Đối với các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của KCN:

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

+ Chỉ nên tiếp nhận các dự án có công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ cao hoặc ít gây ô nhiễm; các dự án áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trường.

+ Dựa trên cơ sở quy chuẩn môi trường, chủ đầu tư xây dựng kinh doanh và hạ tầng KCN xây dựng nội quy cụ thể về nước thải, khí thải, CTR áp dụng cho các khách hàng trong KCN.

+ Chủ đầu tư hạ tầng KCN cần thỏa thuận rõ ràng với các nhà thầu về chất lượng nước đầu vào trạm XLNT, các biện pháp kiểm tra, xử lý sự cố.

+ Các doanh nghiệp định kỳ báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát chất lượng nước thải, khí thải, tình hình quản lý CTR và chất thải nguy hại cho cơ quan quản lý môi trường địa phương và gửi báo cáo cho đơn vị quản lý hạ tầng KCN.

+ Tiến hành kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống thoát nước, XLNT của các doanh nghiệp, để có thông tin và đưa ra các giải pháp xử lý thiết thực.

- Đối với các cơ quan QLNN về BVMT:

+ Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng và chủ đầu tư các KCN, CCN, các doanh nghiệp về BVMT, kiểm soát ô nhiễm.

+ Theo dõi, thu thập thông tin thường xuyên. Phát triển mạng lưới cộng tác viên, nhân dân phát hiện kịp thời các hành vi sai phạm. Xây dựng mối quan hệ đối tác, cùng chung

SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 31

tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng và BVMT, đồng thời bảo vệ quyền lợi, sự công bằng của những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, bên cạnh việc kiên quyết xử lý các vi phạm. + Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nước thải công nghiệp, khắc phục những chồng chéo và những khoảng trống.

+ Xây dựng quy trình cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát Môi trường, sự phối hợp với các cơ quan khác như: Thanh tra, Chi cục BVMT địa phương..

+ Hoàn thiện, xây dựng các công cụ kinh tế ( thuế, phí MT, Giấy phép phát thải...) để xử lý vi phạm và kiểm soát ô nhiễm.

+ Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quan trắc môi trường, cảnh báo và phát hiện sự cố ô nhiễm như GIS, SCADA…

+ Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định của các doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các doanh nghiệp về kiểm soát ô nhiễm, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh’’.

+ Xây dựng bộ chỉ số, chỉ tiêu ô nhiễm đặc thù cho các loại hình sản xuất, cho các KCN, CCN để có được thông tin xác thực về sự tuân thủ quy định và các trường hợp vi phạm, với thời gian nhanh nhất và chi phí ít nhất.

+ Sử dụng các chỉ thị sinh học (nhất là ở khu vực nguồn tiếp nhận nước thải), các phương pháp đánh giá nhanh, kết hợp với các phương thức quan trắc truyền thống. Bên cạnh các chỉ tiêu về nước thải, cần quan tâm đến kiểm tra xử lý mùi, tiếng ồn, bùn và CTR các loại từ trạm XLNT.

- Đối với các doanh nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, làng nghề...

+ Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ về sản xuất sạch hơn. phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn như: Tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, hạn chế phát sinh chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN, khu đô thị, làng nghề...

+ Tăng cường việc đầu tư các giải pháp kỹ thuật như: đổi mới công nghệ, thiết bị kỹ thuật; thay thế nguyên, nhiên vật liệu ô nhiễm bằng nguyên, nhiên vật liệu sạch hơn; thực hiện và quản lý tiết kiệm năng lượng, điện, nước,...

+ Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm xây dựng các mô hình thân thiện môi trường trong phát triển công nghiệp: Mô hình KCN, CCN thân thiện môi trường; khu công nghệ cao; doanh nghiệp “xanh - sạch - đẹp”.

+ Nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường trên cơ sở đầu tư thích hợp về trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ công tác kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm và dự báo diễn biến môi trường.

SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 32

lý chất thải rắn KCN, CCN, kể cả chất thải nguy hại.

+ Hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước mưa và thu gom, xử lý nước thải KCN, CCN. + Phối hợp với các doanh nghiệp khác trong đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải tập trung trong cùng một cụm công nghiệp, khép kín mô hình sản xuất, hướng tới phát triển các KCN sinh thái.

Kết luận

Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp là nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng nghiệp là nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn... đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp cũng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu tập trung các nhà máy vào một khu vực mà lại không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải thì cũng giống như tập trung các nguồn gây ô nhiễm vốn phân tán về một nơi. Tự nhiên, dân cư xung quanh sẽ bị tác động nghiêm trọng hơn so với khi các nhà máy phân tán. Chính vì vậy, việc kiểm soát, quản lý hoạt động xả thải của các khu công nghiệp là rất cần thiết để có những biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời không chỉ cho môi trường xung quanh KCN nói riêng mà còn góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe chung cho toàn xã hội

SVTH: Đoàn Hồng Nhung Page 33

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo môi trường quốc gia 2011 Chất thải rắn – Bộ TN&MT, 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Báo cáo môi trường quốc gia 2009 Môi trường khu công nghiệp Việt Nam – Bộ TN&MT, 2009 TN&MT, 2009

3.Báo cáo môi trường quốc gia 2006 Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, Lưu vực sông Đồng Nai – Bộ TN&MT, 2006

4. Công khai thông tin kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí trên địa

bàn tỉnh Đồng Nai tháng 03/2012 -TT quan trắc và kĩ thuật môi trường Đồng Nai

5. Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt Nam – Viện khoa học xã hội Việt Nam-

Viện Kinh tế và chính trị thế giới- NXB KHXH, Hà Nội 2012.

6. http://hanam.gov.vn/vi-vn/faq/pages/default.aspx?action=vqd&iid=658

7. http://www.tainguyenmoitruong.com.vn/moi-truong-cua-ban/dong-luc-moi-cho-cong- tac-bao-ve-luu-vuc-song-cau.html

8. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=391&idmid=3&ItemID=13227

9. Giáo trình tài nguyên đất và môi trƣờng – Phan Tuấn Triều – Đại học Bình Dương

10. BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LUỢNG MÔI TRUỜNG ÐẤT TRÊN ÐỊA BÀN TỈNH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2012 – Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi ÐỊA BÀN TỈNH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2012 – Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi truờng Ðồng Nai.

11. http://ccbvmt.danang.gov.vn/tin-chuyen-nganh/kiem-soat-o-nhiem/367-giai-phap-xu- ly-nuoc-thai-tai-cac-khu-cum-cong-nghiep.

12. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP – GS.TSKH. Phạm Ngọc Đãng. NXB Xây dựng – 2004.

13.http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=24&id=31481&code= QURJY31481

Một phần của tài liệu CÁC vấn đề môi TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM (Trang 30 - 33)