Tìm hiểu lời tựa các thi văn tập của việt nam thời trung đại

100 557 0
Tìm hiểu lời tựa các thi văn tập của việt nam thời trung đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH =====*****===== NGUYỄN THỊ THU HIỀN TÌM HIỂU LỜI TỰA CÁC THI VĂN TẬP CỦA VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH - 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH =====*****===== NGUYỄN THỊ THU HIỀN TÌM HIỂU LỜI TỰA CÁC THI VĂN TẬP CỦA VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM TUẤN VŨ Vinh - 2010 më ®Çu 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Có nhiều loại tư liệu để nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam. Bên cạnh loại tư liệu quan trọng nhất là tác phẩm văn chương, còn có những văn bản trực tiếp thể hiện quan niệm của người xưa về thuộc tính của văn chương và của các phạm trù cơ bản của nó. Tựa thuộc loại văn bản này. 1.2. Do nhiều nguyên nhân, người Việt Nam thời trung đại không làm nên những công trình lí luận văn học quy mô kiểu Văn tâm điêu long (Lưu Hiệp), Tuỳ Viên thi thoại (Viên Mai) hay Thi học (Aristôt). Các bài tựa đảm nhận một phần chức năng của các công trình lí luận và phê bình văn chương. Nghiên cứu các bài tựa góp phần hiểu quan niệm văn chương của các thời đạicủa các văn nhân thi sĩ xưa, nhằm đóng góp cho hệ thống lí luận văn học trung đại Việt Nam là công việc cần thiết. 1.3. Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng lâu dài, toàn diện và sâu sắc của văn học cổ trung đại của Trung Quốc, tuy nhiên cũng có những thành tựu to lớn của mình. Nghiên cứu các bài tựa góp phần nhận thức sự ảnh hưởng đó và những giá trị mới của quan niệm văn học Việt Nam thời trung đại. 1.4. Hiện nay, tựa Trích diễm thi tập đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Việc tìm hiểu nghiên cứu lời tựa có ý nghĩa thiết thực về nghiệp vụ. Nghiên cứu đề tài này góp phần vào việc hiểu rõ hơn về văn học trung đại Việt Nam, giúp cho việc giảng dạy văn học được tốt hơn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Trong văn học Việt Nam trung đại, cùng với những văn bản văn chương, có những văn bản ít nhiều có tính chất lí luận văn chương. 3 Một trong số văn bản đó là tựa. Nghiên cứu đề tài này góp phần nhận thức loại văn bản này ở phương diện nội dung. Tất nhiên bao giờ một văn bản tựa cũng gắn với một văn bản văn chương nhất định. Tuy nhiên cùng với tính chất cụ thể - cá biệt đó, các văn bản tựa nhất định có những phương diện nội dung phổ biến. 2.2. Mỗi sự vật hiện tượng đều có mặt nội dung và mặt hình thức. Tương ứng với những đặc điểm nội dung của loại văn bản này, hình thức của chúng cũng có những đặc điểm phổ biến, bên cạnh đó có những đặc điểm cá biệt. Bước đầu khu biệt nội dung của loại văn bản tựa cũng là một mục đích nghiên cứu của luận văn này. 2.3. Nghiên cứu đề tài này góp phần dạy – học tốt hơn văn bản Tựa Trích diễm thi tập trong chương trình ngữ văn 10. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đề tài nghiên cứu tựa các thi văn tập của Việt Nam thời trung đại để nhận thức đặc điểm của chúng và phân biệt với bạt, một thể văn gần gũi. 3.2. Trong luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu các bài Tựa Việt Nam thời trung đại được tập hợp trong sách 10 thế kỷ bàn luận văn chương, tập I, NXB Giáo dục - 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu Chú trọng phương pháp lịch sử và các phương pháp văn bản học. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn bản nghị luận văn chương trung đại như khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh… trong đó chú trọng phương pháp phân tích, so sánh. 5. Lịch sử vấn đề Tình hình văn bản dịch thuật, sưu tầm: 4 Trong mục Văn tịch chí của Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã chia thư tịch ra bốn loại: 1. loại Hiến chương; 2. loại Kinh sử; 3. loại Thi văn; 4. loại Truyện kí. Ở mục này, ngoài việc giới thiệu tác giả, tác phẩm, Phan Huy Chú đã chép lại bài tựa của một số tác phẩm, và không đưa ra nhận xét nào về chúng. Lịch triều Hiến chương loại chí được xuất bản năm 1961. Trần Văn Giáp trong công trình Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (2 tập) đã thu thập, giới thiệu được 429 tác phẩm thời Lý cho đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong công trình thư tịch này, Trần Văn Giáp chia thành 8 phần: 1. Lịch sử; 2. Địa lý; 3. Kỹ thuật; 4. Ngôn ngữ; 5. Văn học; 6. Tôn giáo; 7. Triết học; 8. Sách tổng hợp. Mỗi phần, chia thành nhiều mục nhỏ. Đối với mỗi tác phẩm, nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát, giới thiệu văn bản tác phẩm, tiểu truyện của các tác giả. Riêng các bài tựa, bạt của các tác phẩm, tác giả tiến hành các bước: Chép chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa. Tuy nhiên, có một số văn bản không làm đủ các bước nói trên. Thiều Chửu trong Việt Nam thuyền học tùng thư đã dịch toàn văn Khoá hư lục năm 1934 và đăng lại trên các số báo Đuốc Tuệ năm 1939, trong đó có bốn bài tựa của các tác phẩm: 1. Thiền tông chỉ nam tự; 2. Kim Cương tam muội kinh tự; 3. Bình đẳng lễ sám văn tự; 4. Lục thì sám hối khoa nghi tự. Trong bộ Thơ văn Lý Trần (3 tập), những người biên soạn giới thiệu tác giả, tác phẩm của giai đoạn văn học thế kỷ X-XIV. Các bài tựa được chép chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, khảo đính và chú thích. Toàn bộ các bài tựa, bạt in trong thơ văn Lý Trần có bảy bài. Trong một số bản dịch các tác phẩm của giai đoạn văn học thế kỷ X-XV có các bài tựa Lĩnh Nam chích quái xuất bản năm 1960 với hai 5 bài tựa do Nguyễn Ngọc San và Đinh Gia Khánh dịch, bản này được tái bản nhiều lần. Lĩnh Nam chích quái xuất bản năm 1961 có bài tựa của Vũ Quỳnh do Lê Hữu Mục dịch. Năm 1981, NXB Tác phẩm mới cho ra đời công trình Từ trong di sản (Những ý kiến về văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XX ở nước ta). Các nhà biên soạn đã dịch thêm một số bài tựa, bạt chưa được dịch ra quốc ngữ và in lại những bài tựa, bạt đã dịch trước đó. Ngoài ra các nhà biên soạn còn dẫn thêm thơ, lời bình,… nhưng không đánh giá về những ý kiến đó. Công trình Người xưa bàn về văn chương, tập 1 của Đỗ Văn Hỷ, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, đã chọn 17 bài tựa , 11 bài bạt, 8 lời dẫn có thể coi là bước đầu giới thiệu các thể loại này với độc giả ngày nay. Tình hình nghiên cứu đánh giá: Tổng tập văn học Việt Nam, tập16 (phần II) dành riêng cho một loại văn thể đặc biệt đó là những bài tựa, bài bạt thuộc loại văn học trung đại Việt Nam. Trước khi giới thiệu các bài tựa, bạt đã dịch, Đặng Đức Siêu tiến hành hiệu chỉnh, bổ sung. Phần đầu, có Khải luận, trong đó cho rằng thông qua những bài tựa, bạt của các công trình sưu tầm công bố này, chúng ta có thể hình dung được những nét lớn của tiến trình văn hoá Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực di sản thành văn. Những bài tựa, bạt tuy ngắn gọn nhưng khá hàm súc sâu sắc giúp chúng ta có thể thấy được tương đối rõ những điểm chủ yếu trong ý đồ, mục đích sáng tác hoặc biên soạn của tác giả, soạn giả. Thể loại tựa, bạt giúp chúng ta xác định quan niệm có tính chất bao trùm về nhân sinh xã hội, về văn chương học thuật… của tác giả, soạn giả. Tác giả còn trình bày diễn biến thư tịch trong mười thế kỷ văn học trung đại Việt Nam. 6 Nguyễn Đăng Na trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại – Kí (Tập 2) đã chọn giới thiệu năm bài tựa đều thuộc giai đoạn thế kỷ X-XV. Tác giả cho rằng: “tựa bạt cũng là một dạng thức củathời trung đại và đồng hành với kí trong một thời gian khá dài” [30; 32] . Như vậy, tác giả đã đánh giá và xếp loại tựa, bạt trong sự phát triển của thể loại. Trong một số công trình lịch sử văn học, tổng tập văn học, lí luận văn học trung đại Việt Nam, các công trình, bài nghiên cứu chuyên ngành đều ít nhiều đề cập, đánh giá, nhận xét về thể tựa, bạt như: Lịch sử văn học Việt Namtập 2 của Bùi Văn Nguyên, Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII của nhóm Đinh Gia Khánh, Góp phần xác lập hệ thống quan niệm về văn học và về Quan niệm văn chương cổ Việt Nam của Phương Lựu, Những vấn đề thi pháp văn học trung đại của Trần Đình Sử, v.v. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có một công trình chuyên về thể văn này. Những công trình quy mô giới thiệu các văn bản Tựa chứ chưa phân loại đánh giá nội dung hình thức của lời tựa Các tác giả Đỗ Văn Hỷ, Hồ Sỹ Hiệp, Văn Giang, trên Tạp chí Văn học từ những năm bảy mươi đã công bố một số bài tựa. Các bài chỉ ra tầm quan trọng của tựa trong việc góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học. Công trình 10 thể kỷ bàn luận về văn chương (Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX), tập 1, NXBGD, H.2007, cũng đã tập hợp được hơn bảy mươi bài tựa các thi văn tập để giới thiệu với bạn đọc. Đó là một công trình thực sự lớn về cả quy mô và chất lượng. Tuy nhiên công trình cũng mới chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn các tác phẩm cùng với việc tuyển chọn các bài bàn luận về văn chương của các tác giả trung đại và đưa ra một số lời bình có tính chất gợi mở chứ chưa đi sâu nghiên cứu văn bản. 7 Có thể thấy việc nghiên cứu tựa các thi văn tập của Việt Nam thời trung đại nói riêng và việc tìm hiểu thể tựa nói chung còn chưa tương xứng. Từ nhận thức đó chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một cái nhìn hệ thống và sâu hơn về các văn bản tựa thời trung đại. 6. Đóng góp của luận văn Dự kiến luận văn có một số đóng góp sau : Nhìn nhận một cách có hệ thống văn bản tựa các thi văn tập của Việt Nam thời trung đại, phân loại văn bản. Phân tích và khái quát được các đặc điểm về nội dung và hình thức của các văn bản tựa. Bước đầu chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa tựa và bạt, giữa tựa các thi văn tập thời trung đạicác biến thể của tựa sau này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Giới thuyết về thể tựa Chương 2: Đặc điểm của bài tựa công trình sưu tập Chương 3: Đặc điểm của bài tựa tác phẩm Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo 8 Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ THỂ TỰA 1.1. Nguồn gốc thể tựa Thể loại là một trong những phạm trù cơ bản nhất của sáng tác và tiếp nhận (bao hàm cả nghiên cứu, phê bình, giảng dạy) văn học. Không một sáng tác văn học nào lại không thuộc về một loại (loại thể) dưới dạng một thể (thể loại, thể tài) nhất định nào đó. Người sáng tác khi đứng trước một hiện tượng của đời sống, muốn chiếm lĩnh nó, tất yếu phải lựa chọn (tự giác hoặc không tự giác) một phương thức, một cách thức với một dạng thức cấu trúc – tổ chức ngôn từ nhất định. Đến lượt người tiếp nhận (nhất là người làm công tác nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học) cũng vậy, phải theo “đường dẫn” của thể loại tác phẩm để khám phá, lý giải nó. Đặc trưng thể loại quy định cách kiến thiết, tổ chức tác phẩm (đối với người sáng tác), quy định hướng tiếp cận (đối với người tiếp nhận). Khái niệm thể loại (hay thể, thể tài) chỉ dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học. Đấy là dạng thức ngôn ngữ được tổ chức thành những hình thức nghệ thuật riêng biệt, thể hiện cách cảm nhận và thái độ, tình cảm của con người về các hiện tượng của đời sống. Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng các phương pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mỹ khác nhau đối với hiện thực, có những cách xây dựng hình tượng khác nhau. Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người – hoặc trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên tục, hoặc qua xung đột tác phẩm làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, 9 hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Đó là cơ sở khách quan của sự tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học. Dựa theo tiến trình lịch sử phát triển thể loại văn học ở Việt Nam có thể thấy các thể thơ văn hình thành dần dần, định hình rồi biến thể. Một số hình thức thơ có nguồn gốc từ văn học dân gian phát triển lên mà hình thành. Một số khác từ nước ngoài du nhập vào, rồi Việt hóa cho phù với quy luật ngôn ngữ và tính cách, tâm hồn người Việt. tuy nhiên, theo giáo sư Phương Lựu, “Tuy nguồn gốc có khác nhau, cần nhận biết khi nghiên cứu, nhưng hình thức nào cũng là thành quả của những người đi trước trong quá trình lâu dài để tìm tòi, thể nghiệm và sáng tạo nghệ thuật. Ở những bài thành công, các hình thức đó đều chan chứa tâm hồn và tính cách của người Việt Nam”[23, 22]. Cũng về nguồn gốc thể loại, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã phân biệt các thể văn riêng của Tàu và các thể văn riêng của ta. Những thể mượn của Tàu được chia làm hai loại: Vận văn (Văn có vần: thơ, phú, văn tế); biền văn (văn không có vần mà có đối: câu đối tứ lục, kinh nghĩa). Các lối văn xuôi của Tàu: Tự, bạt, truyện, bi, ký, luận. Những thể riêng của ta: Lục bát, song thất lục bát và các biến thể của hai lối ấy. Tiến sĩ Phạm Tuấn Vũ đồng ý kiến với tiến sĩ Nguyễn Đăng Na khi xếp thể loại tựa, bạt cũng là một dạng thức củathời trung đại và đồng hành với kí trong một thời gian khá dài. Theo tiến sĩ Phạm Tuấn Vũ tiến trình củaViệt Nam thời trung đại có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Đặc điểm của giai đoạn này là ký chưa tách khỏi văn học chức năng. Thể ký này chủ yếu thực hiện các chức năng tôn giáo và thế tục, thuộc tính của văn chương thẩm mỹ còn 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan