Các yếu tố nông, sinh học

Một phần của tài liệu Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 35 - 81)

Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu ở nước ta thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, ở mỗi thời vụ sản xuất đậu tương có những khó khăn riêng về điều kiện thời tiết.

Trong vụ xuân, ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ thời điểm gieo đậu tương thường gặp khô hạn (lượng mưa trung bình khoảng 20-30 mm), nhiệt độ thấp (trung bình tháng dưới 20oC) làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm, khả năng sinh trưởng của cây đậu tương; đến khi thu hoạch thường gặp mưa lớn, lụt tiểu mãn làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng hạt. Ngoài ra, các đối tượng sâu hại trên cây đậu tương trong vụ xuân cũng rất nhiều và diễn biến phức tạp, gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất đậu tương. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vụ đậu tương không được coi là vụ chính trong năm qua.

So với vụ xuân thì điều kiện thời tiết khí hậu trong vụ hè thuận lợi hơn, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, do đó sản xuất đậu tương hè gặp nhiều thuận lợi và cho năng suất cao. Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung nên thường gây úng cục bộ, đất dí, chặt đã ít nhiều ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng đậu tương hè.

Vụ đông có điều kiện mở rộng diện tích đậu tương trên đất 2 lúa ở những nơi chủ động tưới tiêu, trên đất thịt nhẹ. Sau khi thu hoạch lúa mùa, nên gieo đậu tương đông trước 05/10 để cây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm mới cho năng suất cao. Việc chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ là một chơng trình dài nên không phải địa phương nào cũng thực hiện được. Do vậy, việc mở rộng diện tích đậu tương đông cũng gặp nhiều khó khăn. Trong vụ đông, thời kỳ trỗ hoa của đậu tương thường gặp hạn và rét làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Tuy nhiên,

đây được đánh giá là vụ có tiềm năng mở rộng diện tích, nhiều địa phương đã xây dựng vụ đậu tương đông thành vụ sản xuất chính trọng năm.

Ngoài các yếu tố về điều kiện thời tiết, khí hậu thì sâu bệnh cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sản xuất đậu tương ở nước ta. Sâu hại nguy hiểm nhất là dòi đục quả, sâu đục quả, bọ xít, sâu xanh... Còn bệnh hại chủ yếu là bệnh gỉ sắt, lở cổ rễ, sương mai, nấm phấn trắng, đốm chấm vi khuẩn... nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất đậu tương, thậm chí một số nơi còn bị thất thu.

Tóm lại, nhìn chung sản xuất đậu tương trên thế giới những năm qua đã có những bước tăng trưởng đáng kể về diện tích và sản lượng. Cùng với tăng trưởng sản xuất thì nhu cầu sử dụng đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương cũng tăng lên không ngừng.

Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng truyền thống và có nhiều tiềm năng trong sản xuất. Tuy nhiên, do chưa có sự quan tâm đúng mực cho phát triển cây đậu tương, do quy trình sản xuất đậu tương chưa hoàn chỉnh, quy trình bón phân cho từng loại đất chưa được xây dựng cụ thể, thiếu bộ giống tốt thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ. Ngoài ra, sự hạn chế về đầu tư phân bón, vật tư, kiến thức đồng ruộng của người sản xuất, thị trường không ổn định đối với sản xuất đậu tương. Vì vậy, cần có những nghiên cứu xác định giải pháp khắc phục nhằm mở rộng diện tích cũng như nâng cao năng suất của đậu tương.

Đã có nhiều nghiên cứu về đậu tương trên thế giới và Việt Nam trong đó nổi bật là những nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, phân bón. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như: ít giống có năng suất cao và thích ứng rộng, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phân bón trên nhiều loại đất nên có nhiều loại đất không có công thức bón phân phù hợp.

1.6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây đậu tương ở Nghệ An-Nghi Lộc

Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều yếu kém, đời sống người dân còn khó khăn, vất vả…vì thế mà nền SXNN chưa phát triển, chậm chạp và lạc hậu, người dân chưa dám mạnh dạn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Cơ cấu cây trồng của vùng còn ít và cho năng suất thấp trong đó có cây đậu tương. Hiện nay nhờ có các tiến bộ về KHKT và các nghiên cứu về cây đậu tương phù hợp với từng điều kiện sinh thái mà Nghệ An đã đẩy mạnh phát triển cây đậu tương tạo sự đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên so với cả nước thì Nghệ An vẫn là tỉnh có diện tích và sản lượng đậu tương thấp nhất. Điều này do rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là chưa có nhiều các nghiên cứu về đậu tương, bộ giống bị thoái hóa, khí hậu khắc nghiệt…những người trồng đậu tương chưa được tập huấn kỹ thuật, không được đầu tư quan tâm đúng mức nên dẫn đến người dân không mặn mà với nghề trồng cây đậu tương.

Theo nguồn của Bộ NN&PTNT thì diện tích và sản lượng của cây đậu tương trong những năm 2001-2005 có tăng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.

Bảng 1.4. Diện tích,năng suất,sản lượng đậu tương ở Nghệ An(2001-2005)

Năm Diện tích(ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng(tấn)

2001 1063 6,54 59,1 2002 772 7,64 55,6 2003 985 8,16 57,7 2004 1147 8,47 63,5 2005 1107 8,62 67,2 (Nguồn Bộ NN&PTNT,2006)

Theo bảng trên thì sản lượng và năng suất tăng là do diện tích tăng. Diện tích giảm xuống từ 1063 ha (năm 2001) xuống còn 985 ha (năm 2003) và lại tăng lên 1107 ha năm 2005. Điều này rõ ràng là do người dân đã nhận thấy được hiệu quả từ việc trồng cây đậu tương cùng với việc quy hoạch và phát triển cơ cấu cây trồng của tỉnh nên người dân đã áp dụng vào sản xuất và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân trong 5 năm (2001-2005) diện tích trồng cây đậu tương đạt cao nhất ở Nam Đàn (204 ha); Nghĩa Đàn (105 ha); Diễn Châu(70 ha); Hưng Nguyên (25 ha); và chiếm tỉ lệ không đáng kể như Quỳnh Lưu; Nghi Lộc. Các giống đang được trồng phổ biến ở Nghệ An là Cúc Nam Đàn, AK03…. Ở huyện Nghi Lộc diện tích gieo trồng đậu tương hầu như không đáng kể do điều kiện khí hậu thời tiết không phù hợp ,bà con nông dân cũng không mặn mà với cây đậu tương mà chủ yếu trồng lúa , lạc , ngô .

1.7. Điều kiện tự nhiên khí hậu của huyện Nghi Lộc , Nghệ An

* Khí hậu và thời tiết

Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50C, tháng

nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5- 20,50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp).

+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.

+ Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:

- Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8 đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.

Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Khả năng sinh trưởng và khả năng thích ứng sinh thái của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ xuân trên nền đất cát nội đồng ở trại thực nghiệm Nông học Trường Đại học Vinh

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu gồm 5 giống đậu tương.

Bảng 2.1. Tên giống và nguồn gốc các giống thí nghiệm

Tên giống Nguồn gốc Ký hiệu

ĐT 22 Chọn lọc từ tổ hợp lai ( ĐT12 x ĐT95) CT1

ĐT 26 Chọn lọc từ tổ hợp lai ( ĐT2000 x ĐT12) CT2

ĐT 96 Chọn lọc từ tổ hợp lai ( ĐT84 x ĐT90) CT3

ĐT 2001 Chọn lọc từ tổ hợp lai ( ĐT85 x ĐT83) CT4

ĐT 2101 Chọn lọc từ tổ hợp lai ( Đ95 x Đ9037) CT5

- Giống ĐT 2101, ĐT22, ĐT 26 do Viện Cây lương thực , cây thực phẩm chọn tạo

- Giống ĐT 96, , ĐT 2001 do Viện di truyền Nông Nghiệp chọn tạo

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái của các giống đậu tương.

- Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương như chiều cao cây, số cành/cây.

- Nghiên cứu chỉ tiêu diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống đậu tương.

- Nghiên cứu khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương.

- Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương thông qua một số chỉ tiêu như: Hệ số héo, chiều dài bộ rễ, cường độ thoát hơi nước tương đối.

- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 8,5 m2 (5 x 1,7m); mặt luống rộng 1,4m, xẻ 4 hàng dọc. Hàng cách hàng 0,35m, rãnh rộng 0,3m. Xung quanh ô thí nghiệm được trồng đậu tương bảo vệ.

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Bảo vệ

Bảo vệ

Trong đó: I, II, III,IV, V, VI là công thức (giống) a, b, c là lần nhắc lại.

2.3.2. Qui mô thí nghiệm

Va IVb IIc IIIa IIb Vc Ia IIIb IVc IIa Ib IIIc IVa Vb Ic B ảo v ệ B ảo v ệ

- Số ô thí nghiệm: 5 x 3

- Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 8,5m2

- Diện tích mỗi công thức thí nghiệm: 8,5m2 x 3 = 25,5m2 - Diện tích thí nghiệm: 25,5m2 x 5 - Diện tích bảo vệ: 20m2 - Tổng diện tích thí nghiệm: = 15 ô = 127,5m2 = 20m2 = 147,5m2

2.3.3. Địa điểm nghiên cứu

- Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí tại Trại thực nghiệm Nông học Đại học Vinh trong vụ Xuân 2012.

- Thí nghiệm trong nhà lưới bố trí tại Khu nhà lưới thuộc Trại thực nghiệmNông học . Các chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của Khoa Nông Lâm Ngư trường Đại học Vinh cở sở 2

2.3.4. Biện pháp kỹ thuật

- Thời vụ: Vụ Xuân 2012

- Làm đất: Đất được cày sâu, bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ và đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

- Mật độ, khoảng cách: + Mật độ: 35 cây/m2

+ Khoảng cách: Cây x cây: 10cm Hàng x hàng: 35cm

Độ sâu lấp hạt 3 – 4cm. - Bón phân:

Quy trình bón phân và chăm sóc thí nghiệm chúng tôi áp dụng theo Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng đối với cây đậu tương QCVN 01-58:2011 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

+ Lượng phân bón (tính cho 1ha): 5 tấn phân chuồng + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K20 + 500 kg vôi bột.

Bón thúc 1 lần khi cây có từ 2 đến 3 lá thật: 1/2 lượng đạm,1/2 lượng kali.

+ Cách bón phân

- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, vôi, ½ kali, ½ đạm vào hàng đã rạch sẵn. Toàn bộ phân hóa học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân chuồng. Sau khi bón lót, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt.

- Bón thúc 1 lần khi cây có từ 2 – 3 lá thật: ½ lượng đạm + ½ lượng kali. - Xới vun

Lần 1: Xới nhẹ vào gốc, tỉa định cây kết hợp bón thức khi cây có từ 2 – 3 lá thật.

Lần 2: Xới sâu, vun cao khi cây có từ 4 – 5 lá thật.

- Tưới nước: Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng 70 – 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên ruộng, phát hiện kịp thời, dự báo mức độ gây hại và có biện pháp phòng trừ hợp lý. Nếu dưới ngưỡng gây hại kinh tế thì không phun thuốc mà chỉ theo dõi khả năng chống chịu của giống. Nếu sâu bệnh vượt quá ngưỡng gây hại ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thì mới tiến hành phun thuốc.

- Thu hoạch: khi số quả trên cây chín khoảng 85% (khi vỏ quả có màu nâu hoặc đen).

2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

2.4.1. Xác định các thời kỳ sinh trưởng và phát triển chủ yếu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi xác định, phân tích các chỉ tiêu quan trọng ở một số thời kỳ sinh trưởng phát triển chủ yếu như sau:

- R3: bắt đầu hình thành quả.

- R5: bắt đầu hình thành hạt.

- R7: hạt bắt đầu chín.

2.4.2. Đặc điểm hình thái

- Kiểu sinh trưởng: Có 2 mức độ biểu hiện: 1: Hữu hạn. 2: Vô hạn. Quan sát các cây trên ô vào giai đoạn ra hoa – hình thành quả và hạt.

- Dạng cây: Có 3 mức độ biểu hiện: 1: Đứng. 2: Nửa đứng. 3: Ngang. Quan sát các cây trên ô vào giai đoạn ra hoa.

- Màu hoa: Có 2 màu hoa: Tím hoặc trắng. Quan sát các cây trên ô vào giai đoạn ra hoa.

- Màu sắc vỏ hạt: Có 7 mức độ biểu hiện: 1: Vàng. 2: Xanh vàng. 3: Xanh. 4: Nâu nhạt. 5: Nâu. 6: Nâu sẫm. 7: Đen. Quan sát hạt khô vào giai đoạn sau thu hoạch.

- Màu sắc rốn hạt: Có 6 mức độ biểu hiện: 1: Xám. 2: Vàng. 3: Nâu nhạt. 4: nâu đậm. 5: Đen không hoàn toàn. 6: Đen. Quan sát hạt khô vào giai đoạn sau thu hoạch.

2.4.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng

- Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính trên 10 cây mẫu vào giai đoạn thu hoạch.

- Số lá/cây (lá): Đếm số lá trên thân chính của 10 cây mẫu vào giai đoạn thu hoạch.

- Số cành/cây (cành): Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu vào giai đoạn thu hoạch.

2.4.4. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá

- Diện tích lá (LA) (dm2lá/cây).

Đậu tương là cây trồng có độ dày mỏng lá và gân lá phân bố tương đối đồng đều nên sử dụng phương pháp khoan lá và cân nhanh trực tiếp để xác định.

Xác định diện tích lá (LA): Diện tích lá được xác định 3 thời kỳ R3,

Một phần của tài liệu Khả năng sinh trưởng và thích ứng sinh thái của một số giống đậu tương trồng trên nền đất cát nội đồng vụ xuân ở trại thực nghiệm nông học trường đại học vinh luận văn thạc sĩ nông nghiệp (Trang 35 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w