Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
7,16 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - HÁN THỊ VÂN ANH VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI HÀN QUỐC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành: Korea học Giảng viên hướng dẫn: Ts Hà Minh Thành Hà Nội-2015 Lời cảm ơn Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ts Hà Minh Thành, giảng viên khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, người trực tiếp hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ts Lê Đăng Hoan, học giả Moon Huyn Cheol (Hàn Quốc) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu Đồng thời tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy, cô giáo bộ môn Hàn Quốc học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã quan tâm theo dõi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này Mục lục Phần 1.Phần mở đầu .1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2 3 Mục đích nghiên cứu 3 4 Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 5 Cấu trúc đề tài .4 Phần 2.Phần nội dung .5 Chương 1 5 Bối cảnh toàn cầu và các cơ sở lí luận về du lịch sinh thái 5 1.1 Bối cảnh toàn cầu về du lịch sinh thái .5 1.2 Các cơ sở lí luận về du lịch sinh thái 5 Chương 2 10 Tình hình khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái Hàn Quốc từ 1997 đến nay 10 2.1 Kế hoạch khai thác và bảo tồn 10 2.2 Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái Hàn Quốc 18 2.3 Các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác và bảo tồn 27 Chương 3 32 Những tác động của hoạt động khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái đến kinh tế- xã hội- môi trường Hàn Quốc 32 3.1 Tác động về mặt kinh tế 33 3.2 Tác động về mặt xã hội 35 3.3 Tác động về mặt môi trường .36 Chương 4 39 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái .39 4.1 Khai thác tài nguyên du lịch sinh thái đi đôi với bảo tồn và bảo vệ môi trường 39 4.2 Đầu tư cho du lịch sinh thái một cách toàn diện và đồng bộ 41 4.3 Sáng tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng và độc đáo 42 4.4 Lợi ích của người dân bản địa cần được chú trọng hơn quy mô khu du lịch .47 4.5 Áp dụng các chính sách quảng bá thông minh để giới thiệu sản phẩm du lịch 49 Phần 3 Phần kết luận 51 Danh mục tài liệu tham khảo .54 Tài liệu tiếng Việt 54 Phụ lục ảnh .57 Mục lục bảng Bảng 2.1 - Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Hàn Quốc 12 Bảng 2.2 - Kế hoạch đầu tư cho du lịch sinh thái giai đoạn 2009-2012 14 Bảng 2.3 - Sự biến đổi trong mô hình du lịch 17 Bảng 2.4 - Du lịch sinh thái theo chủ đề và các điểm du lịch 18 Bảng 2.5 - Các loại hình du lịch sinh thái được yêu thích .20 Bảng 2.6 - Các con đường rừng đã hoàn thiện và đang trong quá trình hoàn thiện .21 Bảng 2.7- Tỉ lệ khách du lịch sinh thái theo từng thời kì 21 Bảng 2.8 - Các lễ hội hoa tiêu biểu vào mùa xuân tại Hàn Quốc năm 2015 22 Bảng 2.9 - Hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái Hàn Quốc .25 Bảng 2.10 - Các kênh thông tin quảng bá du lịch sinh thái .25 Bảng 2.11 - Loại hình du lịch được yêu thích 26 Bảng 2.12 - Đánh giá mức độ phát triển của ngành du lịch sinh thái Hàn Quốc 27 Bảng 2.13 -Yêu cầu đối với chính phủ của các doanh nghiệp du lịch sinh thái .28 Bảng 2.14 - Các yêu cầu viện trợ với cơ quan chính phủ .29 Bảng 3.1 - Du lịch sinh thái góp phần làm phát triển kinh tế địa phương và nâng cao giá trị kinh tế của tài nguyên sinh thái 33 Bảng 3.2 - Du lịch sinh thái làm thay đổi nhận thức của người dân về tầm quan trọng của môi trường .35 Bảng 4.1 - Quá trình khai thác đi đôi với bảo tồn tài nguyên sinh thái cần thực hiện ở Việt Nam .41 Bảng 4.2 - Sáng tạo sản phẩm du lịch sinh thái ở Việt Nam 46 Bảng 4.3 - Những hoạt động mà người dân muốn tham gia ở vườn quốc gia Tràm Chim 48 Phần 1.Phần mở đầu 1 Lí do chọn đề tài Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng trong khoảng hai thập kỉ qua đã phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu Tại Hàn Quốc, du lịch từ lâu đã được xem là một ngành mũi nhọn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới Đặc biệt, vào năm 1997, tại Luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc lần đầu tiên xuất hiện cụm từ ‘du lịch sinh thái’, đánh dấu sự ra đời một cách chính thức của ngành du lịch sinh thái, được chính phủ thừa nhận và bảo hộ Đây là ngành du lịch mới mẻ khai thác tiềm năng từ môi trường tự nhiên để đem lại sự thư thái, tăng cường sức khỏe cho con người và góp phần bảo vệ môi trường Loại hình du lịch này nhanh chóng được người dân xứ kim chi yêu thích và phát triển mạnh mẽ trong suốt thời gian qua Đặc biệt, từ tháng 7 năm 2004, khi chế độ làm việc 5 ngày/ tuần được thực thi, người dân Hàn Quốc có thêm thời gian thư giãn vào cuối tuần nên việc tham gia vào hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng càng diễn ra phổ biến Điều này đã mang lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội, môi trường cho Hàn Quốc và là một trong những yếu tố góp phần thay đổi bộ mặt Hàn Quốc trở thành một trong những nước tiên tiến hang đầu châu Á Việt Nam là một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Là một đất nước nhiệt đới gió mùa, tài nguyên rừng và biển đều phong phú, có nhiều hệ sinh thái đa dạng theo mỗi vùng miền, có thể nói Việt Nam có đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội của cả đất nước nói chung và nhiều vùng miền có các khu sinh thái nói riêng còn nhiều hạn chế, tài nguyên du lịch cũng như du lịch sinh thái chưa được khai thác và bảo tồn hiệu quả Các sản phẩm du lịch cho đến thời điểm hiện nay hầu hết mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách, trong khi nhiều nhu cầu mới như trải nghiệm, khám phá, mạo hiểm, thể thao… ngày một gia tăng, thì các điểm du lịch tại Việt Nam chưa đáp ứng được hết nhu cầu này Ngoài ra, các sản phẩm du lịch có tính 1 chất bền vững cũng chưa nhiều và chưa thực sự nhận được sự quan tâm của người dân Tìm hiểu về vấn đề khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái Hàn Quốc không chỉ mang lại những kiến thức bổ ích và thú vị về nền du lịch sinh thái của đất nước Hàn Quốc, mà quan trọng hơn thông qua hoạt động nghiên cứu, người viết muốn đưa ra một hướng đi mới nhằm khai thác và bảo tồn hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch sinh thái Việt Nam Đó là lí do người viết lựa chọn đề tài nghiên cứu này 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về du lịch sinh thái tại Hàn Quốc cũng như trên thế giới không phải là một đề tài mới mẻ, tuy nhiên tại Việt Nam việc tìm hiểu về du lịch sinh thái trong và ngoài nước còn chưa nhiều Việc tìm hiều về du lịch sinh thái Hàn Quốc ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở một số bài báo, tạp chí về du lịch, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này Tại đây, người viết chỉ đề cập đến các nghiên cứu mang tính chuyên sâu của các học giả Hàn Quốc Jeong Cheol (2001), Đại học Han Yang, Nghiên cứu về động cơ, trải nghiệm và độ hài lòng của khách du lịch sinh thái so với khách du lịch khác Kim Sung Jin (03/2002), Viện nghiên cứu chính sách phát triển văn hóa và du lịch Hàn Quốc, Phương án chấn hưng du lịch sinh thái Hàn Quốc Kim Seon Hee (2003), Hiệp hội thông tin du lịch Hàn Quốc, Phương án khai thác du lịch sinh thái Hàn Quốc Lee Jong Hoon, Hong Jang Won, Kim Seong Kuy (2004), Viện khai thác thủy hải sản Hàn Quốc, Nghiên cứu về phương án quản lí có hiệu quả chương trình du lịch sinh thái miền duyên hải Oh Sung II (08-2006), Phương án phát triển du lịch sinh thái Hàn Quốc Bộ môi trường, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Hàn Quốc (12-2008), Phương án cải thiện du lịch sinh thái phù hợp với tự nhiên và văn hóa 2 Hyun Woo Yong (2012), Hiệp hội môi trường và năng lượng biển Hàn Quốc, Chính sách mở rộng khai thác du lịch sinh thái tại các bãi lầy ven biển Hàn Quốc Shin Cheol Oh (2013), Hiệp hội môi trường và năng lượng biển Hàn Quốc, Đánh giá tính kinh tế của hoạt động khôi phục hệ sinh thái biển Hàn Quốc Phần lớn nội dung của các nghiên cứu trên nhằm đưa ra con đường phát triển bền vững cho du lịch sinh thái Hàn Quốc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các nước khách như Nhật Bản, Austraylia, Na uy, Một số nghiên cứu đưa ra phương án quản lí tài nguyên sinh thái, một số nghiên cứu mang tính đánh giá quá trình thực hiện hoạt động khôi phục, cải tạo tại một vùng sinh thái cụ thể Những nghiên cứu này chủ yếu đưa ra các phương án, kế hoạch hoặc chỉ nghiên cứu đánh giá cục bộ, chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng thể, bao quát về quá trình phát triển của du lịch sinh thái, cũng như những hạn chế và tác động của nó đến xã hội Hàn Quốc Vì vậy, khóa luận này tập trungvào tìm hiểu các kế hoạch, chính sách phát triển du lịch sinh thái ngắn hạn và dài hạn, quá trình thực hiện, kết quả, tác động của du lịch sinh thái tại Hàn Quốc, nhằm cung cấp một cái nhìn bao quát nhất về ngành du lịch sinh thái của quốc gia này 3 Mục đích nghiên cứu Dưới góc độ là một người nước ngoài, người viết thực hiện nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu một cách tổng thể về quá trình đề ra chính sách và thực hiện chính sách của chính phủ Hàn Quốc, thực trạng, tác động và những vấn đề còn tồn đọng của việc khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái Hàn Quốc trong gần 20 năm qua Đây là quá trình làm thay đổi rất lớn bộ mặt môi trường nói chung và nền du lịch Hàn Quốc nói riêng và trong tương lai sẽ còn tiếp tục có những bước tiến mới đưa quốc gia này phát triển Từ việc tìm hiểu về quá trình này, người viết tự tổng kết và rút ra các bài học cần thiết, hữu ích cho quá trình khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái Việt Nam 3 4 Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu về đối tượng tài nguyên du lịch sinh thái Hàn Quốc và các vấn đề liên quan đến khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái Hàn Quốc, người viết sử dụng phương pháp thu thập và xử lí tài liệu trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành và trên các website bằng tiếng Việt và tiếng Hàn, nhằm chắt lọc những thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu Bên cạnh đó, người viết sử dụng phương pháp thực địa tại một số điểm du lịch sinh thái tại Hàn Quốc như núi Bukhan (Seoul), Sopaek (Gyeongsangbuk do), công viên sông Hàn (Seoul), công viên Haneul (Seoul), công viên Seoul, Bãi biển Boryeung (Daecheon), và một số điểm du lịch sinh thái tại Gangwon do Phạm vi của nghiên cứu là quá trình phát triển của du lịch sinh thái được tính từ năm 1997 là thời điểm ngành du lịch này chính thức được nhà nước quan tâm tại Hàn Quốc cho đến thời điểm hiện tại (năm 2015) 5 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được triển khai theo bốn chương lớn Chương 1: Bối cảnh toàn cầu và các cơ sở lí luận về du lịch sinh thái Chương 2: Tình hình khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái Hàn Quốc từ 1997-nay Chương 3: Những tác động của hoạt động khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái đến kinh tế- xã hội Hàn Quốc Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái 4 Phần 2.Phần nội dung Chương 1 Bối cảnh toàn cầu và các cơ sở lí luận về du lịch sinh thái 1.1 Bối cảnh toàn cầu về du lịch sinh thái Du lịch sinh thái trong khoảng hai thập kỉ qua đã và đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu Tại các nước phát triển, du lịch sinh thái là một ngành kinh doanh sinh lợi và nhiều triển vọng Chỉ tính riêng hệ thống vườn quốc gia ở Mỹ hàng năm đón khoảng 270 triệu lượt khách, ở Canada cũng 30 triệu lượt khách, với doanh thu hàng chục tỉ USD Đối với các nước đang phát triển, du lịch sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngoại tệ Tại Cộng hòa Costa Rica, du lịch sinh thái hằng năm đem lại khoảng 500 triệu USD, chỉ sau xuất khẩu chuối1 Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch quốc tế đến các vùng tự nhiên năm 1989 chiếm khoảng 7% khách du lịch quốc tế trên toàn cầu và tăng lên 25% vào năm 2012 (Travel Weekly, 2004) Tỷ lệ khách du lịch hằng năm tăng hàng năm từ 10-30%, trong khi du lịch truyền thống (du lịch nghỉ dưỡng, tham 1 Phạm Trung Lương (chủ biên), Du lịch sinh thái- những vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, tr 3 5 ... động hoạt động khai thác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái đến kinh tế- xã hội Hàn Quốc Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam việc khai thác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái ... 39 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trình khai thác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái .39 4.1 Khai thác tài nguyên du lịch sinh thái đôi với bảo tồn bảo vệ môi trường... trạng khai thác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái Hàn Quốc 18 2.3 Các vấn đề phát sinh trình khai thác bảo tồn 27 Chương 32 Những tác động hoạt động khai thác bảo tồn tài nguyên