Ở Việt Nam, trong những năm qua công tác chọn tạo giống đậu tương liên tục được phát triển. Đặc biệt từ năm 1986, sau khi Nhà nước có chủ trương khuyến khích công tác nghiên cứu, chọn giống nói chung và công tác nghiên cứu về đậu đỗ nói riêng từ đó các nghiên cứu về đậu tương, đậu xanh, lạc được phát triển mạnh mẽ hơn.
Ở Việt Nam, công tác chọn giống và phát triển sản xuất đậu tương đang tập trung vào các hướng chính sau đây (Trần Đình long, 2000)[19]:
- Tiếp tục nhập nội các nguồn gen quý hiếm trên thế giới.
- Sử dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống (chọn lọc, lai tạo, xử lý đột biến).
cao (chiếm 22-27% khối lượng hạt).
Trong những năm qua đã có rất nhiều giống đậu tương được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính như: D140, ĐT92, VX93, Đ96-02, ĐT80, ... Lai hữu tính là phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp phục vụ cho chọn lọc. Phương pháp này có thể phối hợp được các đặc tính và tính trạng có lợi, những ưu điểm tốt nhất của bố mẹ để tạo ra con lai với mục đích khác nhau.
Hai mươi năm qua chương trình nghiên cứu đậu đỗ thông qua các đề tài đã thu thập, nhập nội trên 5.000 mẫu giống đậu tương. Trong đó đã khảo sát đánh giá trên 4.000 mẫu chủ yếu nhập từ Viện nghiên cứu cây trồng trên toàn Liên Bang Nga (VIR), một số mẫu nhập từ Trung tâm nghiên cứu phát triển rau màu Châu Á (AVRDC), Úc, Nhật và Viện cây trồng nhiệt đới Quốc tế (IITA). Các nhà khoa học đã phân lập các dòng giống có tính trạng đặc biệt khác nhau như thời gian sinh trưởng, tính chịu rét, tính chịu hạn, khả năng kháng bệnh gỉ sắt... phục vụ cho công tác chọn giống [20].
Vũ Đình Chính (1995) khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương đã phân lập các chỉ tiêu làm 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt. Nhóm thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu không tương quan chặt với năng suất (r < 0,5) gồm 18 chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây...; Nhóm thứ hai bao gồm các chỉ tiêu tương quan chặt với năng suất (r > 0,6) gồm 15 chỉ tiêu như số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 1000 hạt ...; nhóm thứ 3 gồm các chỉ tiêu tương quan nghịch với năng suất, gồm 5 chỉ tiêu đó là tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn, và tỷ lệ sâu đục quả [5].
Trần Đình Long và cộng sự đã thử nghiệm 56 giống bộ EV01, 20 giống bộ PA01 và 90 giống nhập từ Úc từ năm 1999 đến năm 2002 trong các vụ tại các tỉnh trong cả nước cho thấy:
+ Có nhiều giống năng suất cao thích hợp cho vụ xuân tại nhiều vùng sinh thái khác nhau như 95389, CM60, MSBR22, 94137-3-1-2, MSBR20 ...
năng suất đạt từ 1,9 – 3,5 tấn/ha.
+ Một số giống thích hợp cho vụ hè: SJ4, LO-75-1558, năng suất từ 2,2 – 2,8 tấn/ha.
+ Một số giống thích hợp cho vụ đông: 95389 Empoga 304... năng suất đạt từ 1,5 – 2,2 tấn/ha.
+ Một số giống thích hợp cho cả 3 vụ: MSBR20, CLS2111, CM60, 95389 năng suất đạt từ 2,5 – 3,5 tấn/ha.
+ Một số giống cho Đồng Bằng Sông Cửu Long: 95389, CM60, MSBR20, CLS2111, Emgopa
+ Một số giống cho vùng núi phía Bắc: SJ14, LO-75-1558, 95389... + Một số giống thích hợp cho vùng Đồng Bằng Sông Hồng: 95389,CM60, MSBR20, MSBR22...[18].
Năm 2000, giống ĐT12 có thời gian sinh trưởng cực ngắn, thích hợp cho vụ hè 72-78 ngày, năng suất 14-23 tạ/ha, đã được Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc[27].
Cũng trong năm 2000, tập thể các tác giả: Tạ Kim Bính, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Bình đã chọn lọc cá thể mẫu giống GC00138 (nhập nội từ AVRDC) liên tục trong năm 1997-1998, kết quả tạo ra giống ĐT2000. Giống ĐT2000 có thời gian sinh trưởng 100-110 ngày, khả năng cho năng suất cao ở những chân đất giàu dinh dưỡng, thích hợp ở vụ xuân. ĐT2000 có khả năng chống đổ tốt, kháng bệnh gỉ sắt, phấn trắng cao. Thân của ĐT2000 có nhiều đốt, cứng cây, thân to, ít đổ, thích hợp cho việc thâm canh tăng năng suất. Giống ĐT2000 có số quả/cây khá cao 29,7 – 37,7 quả/cây, số quả 3 hạt cao (62%). Từ đó, ĐT2000 đạt năng suất 19,5 – 30,5 tạ/ha cao hơn đối chứng V74[1].
Năm 1987 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn được giống AK03 từ dòng G2261 nhập nội có thời gian sinh trưởng 80 – 85 ngày,
năng suất bình quân 13-16 tạ/ha, thích hợp cho vụ đông và cũng từ dòng G2261 chọn được giống AK05 có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, năng suất 15-18 tạ/ha, kháng bệnh gỉ sắt, thích hợp vụ đông ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Khi nghiên cứu biến động của một số tính trạng số lượng của các giống đậu ăn hạt qua các đợt gieo trồng ở đồng bằng sông Hồng, Vũ Tuyên Hoàng và Đào Quang Vinh (1984) cho biết sự biến động theo giống thấp hơn sự biến động theo đợt trồng. Các tính trạng như số đốt trên thân, số đốt mang quả có hệ số biến động theo giống tương đương hệ số biến động theo đợt trồng và chọn theo những tính trạng trên cho hiệu quả chọn lọc cao hơn. Các tác giả cho biết giữa năng suất và các tính trạng số lượng có mối quan hệ với nhau. Đây là kết quả quan trọng trong việc xác định được phương hướng tác động hợp lý để nâng cao năng suất. Đối với những tính trạng tương quan chặt với năng suất nhưng biến động nhiều theo điều kiện trồng trọt thì nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động, những tính trạng tương đối ổn định có thể làm căn cứ khi chọn giống[13].
Khi nghiên cứu đậu tương bằng phương pháp lai hữu tính, Vũ Tuyên Hoàng và ctv (1983) cho biết: các tính trạng khác nhau có hệ số biến dị và di truyền khác nhau. Các tính trạng như chiều cao cây, số lá trên thân có hệ số biến dị thấp, hệ số di truyền cao, các tính trạng như số quả chắc/cây và khối lượng hạt/cây thì ngược lại có hệ số biến dị cao và hệ số di truyền thấp. Một số tính trạng có hệ số tương quan chặt như số đốt mang quả r = 0,53; và tương quan rất chặt với năng suất là trọng lượng hạt/cây (r= 0,94)[12].
Bằng phương pháp lai hữu tính tác giả Vũ Đình Chính đã lai tạo giống đậu tương D140 từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4[5]. Năm 1995, D140 được đưa vào thí nghiệm so sánh giống chính quy. Kết quả giống D140 có khả năng thích ứng rộng, có thể gieo trồng ở cả 3 vụ trong năm, thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày, khối lượng 1000 hạt lớn, màu sắc đẹp và cho năng suất cao đạt
15 – 27 tạ/ha.
Bộ môn Cây công nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam năm 1996 đã chọn từ tổ hợp lai (dòng 821x134 Nhật Bản) tạo giống ĐT93, thích hợp cho vụ hè và đạt năng suất 15 – 18 tạ/ha. Hiện nay giống đang được phát triển rộng rãi trong sản xuất ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Theo Nguyễn Tấn Hinh, Vũ Tuyên Hoàng và ctv (1999)[16]: bằng phương pháp lai hữu tính đã tạo ra tổ hợp lai D95, VX93 đã chọn tạo thành công giống TL57 (A57) và giống D96-02 (Tổ hợp lai ĐT74xĐT92) có năng suất cao, khả năng chống rét tốt, thích hợp với điều kiện gieo trồng vụ đông và vụ xuân.
Ngoài ra, còn các giống như ĐT80 do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn từ tổ hợp V70 x vàng Mộc Châu thích hợp cho vụ hè ở miền núi. Giống ĐT92 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn từ tổ hợp lai ĐH4 x TH84 thích hợp cho vụ xuân vùng đồng bằng sông Hồng.
Ngoài công tác chọn giống bằng con đường tuyển chọn từ tập đoàn nhập nội, lai hữu tính thì chọn giống bằng xử lý đột biến trong những năm qua cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Một trong những người đầu tiên thành công về chọn tạo giống đậu tương bằng phương pháp xử lý đột biến là Viện sỹ. TSKH. Trần Đình Long. Năm 1978, tác giả dùng tia γ và các loại hoá chất gây đột biến tác động vào vật liệu từ đó phân lập các dòng, đánh giá lựa chọn được một số giống có năng suất cao, chịu được khí hậu nóng. Đáng chú ý nhất là giống M103 chọn tạo từ dòng đột biến của giống V70 năm 1987 thích hợp cho vụ hè và hè thu [7].
Trần Tú Ngà (1994)[22] khi nghiên cứu ứng dụng đột biến thực nghiệm trong chọn giống đậu tương đã dùng phương pháp gây đột biến để chọn ra một số dòng đậu tương có triển vọng.
Cũng bằng phương pháp xử lý đột biến dùng tia γ, nguồn Co60 năm 1985 tác giả Mai Quang Vinh và cộng sự[27] đã tạo ra giống DT84 từ dòng lai 8-33. DT84 có thời gian sinh trưởng 80-85 ngày, năng suất đạt 15-20 tạ/ha, trồng được 3 vụ/năm, thích hợp cho vụ hè. Hiện nay DT84 là một trong 10 giống đậu tương đang được trồng với diện tích lớn nhất.
Bằng phương pháp gây đột biến Viện Di truyền Nông nghiệp cũng đã chọn tạo ra các giống đậu tương có năng suất cao như DT90 (đột biến từ K7002/Cọc chùm F2), DT96 (đột biến từ DT90/DT84).
Theo Trần Đình Long (2003), trong giai đoạn 1991 – 1995 đã cải tiến được nhiều giống đậu tương thích hợp cho các vùng sinh thái, các vụ gieo trồng khác nhau. Các giống: M103, ĐT80, VX92, DT84, AK05 và HL2 đã được công nhận là giống quốc gia, năng suất các giống đạt từ 2,4 – 2,5 tấn/ha. Hàng loạt các giống khác được công nhận là giống khu vực như: G87-1, G87- 5, G87-8, VX91, DT90, AK04, ĐT93 và V74. Tính từ năm 1997-2002, có 19 giống đậu tương mới, tuy nhiên so với thế giới và các nước trong khu vực thì năng suất đậu tương Việt Nam chỉ bằng 65% (17 tạ/ha).
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần xác định bộ giống thích hợp cho từng vùng, từng vụ sản xuất. Nghiên cứu để hoàn thiện quy trình thâm canh, nâng cao năng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ, nhằm phát huy tiềm năng của giống ở mức cao nhất.
1.4.2.2. Một số nghiên cứu về phân bón cho đậu tương ở Việt Nam
Nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng khác nhau là khác nhau. Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng sẽ phát huy tốt tiềm năng năng suất. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất cho cây đậu tương thì phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, ngoài việc xác định bộ giống thích hợp cho từng vùng, từng vụ sản xuất thì việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình bón phân
nâng cao năng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ và điều kiện đất đai khác nhau là hết sức cần thiết nhằm phát huy tiềm năng của giống ở mức cao nhất.
Cây đậu tương cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm. Tuy nhiên trên thực tế do có khả năng sống cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm
Rhizobium Japonicum nên lượng phân đạm bón cho đậu tương không nhiều, bởi nguồn đạm cộng sinh đáp ứng tới 40 – 60% nhu cầu đạm của cây. Sau khi cây có 2-3 lá thật cây đậu tương có khả năng cố định đạm để cung cấp cho hoạt động sống của mình. Nguồn đạm này được tăng dần khi cây có 3 lá kép (nốt sần bắt đầu được hình thành) và đạt tối đa khi cây ra hoa, làm quả sau đó giảm dần.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2001)[3]: nếu chỉ bón riêng đạm cho đậu tương thì năng suất đạt 1,4 tạ/ha. Trong khi đó cũng lượng đạm như vậy trên nền có bón lân cho năng suất đậu tương đạt 2,3 tạ/ha.
Các yếu tố đa lượng có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ nhau trong việc cung cấp dinhh dưỡng cho cây đậu tương, thiếu một trong các yếu tố này đều làm cho cây sinh trưởng, phát triển không bình thường, năng suất thấp.
Theo Vũ Đình Chính (1998) [6] cho rằng: bón kết hợp N, P trên đất bạc màu nghèo dinh dưỡng với mức 90 kg P2O5/ha trên nền 40 kg N/ha làm tăng số lượng nốt sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt. Theo tác giả thì trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu (Hiệp Hoà - Bắc Giang) bón cho giống đậu tương Xanh lơ Hà Bắc thích hợp nhất là 20 kg N: 90 kg P2O5: 90 kg K2O.
Tác giả Lê Đình Sơn (1988) cho rằng: lân và đạm có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau trong việc làm tăng số các cành cho quả, số quả/cây[23].
Tác giả Trần Danh Thìn (2001)[25] cho biết: khi bón kết hợp N, P, Ca có tác dụng rõ rệt trong việc khắc phục hạn chế của các yếu tố dinh dưỡng đất, nâng cao năng suất đậu tương và lạc. Việc bón kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K cho năng suất cao nhất ở cả 2 nền phân cao và thấp. Đối với đất chua, nghèo dinh dưỡng bón 100N: 150P2O5: 800Ca: 50 K2O đã cho hiệu quả kinh
tế của lạc và đậu tương
1.4.2.3. Một số nghiên cứu về tính chịu hạn của đậu tương ở Việt Nam
Theo tác giả Trần Văn Điền (2007) Tính chịu hạn của đậu tương có thể phân loại ra như sau:
- Tránh hạn: là cơ chế một số thời kỳ sinh trưởng phát triển nhạy cảm của cây đậu tương tránh và thoát các ảnh hưởng trực tiếp của khô hạn.
- Chịu hạn hoặc do giảm sự mất nước, hoặc cây chịu được sự mất nước.
Tránh hạn đối với những vùng có khô hạn dài ngày thì rất khó thực hiện. Ta chỉ có thể chọn thời vụ mà khô hạn xẩy ra ít nhất để hạn chế ảnh hưởng của nó tới sinh trưởng và năng suất cây. Hướng chọn giống có tính giảm sự mất nước cho thấy có nhiều triển vọng. Nên chọn những cây có bộ rễ sâu phân nhánh nhiều, do đó có thể hút nước từ tầng đất sâu và rộng.
Sự mất nước qua khí không phụ thuộc chủ yếu vào độ mở của khí không và sau đó vào hướng lá và các yếu tố khác. Khi hạn xảy ra, lỗ khí không lá đóng ngay lại, dẫn đến giảm sự bốc hơi nước và quang hợp, nhưng sự giảm bốc hơi nước mạnh hơn. Giữa các giống có sự khác nhau về lớp phấn và lông trên lá. Lớp phấn trên lá có tác dụng giảm sự bốc hơi.