốt,năng suất cao, thích hợp với cơ cấu mùa vụ

- Cần có các biện pháp kỹ thuật, canh tác phù hợp với điều kiện đất đaikhí hậu của vùng

- Nghiên cứu và đề xuất được lượng phân bón đủ cân đối, góp phầnnâng cao năng suất cây đậu tương

1.2 Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương

* Yêu cầu về nhiệt độ

Cây đậu tương có nguồn gốc ôn đới, nhưng không phải là cây trồngchịu rét Tuỳ theo giống chín sớm hay muộn mà tổng tích ôn của cây đậu

Trang 16

độ cần thiết cho sự ra hoa của đậu tương từ 25-290C[39].

Nhiệt độ tối thiểu và tối đa cho đậu tương ở thời kỳ nảy mầm nằmtrong phạm vi từ 10-400C Dưới 100C thì sự vươn dài của trục mầm dưới lá bịảnh hưởng Muốn mọc được cần có nhiệt độ từ 10-120C Càng ấm thì hạt càng

dễ mọc và mọc nhanh ở nhiệt độ từ 10-120C, muốn mọc được phải cần đến15-16 ngày, nhưng nếu có nhiệt độ 150C chỉ cần 9-10 ngày và nếu ở 200C thìchỉ mất 6-7 ngày Nếu nhiệt độ lên quá 400C hạt cũng không mọc được

Theo Delouche (1953) thì hạt giống đậu tương có thể nảy mầm ở nhiệt

độ của môi trường từ 5-400C, nhưng nảy mầm nhanh nhất ở 300C

Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến ra hoa kết quả Nhiệt độ 100C ngăn cản sựphân hoá hoa Dưới 180C có khả năng làm cho quả không đậu

Nhiệt độ cao trên 400C ảnh hưởng sâu sắc đền hoàn thành đốt, sinhtrưởng lóng và phân hoá hoa

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự cố định Nitơ của đậu tương Vi

khuẩn nốt sần Rhizobium japonicum bị hạn chế bởi nhiệt độ trên 330C Nhiệt

độ 25-27oC hoạt động của vi khuẩn là tốt nhất[3]

Theo Lê Song Dự (1988) thì sự vận chuyển các chất trong cây càngchậm khi nhiệt độ càng thấp và ngừng lại ở nhiệt độ 2-30C[8]

* Yêu cầu về ẩm độ

Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi tuỳ vào điều kiện khí hậu,

kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng Cả quá trình sinh trưởng của câyđậu tương cần lượng mưa từ 350 – 600 mm Hệ số sử dụng nước từ 1.500 –

Trang 17

3.500 mm3 để hình thành một tấn hạt [15].

Thời kỳ mọc: yêu cầu đất đủ ẩm Khô hạn kéo dài làm hạt thối Nhucầu nước tăng dần khi cây lớn lên, sự mất nước do thoát hơi nước trong ngàytrường vượt quá lượng nước do rễ hút

Thời kỳ quả mẩy yêu cầu lượng nước cao nhất Hạn vào thời kỳ hoa vàquả mẩy gây rụng hoa, rụng quả nhiều, do đó làm giảm năng suất đáng kể

Đậu tương có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây màu khác như câyngô Sau khi hạn, được lấy nước trở lại , đậu tương tiếp tục ra hoa ở các đốt

kế tiếp và đậu quả

* Yêu cầu về ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái cây đậu tương, làmthay đổi thời gian nở hoa và chín, do đó ảnh hưởng đến chiều cao cây, diệntích lá, năng suất hạt

Đậu tương là cây ngày ngắn có phản ứng với độ dài ngày nhưng có rất

ít giống không nhạy cảm với quang chu kỳ[7]

Sự tác động của ánh sáng ngày ngắn mạnh nhất là vào những giai đoạntrước khi cây ra hoa, lúc này ánh sáng ngày ngắn sẽ làm cho cây rút ngắn thờigian sinh trưởng, làm giảm chiều cao cây, số đốt cũng như độ dài của cáclóng Nếu chất lượng của ánh sáng kém như ánh sáng yếu sẽ làm cho các lóngvươn dài, có xu hướng leo như trường hợp trồng dày quá, trồng xen chẳnghạn, làm ảnh hưởng đến năng suất Đậu tương là cây C3, bão hoà ánh sáng ởcường độ 23.680 lux Cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm cho cây sinh trưởngkhoẻ, cho năng suất cao Cường độ ánh sáng giảm 50% so với bình thường cóthể làm giảm 50% năng suất [8]

* Yêu cầu về đất đai

Cây đậu tương có tính thích ứng rất rộng Có thể trồng đậu tương trênnhiều loại đất khác nhau như đất thịt, thịt pha cát, đất cát nhẹ, đất sét Nhìn

Trang 18

chung đất trồng màu hoặc đất hai vụ lúa thoát nước tốt thì trồng đậu tương tốt.

Trên đất thịt nặng đậu tương khó mọc nhưng sau khi mọc lại thích ứngtốt hơn so với các loại cây màu khác Trên đất cát đậu tương cho năng suấtkhông ổn định Đất có độ pH từ 6-7 thích hợp cho cây sinh trưởng và hìnhthành nốt sần

1.3 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

Cây đậu tương được con người biết đến cách đây khoảng 5000 năm vàđược trồng từ thế kỷ XI Trước Công Nguyên

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất sản lượng đậu tương trên thế giới

(1.000ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

Nguồn FAOSTAT, July, 2008

Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy dầu quantrọng của thế giới: đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọdầu Do vậy đậu tương được trồng phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới,nhưng tập trung nhiều nhất ở các nước Châu Mỹ chiếm tới 73,0% tiếp đó là cácnước thuộc khu vực Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) chiếm 23,15% [11]

Do khả năng thích ứng rộng nên hiện nay đậu tương đã được trồng ởnhiều nước trên khắp các châu lục Hàng năm trên thế giới trồng khoảng 54 -

56 triệu ha đậu tương (thời gian 1990 - 1992) với sản lượng khoảng 220,18triệu tấn

Trang 19

Trong những năm 70, diện tích trồng đậu tương trên thế giới tăng ítnhất 2 lần so với những cây lấy dầu khác Trong các cây lấy dầu của thế giớisản lượng đậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% vào những năm 1980.Ngược lại sản lượng của lạc lại giảm từ 18% xuống còn 11% trong cùng thời

kỳ (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [7]

Theo tổ chức nông lương thế giới FAO (2005) diện tích đậu tương toànthế giới năm 2005 là 91,42 triệu ha, tăng 37,75 triệu ha so với năm 1985.Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2006 diện tích đạt 91,72 triệu ha

so với năm 1985 là 54,07 triệu ha (tăng gần 1,7 lần) Đạt tốc độ tăng trưởng3,5%/năm về diện tích và 1,7%/năm về năng suất

Tổng sản lượng đậu tương thế giới năm 2006 sẽ đạt 220,18 triệu tấn tăngnhẹ so với năm 2005 Cùng với việc mở rộng diện tích, năng suất đậu tươngcũng có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2005 năng suất đậu tương là 23,45 tạ/hatăng 6,20 tạ/ha so với năm 1985

Đậu tương được trồng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên bốn nước sảnxuất đậu tương lớn nhất thế giới là Mỹ, Braxin, Achentina và Trung Quốcchiếm khoảng 90-95% tổng sản lượng lương thực thế giới

Mỹ là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.Năm 2005 diện tích đậu tương của Mỹ đạt 28,88 triệu ha, năng suất đạt 29,10tạ/ha; sản lượng đạt 84,00 triệu tấn Năm 2006 diện tích đậu tương của Mỹđạt 30,19 triệu ha; năng suất 29,04 tạ/ha (giảm nhẹ so với năm 2005); sảnlượng đạt 87,57 triệu tấn, tăng 3,57 triệu tấn so với năm 2005 Năm 2007,diện tích sản xuất đậu tương của Mỹ đạt 30,56 triệu ha, năng suất đạt 23,14 tạ/

ha (giảm 6,9 tạ/ha so với năm 2006); sản lượng đạt 70,71 triệu tấn, giảm 6,86triệu tấn so với năm 2006 Mỹ là nước xuất khẩu đậu tương sang EU, Nhật,Tây Ban Nha, Tây Âu

Trang 20

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất sản lượng đâu tương của 4 nước sản xuất đậu

tương chủ yếu trên thế giới

(Nguồn: WAP, Jun 2006; Oilseeds: WM&T, jun 2006)

Mỹ là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới Năm

2005 diện tích đậu tương của Mỹ đạt 28,88 triệu ha, năng suất đạt 29,10 tạ/ha; sảnlượng đạt 84,00 triệu tấn Năm 2006 diện tích đậu tương của Mỹ đạt 30,19 triệuha; năng suất 29,04 tạ/ha (giảm nhẹ so với năm 2005); sản lượng đạt 87,57 triệutấn, tăng 3,57 triệu tấn so với năm 2005 Năm 2007, diện tích sản xuất đậu tươngcủa Mỹ đạt 30,56 triệu ha, năng suất đạt 23,14 tạ/ha (giảm 6,9 tạ/ha so với năm2006); sản lượng đạt 70,71 triệu tấn, giảm 6,86 triệu tấn so với năm 2006 Mỹ lànước xuất khẩu đậu tương sang EU, Nhật, Tây Ban Nha, Tây Âu

Nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới là Braxin Bắt đầu từ năm 1960 donhiều yếu tố tác động cũng như lợi ích từ sản xuất đậu tương mang lại màdiện tích đậu tương của nước này tăng với tốc độ cao và trở thành nước sảnxuất đậu tương lớn thứ 2 thế giới Năm 2005 diện tích đậu tương của Braxinđạt 22,0 triệu ha, năng suất đạt 25,00 tạ/ha, sản lượng đạt kỷ lục 55 triệu tấn.Năm 2007, diện tích sản xuất đậu tương của nước này đạt 20,64 triệu ha(giảm so với năm 2006); năng suất đạt 28,2 tạ/ha, tăng 4,4 tạ/ha so với năm2006; sản lượng đạt 58,2 triệu tấn, tăng 5,74 triệu tấn so với năm 2006

Nước sản xuất đậu tương lớn thứ 3 là Achentina Năm 2005 diện tíchđậu tương của Achentina đạt 15,00 triệu ha, năng suất đạt rất cao 27,0 tạ/ha

Trang 21

và sản lượng 40,50 triệu tấn, tăng 91% so vơí năm 2000 Năm 2007, diện tíchđậu tương của Achentina đạt 16,10 triệu ha, năng suất đạt 28,6 tạ/ha(cao hơn

so với năm 2005, 2006) và sản lượng 45,50 triệu tấn

Tại Châu Á, Trung Quốc đứng đầu Châu Á và đứng thứ 4 thế giới về sảnxuất đậu tương Năm 2000 diện tích đậu tương của Trung Quốc là 8,18 triệu

ha, sản lượng: 14,29 triệu tấn, đến năm 2004 diện tích đã đạt 10,58 triệu ha,sản lượng đạt 17,75 triệu tấn Năm 2005 diện tích giảm xuống còn 9,50 triệu

ha, nhưng năng suất đạt 18,10 tạ/ha (tăng 1,30 tạ/ha) nên sản lượng giảmkhông đáng kể vẫn đạt 17,20 triệu tấn Đến năm 2007, diện tích đạt 8,90 triệuha; năng suất đạt 17,53 tạ/ha, tăng so với năm 2006 nhưng giảm so với năm

2005 và sản lượng đạt 15,6 triệu tấn, giảm hơn so với năm 2005

Ngoài 4 nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng là nhữngnước sản xuất đậu tương lâu đời

Tại Nhật Bản cây đậu tương tuy đã được đưa vào khoảng 200 nămtrước và sau công nguyên, nhưng phải đến năm 1960 cây đậu tương mới đượcchú ý phát triển Diện tích đậu tương của Nhật Bản năm 1960 là 340 ngàn ha,năng suất 78,5 tạ/ha cao nhất thế giới với giống Miyagishironma, năm 1997diện tích đạt tới 832 ngàn ha (Nguyễn Văn Luật (1979)[21]

Đậu tương là cây trồng được chú ý phát triển khá mạnh ở Ấn Độ Năm

1997 Ấn Độ có diện tích đậu tương là 5,1 triệu ha, năng suất 10,5 tạ/ha, sảnlượng 5,35 triệu tấn Trong những năm gần đây Ấn Độ đã áp dụng giống mới và

kỹ thuật thâm canh nên năng suất bình quân đã tăng gấp 2,5 lần đạt 26,7 tạ/ha.Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của Châu Á còn thấp, chỉmới đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu dùng của châu lục, do vậy hàng năm cácnước Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, Malaixia phải nhậpkhẩu một lượng lớn đậu tương từ Mỹ, Braxin, Achentina

Một số nước Đông Âu cũng có nhu cầu nhập khẩu đậu tương lớn chủ

Trang 22

yếu từ Mỹ và Braxil như: Hà Lan nhập 5,06 triệu tấn; Đức nhập 3,9 triệu tấn;Tây Ban Nha nhập trên 3 triệu tấn (Ngô Thế Dân, 1999)[7].

1.3.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Ở Việt Nam cây đậu tương được biết đến từ rất sớm Từ thế kỷ XVI,đậu tương đã được trồng ở khu vực Bắc Bộ nước ta Đến nay cây đậu tươnggiữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội

ở nước ta Đậu tương cung cấp Prôtêin làm thức ăn cho người và gia súc, làmnguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp dầu thực vật cho đời sống vàphục vụ cho xuất khẩu

Ở Châu Á, Việt Nam xếp thứ 6 về sản xuất đậu tương sau Trung Quốc,

Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên và Thái Lan

Năm 2000, diện tích đậu tương của nước ta là 122,3 ngàn ha; năng suấtđạt 11,6 tạ/ha và đạt sản lượng 141,9 ngàn tấn Đến năm 2007, diện tích đậutương của cả nước là 190,1 ngàn ha, năng suất đạt 14,6 tạ/ha, sản lượng đạt277,5 ngàn tấn

Ở miền Bắc nước ta hiện nay đã hình thành 3 vụ đậu tương trong mộtnăm, đó là:

+ Vụ xuân: gieo tập trung từ 10/2 – 10/3 Vùng Thanh Hoá, Nghệ An,

Hà Tĩnh có thể gieo sớm hơn từ 20/1 – 10/2 để tránh gió Tây cuối tháng 4,vùng Tây Bắc Bộ (Sơn La, Lai Châu…) gieo muộn hơn từ 1/3 – 20/3

+ Vụ hè: Gieo từ 25/5 – 20/6 Một số tỉnh có tập quán gieo đậu tương

hè vào giữa 2 vụ lúa thì kết thúc gieo trước 8/6 và sử dụng các giống ngắnngày

+ Vụ đông: Gieo 15/9 – 5/10

Ở các tỉnh phía Nam thường chỉ có 2 vụ đậu tương/năm

Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Vụ 1 gieo tháng 4,5 thu hoạchtháng 7,8; Vụ 2 gieo tháng 7,8 và thu hoạch tháng 10,11

Trang 23

Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Vụ 1 gieo tháng 12 thu hoạch tháng2,3; Vụ 2 gieo cuối tháng 2 đầu tháng 3 thu hoạch tháng 5[23]

Bảng 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam

từ năm 2000 - 2008

(1.000ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

Nguồn: Tổng Cục thống kê năm 2008

Về công tác chọn tạo giống đậu tương đã được tiến hành ở các cơ sởnghiên cứu theo hướng khác nhau Những năm qua rất nhiều giống đậu tươngđược nhập nội, tuyển chọn và lai tạo và đưa vào sản xuất tạo nên bộ giốngđậu tương khá phong phú

Theo Bùi Chí Bửu, Phạm Đồng Quảng, Nguyễn Thiên Lương, TrịnhKhắc Quang (2005)[4] cả nước năm 2003 có 78 giống đậu tương được gieotrồng, trong đó có 13 giống chủ lực với diện tích gieo trồng trên 1.000 hađược phân bố như sau: DT84, Bông Trắng (> 10.000 ha); MTĐ176, DT99,17A (5.000 - 10.000 ha); AK03, ĐT12, Nam Vang, ĐH4, V74, AK05, VX93(1.000 - 5.000 ha)

Tuỳ theo đất đai, mùa vụ, cơ cấu cây trồng của từng địa phương mà sửdụng giống thích hợp

+ Các giống thích hợp cho vụ xuân: VX93, AK06, D140, ĐT2000,DT96

+ Các giống thích hợp cho vụ hè: DT84, M103, ĐT93, ĐT12, ĐT80

Trang 24

+ Các giống thích hợp cho vụ đông, thu đông: DT84, DN42, DT96,ĐT93, VX93

+ Bộ giống của các tỉnh phía Nam: MTĐ176, HL92, G87-1, [27].Theo Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản cảnước đến 2010 và tầm nhìn 2020 nêu rõ: “Đến năm 2010 diện tích đậu tươngkhoảng 400.000 ha, trong đó trồng trên đất chuyên màu là 200.000 ha, còn lại

bố trí luân canh trên đất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu Định hướng năm 2020khoảng 430 ngàn ha Bố trí chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng, trung du miềnnúi Bắc Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên” Như vậy định hướng

đã rõ ràng, cây đậu tương đã và đang được Nhà nước nhìn nhận đúng vai trò

và vị trí

1.4 Một số nghiên cứu về đậu tương trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Một số nghiên cứu về đậu tương trên thế giới

1.4.1.1 Kết quả nghiên cứu về chọn giống đậu tương

Nghiên cứu và đánh giá vật liệu khởi đầu là bước rất quan trọng trongcông tác chọn tạo giống Đã có rất nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứucủa các nhà khoa học về đánh giá vật liệu khởi đầu

Nguồn gen đậu tương hiện nay được lưu giữ ở nhiều nước trên thế giớinhưng chủ yếu là các nước: Mỹ, Trung Quốc, Australia, Pháp, Nigienia, Ấn

Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan và Liên

Xô (cũ) với tổng số 45.038 giống (Trần Đình Long, 1991) [17]

Tại trung tâm phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thốngđánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset) giai đoạn 1 phân phát được trên20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 quốc gia nhiệt đới và á nhiệt đới.Kết quả đánh giá giống đậu tương của Aset đã đưa vào mạng lưới sản xuấtđược 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 1994) [28] Ví dụ AK03

Trang 25

bắt nguồn từ giống đậu tương nhập nội G2261 được đưa vào sản xuất năm

1998 ở Việt Nam, giống Kaosung N3 năm 1991 tại Đài Loan, giống KPS 292năm 1992 tại Thái Lan [15]

Hai nước Mỹ và Canada rất chú trọng đến chọn tạo giống đậu tương.Trong đó, Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậutương nhờ các phương pháp chọn lọc, nhập nội, gây đột biến và chuyển gen.Hiện nay, đã đưa vào sản xuất trên 100 dòng, giống đậu tương và lai tạo đượcmột số giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh Phytopthora và thích ứngrộng như: Amsoy71, Lec 36, Clark 63, Herkey 63 Hướng chủ yếu trongcông tác nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ là sử dụng các tổ hợp lai phứctạp, cũng như nhập nội để làm phong phú thêm quỹ gen chọn lọc, chọn tạo ranhững giống có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với quang chu kỳ,chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, có hàm lượng protein cao(Johnson H.W and Bernard R.L, 1967)[34]

Công tác chọn giống đậu tương ở Braxil cũng rất được coi trọng Từ

1976 đến nay Trung tâm nghiên cứu quốc gia đã chọn từ 1.500 dòng đậutương từ những giống thích hợp Nhiều giống tốt đã được tạo ra như: DoKo,Numbaira, Cristalina… Thời gian tới Braxil chọn giống đậu tương theohướng thời gian sinh trưởng 107-120 ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt,kháng sâu bệnh [41]

Ở Thái Lan, sự phối hợp giữa hai Trung tâm MOAC và CGPRT nhằmcải tiến giống có năng suất cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chínhnhư gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn , đồng thời có khả năng chịu được đất mặn,chịu được hạn hán và ngày ngắn (Judy W.H and Jackobs J.A., 1979)[36].Năm 1961, Viện khoa học Nông nghiệp Đài Loan đã bắt đầu tiền hànhchương trình chọn tạo giống và đã đưa vào sản xuất giống Kaosing3,Tainung3, Tainung4 Các giống được xử lý Nơtron và tia X cho các giống

Trang 26

đột biến Tainung Tainung1 và Tainung2 có năng suất cao hơn giống khởiđầu và vỏ quả không bị nứt Các giống này đã được sử dụng làm nguồn genkháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau nhưTrạm khí tượng Marjo (Thái lan), Trường đại học Philippin (Vũ Tuyên Hoàng

Mối tương quan giữa năng suất hạt với số quả trên cây, chiều cao cây,thời gian ra hoa, đặc biệt là giai đoạn 50% cây ra hoa và thời gian sinh trưởng

đã được Kaw và Menon (1972) khẳng định là mối tương quan chặt [37]

Asadai and Darman, A.Arsyad, 1992 [29], nghiên cứu về tương quangiữa các đặc tính sinh trưởng, chiều cao cây có tương quan thuận với năngsuất (r = 0,665 và 0,662), thời gian ra hoa và thời gian sinh trưởng có hệ sốtương quan r = 0,500, giữa thời gian ra hoa với chiều cao cây r = 0,602, sốlượng nốt sần với chiều cao cây r = 0,660

Sản xuất đậu tương chiếm một vị trí quan trọng ở châu Á Tại đây đã cónhiều cơ quan nghiên cứu về đậu đỗ như Trung tâm nghiên cứu và phát triểnrau màu châu Á (AVRDC), ICRISAT, TARI, Viện Nông nghiệp nhiệt đớiquốc tế IITA Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á đã chọn tạo

Trang 27

ra các giống đậu tương có tiềm năng năng suất cao trên 70 tạ/ha như G2120,trong đó giống có năng suất cao nhất thế giới trong những năm 1970 làMiyagishiroma (Nhật Bản) với năng suất đạt 78 tạ/ha [30].

Nước đứng thứ nhất về sản xuất đậu tương tại châu Á là Trung Quốc.Trung Quốc đã tạo ra hàng loạt các giống mới có năng suất cao, chất lượng vàtính chống chịu với điều kiện bất thuận vượt trội, điển hình là các giống: CN001,CN002, YAT12, HTF18, có năng suất đạt 34-42 tạ/ha trên diện rộng [33]

Theo Bản tin Nông nghiệp Giống công nghệ cao của Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn, Trung Quốc đã chọn tạo ra giống đậu tương Thẩm Tiên

số 1 giàu Protein, ăn ngon, thời gian sinh trưởng 65 ngày, năng suất quả tươiđật 15 tấn/ha, tỷ lệ quả 3 hạt đạt 70% Đây là hướng chọn tạo mới, theohướng ăn tươi, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng [2]

Một trong những nước ở châu Á cũng rất chú trọng đến phát triển đậutương là Ấn Độ Ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương vànhập nội tại trường đại học tổng hợp Pathaga năm 1963, đến năm 1967 thànhlập chương trình đậu tương toàn Ấn Độ với nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệmgiống mới, họ đã tạo ra được một số giống có triển vọng như Birsasoil, DS74-24-2, D 373-16 Tổ chức AICRPS (The All Indaisia Cusordrated ResearchProseet on Soybean) và NRCS (Nationad Research Center for Soybean) đãtập trung nghiên cứu về gen Otype, đã phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp vớikhí hậu nhiệt đới, đồng thời phát triển những giống chống chịu cao với bệnhkháng Virut (Brown D M, 1960) [31] [32]

1.4.1.2 Một số nghiên cứu về phân bón trên cây đậu tương trên thế giới

Bên cạnh công tác nghiên cứu về giống thì trên thế giới, nhiều quốcgia, nhiều nhà Khoa học đã dành thời gian để nghiên cứu về phân bón cho câyđậu tương Việc nghiên cứu về chế độ phân bón, chế độ trồng, chăm sóc đểcây sinh trưởng phát triển tốt và phát huy hết tiềm năng của giống là vấn đề

Trang 28

Theo Harper (1974) thấy rằng việc cố định N2 và sử dụng Nitrate (NO3)

có tầm quan trọng để thu được năng suất tối đa Ông thấy nếu NO3- dư thừa cóhại tới năng suất vì lúc đó sự cố định N2 bị ức chế Bón đạm quá nhiều hoặcbón không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình thành, phát triển và hoạt động của

vi khuẩn nốt sần

Bón đạm sẽ không có tác dụng làm tăng năng suất đậu tương nếu dinhdưỡng trong đất đã cung cấp đủ nhu cầu NO3 cho cây (Porter và cộng sự,1981) Tuy nhiên, trên đất nghèo chất hữu cơ, kém thoát nước thì bón đạmvới lượng 50-110 kg/ha có tác dụng làm tăng năng suất

Ngoài yếu tố đạm thì lân là yếu tố rất có ý nghĩa với cây đậu tương.Khi cây được cung cấp lân đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả, tăng tỷ lệđậu quả, tỷ lệ quả chắc từ đó làm tăng năng suất rõ rệt

Tại Australia, Dickson và cộng sự, (1987) [32] đã tiến hành những thínghiệm về bón phân lân cho các cánh đồng tại vùng Queen- Sland đã chỉ rarằng: năng suất đậu tương được tăng lên đáng kể khi được bón phân lân, sựmẫn cảm của đậu tương đối với phân lân phụ thuộc vào độ chua của đất, hàmlượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất

Tại Indonexia, bón phân cho đất có hàm lượng lân dễ tiêu dưới 18ppm

đã làm tăng năng suất đậu tương đáng kể, thiếu lân dễ tiêu thường gắn liềnvới đất chua, hàm lượng Al, Fe, Mn cao gây trở ngại cho sinh trưởng, pháttriển và hình thành năng suất (Salesh và Sumarno (1993))[40]

Trong đất chua khả năng giữ lân thường cao vì tỷ lệ Fe, Al cao, gây

Trang 29

thiếu lân nghiêm trọng làm hạn chế khả năng hấp thu các yếu tố dinh dưỡngcủa cây đậu tương Việc bón vôi sẽ làm tăng pH đất, từ đó tăng hàm lượng lân

dễ tiêu giúp cho cây có thể hút được lân dễ dàng Ngoài ra, cần kết hợp cácyếu tố N, K, phân hữu cơ sẽ nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phân lân

Ngoài các yếu tố N, P thì Kali là một trong những yếu tố không thểthiếu trong việc nâng cao năng suất của cây đậu tương Khi bón lân làm tăngnăng suất của cây đậu tương thì nhu cầu về kali cũng tăng lên

Theo Hinson K Và E.E Hartwig (1977), trên những đất có mức kaliban đầu thường được đánh giá là đủ nhưng lượng kali vốn có đã hao hụtnhanh do vụ đậu tương cao sản gây ra

Nigieria (1990-1991) nghiên cứu về hiệu quả tác động của việc kết hợpgiữa phân khoáng N, P, K đã kết luận rằng: hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ởcông thức: 60 tấn phân chuồng + 200 kg N, P, K (15:15:15)/ha và bón vàothời kỳ phân cành của cây đậu tương

1.4.2 Một số nghiên cứu về đậu tương ở Việt Nam

1.4.2.1 Một số nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong những năm qua công tác chọn tạo giống đậu tươngliên tục được phát triển Đặc biệt từ năm 1986, sau khi Nhà nước có chủtrương khuyến khích công tác nghiên cứu, chọn giống nói chung và công tácnghiên cứu về đậu đỗ nói riêng từ đó các nghiên cứu về đậu tương, đậu xanh,lạc được phát triển mạnh mẽ hơn

Ở Việt Nam, công tác chọn giống và phát triển sản xuất đậu tương đangtập trung vào các hướng chính sau đây (Trần Đình long, 2000)[19]:

- Tiếp tục nhập nội các nguồn gen quý hiếm trên thế giới

- Sử dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống (chọn lọc, laitạo, xử lý đột biến)

- Đối với đậu tương còn cần tập trung chọn tạo giống có hàm lượng dầu

Trang 30

cao (chiếm 22-27% khối lượng hạt).

Trong những năm qua đã có rất nhiều giống đậu tương được tạo rabằng phương pháp lai hữu tính như: D140, ĐT92, VX93, Đ96-02, ĐT80, Lai hữu tính là phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp phục vụ cho chọnlọc Phương pháp này có thể phối hợp được các đặc tính và tính trạng có lợi,những ưu điểm tốt nhất của bố mẹ để tạo ra con lai với mục đích khác nhau

Hai mươi năm qua chương trình nghiên cứu đậu đỗ thông qua các đề tài

đã thu thập, nhập nội trên 5.000 mẫu giống đậu tương Trong đó đã khảo sátđánh giá trên 4.000 mẫu chủ yếu nhập từ Viện nghiên cứu cây trồng trên toànLiên Bang Nga (VIR), một số mẫu nhập từ Trung tâm nghiên cứu phát triểnrau màu Châu Á (AVRDC), Úc, Nhật và Viện cây trồng nhiệt đới Quốc tế(IITA) Các nhà khoa học đã phân lập các dòng giống có tính trạng đặc biệtkhác nhau như thời gian sinh trưởng, tính chịu rét, tính chịu hạn, khả năngkháng bệnh gỉ sắt phục vụ cho công tác chọn giống [20]

Vũ Đình Chính (1995) khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương đã phân lậpcác chỉ tiêu làm 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt.Nhóm thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu không tương quan chặt với năng suất (r <0,5) gồm 18 chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây ; Nhóm thứ haibao gồm các chỉ tiêu tương quan chặt với năng suất (r > 0,6) gồm 15 chỉ tiêunhư số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 1000 hạt ; nhóm thứ 3 gồm các chỉtiêu tương quan nghịch với năng suất, gồm 5 chỉ tiêu đó là tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệquả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn, và tỷ lệ sâu đục quả [5]

Trần Đình Long và cộng sự đã thử nghiệm 56 giống bộ EV01, 20giống bộ PA01 và 90 giống nhập từ Úc từ năm 1999 đến năm 2002 trong các

vụ tại các tỉnh trong cả nước cho thấy:

+ Có nhiều giống năng suất cao thích hợp cho vụ xuân tại nhiều vùngsinh thái khác nhau như 95389, CM60, MSBR22, 94137-3-1-2, MSBR20

Trang 31

năng suất đạt từ 1,9 – 3,5 tấn/ha.

+ Một số giống thích hợp cho vụ hè: SJ4, LO-75-1558, năng suất từ 2,2– 2,8 tấn/ha

+ Một số giống thích hợp cho vụ đông: 95389 Empoga 304 năng suấtđạt từ 1,5 – 2,2 tấn/ha

+ Một số giống thích hợp cho cả 3 vụ: MSBR20, CLS2111, CM60,

95389 năng suất đạt từ 2,5 – 3,5 tấn/ha

+ Một số giống cho Đồng Bằng Sông Cửu Long: 95389, CM60,MSBR20, CLS2111, Emgopa

+ Một số giống cho vùng núi phía Bắc: SJ14, LO-75-1558, 95389 + Một số giống thích hợp cho vùng Đồng Bằng Sông Hồng:95389,CM60, MSBR20, MSBR22 [18]

Năm 2000, giống ĐT12 có thời gian sinh trưởng cực ngắn, thích hợpcho vụ hè 72-78 ngày, năng suất 14-23 tạ/ha, đã được Viện Khoa học kỹ thuậtNông nghiệp Việt Nam chọn từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc[27]

Cũng trong năm 2000, tập thể các tác giả: Tạ Kim Bính, Trần ĐìnhLong, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Bình đã chọn lọc cá thể mẫu giốngGC00138 (nhập nội từ AVRDC) liên tục trong năm 1997-1998, kết quả tạo ragiống ĐT2000 Giống ĐT2000 có thời gian sinh trưởng 100-110 ngày, khảnăng cho năng suất cao ở những chân đất giàu dinh dưỡng, thích hợp ở vụxuân ĐT2000 có khả năng chống đổ tốt, kháng bệnh gỉ sắt, phấn trắng cao.Thân của ĐT2000 có nhiều đốt, cứng cây, thân to, ít đổ, thích hợp cho việcthâm canh tăng năng suất Giống ĐT2000 có số quả/cây khá cao 29,7 – 37,7quả/cây, số quả 3 hạt cao (62%) Từ đó, ĐT2000 đạt năng suất 19,5 – 30,5 tạ/

ha cao hơn đối chứng V74[1]

Năm 1987 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn đượcgiống AK03 từ dòng G2261 nhập nội có thời gian sinh trưởng 80 – 85 ngày,

Trang 32

năng suất bình quân 13-16 tạ/ha, thích hợp cho vụ đông và cũng từ dòng G2261chọn được giống AK05 có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, năng suất 15-18tạ/ha, kháng bệnh gỉ sắt, thích hợp vụ đông ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Khi nghiên cứu biến động của một số tính trạng số lượng của các giốngđậu ăn hạt qua các đợt gieo trồng ở đồng bằng sông Hồng, Vũ Tuyên Hoàng

và Đào Quang Vinh (1984) cho biết sự biến động theo giống thấp hơn sự biếnđộng theo đợt trồng Các tính trạng như số đốt trên thân, số đốt mang quả có

hệ số biến động theo giống tương đương hệ số biến động theo đợt trồng vàchọn theo những tính trạng trên cho hiệu quả chọn lọc cao hơn Các tác giảcho biết giữa năng suất và các tính trạng số lượng có mối quan hệ với nhau.Đây là kết quả quan trọng trong việc xác định được phương hướng tác độnghợp lý để nâng cao năng suất Đối với những tính trạng tương quan chặt vớinăng suất nhưng biến động nhiều theo điều kiện trồng trọt thì nghiên cứu cácbiện pháp kỹ thuật tác động, những tính trạng tương đối ổn định có thể làmcăn cứ khi chọn giống[13]

Khi nghiên cứu đậu tương bằng phương pháp lai hữu tính, Vũ TuyênHoàng và ctv (1983) cho biết: các tính trạng khác nhau có hệ số biến dị và ditruyền khác nhau Các tính trạng như chiều cao cây, số lá trên thân có hệ sốbiến dị thấp, hệ số di truyền cao, các tính trạng như số quả chắc/cây và khốilượng hạt/cây thì ngược lại có hệ số biến dị cao và hệ số di truyền thấp Một

số tính trạng có hệ số tương quan chặt như số đốt mang quả r = 0,53; và tươngquan rất chặt với năng suất là trọng lượng hạt/cây (r= 0,94)[12]

Bằng phương pháp lai hữu tính tác giả Vũ Đình Chính đã lai tạo giốngđậu tương D140 từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4[5] Năm 1995, D140 được đưavào thí nghiệm so sánh giống chính quy Kết quả giống D140 có khả năngthích ứng rộng, có thể gieo trồng ở cả 3 vụ trong năm, thời gian sinh trưởng

90 – 100 ngày, khối lượng 1000 hạt lớn, màu sắc đẹp và cho năng suất cao đạt

Trang 33

15 – 27 tạ/ha.

Bộ môn Cây công nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội vàViện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam năm 1996 đã chọn từ tổ hợplai (dòng 821x134 Nhật Bản) tạo giống ĐT93, thích hợp cho vụ hè và đạtnăng suất 15 – 18 tạ/ha Hiện nay giống đang được phát triển rộng rãi trongsản xuất ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Theo Nguyễn Tấn Hinh, Vũ Tuyên Hoàng và ctv (1999)[16]: bằngphương pháp lai hữu tính đã tạo ra tổ hợp lai D95, VX93 đã chọn tạo thànhcông giống TL57 (A57) và giống D96-02 (Tổ hợp lai ĐT74xĐT92) có năngsuất cao, khả năng chống rét tốt, thích hợp với điều kiện gieo trồng vụ đông

và vụ xuân

Ngoài ra, còn các giống như ĐT80 do Viện Khoa học kỹ thuật Nôngnghiệp Việt Nam chọn từ tổ hợp V70 x vàng Mộc Châu thích hợp cho vụ hè ởmiền núi Giống ĐT92 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn từ tổhợp lai ĐH4 x TH84 thích hợp cho vụ xuân vùng đồng bằng sông Hồng

Ngoài công tác chọn giống bằng con đường tuyển chọn từ tập đoànnhập nội, lai hữu tính thì chọn giống bằng xử lý đột biến trong những nămqua cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể

Một trong những người đầu tiên thành công về chọn tạo giống đậu tươngbằng phương pháp xử lý đột biến là Viện sỹ TSKH Trần Đình Long Năm

1978, tác giả dùng tia γ và các loại hoá chất gây đột biến tác động vào vật liệu từ

đó phân lập các dòng, đánh giá lựa chọn được một số giống có năng suất cao,chịu được khí hậu nóng Đáng chú ý nhất là giống M103 chọn tạo từ dòng độtbiến của giống V70 năm 1987 thích hợp cho vụ hè và hè thu [7]

Trần Tú Ngà (1994)[22] khi nghiên cứu ứng dụng đột biến thực nghiệmtrong chọn giống đậu tương đã dùng phương pháp gây đột biến để chọn ramột số dòng đậu tương có triển vọng

Trang 34

Cũng bằng phương pháp xử lý đột biến dùng tia γ, nguồn Co60 năm

1985 tác giả Mai Quang Vinh và cộng sự[27] đã tạo ra giống DT84 từ dònglai 8-33 DT84 có thời gian sinh trưởng 80-85 ngày, năng suất đạt 15-20 tạ/ha,trồng được 3 vụ/năm, thích hợp cho vụ hè Hiện nay DT84 là một trong 10giống đậu tương đang được trồng với diện tích lớn nhất

Bằng phương pháp gây đột biến Viện Di truyền Nông nghiệp cũng đãchọn tạo ra các giống đậu tương có năng suất cao như DT90 (đột biến từK7002/Cọc chùm F2), DT96 (đột biến từ DT90/DT84)

Theo Trần Đình Long (2003), trong giai đoạn 1991 – 1995 đã cải tiếnđược nhiều giống đậu tương thích hợp cho các vùng sinh thái, các vụ gieotrồng khác nhau Các giống: M103, ĐT80, VX92, DT84, AK05 và HL2 đãđược công nhận là giống quốc gia, năng suất các giống đạt từ 2,4 – 2,5 tấn/ha.Hàng loạt các giống khác được công nhận là giống khu vực như: G87-1, G87-

5, G87-8, VX91, DT90, AK04, ĐT93 và V74 Tính từ năm 1997-2002, có 19giống đậu tương mới, tuy nhiên so với thế giới và các nước trong khu vực thìnăng suất đậu tương Việt Nam chỉ bằng 65% (17 tạ/ha)

Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần xác định bộ giống thích hợp cho từng vùng,từng vụ sản xuất Nghiên cứu để hoàn thiện quy trình thâm canh, nâng caonăng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ, nhằm phát huy tiềm năng của giống ởmức cao nhất

1.4.2.2 Một số nghiên cứu về phân bón cho đậu tương ở Việt Nam

Nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng khác nhau là khác nhau.Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cây trồng nói chung và cây đậu tươngnói riêng sẽ phát huy tốt tiềm năng năng suất Trong các biện pháp kỹ thuậtthâm canh nhằm nâng cao năng suất cho cây đậu tương thì phân bón đóng vaitrò hết sức quan trọng Vì vậy, ngoài việc xác định bộ giống thích hợp chotừng vùng, từng vụ sản xuất thì việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình bón

Trang 35

phân nâng cao năng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ và điều kiện đất đaikhác nhau là hết sức cần thiết nhằm phát huy tiềm năng của giống ở mức caonhất.

Cây đậu tương cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm Tuynhiên trên thực tế do có khả năng sống cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm

Rhizobium Japonicum nên lượng phân đạm bón cho đậu tương không nhiều, bởi

nguồn đạm cộng sinh đáp ứng tới 40 – 60% nhu cầu đạm của cây Sau khi cây

có 2-3 lá thật cây đậu tương có khả năng cố định đạm để cung cấp cho hoạtđộng sống của mình Nguồn đạm này được tăng dần khi cây có 3 lá kép (nốt sầnbắt đầu được hình thành) và đạt tối đa khi cây ra hoa, làm quả sau đó giảm dần

Theo Nguyễn Văn Bộ (2001)[3]: nếu chỉ bón riêng đạm cho đậu tươngthì năng suất đạt 1,4 tạ/ha Trong khi đó cũng lượng đạm như vậy trên nền cóbón lân cho năng suất đậu tương đạt 2,3 tạ/ha

Các yếu tố đa lượng có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ nhau trong việc cungcấp dinhh dưỡng cho cây đậu tương, thiếu một trong các yếu tố này đều làmcho cây sinh trưởng, phát triển không bình thường, năng suất thấp

Theo Vũ Đình Chính (1998) [6] cho rằng: bón kết hợp N, P trên đất bạcmàu nghèo dinh dưỡng với mức 90 kg P2O5/ha trên nền 40 kg N/ha làm tăng

số lượng nốt sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt Theo tác giả thì trong điềukiện vụ hè trên đất bạc màu (Hiệp Hoà - Bắc Giang) bón cho giống đậu tươngXanh lơ Hà Bắc thích hợp nhất là 20 kg N: 90 kg P2O5: 90 kg K2O

Tác giả Lê Đình Sơn (1988) cho rằng: lân và đạm có tác dụng thúc đẩylẫn nhau trong việc làm tăng số các cành cho quả, số quả/cây[23]

Tác giả Trần Danh Thìn (2001)[25] cho biết: khi bón kết hợp N, P, Ca

có tác dụng rõ rệt trong việc khắc phục hạn chế của các yếu tố dinh dưỡngđất, nâng cao năng suất đậu tương và lạc Việc bón kết hợp cả 3 yếu tố N, P,

K cho năng suất cao nhất ở cả 2 nền phân cao và thấp Đối với đất chua,

Trang 36

nghèo dinh dưỡng bón 100N: 150P2O5: 800Ca: 50 K2O đã cho hiệu quả kinh

tế của lạc và đậu tương

1.4.2.3 Một số nghiên cứu về tính chịu hạn của đậu tương ở Việt Nam

Theo tác giả Trần Văn Điền (2007) Tính chịu hạn của đậu tương có thểphân loại ra như sau:

- Tránh hạn: là cơ chế một số thời kỳ sinh trưởng phát triển nhạy cảm của câyđậu tương tránh và thoát các ảnh hưởng trực tiếp của khô hạn

- Chịu hạn hoặc do giảm sự mất nước, hoặc cây chịu được sự mất nước

Tránh hạn đối với những vùng có khô hạn dài ngày thì rất khó thựchiện Ta chỉ có thể chọn thời vụ mà khô hạn xẩy ra ít nhất để hạn chế ảnhhưởng của nó tới sinh trưởng và năng suất cây Hướng chọn giống có tínhgiảm sự mất nước cho thấy có nhiều triển vọng Nên chọn những cây có bộ rễsâu phân nhánh nhiều, do đó có thể hút nước từ tầng đất sâu và rộng

Sự mất nước qua khí không phụ thuộc chủ yếu vào độ mở của khíkhông và sau đó vào hướng lá và các yếu tố khác Khi hạn xảy ra, lỗ khíkhông lá đóng ngay lại, dẫn đến giảm sự bốc hơi nước và quang hợp, nhưng

sự giảm bốc hơi nước mạnh hơn Giữa các giống có sự khác nhau về lớp phấn

và lông trên lá Lớp phấn trên lá có tác dụng giảm sự bốc hơi

1.5 Một số yếu tố hạn chế đến năng suất đậu tương ở Việt Nam

Đậu tương là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ làm, hiệu quả kinh tế cao,

có khả năng cải tạo đất rất tốt, thích hợp cho việc luôn canh tăng vụ (sản xuất

3 vụ trong năm) Nhưng hiện nay sản xuất đậu tương ở nước ta chưa ổn định

về diện tích, năng suất đậu tương còn thấp so với thế giới, năng suất đậutương trung bình của Việt Nam chỉ bằng khoảng 60% so với năng suất bìnhquân chung của thế giới; sản lượng đậu tương mới đáp ứng được một phần rấtnhỏ so với nhu cầu nguyên liệu đậu tương của công nghiệp chế biến thựcphẩm, dầu ăn và thức ăn gia súc Thực trạng trên là do nhiều yếu tố tác động,

Trang 37

trong đó chủ yếu là các yếu tố hạn chế sau:

1.5.1 Yếu tố kinh tế, xã hội

Điều kiện kinh tế, tập quán canh tác, nhận thức của con người về vị trímỗi loại cây trồng trong hệ thống nông nghiệp đều có ảnh hưởng đến khả năngphát triển của cây trồng đó trong sản xuất đại trà, trong đó có cây đậu tương

Đảng và Nhà nước đã chủ trương tập trung phát triển cây lúa, cây ngô

để giải quyết vấn đề an ninh lương thực Quốc gia dẫn đến việc nhận thức vềvai trò và vị trí của cây đậu tương trong hệ thống cây trồng và trong đời sống

xã hội chưa được chú trọng Đậu tương bị coi là cây trồng phụ, người dân ítđầu tư thâm canh

Mặc dù trong những năm qua chúng ta đã chọn tạo được bộ giống đậutương có tiềm năng năng suất cao (20 giống), song do công tác khuyến nông,chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất đại trà còn chậm, do vậy rất nhiềudiện tích trồng đậu tương hiện nay vẫn đang sử dụng các giống đậu tương cũ,năng suất thấp và không ổn định, chất lượng kém, khả năng thích ứng khôngcao Cũng do công tác tuyên truyền, chuyển giao TBKT còn yếu nên nhiềuđịa phương sản xuất mang tính nhỏ lẻ, thiếu tập trung, chưa hình thành đượcvùng sản xuất giống tại chỗ

Việc sản xuất và cung ứng hạt giống đậu tương cho sản xuất ở nước tacòn yếu Hạt đậu tương không thể bảo quản qua nhiều vụ, dễ mất sức nảymầm Sản xuất giống đậu tương thường không đảm bảo quy cách, khôngđúng tiêu chuẩn, hầu hết giống đậu tương trong sản xuất đều do người nôngdân tự để giống từ vụ này qua vụ khác, do đó hạt giống dễ bị thoái hoá vànăng suất giảm dần qua từng vụ

Hiện nay sản xuất đậu tương ở nước ta chủ yếu là thủ công, chưa ápdụng được những cải tiến mới trong lao động nên năng suất lao động thấp do

đó chưa khuyến khích được người dân đẩy mạnh sản xuất

Trang 38

Trong lai tạo giống đậu tương chúng ta chưa có được những giống đậutương có năng suất cao vượt trội như lúa lai, ngô lai nên hiệu quả sản xuất đậutương chưa thuyết phục.

1.5.2 Các yếu tố nông, sinh học

Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu ở nước ta thuận lợi cho cây đậutương sinh trưởng, phát triển Tuy nhiên, ở mỗi thời vụ sản xuất đậu tương cónhững khó khăn riêng về điều kiện thời tiết

Trong vụ xuân, ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ thời điểm gieođậu tương thường gặp khô hạn (lượng mưa trung bình khoảng 20-30 mm),nhiệt độ thấp (trung bình tháng dưới 20oC) làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm,khả năng sinh trưởng của cây đậu tương; đến khi thu hoạch thường gặp mưalớn, lụt tiểu mãn làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng hạt.Ngoài ra, các đối tượng sâu hại trên cây đậu tương trong vụ xuân cũng rấtnhiều và diễn biến phức tạp, gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất đậutương Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vụ đậu tươngkhông được coi là vụ chính trong năm qua

So với vụ xuân thì điều kiện thời tiết khí hậu trong vụ hè thuận lợi hơn,nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, do đó sản xuất đậu tương hè gặp nhiều thuận lợi

và cho năng suất cao Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung nên thường gây úng cục

bộ, đất dí, chặt đã ít nhiều ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng đậu tương hè

Vụ đông có điều kiện mở rộng diện tích đậu tương trên đất 2 lúa ởnhững nơi chủ động tưới tiêu, trên đất thịt nhẹ Sau khi thu hoạch lúa mùa,nên gieo đậu tương đông trước 05/10 để cây sinh trưởng, phát triển trong điềukiện thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm mới cho năng suất cao Việcchuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ là một chơng trình dài nên không phải địaphương nào cũng thực hiện được Do vậy, việc mở rộng diện tích đậu tươngđông cũng gặp nhiều khó khăn Trong vụ đông, thời kỳ trỗ hoa của đậu tương

Trang 39

thường gặp hạn và rét làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng Tuy nhiên,đây được đánh giá là vụ có tiềm năng mở rộng diện tích, nhiều địa phương đãxây dựng vụ đậu tương đông thành vụ sản xuất chính trọng năm.

Ngoài các yếu tố về điều kiện thời tiết, khí hậu thì sâu bệnh cũng là mộttrong những nguyên nhân hạn chế sản xuất đậu tương ở nước ta Sâu hại nguyhiểm nhất là dòi đục quả, sâu đục quả, bọ xít, sâu xanh Còn bệnh hại chủyếu là bệnh gỉ sắt, lở cổ rễ, sương mai, nấm phấn trắng, đốm chấm vi khuẩn nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuấtđậu tương, thậm chí một số nơi còn bị thất thu

Tóm lại, nhìn chung sản xuất đậu tương trên thế giới những năm qua đã

có những bước tăng trưởng đáng kể về diện tích và sản lượng Cùng với tăngtrưởng sản xuất thì nhu cầu sử dụng đậu tương và các sản phẩm chế biến từđậu tương cũng tăng lên không ngừng

Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng truyền thống và có nhiều tiềmnăng trong sản xuất Tuy nhiên, do chưa có sự quan tâm đúng mực cho pháttriển cây đậu tương, do quy trình sản xuất đậu tương chưa hoàn chỉnh, quytrình bón phân cho từng loại đất chưa được xây dựng cụ thể, thiếu bộ giốngtốt thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ Ngoài ra, sự hạn chế vềđầu tư phân bón, vật tư, kiến thức đồng ruộng của người sản xuất, thị trườngkhông ổn định đối với sản xuất đậu tương Vì vậy, cần có những nghiên cứuxác định giải pháp khắc phục nhằm mở rộng diện tích cũng như nâng caonăng suất của đậu tương

Đã có nhiều nghiên cứu về đậu tương trên thế giới và Việt Nam trong

đó nổi bật là những nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, phân bón Tuynhiên còn nhiều hạn chế như: ít giống có năng suất cao và thích ứng rộng,chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phân bón trên nhiều loại đất nên cónhiều loại đất không có công thức bón phân phù hợp

Trang 40

1.6 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây đậu tương ở Nghệ An-Nghi Lộc

Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm trong khu vực có khí hậukhắc nghiệt nhất cả nước, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều yếukém, đời sống người dân còn khó khăn, vất vả…vì thế mà nền SXNN chưaphát triển, chậm chạp và lạc hậu, người dân chưa dám mạnh dạn áp dụng cáctiến bộ KHKT vào sản xuất Cơ cấu cây trồng của vùng còn ít và cho năngsuất thấp trong đó có cây đậu tương Hiện nay nhờ có các tiến bộ về KHKT

và các nghiên cứu về cây đậu tương phù hợp với từng điều kiện sinh thái màNghệ An đã đẩy mạnh phát triển cây đậu tương tạo sự đa dạng hóa cây trồng.Tuy nhiên so với cả nước thì Nghệ An vẫn là tỉnh có diện tích và sản lượngđậu tương thấp nhất Điều này do rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhânchính là chưa có nhiều các nghiên cứu về đậu tương, bộ giống bị thoái hóa,khí hậu khắc nghiệt…những người trồng đậu tương chưa được tập huấn kỹthuật, không được đầu tư quan tâm đúng mức nên dẫn đến người dân khôngmặn mà với nghề trồng cây đậu tương

Theo nguồn của Bộ NN&PTNT thì diện tích và sản lượng của cây đậutương trong những năm 2001-2005 có tăng, tuy nhiên mức tăng không đángkể

Ngày đăng: 19/12/2013, 10:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Kim Bính, Tiến sĩ Nguyễn Văn Viết, VS.TS Trần Đình Long, TS Nguyễn Thị Bình (2004) “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh gỉ sắt, năng suất cao ĐT2000”, Bộ Nông nghiệp &amp; PTNT (2001) Đề án phát triển cây đậu tương toàn quốc đến năm 2010 tháng 7/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tươngkháng bệnh gỉ sắt, năng suất cao ĐT2000
3. Nguyễn Văn Bộ (2001), “Bón phân cân đối hợp lý cho cây trồng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bón phân cân đối hợp lý cho cây trồng
Tác giả: Nguyễn Văn Bộ
Nhà XB: NXBNông nghiệp
Năm: 2001
4. Bùi Chí Bửu, Phạm Đồng Quảng, Nguyễn Thiên Lương, Trịnh Khắc Quang (2005), “kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng giai đoạn 1996-2005”, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng giaiđoạn 1996-2005”
Tác giả: Bùi Chí Bửu, Phạm Đồng Quảng, Nguyễn Thiên Lương, Trịnh Khắc Quang
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2005
5. Vũ Đình Chính (1995), “Nghiên cứu tập đoàn để chọn giống đậu tương thích hợp cho vụ hè vùng đồng bằng trung du bắc bộ”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tập đoàn để chọn giống đậu tươngthích hợp cho vụ hè vùng đồng bằng trung du bắc bộ”
Tác giả: Vũ Đình Chính
Năm: 1995
6. Vũ Đình Chính (1998), “Tìm hiểu ảnh hưởng của N, P, K đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống đậu tương hè trên đất bạc màu Hiệp Hoà - Bắc Giang”, Thông tin Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, ĐHNN Hà Nội, (2), tr.1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ảnh hưởng của N, P, K đến sinhtrưởng, phát triển và năng suất của các giống đậu tương hè trên đất bạcmàu Hiệp Hoà - Bắc Giang”, "Thông tin Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
Tác giả: Vũ Đình Chính
Năm: 1998
7. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung và Phạm Thị Đào (1999), “Cây đậu tương”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đậu tương”
Tác giả: Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung và Phạm Thị Đào
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
8. Lê Song Dự, Ngô Đức Dương (1988), “Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng bằng và trung du Bắc bộ”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu mùa vụ đậu tương ởđồng bằng và trung du Bắc bộ”
Tác giả: Lê Song Dự, Ngô Đức Dương
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1988
9. Lê Xuân Đính " Sử dụng phân bón cho cây đậu tương, sử dụng phân bón cho cây trồng”, Công ty phân bón Miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phân bón cho cây đậu tương, sử dụng phân bón cho cây trồng
10. Nguyễn Tấn Hinh và ctv (1999), "Kết quả chọn tạo giống đậu tương D96-02", Tập san Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (1995 - 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn tạo giống đậu tươngD96-02
Tác giả: Nguyễn Tấn Hinh và ctv
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
11. Lê Độ Hoàng, Đặng Trần Phú, Nguyễn Uyển Tâm Và Nguyễn Xuân Hiển(1977) “Tư liệu về cây đậu tương”, NXB KHKT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu về cây đậu tương
Nhà XB: NXB KHKT
12. Vũ Tuyên Hoàng(1983), Nguyễn Tấn Hinh, Trần Thanh Không, Nguyễn Thị Đính “Chọn giống đậu tương bằng phương pháp lai hữu tính” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tháng 4, NXB Nông ngiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn giống đậu tương bằng phương pháp lai hữu tính” "Tạpchí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
Tác giả: Vũ Tuyên Hoàng
Nhà XB: NXB Nông ngiệp Hà Nội
Năm: 1983
13. Vũ Tuyên Hoàng, Đào Quang Vinh (1984) “Biến động của một số trạng thái số lượng ở các giống đậu tương an hạt qua các đợt gieo trồng tại đồng bằng Sông Hồng” Tuyển tập kết quả nghiên cứu về cây lương thực&amp; cây thực phẩm, tập 1 (1978-1983), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động của một số trạngthái số lượng ở các giống đậu tương an hạt qua các đợt gieo trồng tạiđồng bằng Sông Hồng” "Tuyển tập kết quả nghiên cứu về cây lương thực"& cây thực phẩm, tập 1 (1978-1983)
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
14. Vũ Tuyên Hoàng, Trần Minh Nam, Trần Bích Thuỷ (1995), "Thành tựu của phương pháp tạo giống mới bằng đột biến phóng xạ trên thế giới", Tập san tổng kết khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp, số 2, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành tựucủa phương pháp tạo giống mới bằng đột biến phóng xạ trên thế giới
Tác giả: Vũ Tuyên Hoàng, Trần Minh Nam, Trần Bích Thuỷ
Nhà XB: NXB Thànhphố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
16. Vũ Thế Hùng (1981) "Ảnh hưởng của độ ẩm đất hạn, úng đến năng suất đậu tương, kết quả NCKHNN 1976-1978 viện KHKTNN Việt Nam", NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của độ ẩm đất hạn, úng đến năng suấtđậu tương, kết quả NCKHNN 1976-1978 viện KHKTNN Việt Nam
Nhà XB: NXBNông nghiệp
17. Trần Đình Long (1991), Những nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nghiên cứu về chọn tạo giống đậutương
Tác giả: Trần Đình Long
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1991
18. Trần Đình Long, A.James, Nguyễn Quốc Thắng (1999-2002), “Cải tiến giống và thích nghi của đậu tương ở Việt Nam và Australia 1999/2002”, Hội thảo đậu tương quốc gia 25-26/2/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tiếngiống và thích nghi của đậu tương ở Việt Nam và Australia 1999/2002”,"Hội thảo đậu tương quốc gia 25-26/2/2003
19. Trần Đình Long (2000), “Định hướng nghiên cứu phát triển lạc và đậu tương ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010”, Bài giảng lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất hạt giống lạc và đậu tương, ngày 20 - 22 tháng 12 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng nghiên cứu phát triển lạc và đậutương ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010”, "Bài giảng lớp tập huấn kỹthuật sản xuất hạt giống lạc và đậu tương, ngày 20 - 22
Tác giả: Trần Đình Long
Năm: 2000
20. Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh (2005), “Kết quả chọn tạo và phát triển giống đậu đỗ 1985-2005 và định hướng phát triển 2006-2010”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn tạo và pháttriển giống đậu đỗ 1985-2005 và định hướng phát triển 2006-2010
Tác giả: Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
21. Nguyễn Văn Luật (1979), "Tính mẫn cảm với chu kỳ sáng và công tác chọn giống đậu tương", Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 2, tr 12 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính mẫn cảm với chu kỳ sáng và công tácchọn giống đậu tương
Tác giả: Nguyễn Văn Luật
Năm: 1979
22. Trần Tú Ngà (1994) “Kết quả ứng dụng đột biến thực nghiệm trong công tác chọn giống đậu tương”, kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt năm 1986-1991, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả ứng dụng đột biến thực nghiệm trong côngtác chọn giống đậu tương”, "kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt năm1986-1991
Nhà XB: NXB Nông nghiệp

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới (Trang 15)
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất sản lượng đậu tương trên thế giới - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất sản lượng đậu tương trên thế giới (Trang 15)
Bảng 1.2. Diện tích,năng suất sản lượng đâu tương của 4 nước sản xuất đậu tương chủ yếu trên thế giới - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 1.2. Diện tích,năng suất sản lượng đâu tương của 4 nước sản xuất đậu tương chủ yếu trên thế giới (Trang 17)
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất sản lượng đâu tương của 4 nước sản xuất đậu - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất sản lượng đâu tương của 4 nước sản xuất đậu (Trang 17)
Bảng 1.4. Diện tích,năng suất,sản lượng đậu tương ở Nghệ An(2001-2005) - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 1.4. Diện tích,năng suất,sản lượng đậu tương ở Nghệ An(2001-2005) (Trang 38)
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 41)
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết vụ Xuân 2012 - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết vụ Xuân 2012 (Trang 51)
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết vụ Xuân 2012 - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết vụ Xuân 2012 (Trang 51)
Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm Chỉ tiêu - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm Chỉ tiêu (Trang 53)
Bảng 3.4. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.4. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 55)
Hình 1. Chiều cao cây của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 1. Chiều cao cây của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 57)
Hình 2. Số cành/cây của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 2. Số cành/cây của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 57)
Hình 1. Chiều cao cây của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 1. Chiều cao cây của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 57)
Bảng 3.6. Diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.6. Diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 59)
Bảng 3.6. Diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.6. Diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 59)
Hình 3. Diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 3. Diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 60)
Bảng 3.7. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.7. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 61)
Bảng 3.7. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.7. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 61)
Hình 4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương qua 3 giai đoạn - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương qua 3 giai đoạn (Trang 62)
Hình 4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương qua 3 giai đoạn - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương qua 3 giai đoạn (Trang 62)
Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 63)
Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 63)
Bảng 3.9. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm ĐVT: g/cây - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.9. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm ĐVT: g/cây (Trang 65)
Bảng 3.9. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.9. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 65)
Hình 5. Khối lượng chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 5. Khối lượng chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 66)
Hình 5. Khối lượng chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm 3.10. Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 5. Khối lượng chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm 3.10. Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 66)
Bảng 3.10. Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.10. Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 67)
Hình 6. Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 6. Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 68)
Hình 6. Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm 3.11. Hệ số héo và chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 6. Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương thí nghiệm 3.11. Hệ số héo và chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 68)
Bảng 3.11. Hệ số héo và chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.11. Hệ số héo và chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 70)
Bảng 3.11. Hệ số héo và chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.11. Hệ số héo và chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 70)
Hình 7. Hệ số héo của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 7. Hệ số héo của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 71)
Hình 7. Hệ số héo của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 7. Hệ số héo của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 71)
Hình 8. Chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 8. Chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 72)
Hình 8. Chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 8. Chiều dài bộ rễ của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 72)
Hình 9. Cường độ thoát hơi nước của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 9. Cường độ thoát hơi nước của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 73)
Bảng 3.12. Cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân lá  của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.12. Cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân lá của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 73)
Bảng 3.12. Cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân lá - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.12. Cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân lá (Trang 73)
Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương vụ Xuân 2012 - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương vụ Xuân 2012 (Trang 74)
Hình 10. Hàm lượng nước trong thân lá của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 10. Hàm lượng nước trong thân lá của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 74)
Hình 10. Hàm lượng nước trong thân lá của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 10. Hàm lượng nước trong thân lá của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 74)
Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương vụ Xuân - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương vụ Xuân (Trang 74)
Hình 11. Số quả chắc/cây của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 11. Số quả chắc/cây của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 75)
Hình 11. Số quả chắc/cây của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 11. Số quả chắc/cây của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 75)
Bảng 3.14. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.14. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 76)
Hình 12. Khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 12. Khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 76)
Hình 12. Khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương thí nghiệm 3.14. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu tương - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 12. Khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương thí nghiệm 3.14. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu tương (Trang 76)
Bảng 3.14. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Bảng 3.14. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm (Trang 76)
Hình 13. NSLT và NSTT của các giống đậu tương vụ Xuân 2012 - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 13. NSLT và NSTT của các giống đậu tương vụ Xuân 2012 (Trang 78)
Hình 13. NSLT và NSTT của các giống đậu tương vụ Xuân 2012 - Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Hình 13. NSLT và NSTT của các giống đậu tương vụ Xuân 2012 (Trang 78)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w