1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM

33 577 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG ----------------------- Tiểu luận: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Môn: Sinh thái môi trường đô thị & Khu công nghiệp Lớp: K54 - KHMT Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thu Hà Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhung Hà Nội, 11/2012 Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 2 I. Tổng quan 1. Một số khái niệm 2. Tổng quan về các khu công nghiệp Việt Nam II. PP nghiên cứu PP thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1. Ô nhiễm môi trường đất khu công nghiệp 2. Ô nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp 3. Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải công nghiệp 4. Chất thải rắn khu công nghiệp 5. Một số biện pháp quản lý môi trường khu công nghiệp NỘI DUNG Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 3 Mở đầu - Sự phát triển của các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập và nâng cao cuộc sống của người dân. - Việc phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn thải ô nhiễm vào một khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng hiệu quả xử lý nguồn thải và bảo vệ môi trường. - Tuy nhiêu, trong quá trình phát triển các KCN đã bộc lộ không ít những khuyết điểm và gây ra nhiều tác động không nhỏ đối với môi trường xung quanh nói riêng và còn gây ảnh hưởng cục bộ tới chất lượng môi trường chung, trong đó có những ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe con người và sinh vật. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 4 A. TỔNG QUAN I. Một số khái niệm - Khu công nghiệpkhu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. - Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN đã quy định. KCN, KCX được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định cụ thể. Ngoài ra còn có khu kinh tế, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và điểm công nghiệp. ( Nguồn: NĐ 29/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của chính phủ về KCN, KCX&KKT) II. Tổng quan về các khu công nghiệp Việt Nam 1. Tình hình phát triển các KCN Việt Nam - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12 - 2011, cả nước có 283 khu công nghiệp với tổng diện tích tới 76.000 ha, trong đó có 180 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, chiếm 63%. Tình hình phát triển các KCN giai đoạn 1991-2009 ( Nguồn: báo cáo hiện trạng MT Quốc gia 2009) - Tính đến hết năm 2010, cả nước đã có 173 khu công nghiệp đi vào hoạt động (đã có nhà đầu tư thứ cấp - tức doanh nghiệp thuê đất trong khu công nghiệp) với tổng diện tích tự nhiên 43.718ha.Tính bình quân, mỗi khu công nghiệp Việt Nam rộng xấp xỉ 253ha. Các khu công nghiệp này phân bố 56 tỉnh, thành. Ngoài ra, còn có 87 khu đã được thành lập nhưng mới đang giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tính cả các Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 5 KCN đã thành lập nhưng chưa hoạt động, cả nước có 57 tỉnh, thành có khu công nghiệp. Các khu công nghiệp đã cho thuê được 21.000ha đất công nghiệp, đạt 46% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Nếu tính riêng các khu đã đi vào hoạt động, tỷ lệ trên lên tới 65%. Số lƣợng và tổng diện tích các KCN đã thành lập tính đến hết năm 2010 phân theo vùng lãnh thổ - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 6 tỉnh Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) và Long An, Tiền Giang dẫn đầu cả nước về phát triển khu công nghiệp, đã thành lập tới 124 khu, chiếm 48% tổng số khu công nghiệp của cả nước. + Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh, thành: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng) đã thành lập 52 khu. + Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (gồm 5 tỉnh, thành duyên hải Trung Bộ: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) đã thành lập 23 khu. + Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (gồm các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau. đã thành lập 10 khu). Các tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp nhất là Đồng Nai (28 khu), Bình Dương (27 khu), thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (mỗi địa phương 16 khu). Một số tỉnh không nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm nhưng đã thành lập được khá nhiều khu công nghiệp gồm Bắc Giang (5 khu), Hà Nam (4 khu), Thái Bình (5 khu), Thanh Hóa (4 khu). ( Nguồn: Vụ Quản lý các khu kinh tế - tháng 2/2011) - Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình quân đạt 65%. Với những khu công nghiệp đã có cơ sở hạ tầng, mặt bằng còn trống tới 50%, những khu công nghiệp chưa có hạ tầng thì mặt bằng hầu như để hoang hóa. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá nhiều ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính với 29 ngành khác nhau: + Công nghiệp khai thác mỏ + Công nghiệp chế biến + Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, ga, nước 2. Các loại hình KCN Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 6 - Theo mục tiêu hoạt động và chức năng hoạt động, các KCN được chia thành các loại hình sau: - Loại hình thứ nhất: Các KCN được xây dựng trên khuôn viên đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động; - Loại hình thứ hai: các KCN được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu di dời nhà máy, xí nghiệp đang trong nội thành các đô thị, chung đụng xen kẽ với các khu dân cư đông đúc, do yêu cầu bảo vệ môi trường nhất thiết phải di chuyển; - Loại hình thứ ba: các KCN có quy mô nhỏ và vừa mà hoạt động sản xuất công nghiệp gắn liền với nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản, được hình thành một số tỉnh ĐB sông Cửu Long, ĐB trung du miền núi Bắc Bộ, duyên hải miền trung và Tây Nguyên, là nơi nguyên liệu nông sản hàng hóa dồi dào nhưng công nghiệp chế biến chưa phát triển; - Loại hình thứ tư: Các KCN hiện đại, xây dựng mới hoàn toàn. Nhìn chung các KCN thuộc loại này có tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối nhanh và chất lượng khá cao, có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến, đồng bộ, tạo điều kiện hấp dẫn đầu tư đối với các công ty nước ngoài có công nghệ kỹ thuật cao, khả năng tài chính và làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Khả năng vận động xúc tiến đầu tư thuận lợi hơn do bên nước ngoài trực tiếp đầu tư hoặc tham gia liên doanh, có mạng lưới kinh doanh rộng nhiều nước, có kinh nghiệm tiếp thị. ( Nguồn: Quản lý môi trường đô thị và KCN 3. Các lợi ích phát triển KCN  Đối với xã hội: Nói chung đối với xã hội, một KCN được thiết kế hợp lý sẽ: + Giúp cho việc lập kế hoạch và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; + Đem lại sự cân bằng trong phân phối, sản xuất và tuyển dụng lạo động; + Mang lại tính kinh tế cho các khoản đầu tư phát triển hạ tầng công cộng; + Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa và giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.  Đối với công nghiệp: Các KCN góp phần cải thiện những tác động lên môi trường, đem lại nhiều lợi ích cho giới doanh nghiệp như: + Giảm chi phí dành cho cơ sở hạ tầng; + Giảm chi phí vận chuyển; + Tiết kiệm chi phí sản xuất do tính hiệu quả được cải thiện; + Giảm rủi ro về môi trường; + Duy trì uy tín doanh nghiệp; + giảm chi phí xử lý chất thải; Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 7 + Có được những chủ đề mới trong chiến lược thị trường.  Đối với môi trƣờng: + Việc phân bổ một cách tối ưu các KCN và doanh nghiệp riêng lẻ có thể làm giảm hoặc loại trừ hẳn những vấn đề môi trường; + Việc giảm thiểu số lượng nguyên liệu đầu vào và chất thải công nghiệp đầu ra sẽ làm giảm mức ô nhiễm và những chi phí liên quan. Chống ô nhiễm thông qua việc giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu đầu vào cũng như tăng cường tái chế hơn là tập trung xử lý chất thải sẽ cải thiện được tính hiệu quả của cả những hoạt động về môi trường. Điều này sẽ làm giảm ô nhiễm, đem lại thành công cho doanh nghiệp; + Những biện pháp chống ô nhiễm áp dụng cho các doanh nghiệp riêng lẻ sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi được đem áp dụng trong các KCN; + Làm việc với một hệ thống được cơ cấu chặt chẽ của các ngành sẽ đem lại hiệu quả hơn so với làm việc với một nhóm đong các ngành riêng lẻ; + Tạo nên một nền tảng công nghiệp bền vững + Củng cố công tác bảo vệ HST; + Đảm bảo các nhà máy công nghiệp được xây dựng hợp lý bên nhau nhờ đó có thể cho phép dùng chung hệ thống nước thải, các phương tiện xử lý CTR và nước thải, đồng thời tạo điều kiện cho việc tái sử dụng rác thải công nghiệpcác sản phẩm phụ.  Vai trò của các KCN trong phát triển kinh tế - xã hội - Giải quyết lao động, việc làm KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm Vào thời điểm 31/12/2008, các KCN đã thu hút trên 1,17 triệu lao động trực tiếp. Tính bình quân 1ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút trên 70 lao động trực tiếp ( trong khi 1ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được từ 10-12 lao động). Phần lớn lao động trong các KCN là lao động trẻ, có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại, phương thức quản lý và sản xuất tiên tiến Theo sở TN&MT Bắc Ninh, 2009 các KCN trên địa bàn tỉnh đã tạo việc làm cho trên 26.000 lao động( chiếm khoảng 42% lao động tại địa phương), đóng góp trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 70% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. - Thúc đẩy phát triển kinh tế Khu vực công nghiệp và xây dựng luôn có tốc độ phát triển cao nhất và đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Giai đoạn 2006-2010, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do lạm phát trong nước, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng 13- 14%.Công nghiệp những năm qua đóng góp hơn 70% giá trị xuất khẩu, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của cả nước theo hướng công nghiệp hóa. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 8 Một số nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành song có mức độ gây ô nhiễm lớn như công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; khai thác khoáng sản; công nghiệp hàn đóng vỏ tàu, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí; nhiệt điện .  Một số vấn đề môi trường - xã hội phát sinh - Môi trường: Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm mục đích sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế đó, các KCN khi được xây dựng và đi vào hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường. Phần lớn các KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trường cao, do vậy, yêu cầu đối với công tác xây dựng, thẩm định báo cáo DDTM và giám sát môi trường các cơ sở sản xuất nói riêng và hoạt động của cả KCN nói chung trong giai đoạn hoạt động sẽ rất khó khăn. + Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải còn hạn chế, do đó phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn. Trong những năm gần đây, nhiều KCN đã hoàn thành hạng mục xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất thấp và hiệu quả hoạt động không cao dẫn đến tình trạng nước thải của các KCN vẫn được thải ra ngoài với thải lượng ô nhiễm cao. + Tại không ít KCN, hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất còn hạn chế, sơ sài, phần lớn chỉ mang tính đối phó. Khí thải không thể giải quyết tập trung giống như đối với nước thải mà cần xử lý ngay tại nguồn. Khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra môi trường chứa nhiều chất độc hại nếu không được quản lý, kiểm soát tốt tại cơ sở sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh. + Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn đa phần do trực tiếp từng doanh nghiệp trong KCN thực hiện. Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công tác phân loại chất thải rắn. Chất thải công nghiệp còn bị đổ lẫn với rác thải sinh hoạt , chất thải nguy hại còn chưa được phân loại và vận chuyển đúng nơi quy định. Nhiều KCN chưa có khu vực lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 9 - Xã hội: + Chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp và những ảnh hưởng đến người dân + Đời sống vật chất của người lao động còn nhiều khó khăn + Quyền lợi của người lao động còn chưa được tôn trọng và đảm bảo + Phát sinh nhiều vấn đề xã hội B. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp: Thu thập, chọn lọc những tài liệu phù hợp với nội dung bài tiểu luận và là nguồn thông tin đáng tin cậy. Nguồn số liệu, tài liệu thu thập được chủ yếu là các báo cáo khoa học,các nghiên cứu, bài báo, sách .liên quan đến các vấn đề môi trường các KCN Việt Nam trong những năm gần đây. C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN I. Ô nhiễm môi trƣờng đất KCN 1. Tổng quan về ô nhiễm môi trường đất KCN Quá trình phát triển công nghiệp ảnh hƣởng lớn đến các tính chất vật lý & hóa học của đất: + Tác động vật lý: Gây xói mòn, nén chặt đất, phá hủy cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác + Tác động hóa học: Các chất thải rắn, lỏng phát sinh ra nhiều chất khó phân hủy, tích lũy trong đất trong thời gian dài và gây ra nguy cơ tiềm năng đối với môi trường. 4 nhóm chất thải chính: - Chất thải xây dựng: Gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa trong đất cá chất này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rất khó phân hủy. - Chất thải kim loại: ( Pb, Zn, Cd, Cu, Ni .) các chất độc hai có thể tồn tại trong đất dưới nhiều dạng khác nhau ( hấp phụ, liên kết) với các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc tạo thành các chất phức hợp. Các kim loại nặng có khả năng linh động lớn đất chua ( pH < 5,5) và tích lũy trong cơ thể sinh vật theo chuỗi thức ăn và nước uống. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 10 - Chất thải khí: CO, CO2, NO2 .trong khí thải công nghiệp một phần bị hấp thu trong đất và làm tăng quá trình chua hóa đất. - Chất thải hóa học và hữu cơ: Chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất hóa chất, thuộc da, chế biến thực phẩm .tích lũy trong đất và tồn tại nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc công nghiệp của một số kim loại nặng KL nặng Nguồn gốc công nghiệp As Nước thải công nghiệp thủy tinh, sản xuất phân bón Cd Luyện kim, mạ điện, xưởng thuốc nhuộm, hơi thải chứa Cd Cu Luyện kim, công nghiệp chế đồ uống, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật( BVTV) Cr Luyện kim, mạ, nước thải xưởng in và nhuộm Hg Xưởng sản xuất hợp chất có chứa Hg, thuốc BVTV có chứa Hg Pb Nước thải luyện kim, BVTV, Nhà máy sản xuất pin, ắc quy, khí thải chứa Pb Zn Nước thải luyện kim, xưởng dệt, nông dược chứa Zn và Phân lân Ni Nước thải luyện kim, mạ, luyện dầu, thuốc nhuộm F Nước thải sau khi sản xuất phân lân Muối kiềm Nước thải nhà máy giấy, nhà máy hóa chất Axit Nước thải nhà máy sản xuất axit sunfuric, đá dầu, mạ điện 2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất tại 1 số KCN  Hiện trạng môi trƣờng đất khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Theo thống kê sơ bộ, mỗi năm, các cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh thải ra khoảng 19 triệu m 3 /năm và được dự báo gia tăng 22% mỗi năm. Trong số 100 cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh đã được thống kê, có 52 cơ sở có nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và trong các đợt kiểm tra hàng năm đã phát hiện có những đơn vị có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép tới hàng nghìn lần.

Ngày đăng: 18/12/2013, 11:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam - CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM
1. Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam (Trang 4)
- Tạo nên sự biến đổi đáng kể bề mặt địa hình và dòng mặt: mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau.. - CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM
o nên sự biến đổi đáng kể bề mặt địa hình và dòng mặt: mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau (Trang 11)
Bảng: Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất - CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM
ng Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất (Trang 13)
Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải - CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM
o ại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải (Trang 22)
Bảng: Ô nhiễm không khí do hoạt động KCN ở Đà Nẵng - CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM
ng Ô nhiễm không khí do hoạt động KCN ở Đà Nẵng (Trang 24)
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại bảng cho thấy: trừ KCN Đà Nẵng, 2 KCN còn lại ô nhiễm bụi trung bình từ 1,4 – 2,7 lần trong 2 năm 2007 – 2008 - CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM
t quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại bảng cho thấy: trừ KCN Đà Nẵng, 2 KCN còn lại ô nhiễm bụi trung bình từ 1,4 – 2,7 lần trong 2 năm 2007 – 2008 (Trang 25)
Bảng: Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh thành phố năm  2010       - CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM
ng Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh thành phố năm 2010 (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w