Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất và bón phân cho chè đắng tại tỉnh cao bằng .pdf
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN MINH
THÁI NGUYÊN - 2008
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
LỮ VĂN ĐẠT
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn này được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ tích cực của thầy hướng dẫn khoa học, khoa Sau đại học, khoa Nông học, Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn của tỉnh Cao Bằng
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy PGS-TS Đặng Văn Minh - Trưởng khoa Sau đại học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau đại học, phòng Thí nghiệm Trung tâm, khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn công ty chè đắng Cao Bằng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Bằng, Cục thống kê Cao Bằng, Sở khoa học công nghệ Cao Bằng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch An, Hạ Lang, Nguyên Bình, Hoà An và đặc biệt là những người nông dân ở những vùng và điểm nghiên cứu đề tài đã tạo điều kiên thuận lợi và cung cấp thông tin để tôi viết bản luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã đóng góp công sức, ý kiến và cung cấp thông tin, số liệu cho tôi hoàn thành bản luận văn này
Tác giả
LỮ VĂN ĐẠT
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 3
2.1.4 Đề xuất được các giải pháp hợp lý trong canh tác chè đắng ở Cao Bằng 3
2.2 Yêu cầu của đề tài 3
2.2.1 Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, sự phân bố của cây chè đắng tự nhiên ở Cao Bằng 3
2.2.2 Xác định được mô hình canh tác bền vững và các kinh nghiệm truyền thống của người dân trong sản xuất chè đắng 3
2.2.3 Đề ra một số giải pháp cho canh tác chè đắng ở Cao Bằng dựa trên kinh nghiệm của người dân và cơ sở khoa học 3
2.2.4 Đề xuất được công thức bón phân thích hợp cho cây chè đắng Góp phần mở rộng diện tích thâm canh, tăng năng suất, sản lượng chè đắng tại Cao Bằng 3
2.3 Ý nghĩa của đề tài 3
Trang 6Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.1 Bón phân cho cây trồng 4
1.2.1 Nguồn gốc và sự phân bố của cây chè đắng 27
1.2.2 Giá trị kinh tế của cây Chè đắng 28
1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU CHÈ ĐẮNG Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 29
1.3.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 29
1.3.2 Những nghiên cứu ở trong nước 32
1.3.3 Tình hình nghiên cứu chè đắng ở Cao Bằng 38
1.3.4 Những chính sách phát triển chè đắng ở Cao Bằng 39
Chương 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 41
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 41
2.2.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất chè đắng tại Cao Bằng 41
2.2.2 Thí nghiệm phân bón cho chè đắng 41
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.3.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất chè đắng tại Cao Bằng 42
Trang 72.3.2 Thí nghiệm bón phân cho cây chè đắng 42
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
3.1 NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ ĐẮNG TẠI CAO BẰNG 47
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh cao bằng 47
3.1.1.1 Vị trí địa lý 47
3.1.1.2 Địa hình 47
3.1.1.3 Đất đai 48
3.1.1.4 Khí hậu, thuỷ văn 49
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 50
3.1.2.1 Điều kiện kinh tế 50
3.1.2.2 Điều kiện xã hội 50
3.1.3 Điều tra thực trạng sản xuất chè đắng tại cao bằng 51
3.1.3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè đắng qua các năm 52
3.1.3.2 Điều tra cây chè đắng tự nhiên 52
3.1.3.3 Đánh giá sự thay đổi số lượng của chè đắng tự nhiên 54
3.1.4 Thực trạng thu hái và sử dụng chè đắng tự nhiên 55
3.1.4.1 Tình hình sản xuất chè đắng 55
3.1.4.2 Nguồn giống và nơi cung cấp kỹ thuật trồng Chè đắng 56
3.1.4.3 Đánh giá nhu cầu tiếp tục trồng chè đắng 57
3.1.5 Tình hình chế biến và tiêu thụ chè đắng tại Cao Bằng 58
3.1.5.1 Chế biến chè đắng 58
3.1.5.2 Tình hình sử dụng và tiêu thụ chè đắng 59
3.1.5.3 Những khó khăn trong sản xuất và chế biến chè đắng 61
Trang 83.2 THÍ NGHIỆM PHÂN BÓN CHO CHÈ ĐẮNG 63
3.2.2.3 Ảnh hưởng của phân bón N, P, K đến năng suất chè đắng 67
3.2.2.4 Hiệu quả của việc bón phân N, P, K cho chè đắng 68
3.2.2.5 Ảnh hưởng của các công thức bón N, P, K đến các chỉ tiêu hóa tính đất sau thí nghiệm 70
3.2.3 Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến sinh trưởng và năng suất chè đắng 72
3.2.3.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến sinh trưởng chè đắng 72
3.2.3.2 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến số búp chè đắng 73
3.2.3.3 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến năng suất chè đắng 74
3.2.3.4 Hiệu quả bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho chè đắng 76
3.2.3.5 Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K kết hợp phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến các chỉ tiêu hóa tính đất sau thí nghiệm 78
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu khí hậu ở Cao Bằng 49
Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng chè đắng từ năm 2003 - 2007 52
Bảng 3.3 Phân bố cây chè đắng tự nhiên theo vùng sinh thái 53
Bảng 3.4 Đánh giá của người dân về sự thay đổi số lượng của chè đắng tự nhiên 54
Bảng 3.5 Thực trạng thu hái và sử dụng và sử dụng chè đắng tự nhiên 55
Bảng 3.6 Tình hình sản xuất chè đắng của người dân 56
Bảng 3.7 Nguồn giống và nơi cung cấp kỹ thuật trồng chè đắng 57
Bảng 3.8 Đánh giá nhu cầu tiếp tục trồng chè đắng 58
Bảng 3.9 Tình hình sơ chế chè đắng tại các hộ 58
Bảng 3.10 Đánh giá tình hình sử dụng chè đắng trong các hộ dân 59
Bảng 3.11 Đánh giá kết quả bán chè đắng của một số hộ 60
Bảng 3.12 Những khó khăn trong sản xuất chè đắng 61
Bảng 3.13 Khó khăn trong chế biến chè đắng 62
Bảng 3.14 Kết quả phân tích đất trước thí nghiệm 63
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón N, P, K đến sinh trưởng cây chè đắng 64
Bảng 3.16 Ảnh hưởng phân bón N, P, K đến khối lượng búp chè đắng 66
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của phân bón N, P, K đến năng suất búp của cây chè đắng 67
Bảng 3.18 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của tổ hợp phân bón N, P, K 69
Bảng 3.19 Kết quả phân tích đất trên các công thức thí nghiệm bón N, P, K 71
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến sinh trưởng chè đắng 73
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến búp chè đắng 74
Bảng 3.22 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến năng suất chè đắng 75
Bảng 3.23 Hiệu quả kinh tế bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho chè đắng 77
Bảng 3.24 Kết quả phân tích đất sau thí nghiệm bón phân vi sinh Sông Gianh 78
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Đồ thị ảnh hưởng của tổ hợp phân bón N, P, Kđến năng suất thực thu 68Hình 3.2 Đồ thị ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianhđến năng
suất chè đắng 76
Trang 11MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè đắng có tên khoa học Ilexe kudincha C.J.T seng, thuộc họ thực vật Nhựa ruồi hay Bùi Aquifloliaceae Đây là một loại chè quý hiếm, sinh
trưởng và phát triển ở một số địa phương miền Bắc nước ta, trong đó Cao Bằng có diện tích lớn nhất, mọc tự nhiên ở những cánh rừng thuộc các huyện: Hạ Lang, Thạch An, Nguyên Bình, Quảng Uyên, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Có những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi nhưng trước đây chẳng ai để ý đến Từ năm 1990 khi những người dân Trung Quốc thu mua lá và búp chè đắng thì người Cao Bằng mới biết, thế là chè đắng được khai thác với số lượng lớn bán qua biên giới, nhiều gia đình nông dân đã khá lên, thoát khỏi cảnh đói
Năm 1998, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu ở Trung ương tiến hành nghiên cứu qui trình, thiết bị công nghệ chế biến một số sản phẩm từ cây chè đắng và đã sản xuất thử nghiệm thành công một số sản phẩm được thị trường chấp nhận và có nhu cầu lớn
Trên cơ sở đó năm 2000, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã hỗ trợ cho tỉnh một hệ thống thiết bị chế biến chè đắng công suất khoảng 300 kg lá tươi/ngày Với sự nỗ lực của các cơ quan chuyên môn chỉ đạo sản xuất chè đắng Cao Bằng từ hoang dã đã trở thành một cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế
Năm 2001 Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, ứng dụng phương pháp nhân giống cây chè đắng bằng hom, với hệ số nhân giống nhanh phục vụ cho sản xuất Nhân giống chè đắng bằng hom thành công góp phần bảo tồn và phát triển đáp ứng nhu cầu cây giống cho sản xuất
Trang 12Định hướng phát triển cây chè đắng của tỉnh Cao Bằng Giai đoạn 2006 - 2010, với quy mô diện tích là 5.000 ha Cây chè đắng vẫn được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh, có ý nghĩa khoa học và kinh tế xã hội rất lớn; mở ra một hướng mới trong việc khai thác tiềm năng đất đai để tạo ra sản phẩm hàng hoá
Công ty chè đắng từ khi thành lập đã chế biến ra nhiều loại sản phẩm bước đầu đã tạo được uy tín và được thị trường chấp nhận, tiêu thụ ngày một nhiều cả trong và ngoài nước Chè đắng đã đóng góp một phần thu nhập quan trọng cho nông dân ở các vùng có cây chè đắng tự nhiên Tuy nhiên, việc khai thác chặt hạ cây chè tự nhiên để lấy lá và búp đem bán đến nayđã bị khai thác cạn kiệt
Việc trồng mới chè đắng, chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn, gọi là chè đắng nhưng không thuộc họ chè mà là họ Bùi nên chưa hiểu biết về sinh thái, sinh trưởng, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái đầy đủ như cây chè, ở một số vùng người dân trồng chè đắng do bón phân chăm sóc chưa hợp lý
nên năng suất cây chè thấp Chè đắng chủ yếu được trồng trên đất đồi dốc,
bị rửa trôi, xói mòn đang là những khó khăn lớn nhất trong việc mở rộng vùng nguyên liệu và tăng năng suất, sản lượng chè đắng ở Cao Bằng
Để tìm mọi phương thức canh tác mới phù hợp, giúp nông dân phát triển vùng chè đắng theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập đồng thời bảo vệ đất, chống xói mòn đang là nhu cầu bức thiết của người dân và là trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trong việc chỉ đạo thực hiện
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, để trồng chè đắng đạt hiệu quả cao với quy mô sản xuất hàng hoá lớn là vẫn đề hết sức cấp thiết, để tìm hiểu thực trạng, tiềm năng và những triển vọng trong sản xuất, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất và bón phân
cho chè đắng tại tỉnh Cao Bằng"
Trang 132 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục đích của đề tài
2.1.1 Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất của cây chè đắng tự nhiên và cây chè đắng trồng thâm canh
2.1.2 Tìm hiểu hiện trạng canh tác cây chè đắng, xác định những khó khăn trở ngại trong sản xuất chè đắng khu vực nghiên cứu
2.1.3 Thử nghiệm một số tổ hợp phân bón cho chè đắng nhằm tìm ra công thức bón phân hợp lý để nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế
2.1.4 Đề xuất được các giải pháp hợp lý trong canh tác chè đắng ở Cao Bằng 2.2 Yêu cầu của đề tài
2.2.1 Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, sự phân bố của cây chè đắng tự nhiên ở Cao Bằng
2.2.2 Xác định được mô hình canh tác bền vững và các kinh nghiệm truyền thống của người dân trong sản xuất chè đắng
2.2.3 Đề ra một số giải pháp cho canh tác chè đắng ở Cao Bằng dựa trên kinh nghiệm của người dân và cơ sở khoa học
2.2.4 Đề xuất được công thức bón phân thích hợp cho cây chè đắng Góp phần mở rộng diện tích thâm canh, tăng năng suất, sản lượng chè đắng tại Cao Bằng
2.3 Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất và bón phân cho chè đắng tại tỉnh Cao Bằng; góp phần đưa ra những giải pháp để nâng cao năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất chè đắng
Trang 14Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Bón phân cho cây trồng
Đất, phân bón và cây trồng có liên qua mật thiết với nhau, mỗi loại đất có những đặc trưng riêng nhất định, những nét đặc trưng có thể đánh giá để có kế hoạch chăm bón cây trồng đúng hướng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón Nguyền Công Vinh 2008 [31]
Trong sản xuất nông lâm nghiệp phân bón có vai trò quyết định cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu đủ liều lưọng, tỷ lệ thích hợp thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng xuất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái Nguyễn Văn Bộ 2007 [3]
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản xuất nông nghiệp, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng Cục khuyến nông khuyến lâm (1999) [4].
* Đúng loại phân: Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó, phân có
nhiều loại Mỗi loại có những tác dụng riêng Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất Đất chua không bón các loại phân có tính axit Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm
Trang 15* Bón đúng lúc: Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi
tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây
* Bón đúng đối tượng: Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây Vì vậy, đối tượng của việc bón phân là cây trồng Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây, nhất là các nguyên tố vi lượng, cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp thông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ không khí Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích thích và tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây một lượng chất dinh dưỡng dồi dào về số lượng và tương đối cân đối về các chất Trong trường hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối tượng là cây trồng, có thể bón phân nhằm vào đối tượng là tập đoàn vi sinh vật đất
* Đúng thời tiết mùa vụ: Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác
động và hiệu quả của phân bón Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 - 4 vụ sản xuất Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu
Trang 16tố dinh dưỡng cũng khác nhau Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón
* Bón đúng cách: Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón
vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc,
pha thành dung dịch để tưới Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ
nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt, v.v Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất, v.v có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân
* Bón phân cân đối: Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng
ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường
Trang 17* Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là: ổn định và cải thiện độ phì
nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn; tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác; tăng phẩm chất nông sản; bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường
Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh
Một số trường hợp khác phân bón có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại Đặc biệt các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên
Bón phân là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động lên các mối liên hệ Cho đến nay, trong việc bón phân người ta chỉ mới chú ý đến các mối liên hệ vật chất, đến trao đổi chất Trong thực tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc trong các mối liên hệ thông tin và năng lượng Phát hiện được tác dụng của phân bón lên các mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thể với lượng phân bón không nhiều, tạo ra những hiệu quả to lớn và tích cực trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái
Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái
Trang 18nông nghiệp Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón
Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý: Bón phân
cân đối và hợp lý cho cây trồng Cục Khuyến nông - Khuyến lâm (1999) [4]
* Một là: Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với
thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt ý muốn của con người lên thiên nhiên Nông sản là sản phẩm của quá trình chu chuyển vật chất trong thiên nhiên, cho nên con người muốn thu hút được nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật chuyển hoá vật chất và tác động làm cho quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô lớn, cường độ mạnh, tốc độ nhanh Bón phân là để tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng không hoàn toàn là để cây trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối hợp tốt với thiên nhiên tạo ra sản phẩm trong quá trình chu chuyển vật chất
* Hai là: Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa
hay thiếu đều gây hại cho mọi hoạt động bình thường của nó Theo cảm tính, nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì càng nhiều càng xấu Bón phân quá nhiều hoặc với liều lượng cao đều gây tai hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị cháy Trong việc bón phân cho cây, điều quan trọng là không những không để cây bị thiếu đói, mà phải không bón thừa bất cứ chất dinh dưỡng nào cho cây Cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài của các bộ phận trên cây rất khác nhau Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận này là thừa nhưng đối với bộ phận khác lại là chưa đủ Chính vì thế mà có những loại hoá chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể phun lên lá được Điều đáng chú ý là cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý sợ
Trang 19thiếu cho nên người nông dân đã làm nhiều việc quá thừa, trong khi đó nhiều việc cần làm lại không biết làm Nếu có những hiểu biết đầy đủ hơn về cây trồng, hiểu được những nhu cầu của cây và con đường mà thiên nhiên thường đáp ứng nhu cầu cho nó, hiểu được các mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, con người có thể tiết kiệm được bao nhiêu việc làm thừa đồng thời chỉ cần tiến hành những việc làm thật hợp lý để đạt được những khối lượng nông sản lớn
* Ba là: Thiên nhiên còn nhiều điều mà con người chưa biết hết, vì vậy
không được chủ quan khi sử dụng phân bón Khoa học ngày càng phát triển nhanh, thành tựu khoa học ngày càng nhiều nhưng con đường khám phá thiên nhiên đang còn dài và còn nhiều quanh co khúc khuỷu Thái độ chủ quan, cho rằng chúng ta đã có những hiểu biết quá đủ là không phù hợp, là có thể dẫn đến những sai lầm Điều đáng lo ngại là con người coi thường những gì chưa biết trong thiên nhiên và cho rằng những gì khoa học đã biết đủ cho con người hoạt động theo ý muốn của mình Nhiều thất bại trong sản xuất có nguồn gốc từ sự ngộ nhận này Để có thể bón phân hợp lý, cần thường xuyên quan sát và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất Kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm kết hợp với những hiểu biết khoa học, những kết quả của nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân
* Bốn là: Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển
trong các mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với thế giới không phải sinh vật Các kết quả nghiên cứu khoa học được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, trong các chậu vại, trong các ô thí nghiệm thường rất xa so với điều kiện môi trường sống của cây trên đồng ruộng Nhiều trường hợp, muốn có được kết quả như đã thu được trong phòng thí nghiệm người ta phải đầu tư rất tốn kém để tạo được môi trường và điều kiện tương tự như trong phòng thí nghiệm
Trang 20Khi không có được những điều kiện này, các kết quả khoa học thường phát huy tác dụng rất kém, thậm chí còn làm nảy sinh nhiều vấn đề và người nông dân lại phải lao theo để giải quyết Như thế, phải làm thừa ra bao nhiêu việc mà đáng lẽ không phải làm Thực tế cho thấy: những phương pháp bón phân nào mà không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các mối quan hệ chằng chịt giữa chúng với nhau, thì đó chỉ là những việc làm vô nghĩa và có khi có hại
* Năm là: Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá
chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại Các ngành khoa học ngày càng chuyên hoá để đi sâu tìm hiểu kỹ đối tượng nghiên cứu Người ta đã chú ý đến tình trạng này và thấy được nguy cơ của siêu hình Vì vậy, đã có nhiều cố gắng để liên kết các ngành khoa học, nói đến những khoa học liên ngành Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt môi trường không chỉ đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học mà đối tượng của nó là sự sống, là quá trình tạo thành năng suất kinh tế Đây là một loại đối tượng tổng hợp mà càng chia nhỏ ra càng chuyên biệt hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tượng nghiên cứu
* Sáu là: Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ,
thường tạo ra những phản ứng dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông tin, và kéo dài theo thời gian, cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái cân bằng mới Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân, mặt khác một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau Trong thực tế, một hiện tượng xảy ra có thể có nhiều nguyên nhân Những nguyên
Trang 21nhân này lại có những nguyên nhân khác đi trước trong một mạng lưới các sự kiện và yếu tố đan chéo nhau toả ra đến vô tận Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong đó có thể có những kết quả mà con người không ngờ tới Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất cao
* Bảy là: Đối với thiên nhiên không có cái gì là tốt, cũng không có cái
gì là xấu Con người phân biệt ra trong thiên nhiên có cái tốt, cái xấu Tốt xấu ở đây được đánh giá trên cơ sở lợi ích của con người Từ việc phân chia các sự vật và hiện tượng thành 2 nhóm tốt và xấu, con người thường cố công để loại trừ, tiêu diệt những cái xấu và nhân lên, tăng thêm những cái tốt, với hy vọng là thu được lợi ích lớn Đối với thiên nhiên, mọi thứ đều có vị trí của nó và cần thiết cho sự hài hoà và phát triển Bằng các tác động đưa thêm các cái "tốt" và loại bỏ các cái "xấu" con người đã phá vỡ cân bằng trong các hệ sinh thái Và như vậy, các tác động của con người đã thúc đẩy hoạt động của cơ chế điều tiết của hệ sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng Với hoạt động của cơ chế này, những tác động của con người bị trung hoà và bị triệt tiêu Hy vọng thu được lợi ích lớn không những không đạt được, mà những đảo lộn trong hệ sinh thái có thể dẫn đến nhiều hiệu quả tiêu cực Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt Thế nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có
Trang 22nghĩa là phù hợp với hoạt động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẫn đến những hậu quả xấu
* Tám là: Trong nông nghiệp, không thể cải thiện thể hữu cơ thống
nhất chỉ bằng cách thay thế từng bộ phận của thể đó Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh Trong hệ thống đó mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình Mỗi bộ phận trong hệ thống được quy định không những chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong bộ phận đó, mà còn phụ thuộc vào các bộ phận kế cận, các bộ phận xung quanh và vào toàn bộ hệ thống Bón phân cho cây trồng chúng ta muốn tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra nhiều sản phẩm cho con người Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng Chúng ta không thể cải thiện một bộ phận của hệ sinh thái là cây trồng mà không tính gì đến các bộ phận khác của hệ sinh thái đó Nhiều trường hợp bón phân không mang lại kết quả là do chúng ta gặp phải những phản ứng điều tiết của hệ sinh thái Bón phân hợp lý là có tính toán đầy đủ đến các yếu tố trong hệ sinh thái, tạo sự hài hoà trong toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái hướng tới việc tạo ra năng suất cao
* Chín là: Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi
dưỡng được con người cả thể xác lẫn tinh thần Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng Năng suất đó phải đáp ứng được nhu cầu của con người Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu trong nông sản có nhiều NO3, nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được nhu cầu của con người Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản Đối với các sản phẩm cây công nghiệp, cây dược liệu, cây hương liệu, cây tinh dầu v.v bón phân không hợp lý có thể làm giảm phẩm chất nông sản rất đáng kể Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở nông sản
Trang 23Sản phẩm rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nước rất chóng bị hỏng Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của con người về vật chất, nông nghiệp còn đáp ứng nhu cầu của con người được lao động, được tiếp xúc với thiên nhiên, được khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí những dư lượng phân bón có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, đến tâm trạng con người Càng ngày việc thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người càng tăng lên Vai trò của nông nghiệp trong việc đảm bảo ổn định cuộc sống, ổn định xã hội cũng ngày một được nâng cao Bón phân hợp lý không những phát huy đến mức cao hiệu quả của phân bón mà còn đảm bảo cho môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ
* Mười là: Cần có cách nhìn toàn diện, trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp, khi tiếp xúc với bất kỳ loại cây trồng nào cũng không thể tách rời chúng ra khỏi điều kiện sống của nó mà phải có cách nhìn toàn diện và đặt đúng vị trí của nó trong hệ sinh thái đồng ruộng Thông thường người làm nông nghiệp chỉ biết có cây trồng mà quên mất cây trồng tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái Kết quả của sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện cụ thể từng địa phương cũng như điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm Người nông dân thường lấy kinh nghiệm sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới Như vậy, việc tiến hành sản xuất nông nghiệp của nông dân thường chịu ảnh hưởng của cái nhìn hẹp và ngắn Muốn đạt được kết quả tốt, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện đồng thời cần biết cách thoát ra khỏi hoàn cảnh cụ thể của một năm sản xuất, không để cho hoàn cảnh lung lạc mình và phải có cách nhìn vượt lên trên không gian và thời gian, cố gắng đi vào bản chất của các hiện tượng Cách nhìn này không phải là không dựa trên cơ sở thực tế mà là cách nhìn xuyên sâu vào bản chất của thực tế, làm cho thực tế hiện rõ lên, không bị những nhiễu loạn nhất thời
Trang 24làm che mất bản chất Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân tích toàn diện hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích thực chất các hiện tượng đã diễn ra, dự báo những hiện tượng và trạng thái có thể xuất hiện trong vụ tới để đề ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường
* Bón phân hợp lý góp phần tăng thu nhập: Một chế độ bón phân hợp
lý, có thể với lượng phân không nhiều đảm bảo cho nhiều loại cây trồng phát triển trong một năm sản xuất trên cơ sở các loại cây trồng có thể bù trừ bổ sung cho nhau về một số chất dinh dưỡng
Một chế độ bón phân hợp lý đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất Qua các vụ trồng trọt, đất không bị kiệt quệ, tiêu hao chất dinh dưỡng mà trái lại độ phì nhiêu của đất được thực hiện trên cơ sở sau mỗi vụ trồng trọt các loại cây trồng để lại cho đất một lượng chất hữu cơ đáng kể Mặt khác, chế độ bón phân hợp lý còn làm giàu thêm và tăng cường khả năng hoạt động của tập đoàn vi sinh vật có ích trong đất Cùng với sự hoạt động sôi động của tập đoàn vi sinh vật, các chất dinh dưỡng của cây được giải phóng, chuyển sang dạng dễ tiêu, dễ sử dụng đối với cây trồng
Chế độ bón phân hợp lý và cân đối đảm bảo không ngừng cải thiện các đặc tính vật lý và sinh học của đất Đất tốt nói chung, là loại đất giàu các chất dinh dưỡng, có kết cấu vật lý tốt, và có hoạt động sinh học cao Ba đặc điểm này có liên quan mật thiết với nhau, là tiền đề và điều kiện của nhau Bón phân hợp lý không những chỉ chú ý đến việc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cây mà còn làm tốt thêm các đặc tính vật lý và sinh học của đất
Chế độ bón phân hợp lý góp phần nâng cao khả năng hoạt động và tính hữu ích của tập đoàn vi sinh vật đất Tập đoàn vi sinh vật đất có vai trò rất to lớn và quan trọng trong chu trình chuyển hoá các chất Tập đoàn vi sinh vật đất gồm rất nhiều loài thuộc các lớp, bộ sinh vật khác nhau: nấm, vi khuẩn, xạ
Trang 25khuẩn, tuyến trùng, v.v Tuỳ thuộc vào hoạt động của tập đoàn sinh vật này mà chất hữu cơ trong đất được khoáng hoá nhanh hoặc chậm, cấu trúc của đất tốt hoặc xấu, chất dinh dưỡng cho cây ở trong đất nhiều hoặc ít
Bón phân hữu cơ, ngoài việc cung cấp nguyên liệu chuyển hoá cho tập đoàn vi sinh vật, còn bổ sung thêm vào đất nhiều loài vi sinh vật mà ở trong đất các loài này có ít vì bị các loài vi sinh vật đối kháng tiêu diệt
* Bón phân vô cơ hợp lý tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tập
đoàn vi sinh vật tăng cường hoạt động: Bón phân hợp lý làm tăng hiệu quả sử
dụng phân bón Thay vì có hệ số sử dụng phân bón hiện nay là 40 - 50%, bón phân hợp lý có thể nâng cao số sử dụng này lên 60 - 70% và cao hơn Hiệu quả của phân bón không chỉ ở việc cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây mà còn ở nâng cao đặc tính vật lý của đất, tăng cường hoạt động của tập đoàn sinh vật trong đất Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện để tiết kiệm lượng phân bón được sử dụng trong sản xuất Trong điều kiện chi phí cho phân bón chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất, thì việc tiết kiệm trong sử dụng phân bón mang lại cho nông dân khoản tiền không nhỏ
Với những ưu điểm trình bày ở trên, bón phân hợp lý góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất cây trồng Trên cơ sở đa dạng hoá sản xuất, tăng năng suất cây trồng đối với tất cả các loài trong cơ cấu, tạo nên nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân
* Một số điều cần chú ý khi thực hiện bón phân hợp lý: Bón phân
không thể chỉ nhắm vào việc làm tăng năng suất cây trồng mà còn phải thấy trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái Bên cạnh tăng năng suất cây trồng, bón phân còn phải đảm bảo cho chất lượng nông sản tốt, nông sản phải "sạch", có nghĩa là không mang theo các chất ô nhiễm, các chất gây độc hại cho con người
Trang 26Cần có cách nhìn tổng hợp, toàn diện: khi bón phân cho cây không thể chỉ xuất phát từ cách nhìn chật hẹp là cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cây Cần thấy rõ là bón phân có những tác động sâu sắc lên toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng
Cần luôn ý thức được rằng, bón nhiều phân không hẳn đã tốt Nồng độ phân hoá học cao có thể gây hại đối với cây Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có thể có những giới hạn chịu đựng nhất định, vượt qua giới hạn đó có thể bị huỷ hoại Cây có thể có nhu cầu đối với một lượng phân bón không nhỏ, nhưng lượng phân đó phải được chia nhỏ ra cho cây hút nhiều lần Tập trung vào bón một lần cây không những không hút được mà còn bị đầu độc, mặt khác lượng phân bón bị hao hụt nhiều do bay hơi, rửa trôi, cây cỏ dại hút mất v.v
Trong nhiều trường hợp, năng suất cây trồng cao chưa hẳn đã đảm bảo hiệu quả kinh tế cao
Bón một lượng phân quá lớn vượt quá nhu cầu của cây, lượng phân dư thừa không những bị lãng phí mà nhiều loài sinh vật trong hệ sinh thái đồng ruộng sử dụng lượng phân thừa đó để phát triển và cạnh tranh với cây trồng về không gian và các điều kiện sinh sống khác Vì vây, bón phân hợp lý cho cây là bón vừa đủ lượng phân theo nhu cầu của cây ở từng thời điểm
* Thực hiện nền nông nghiệp hàng hoá, chỉ có thể được chấp nhận khi
giá bán nông sản phải cao hơn giá thành sản xuất và người nông dân phải có lãi: Phân bón thường mang lại hiệu quả kinh tế cao, khi lượng phân sử dụng
hợp lý Hiệu quả kinh tế này tăng dần lên đến một giới hạn nào đó Giới hạn này cao hoặc thấp tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống, vào đất đai và các yếu tố kỹ thuật canh tác khác Vượt qua giới hạn đó, hiệu quả kinh tê của phân bón giảm dần cho đến khi không còn hiệu quả nữa và sau đó là lỗ
Trang 27Bón phân làm tăng năng suất cây trồng Trong những giới hạn xác định, năng suất cây trồng tăng lên, hiệu quả kinh tế của sử dụng phân bón cũng tăng lên Tiếp tục tăng lượng phân bón, năng suất cây trồng có thể tiếp tục tăng cao hơn, nhưng ở phạm vi này, hiệu quả kinh tế của phân bón giảm xuống Sau đó càng tăng thêm lượng phân bón, hiệu quả kinh tế của phân càng giảm
Bón phân hợp lý là tìm ra lượng phân bón thích hợp để vừa đạt năng suất cây trồng, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của sử dụng phân bón cao nhất Không nên để cho cây quá kiệt quệ rồi mới bón phân
* Cây trồng là những cơ thể sống Chúng chỉ tiếp nhận những chất cần
thiết từ môi trường bên ngoài khi cơ thể ở trong trạng thái bình thường: Khi
cây bị thiếu dinh dưỡng, trong cây diễn ra nhiều quá trình sinh lý, sinh hoá không bình thường Để đảm bảo cho cây duy trì sự sống, các chất dự trữ, các dạng năng lượng đều được huy động để duy trì sự sống của cây, cây ở trong trạng thái bệnh lý Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cây trồng bị sâu bệnh gây hại nặng
Bón phân hợp lý là sử dụng phân bón đúng lúc không để cho cây rơi vào tình trạng kiệt quệ do thiếu dinh dưỡng Khi cây đã rơi vào trạng thái kiệt quệ, việc bón phân không thể giải quyết như cây ở trong trạng thái bình thường mà cần lựa chọn loại phân, liều lượng phân bón và thời gian bón thích hợp
Cây trồng sử dụng phân bón trong suốt thời gian sinh trưởng Vì vậy cây chia ra làm nhiều lần để bón mới phát huy được tác dụng của phân bón ở mức cao
Trong thực tế sản xuất, vì nhiều lý do khác nhau người nông dân không thể bón quá nhiều lần cho cây mà thường tập trung vào một số lần để bón, thông thường là 2 - 4 lần trong một vụ đối với các loại cây ngắn ngày
Trang 28Bón tập trung ít lần với những lượng phân bón lớn có thể gây ra nhiều tác hại đối với cây trồng, đối với môi trường sinh thái Vì vậy, bón phân hợp lý yêu cầu chia lượng phân bón ra làm nhiều lần để bón Càng nhiều lần càng tốt, nhất là khi có những điều kiện thuận lợi cho phép bón phân làm nhiều lần
* Tính hợp lý trong sử dụng phân bón được thể hiện trên 3 mặt: hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường: Đánh giá hiệu quả kinh
tế của phân bón người ta thường dùng 2 chỉ tiêu: lãi ròng và lãi suất Lãi ròng (LR) giá trị của phần nông sản tăng lên do tác dụng của phân bón trừ đi số tiền chi phí để mua phân bón và trả công cho người bón phân:
Trong đó: LR = TN - CP (TN: thu nhập, CP: chi phí)
Thực tế bón phân ở nước ta cho thấy lãi ròng của người nông dân đạt vào khoảng 50% số tiền bỏ ra để mua và sử dụng phân bón
Lãi suất (LS) là thương số giữa tiền thu nhập tăng lên do phân bón (TN) với số tiền bỏ ra để mua phân bón (CP): LS = TN/CP
Thực tế sản xuất cho thấy muốn bón phân có lãi, lãi suất phải đạt cao hơn 2
Hiệu quả kinh tế của phân bón trong nhiều trường hợp không chỉ phát huy ngay trong vụ sản xuất đó mà nhiều lúc còn có những tác dụng tốt đối với các loại cây trồng ở vụ tiếp sau Đặc biệt là các loại phân hữu cơ, phân hoá học có tác động tốt lên tập đoàn vi sinh vật đất, làm tăng hoạt động của nhóm vi sinh vật có ích Vì vậy, khi tính toán hiệu quả kinh tế của phân bón cần có cách nhìn bao quát hơn
Hiệu quả xã hội của phân bón cho đến nay chưa được nông dân chú ý đến Bón phân cho lúa nhiều khi mang lại hiệu quả kinh tế không cao so với bón phân cho rau, hoa, cây ăn quả Tuy vậy, lúa là cây lương thực có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo an toàn lương thực, gìn giữ ổn định cuộc sống của nhân dân, cho nên bón phân cho lúa mang lại hiệu quả xã hội rất cao
Trang 29Bón phân có tác động rất lớn đến môi trường sống của con người, đến sự phát triển của các hệ sinh thái Bón hợp lý cần đảm bảo tăng năng suất cây trồng nhưng không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và không có những tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái
* Vai trò của phân bón đối với cây trồng, mỗi loại phân bón vô cơ có
vai trò quan trọng đối với từng loại cây trồng:
- Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng Lân
có trông thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây
Lân tham gia vào thành phần en zim, các protêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin
Lân kích thích sự phát triển của rễ, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tạo thêm cho cây trồng chống chịu được hạn và ít đổ ngã Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, đẻ chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều
Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: Chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại,
- Phân đạm: Phân đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan
trọng đối với cây trồng Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzim, và nhiều loại vitamin trong cây
Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra nhiều lá, lá cây có kích thứoc to,màu xanh, lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây trồng
Phân đạm cần cho cây trong quá trính sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh Trong số nhóm cây trồng đạm rất cần cho nhóm cây ăn lá như các loại rau,
Trang 30- Phân Kali: kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng
trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu một số loại bệnh Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu rét, chịu hạn
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây, làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và tăng khả năng bảo quản của quả Kali lam tăng hàm lượng đương, chất bột trong củ quả
- Phân vi sinh: Hiện nay nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ngày
càng tăng vì sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu hoạch
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần trả lại đọ phì nhiêu cho đất như làm tăng lượng phospho và Kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra
Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hoá học Nguyễn Thanh Bình (2008) [2].
Để thoả mãn sự sinh trưởng của cây trồng trong đất phải có độ ẩm sẵn có mà cây trồng có thể hút được dễ dàng ngập úng hoặc thiếu nước trong đất đều không thích hợp cho cây trồng sinh trưởng, để có một chế độ nước thích hợp cho cây sinh trưởng tốt và năng xuất cao cần phải được thực hiện việc tưới tiêu nước một cách hợp lý Chu Thị Thơm và cộng sự (2006) [26].
Trang 31Nước trong đẩt trở thành dung dịch axit nhẹ hay kiềm, dung dịch này chuyển trở các chất dinh dưỡng hoà tan mà cây hút được qua rễ Độ pH chỉ tính chất axit hay kiềm: pH = 8 là đất kiềm, pH = 5 là đất axit, pH = 7 là đất trung tính Có thể làm thay đổi độ pH của đất bằng cách cho thêm vôi vao đất axit, cho thêm sulfua vào đất kiềm Phần lớn cây trồng sinh trưởng trong phạm vi pH = 5,5 - 8,0 Đào Lệ Hằng (2008) [9]
1.1.2 Hệ thống cây trồng
Sản xuất nông - lâm nghiệp, trước hết phải đề cập tới loại cây trồng, diện tích, các loại giống, tính chất đất và kỹ thuật canh tác để cuối cùng có tổng sản lượng cao nhất trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mỗi vùng Vì vậy, nghiên cứu cây trồng một cách hệ thống và khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nông hộ, các nhà quản lý có cơ sở để định hướng sản xuất nông nghiệp một cách đúng đắn
Chương trình "Phát triển các hệ thống canh tác" Farming systems Development của Tổ chức lượng thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc Với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, viện nghiên cứu các hệ thống canh tác ngày càng phát triển, đóng góp thiết thực và phục vụ đắc lực cho sản xuất theo cách đổi mới trong phát triển kinh tế và xã hội nông thôn Các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu Hệ thống nông trại và các môi trường xung quanh nó Trần Đức Viên 1995 [30]
- Môi trường vật lý: Bao gồm khí hậu, đất đai, địa hình, nước, thực vật
và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như đường xá, nhà xưởng,
- Môi trường văn hoá xã hội: Cộng đồng thôn xã, đoàn thể, tầng lớp xã
hội, văn hoá, dân tộc và tập tục cùng những mỗi liên kết qua lại của các tổ chức này
Trang 32- Môi trường chính sách/ thể chế: Các ưu tiên phát triển nông nghiệp,
tiếp cận thị trường, xuất nhập khẩu, chính sách giá cả, chính sách tiền tệ, Nghiên cứu và khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp
Một hoạt động chính trong tiếp cận phát triển hệ thống canh tác là để hiểu rõ, mô tả và xác định số lượng ở những nơi có thể, những hạn chế và tiềm năng, phân tích những trở ngại, xác định những nghiên cứu thích hợp theo thứ tự ưu tiên cũng như sự thay đổi cần thiết trong chính sách, thử nghiệm thực tế trên đồng ruộng, các kinh nghiệm sản xuất và tập quán của mỗi vùng để làm cơ sở nhằm cải thiện hoặc thay đổi những hoạt động sản xuất cũ kém hiệu quả
1.1.3 Môi trường vật lý và hệ thống canh tác
* Khí hậu và hệ thống canh tác: Khí hậu là thành phần quan trọng của
hệ sinh thái, là nguồn năng lượng quan trọng vào bậc nhất đối với cây trồng Khí hậu cung cấp năng lượng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ, tạo năng suất cây trồng
Mỗi vùng, mỗi điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng cần có những giống cây trồng tốt và hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện đó Vì vậy một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên và kinh tế xã hội là bố trí cây trồng phù hợp cho với các điều kiện khí hậu đất đai, tập quán canh tác một vùng hay một đơn vị sản xuất
Ở nước ta độ ẩm tương đối trong năm cao hơn 80%, lượng mưa bình quân năm đạt (1.900 - 2.000 mm/năm), nguồn nhiệt trong năm biến động từ 7.000 - 10.0000C (tuỳ theo vùng) đã tao ra những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và cây rừng Trên cơ sở áp dụng đầy đủ các tiến bộ Khoa học Kỹ thuật vào lựa chọn loại cây, mùa vụ, giống thích hợp cho từng vùng, từng điều kiện cụ thể, chế độ canh tác hợp lý, đã tận dụng được nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời để đạt được khối lượng nông sản cao
Trang 33Để bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với yêu cầu nhiệt của cây các nhà khoa học đã phân ra cây ưa nóng và cây ưa lạnh, cần nắm được diễn biến nhiệt độ các tháng trong năm để phân loại cây trồng theo yêu cầu của nhiệt độ Có thể lấy 200C làm độ chuẩn để xác định cây ưa nóng và cây ưa lạnh Cây ưa nóng là là những cây sinh trưởng, phát triển và ra hoa tốt ở nhiệt độ > 200
C; cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng và ra hoa tốt ở nhiệt độ < 200C; những cây trung gian có thể sinh trưởng, phát triển và ra hoa tốt ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn 200
C; nắm được đặc điểm khí hậu, lựa chọn cây trồng thích hợp với các điều kiện đó có tác dụng làm tăng năng suất và đa dạng hoá cây trồng trên đơn vị diện tích canh tác
* Đất đai và hệ thống canh tác: Đất đai là thành phần của hệ sinh thái
nông nghiệp, là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây trồng Các loại đất có thành phần chất khoáng, nước, động vật đất và chất hữu cơ khác nhau thì cũng có tính chất và độ phì khác nhau Do vậy, phải biết được đặc điểm và tính chất của các loại đất để có cách sử dụng phù hợp với từng loại cây trồng
* Địa hình và hệ thống canh tác: Khi nghiên cứu cây trồng trên đất dốc
các nhà khoa học cho rằng, sản xuất nông nghiệp trên đất dốc ở bất cứ nơi nào cũng luôn chịu sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội gay gắt hơn so với vùng đất bằng các yếu tố làm suy giảm tính bền vững của hệ canh tác trên đất dốc là sử dụng đất không hợp lý, các chất hữu cơ bị rửa trôi theo các dòng nước, vì thế đất dễ bị thoái hoá, tầng đất mặt bị xói mòn nghiêm trọng gây ra tình trạng khô hạn và làm giảm sản lượng và giá trị thu được trên một đơn vị diện tích
Để hạn chế xói mòn đất, trong khi bố trí cây trồng trên đất dốc, các nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp như xây dựng ruộng bậc thang, mương rãnh, bờ ngăn, luân canh, xen canh Trồng các băng cây phân xanh cố định theo đường đồng mức cũng có tác dụng chống xói mòn
Trang 34* Môi trường nước và hệ thống canh tác: Nước là thành phần quan
trọng trong quá trình sống của cây, nước mưa cung cấp phần lớn nước mà cây yêu cầu, đặc biệt là những vùng không tưới Ở nước ta có lượng mưa tương đối lớn, trung bình 1900 - 2000 mm/ năm nhưng phân bố không đều giữa các vùng, miền và các tháng trong năm Lượng mưa thường tập trung từ 70- 80% và những tháng mùa mưa gây ra tình trạng ngập úng ở một số vùng Những tháng mùa khô lượng mưa có ít làm cho đất khô hạn, cây cối khó sinh trưởng phát triển Vì vậy, khi xác định hệ thống cây trồng cần phải chú ý đến lượng mưa để tránh được các yếu tố hạn chế như úng, hạn, xói mòn, Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cây trồng
* Cây trồng và hệ thống canh tác: Cây trồng là thành phần chủ yếu của
hệ sinh thái nông nghiệp Bố trí cây trồng hợp lý là lựa chọn các loại cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và đất đai Cây trồng có nhiều chức năng khác nhau như cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật canh tác như làm đất, bón phân, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, chế biến, chọn tạo giống và thời vụ gieo trồng được coi là có liên quan sâu sắc đến năng suất, chất lượng sản phẩm Do đó các biện pháp kỹ thuật canh tác cần phải lợi dụng được mặt thuận lợi để bảo vệ cây trồng một cách có hiệu quả và kinh tế nhất
Theo Nguyễn Xuân Quát (1996) [17] Có thể dựa vào một vài đặc trưng màu sắc, mùi vị của đất, loại đá hay cây cối hoặc đặc điểm bên ngoài dễ thấy để nhận biết được tính chất đất, của từng loại đất ta có thể bố trí cây trồng và bón phân phù hợp, đem lại hiệu quả cao
Theo Nguyễn Xuân Quát Các nước Ấn Độ, Thái Lan, Philipin, Indonesia, người ta lấy mô hình SALT (Slopping Agricultural Land Technology) để làm cơ sở canh tác bền vững trên đất dốc Theo hướng này trong một tiểu vùng sinh thái sẽ tạo ra nhiều tầng che phủ, đa dạng hoá các loại cây trồng, tạo ra
Trang 35nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích và hạn chế được tình trạng rửa trôi, xói mòn đất
Mô hình SALT1 (Sloping Agricultual Land Technolology) Trong mô hình này người ta bố trí những cây cố định trên những băng rộng 4 - 6 m tuỳ theo độ dốc, nếu độ dốc nhiều thì băng hẹp 4 m, nếu độ dốc ít thì băng trồng để rộng 6 m Các băng đó được trồng theo đường vành nón ngang dốc xen kẽ giữa các băng, trồng cây dài ngày như cam, quýt, chanh Nhờ vậy mà có thu nhập đều đặn và tránh được rủi ro Cơ cấu các loại cây được sử dụng mô hình này là 75% cây nông nghiệp và 25% cây lâm nghiệp Trong cây nông nghiệp thì 50% là cây hàng năm và 25% là cây lâu năm Việc áp dụng mô hình này đã làm tăng năng xuất cây trồng gấp 5 lần so với hệ thống canh tác cổ truyền trên 1ha đất canh tác
Mô hình kinh tế nông súc kết hợp đơn giản SALT 2 (Simple Agrolivestok Land Technology) Ở mô hình này người ta chú trọng ứng dụng việc chăn nuôi trong hệ thống để lấy thịt và sữa Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở mô hình này là 40% dành cho sản xuất nông nghiệp và 20% cho cây lâm nghiệp, 20% cho chăn nuôi, 10% làm nhà và chuồng trại lợi ích của mô hình này là bảo vệ được đất Các nông sản phẩm được thu ngoài lương thực, thực phẩm còn thêm thịt sữa Nguồn phân bón thu được qua chăn nuôi làm cho canh tác trên đất dốc được lâu bền hơn
Mô hình canh tác nông lâm kết hợp bền vững SALT 3 (Sustainable Agro - Forestry Land Technology) Đây là mô hình canh tác đất dốc tổng hợp dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng với quy mô nhỏ với việc sản xuất lương thực, htực phẩm cơ cấu sư dụng đất ơ mô hình này là 40% dành cho nông nghiệp và 60% dành cho lâm nghiệp Bằng cách này đất đai được bảo vệ có hiệu quả hơn, đồng thời vẫn đủ lương thực, gỗ củi và nhiều sản phẩm khác tăng thu nhập cho người nông dân
Trang 36Mô hình sản xuất nông nghiệp, cây ăn quả với quy mô nhỏ SALT 4 (Small Agro - fuit Llivelihoot) Trong mô hình này ngoài đất đai để trồng cây lương thực, cây nông nghiệp, cây hàng rào xanh còn dành ra một phần để trồng cây ăn quả và cây công nghiệp
Như vậy, để xây dựng hệ thống canh tác trên đất dốc hợp lý là lựa chọn các loại cây trồng và tỷ lệ phối hợp giữa các loại cây trồng trong hệ thống được xác định để vừa có tổng sản phẩm thu nhập cao vừa bảo vệ đất không bị thoái hoá và đẩy mạnh quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng
1.1.4 Môi trường văn hoá - xã hội và hệ thống canh tác
Sản xuất nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của một tỉnh và của đất nước Tuy nhiên, ở miền núi với đặc thù là địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, quan hệ hàng hoá, tiền tệ chưa phát triển, điều kiện giao lưu hàng hoá và nắm bắt thông tin thị trường còn rất khó khăn, tình trạng nghèo còn chiếm đa số, Vì vậy, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và người dân áp dụng Khoa học Công nghệ vào sản xuất có vai trò quan trọng trong việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân
1.1.5 Chính sách và hệ thống canh tác
Hiện nay, mỗi gia đình nông dân đã trở thành một đơn vị sản xuất, kinh doanh độc lập và tự chủ, bởi lẽ mỗi gia đình có những mảnh đất riêng, có công cụ sản xuất riêng, có tư duy kinh doanh và trình độ quả lý khác nhau, vốn sản xuất tự gia đình lo liệu, đồng thời sức lao động cũng chủ yếu tự phân phối sức lao động cho sản xuất trong gia đình, họ phải tự sắp xếp lao động, tổ chức sản xuất, kinh doanh trên đất đai và đồng vốn của mình Sản xuất, kinh doanh của mỗi hộ nông dân không chỉ dừng lại ở trồng trọt, chăn nuôi mà còn làm nhiều công việc khác trong lúc nông nhàn, Có nghĩa là sản xuất kinh doanh của họ rất đa dạng và phong phú
Trang 37Do vậy, toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi hộ được gọi là "Hệ thống nông nghiệp hộ" Vì vây, các chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, bao gồm chính sách tiền tệ, tiếp cận thị trường, xuất nhập khẩu, chính sách giá cả, Nghiên cứu và khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp cần được áp dụng Tuỳ theo loại hình sản xuất và quy mô nông hộ, các chính sách phát triển sản xuất cần được triển khai thực hiện sẽ góp phần tác động đến phát triển sản xuất tại địa phương
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Nguồn gốc và sự phân bố của cây chè đắng
* Nguồn gốc: Trung Quốc là quê hương của nhiều loại trà trên thế giới
Khổ đinh trà có nguồn gốc từ Lưỡng Quảng (tức hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây), từ lâu Khổ đinh trà huyện Đại Tân đã thịnh hành và nổi tiếng Thời cổ đại, Khổ đinh trà chủ yếu được dùng làm thuốc trị các loại bệnh như: Thổ tả, kiết lị, tiêu viêm, tiêu độc, diệt khuẩn, giúp dễ tiêu hoá, chống đầy bụng, sát trùng, chữa vết thương, vết bỏng, lở loét, chống ngữa, nên gọi là Dược trà Trong lịch sử niên đại thời nhà Thanh được coi là một thức uống quý hiếm, nổi tiếng, giá rất đắt, từng được liệt vào hàng những lễ vật cống vua Loài này cũng phân bố ở (Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam, ra tới đảo Hải Nam) Lục Giới Kỳ (2002) [34]
Ở Việt nam, từ những năm 1970, 1971 và sau này vào năm 1996, các nhà thực vật học đã thu thập được mẫu vật của loài Chè đắng của Việt Nam
giống như Khổ đinh trà của Trung Quốc và đã xác định tên là Ilex kudingcha
C.J.Tseng thuộc họ Nhựa ruồi hay Bùi - Aquifoliaceae Vào năm 1999, dựa
vào những tài liệu phân loại mới, các nhà thực vật học đã xác định lại loài
Chè đắng ở Việt Nam có tên là Ilex kaushue S.Y.Hu với tên đồng nghĩa là Ilex
kudingcha C.J Tseng Chè đắng mọc rải rác trong rừng thường xanh cây lá
rộng trên núi đá vôi, ở ven suối hoặc trong rừng thưa bên sườn núi, ở độ cao
Trang 38600- 900m, thuộc nhiều địa phương tỉnh Cao Bằng (Hạ Lang, Quảng Hòa, Thạch An), tỉnh Lào Cai (Sa Pa), tỉnh Hòa Bình (Lạc Thủy), tỉnh Ninh Bình (rừng Cúc Phương)
* Sự phân bố: Cây chè đắng Cao Bằng mọc rải rác không tập trung với
quần thể các cây rừng chủ yếu tập trung ở chân núi đá vôi, ở ven suối hoặc rừng thưa bên sườn đồi có độ ẩm cao, độ pH từ 4,5 - 8,5 vùng đất có độ cao so với mực nước biển 400 - 500m
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 6/13 huyện thị đã phát hiện có cây chè đắng mọc tự nhiên gồm các huyện: Hạ Lang, Thạch An, Nguyên Bình, Hoà An, Bảo Lạc và Bảo Lâm Sự phân bố chè đắng trên địa bàn tỉnh tương đối rộng điều đó cho thấy khí hậu và đất đai Cao Bằng tương đối phù hợp cho cây chè đắng sinh trưởng phát triển có tiềm năng phát triển thành vùng tập trung sản xuất hàng hoá quy mô lớn
1.2.2 Giá trị kinh tế của cây Chè đắng
Chè đắng là loài cây tự nhiên, sinh trưởng và phát triển trong những cánh rừng trên đất Cao Bằng, cây trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính có cây tới trên 1m Từ khi các nhà khoa học Trung Ương nghiên cứu khẳng định chè đắng Cao Bằng là loại cây trồng quý hiếm có giá trị Trong lá tươi của nó có 16 loại Axít amin, các Axít amin này chiếm 55,92% thành phần của lá có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất và có quan hệ chặt chẽ đến cơ cấu dinh dưỡng của cơ thể, ngoài việc dùng như trà uống thì chè đắng còn có giá trị về mặt dược liệu: Chữa cảm nắng, tiêu viêm, giải độc, giải rượu, kích thích tiêu hóa, điều hoà huyết áp, kháng suy lão,
Từ khi xưởng chế biến chè đắng Cao Bằng đi vào hoạt động đã tạo ra sản phẩm thì nhu cầu sử dụng chè đắng của nhân dân trong tỉnh và trong nước ngày càng tăng, do người sử dụng đã thấy được giá trị của chè đắng Cây chè đắng đã thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn, 1 ha chè đắng sau trồng 3
Trang 39năm, năng suất đạt từ 2 - 2,5 tấn thu nhập từ 30 - 35 triệu đồng/ ha/ năm, khi chè đắng phát triển ổn định năng suất còn cao hơn nhiều, một sản phẩm hàng hoá có giá trị mang lại lợi ích không chỉ cho nông dân các dân tộc Cao Bằng mà tạo ra một sản phẩm độc đáo có giá trị của Việt Nam
1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU CHÈ ĐẮNG Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.3.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Theo tác giả Lục Giới Kỳ (2002) [34] Trên thế giới cây Chè đắng đã được biết đến và khai thác sử dụng từ khá lâu với nhiều tên gọi khác nhau vì nó là loài cây có giá trị kinh tế cao Việc sản xuất và buôn bán quốc tế các sản phẩm chế biến từ lá cây Chè đắng ở Nam Mỹ trung bình hàng năm đạt 450 - 500 nghìn tấn Chè đắng được chế biến thành các sản phẩm đóng gói, tinh dầu và các sản phẩm thông dụng khác, dùng uống như cà phê hoặc trà và được bày bán tại các quầy tạp phẩm, thực phẩm, trong các siêu thị, đây là dạng sản phẩm làm từ chè đắng cao cấp nhất Ngoài ra, Chè đắng còn được coi là một loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc quý
Áchentina là nước sản xuất Chè đắng nhiều nhất (45% tổng sản lượng), tiếp đến là Braxin, Praguay, khối lượng sản phẩm chế biến từ chè đắng Nam Mỹ được xuất khẩu sang các nước Mỹ La Tinh, Châu Âu, Châu Á (Chi Lê, Uruguay, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Nhật Bản, ) Riêng kim ngạch xuất khấu sản phẩm chế biến Chè đắng của Achentina trung bình năm đạt 500 triệu đô la Mỹ
Ở Paraguay và các nước Nam Mỹ, Hoa Kỳ và các nước châu Âu, người
ta dùng loại chè Paraguay (Paraguay Tea) - Ilex paraguariensis St Hil làm
trà uống vừa làm thuốc kích thích tim, thần kinh, trị đau dạ dày và đái đường Ở Trung Quốc người ta coi Khổ Đinh trà là dược phẩm quý Lý Thời Trân, danh y đời Minh Trung Quốc đã mô tả khổ đinh trà có tác dụng "điều hòa âm dương, giảm phì, dã rượu, tiêu viêm, lợi tiểu nếu uống thường xuyên
Trang 40có tác dụng làm trí óc minh mẫn, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giải khát, giải độc, giữ trọng lượng cơ thể và kéo dài tuổi thọ, Năm 1991 đã công bố kết quả phân tích thực nghiệm thành phần hoá học Khổ đinh trà: từ lá tươi của khổ đinh trà tìm được tìm được 16 Axitamin tự do Hàm lượng Axitamin có gốc Amin là chính, trong lá tươi chứa 55,92% tổng số lượng Amin Trong Khổ đinh trà có chứa rất nhiều thành phần có lợi với cơ thể người, có tác dụng quan trọng tăng cường trao đổi chất ở người Do đó, khổ đinh trà còn được gọi là Trà ích thọ hay Trà mỹ dung (làm đẹp) Khổ đinh trà dù làm đồ uống hay dược liệu đều có tác dụng tăng cường sức khoẻ, trị bệnh và không có tác dụng phụ thích hợp với mọi lứa tuổi Những công dụng cơ bản nêu trên cho
thấy, khổ đinh trà là loài cây quí, cần được phát triển mạnh mẽ
Khổ đinh trà ở Trung Quốc được trồng với diện tích hàng trăm ngàn ha ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, An Huy, Triết Giang, Hải Nam Hiện đang được phát triển ở nhiều nơi khác, trong đó huyện Đại Tân tỉnh Quảng Tây là quê hương của khổ đinh trà đã trồng và chế biến tới 20.000 mẫu Trung Quốc cây Khổ Đính trà Thường được trồng với mật độ từ 1000 - 4000 cây/ha tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và điều kiện canh tác
Năm 1981 Sở nghiên cứu Lâm nghiệp thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Trung Quốc, nghiên cứu chế tạo ra một loại thuốc kích thích ra rễ IBT, các tỉnh thành phố trong toàn quốc đã đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất lâm nghiệp, tất cả đều công nhận rằng đây là loại thuốc thúc đẩy quá trình mọc rễ có hiệu quả cao cần được nhân rộng, những loại cây khó ra rễ sử dụng thuốc IBT số 1 để hỗ trợ ra rễ sẽ mang hại hiệu quả cao, từ đó đến nay được ứng dung loại thuốc IBT kích thích mọc rễ cho việc giâm hom khổ đinh trà
Tháng 7 năm 1993 Trung Quốc đã tham gia hội trợ triển lãm những phát minh mới và sản phẩm mới tại hội chợ New York đã giành được 10 huy chương vàng, trong đó có 4 huy chương là từ các sản phẩm trà khổ đinh, đó là