Chất thải rắn khu công nghiệp

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM (Trang 25 - 30)

1. Tổng quan về chất thải rắn KCN

Phân loại thành phần CTR theo một số ngành công nghiệp

Thành phần CTR của các KCN không chỉ thay đổi theo loại hình sản xuất mà còn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của KCN

SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 26

Khai thác khoáng sản Đất, đá thải, quặng đuôi kim loại, quặng đuôi cát, chất thải thô

Ngành dầu khí Bao bì đựng hóa chất, giẻ lau dầu mỡ, dụng cụ thiết bị hư hỏng, rác thải sinh hoạt

Đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển

Cát, hạt kim loại hoặc hạt Nix thải, bao bì chứa hóa chất..

Nhiệt điện Xỉ than, bụi than

Ngành công nghiệp rượu bia, nước giải khát

CT vô cơ: bao bì, chất trợ lọc, thủy tinh vỡ, vỏ lon... CTR hữu cơ: bã bia, bã rượu...

Hoạt động nhập khẩu phế liệu

Pin, ắc – quy , bản mạch hỏng, các chất thải rắn chứa tạp chất từ nước ngoài...

2. Chất thải rắn

- CTR phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao gồm: CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp. Trong đó, CTR công nghiệp được chia thành CTR thông thường và CTNH.

- Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử dụng; tính chất và loại hình công nghiệp của KCN. Tính chất và mức độ phát thải trên đơn vị diện tích KCN hiện tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp đầy còn thấp, quy mô và tính chất của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có biến động lớn.

- Chất thải rắn công nghiệp ngày càng gia tăng về số lượng và tính độc hại. Tỷ lệ thu gom còn thấp và chưa được xử lý triệt để.

- Mỗi ngày các KCN Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn CTR ( tương đương gần 3 triệu tấn CTR mỗi năm).

- 3 vùng KTTĐ chiếm khoảng 80% tổng lượng CTR công nghiệp, trong đó lớn nhất là vùng KTTĐ phía Nam ( năm 2009, khu vực này có tổng mức phát thải là 3.435 tấn CTR/ngày đêm.

- Theo kết quả dự báo, tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015 sẽ vào khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/ năm, và đạt 9,0 – 13,5 triệu tấn/ năm vào năm 2020. Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phần chất thải rắn KCN có thể thay đổi theo hướng gia tăng chất thải nguy hại. Kết quả của quá trình gia tăng mức độ công nghiệp hóa và sử dụng hóa chất ngày càng cao.

SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 27

- Ngoài các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm tập trung trong các KCN, số lượng các cơ sở độc lập nằm rải rác, có số lượng khá lớn. Tuy nhiên, lượng CTR này chưa được thống kê đầy đủ, việc quản lý CTR của các đơn vị chưa được thực hiện có quy mô, thường được thu gom chung với chất thải sinh hoạt các khu đô thị.

Bảng: Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh thành phố năm 2010

Đơn vị: tấn/ngày

Phát sinh CTR công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng

Hoạt động sản xuất công nghiệp phát sinh nhiều chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần và khối lượng CTR công nghiệp phụ thuộc vào loại hình sản xuất, nguyên liệu, sản phẩm và công suất nhà máy. - Tính đến năm 2009, toàn thành phố có 4.763 cơ sở sản xuất công nghiệp . Rác thải công nghiệp Đà Nẵng ước khoảng 6-7% tổng lượng rác của thành phố, trong đó rác thải ngành chế biến thủy sản là nhiều và đa phần tự tái sử dụng và tái chế, số còn lại là

hợp đồng thu gom và xử lý. Theo thống kê của Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng thành phố có khoảng 50% cơ sở không có hợp đồng thu gom xử lý mà doanh nghiệp tự chôn lấp trong khuôn viên cơ sở hoặc xả thải không đúng quy định. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất và mất cảnh quan đô thị.

3. Chất thải nguy hại

CTNH chiếm khoảng 15 – 20% lượng CTR công nghiệp => là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 – 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác ( gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung).

SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 28 Ở thành phố Đà Nẵng, đến năm 2009 mới có 98 cơ sở công nghiệp đăng kí chủ nguồn Ở thành phố Đà Nẵng, đến năm 2009 mới có 98 cơ sở công nghiệp đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại với tổng khối lượng ước tính là 9.996,54 tấn và 1584m3/ năm. Như vậy, so với tổng số cơ sở công nghiệp trên địa bàn, số lượng cơ sở đăng kí còn ít và khối lượng chất thải nguy hại công nghiệp phát sinh thực tế là nhiều nhưng chưa được đăng kí và thu gom theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Xử lý và tái chế CTR công nghiệp

Đối với CTR từ các KCN: Có nhiều hình thức tái chế chất thải, phần lớn CTR của KCN được phân loại, làm sạch chế biến thành nguyên liệu cho sản xuất tái chế. Một số hình thức khác là chế biến CTR thành phần hữu cơ thành phân bón vi sinh, sản xuất nhiên liệu và đốt phát điện...

Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp, tỷ lệ thu gom CTR của các KCN khá cao, đạt trên 90%.

Việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR, CTNH từ các KCN của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hành nghề vẫn còn nhiều vấn đề. Nhiều doanh nghiệp đã triển khai các hoạt động tái chế thu lại tài nguyên từ các loại chất thải nguy hại như: thu hồi kim loại màu( Ni, Cu, Zn, Pb..), nhựa, dầu thải, dung môi, hóa chất...Tuy nhiên do công nghệ chưa hoàn chỉnh, trong một số trường hợp chưa phù hợp nên hiệu quả thu hồi và tái chế còn chưa cao, có trường hợp gây ô nhiễm thứ cấp đặc biệt đối với dầu và dung môi. Nghiêm trọng hơn một số doanh nghiệp không thực hiện xử lý chất thải nguy hại mà sau khi thu gom lại đổ lẫn vào cùng chất thải thông thường hoặc lén lút đổ xả ra môi trường.

+Tại Hà Nội, công ty TNHH nhà nước một thành viên MT Đô thị Hà Nội ( URENCO Hà Nội )xử lý khoảng 40.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm. Trong đó, chất thải công nghiệp thông thường là 22.500 tấn/ năm và chất thải công nghiệp nguy hại là 17.500 tấn/năm.

Theo cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường, TCMT năm 2011 Hà Nội có 327 cơ sở được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, chủ yếu tại các cơ sở sản xuất lớn và vừa. Số lượng này thấp hơn nhiều so với thực tế. Số cơ sở thực hiện báo cáo định kì về quản lý CTNH chỉ chiếm 1,4%.

+ Hiện nay ở các KCN miền Trung chưa có trung tâm xử lý chất thải nguy hại tập trung ( chỉ mới nằm trong quy hoạch tại khu vực Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) nên việc thu gom, vận chuyển và xử lý với quy mô lớn là chưa có. Trên địa bàn toàn khu vực, đơn vị có khả năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại là rất ít, việc thu gom và xử lý của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.

Ở thành phố Đà Nẵng, trong số 98 cơ sở đăng ký chủ nguồn thải, nhưng chỉ có 16 cơ sở là đăng ký với đơn vị chức năng thu gom xử lý, tương đương khối lượng xử lý là

SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 29 218,81 tấn và 140.508m3 /năm. Kết quả kiểm tra môi trường sau ĐTM 6 tháng đầu năm 218,81 tấn và 140.508m3 /năm. Kết quả kiểm tra môi trường sau ĐTM 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy, tỷ lệ các cơ sở sản xuất vi phạm liên quan đến chất thải nguy hại chiếm 40%. Như vậy, hiện vẫn còn khối lượng lớn chất thải nguy hại chưa được quản lý đúng quy trình và được thu gom xử lý theo quy định. Tại cơ sở, nhiều doanh nghiệp không bố trí kho bãi tập kết rác thải, xả thải trực tiếp trong khuôn viên làm ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm. Những loại hình công nghiệp có chất thải nguy hại lẫn trong rác thải nhưng không được phân loại một cách hợp lý ngay tại nguồn thải, do đó không dễ dãng nhận ra và định lượng.

+ Hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có khoảng hơn 20 doanh nghiệp thực hiện công việc thu gom, trung chuyển, phân loại và xử lý CTR, CTNH. Các doanh nghiệp này đều được Bộ/Sở TNMT cấp giấy phép hành nghề và thực hiện công tác thu gom CTR trong các KCN, KCX.

Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại điển hình và phổ biến ở Việt Nam

+ Lò đốt tính hai cấp: Là công nghệ phổ biến được sử dụng nhiều ở Việt Nam ( khoảng 28 lò đốt )

Nhà máy xử lý rác Đại Đồng ( công ty URENCO Hà Nội ) đã đầu tư một lò đốt rác với công suất 10 -20 tấn/ ngày, và là một trong những công trình xử lý rác thải công nghiệp lớn nhất tại vùng KTTĐ phía Bắc và đang trong quá trình thử nghiệm. Ở miền Trung có hai lò đốt công nghiệp ( công suất 100kg/h và 200kg/h) đang hoạt động tại Đà Nẵng. Ở miền Nam có một số lò đốt công nghiệp như lò đốt của CITENCO ( 300kg/h, 4 tấn/ngày ), VINAUSEEN ( 500kg/h, 2 tấn/ ngày) đang hoạt động.

+ Đồng xử lý trong lò nung xi măng: Công nghệ này được áp dụng tại hai cơ sở sản xuất xi măng ở Kiên Giang và Hải Dương. Do đặc thù của công nghệ sản xuất xi măng lò quay, có thể sử dụng CTNH làm nguyên liệu, nhiên liệu bổ sung cho quá trình sản xuất xi măng, chất thải được thiêu hủy ở nhiệt độ cao trên 1300o

C.

+ Chôn lấp CTNH: công nghệ này hiện nay mới được áp dụng ở Hà Nội và Bình Dương với dung tích của mỗi hầm chôn lấp từ 15.000m3. Bãi chôn lấp CTNH, hay thực chất là các hầm chôn lấp được thiết kế theo TCXDVN 320: 2004. Việc vận hành bãi chôn lấp CTNH thực hiện trên cơ sở hướng dẫn khoa học kỹ thuật.

+ Tái chế dầu thải: Công nghệ tái chế dầu gồm các loại: Chưng cất cracking dầu ( chưng cất phân đoạn hay còn gọi là chưng cất nhiều bậc hay chưng cất một bậc); phân ly dầu nước bằng phương pháp cơ học li tâm và bằng nhiệt.

+ Hóa rắn ( bê tông hóa): Công nghệ hóa rắn có ưu điểm là thiết bị, công nghệ đơn giản, sẵn có ( có thể tự lắp đặt, chế tạo), dễ vận hành, có hiệu quả kinh tế vì có thể tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng ( gạch block, tấm đan...). tuy nhiên công nghệ hóa rắn chỉ xử lý an toàn đối với CTNH trơ, có thành phần vô cơ. Khả năng ổn định CTNH trong khối rắn tha

SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 30

đổi theo từng loại CTNH nên cần phải nghiên cứu kỹ quá trình cấp phối bê tông và giám sát sản phẩm đầu ra theo quy định.

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM (Trang 25 - 30)