Từ mong muốn này, tác giả sẽ góp phần đưa thêm một góc nhìn cho các nhà làm hoạch định giáo dục có chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống trường mầm non, sẽ xem xét những nhân tố ảnh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
ĐẶNG BẢO NGỌC
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG MẦM NON CHO CON CỦA PHỤ HUYNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Nghiên cứu trường hợp tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
ĐẶNG BẢO NGỌC
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG MẦM NON CHO CON CỦA PHỤ HUYNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Nghiên cứu trường hợp tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hồng Hà
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non
cho con của phụ huynh trên địa bàn thành phố Hà Nôi ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Hồng Hà, Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực Các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước
Tôi xin cam đoan điều này là đúng sự thật Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015
Tác giả
ĐẶNG BẢO NGỌC
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Xã Hội
Học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho tác giả trong suốt hai năm học vừa qua
Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Hồng Hà, Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tác giả thực hiện
và hoàn thành luận văn
Mặc dù tác giả đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015
Tác giả
ĐẶNG BẢO NGỌC
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2
3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7
6 Câu hỏi nghiên cứu 8
7 Giả thuyết nghiên cứu 8
8 Phương pháp nghiên cứu 9
9 Khung lý thuyết 11
10 Bố cục của luận văn 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12
1.1 Các khái niệm công cụ 12
1.1.1 Giáo dục mầm non 12
1.1.2 Trường mầm non 12
1.1.3 Ảnh hưởng 13
1.1.4 Yếu tố 13
1.1.5 Phụ huynh 13
2.1 Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu 13
2.1.1 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý 13
2.1.2 Lý thuyết hành động xã hội 15
2.1.3 Thuyết cấu trúc – chức năng 16
1.3 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 17
1.3.1 Sơ lược về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân số quận Hà Đông 17
1.3.2 Sơ lược về lịch sử, điều kiện văn hóa, xã hội quân Hà Đông 18
Trang 6CHƯƠNG 2: NHỮNG TIÊU CHÍ CHỌN TRƯỜNG MẦM NON CHO
CON CỦA PHỤ HUYNH 21
2.1 Địa điểm trường học 22
2.2 Mức chi phí ở trường mầm non 25
2.3 Cơ sở vật chất trường mầm non 28
2.4 Chất lượng giáo viên mầm non 30
2.5 Chương trình học trường mầm non 35
2.6 Dinh dưỡng, sức khỏe tại trường mầm non 39
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG MẦM NON CHO CON CỦA PHỤ HUYNH 50
3.1 Đặc điểm nhân khẩu 50
3.1.1 Nghề nghiệp của phụ huynh 50
3.1.2 Trình độ học vấn của phụ huynh 53
3.1.3 Độ tuổi của phụ huynh 55
3.2 Thu nhập của hộ gia đình 56
3.3 Độ tuổi của trẻ khi quyết định chọn trường mầm non 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 79
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất trường mầm non được phụ huynh quan tâm lựa chọn 29 Bảng 3.1: Mối tương quan giữa thu nhập của gia đình với mức chi phí hàng tháng phải ở trường mần non 56 Bảng 3.2 Thu nhập của gia đình ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ sở vật chất trường mầm non 60 Bảng 3.3: Cơ sở vật chất trường mầm non ảnh hưởng đến việc chọn loại trường 62
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Loại trường mầm non của trẻ 21
Biểu đồ 2.2 Khoảng cách từ nhà đến trường mầm non 22
Biểu đồ 2.3 Lý do chọn địa điểm trường mầm non cho con 23
Biểu đồ 2.4 Chi phí hàng tháng phải đóng ở trường mầm non 25
Biểu đồ 2.5: Các khoản chi phí hàng tháng tại trường mầm non 27
Biểu đồ 2.6 Lựa chọn của phụ huynh về chất lượng giáo viên 31
Biểu đồ 2.7: Lựa chọn của phụ huynh về chương trình học cho trẻ 36
Biểu đồ 2.8: Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 40
Biểu đồ 2.9: Chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non 43
Biểu đồ 2.10: Đánh giá của phụ huynh về các tiêu chí trong việc quyết định chọn trường mầm non cho con 46
Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của phụ huynh ảnh hưởng đến lựa chọn giáo viên trường mầm non 50
Biểu đồ 3.2: Phụ huynh đánh giá về giáo viên hiện tại ở trường con 52
Biểu đồ 3.3: Trình độ học vấn của phụ huynh ảnh hưởng đến lựa chọn chương trình học trường mầm non 53
Biểu đồ 3.4: Độ tuổi của phụ huynh ảnh hưởng đến việc chọn loại trường mầm non cho con 55
Biểu đồ 3.5: Thu nhập của phụ huynh ảnh hưởng đến mức chi phí hàng tháng phải đóng cho trẻ tại trường mầm non 57
Biểu đồ 3.6: Mức chi phí trường mầm non ảnh hưởng đến việc chọn loại trường 58
Biểu đồ 3.7: Đánh giá của phụ huynh về cở sở vật chất trường mầm non 65
Biểu đồ 3.8: Độ tuổi của trẻ đi học mầm non 67
Biểu đồ 3.9: Độ tuổi của trẻ bắt đầu đi học mầm non ảnh hưởng đến việc chọn loại trường 70
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo là cốt lõi, trọng tâm chiến lược trồng người của mỗi quốc gia, dân tộc Phát triển giáo dục là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội đất nước Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là một bộ phận cấu thành, có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển con người Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ song song cùng với sự chăm sóc của gia đình Đây là độ tuổi hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ nền tảng rất quan trọng Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ những nhân tố cơ bản nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này Giáo dục mầm non sẽ bước đầu hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho giáo dục mầm non giúp cho hệ thống trường mầm non trong nước phát triển đa dạng, sự chọn lựa trường cho con của các bậc phụ huynh vì thế mà cũng phần nào phong phú hơn Theo con số của tổng cục thống kê thì số trường mầm non năm 2000 - 2001 là 8933 trường, đến năm 2012 - 2013 là
13548 trường gấp 1,5 lần Và tính tới 30/9/2014 thì con số trường mầm non vẫn trong xu hướng tăng lên là 13841 trường [24] Với con số này có thể thấy,
hệ thống trường mầm non hiện nay ngày càng nhiều và đa dạng để đáp ứng được nhu cầu của các bậc phụ huynh
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay đang là quốc gia có dân số trẻ Ngày 9/12/2014 Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến cho biết số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta hiện nay đã đạt mức sinh thay thế là 2,1 con Trẻ trong độ tuổi mầm non theo như con số tính toán của tổng cục dân số Việt Nam thì số trẻ trong độ tuổi mầm non năm 2012 là 3551,1 nghìn
Trang 10học sinh, tính tới 30/09/2014 là 3614,1 nghìn học sinh[24] Với con số này, nhu cầu trường mầm non cho các bé là cấp thiết Xã hội ngày càng phát triển, các bậc làm cha mẹ ngày càng chú trọng tới sự phát triển của trẻ ngay ở độ tuổi nhỏ nhất với mong muốn con có được sự phát triển toàn diện, khoa học Mặt khác, do yêu cầu của xã hội, cần lực lượng lao động sản xuất, vì vậy, để đảm bảo việc lao động tạo ra của cải vật chất cho bản thân, gia đình và phát triển đất nước, các bậc làm cha mẹ có xu hướng gửi con đi nhà trẻ, mầm non sớm hơn so với trước kia
Từ hai yếu tố trên, dưới góc độ nhu cầu của phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non và sự quan tâm tới giáo dục mầm non của Đảng và Nhà nước, nên hệ thống trường mầm non trong cả nước đã và đang phát triển Đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam hiện tại, tác giả mong muốn tìm hiểu, vậy với số lượng trường mầm non đa dạng về cả chất lượng lẫn số lượng như hiện nay, thì những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới các phụ huynh trong việc quyết định trường mầm non nào cho con đi học? Đó có phải là cơ sở vật chất?
Là chương trình học? Là mức học phí? Từ mong muốn này, tác giả sẽ góp phần đưa thêm một góc nhìn cho các nhà làm hoạch định giáo dục có chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống trường mầm non, sẽ xem xét những nhân tố ảnh hưởng tới việc chọn trường mầm non của các bậc phụ huynh để
có phương án phù hợp với bối cảnh hiện tại Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu
“Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trang 11đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh Từ đó sẽ tường mình,
khái niệm sáng tỏ rõ hơn cho những lý thuyết đó
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh hiện nay Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các
cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về giáo dục mầm non
3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trẻ em là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, xã hội Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục ở các trường mầm non là rất cao Trong những năm qua, các trường mầm non đã từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, tuy nhiên để có được hệ thống trường mầm non phù hợp với thực tế, đạt tiêu chuẩn vẫn là thách thức đối với giáo dục của Việt Nam
Trong thời gian gần đây báo chí đưa những thông tin về cách chăm sóc trẻ em ở một số trường mầm non tư thục không được tốt đã và đang làm cho một số phụ huynh e ngại Do nhu cầu tăng nhưng vì lý do nào đó mà hệ thống trường mầm non chưa thực sự đáp ứng được điều kiện của các gia đình từ bậc thấp, bậc trung đến bậc cao, điều này làm nảy sinh vấn đề có nhiều cơ sở mầm non không có giấy phép, không đảm bảo chất lượng vấn đứng ra kinh doanh Cơ quan quản giáo dục mầm non lý xử lý “nhẹ tay” làm cho các cơ sở không đạt chuẩn này nên dẫn đến tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh khi muốn tìm kiếm một trường mầm non thích hợp với điều kiện gia đình nhưng đảm bảo được an toàn cho con em mình…Có thể thấy, việc lựa chọn trường mầm non cho con là nhu cầu bức thiết của nhiều bậc phụ huynh đanh trong độ tuổi lao động Chọn trường như thế nào, các nhân tố liên quan tới đặc điểm nhân khẩu của từng hộ gia đình có tác động gì tới việc chọn
Trang 12trường mầm non cho con của các bậc phụ huynh đã và đang nhận được nhiều
sự chú ý từ phía các nhà làm giáo dục Chính với sự cấp thiết của vấn đề nên các đề tài nghiên cứu về giáo dục mầm non cũng đang được quan tâm đặc biệt Trong đó có thể kể đến một vài nghiên cứu về vấn đề này như:
Tiếp cận dưới các vấn để tâm - sinh lý trẻ, vấn đề giáo dục thể chất, trí
tuệ, ngôn ngữ và nghệ thuật cho trẻ trước tuổi đến trường do Khoa Mầm non
thuộc trường đại học Sư phạm Hà Nội nghiên cứu với đề tài “Trẻ em và các
vấn đề giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường” (2010) đã đưa ra giải pháp đổi
mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non Trong đề tài tập thể tác giả nghiên cứu đã tập trung làm rõ các phương pháp chăm sóc, giáo dục toàn diện, hiệu quả cho trẻ mầm non Đặc biệt bàn đến các vấn đề phát triển thể chất, phát triển trí tuệ, phát triển ngôn ngữ, phát triển tiềm năng nghệ thuật… cho trẻ mầm non Để thực hiện phát triển thể chất, trí tuệ, nhóm tác giả khuyến nghị kết hợp giáo dục với ứng dụng các phương tiện hỗ trợ hiện đại (máy vi tính và các phần mềm thông minh) trong khoa học Giáo dục mầm non Ngoài ra nhóm tác giả còn nghiên cứu các nội dung để chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông
và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng chuẩn bị vào lớp một (chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập)
Trong nghiên cứu“Quan điểm và xu hướng lựa chọn trường học”
(2012) được thực hiện do Công ty nghiên cứu thị trường Intage Việt Nam Cuộc khảo sát được thực hiện trên ba thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với mục đích tìm hiểu về quan điểm và xu hướng lựa chọn trường học của các bậc phụ huynh, đồng thời cho thấy cái nhìn tổng quan về mức độ quan tâm và đầu tư của phụ huynh học sinh đối với việc học của con em mình hiện nay Đặc biệt việc họ sẵn sàng đón nhận và tiếp thu các xu hướng giáo dục mới, và đặt kỳ vọng vào con cái thông qua mong muốn cho con được học tại các tổ chức giáo dục quốc tế và du học để có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa và giáo dục đa dạng hơn Nghiên cứu đã giúp cho các tổ chức giáo dục
Trang 13cũng như các nhà phát triển thị trường liên quan tới giáo dục có cái nhìn tổng quan về nhu cầu, thị hiếu và xu hướng của các bậc phụ huynh đối với việc học của con em mình Từ đó đưa ra các sản phẩm giáo dục cũng như cách tiếp cận phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu của mình Nghiên cứu cũng chỉ ra tiêu chí lựa chọn trường học tập trung nhiều vào các yếu tố thuộc về chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất hay như các yếu tố: uy tín, danh tiếng, chương trình học thực tế của trường cũng chiếm tỷ lệ cao trong tiêu chí lựa chọn, điều này cho thấy yêu cầu ngày càng cao của các bậc phụ huynh đối với các tổ chức giáo dục Đây là cơ hội tốt cho các các nhà đầu tư giáo dục có ý định tham gia vào thị trường giáo dục với định vị cao Trường quốc tế được xem là một “sản phẩm bán chạy” với tỉ lệ hơn 85% đáp viên mong muốn chọn trường quốc tế cho con họ Xu hướng lựa chọn này hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng nhanh và mạnh trong thời gian tới [12]
Nhóm tác giả thuộc Khoa sư phạm Đại học Huế trong “Nghiên cứu nhu
cầu các bà mẹ về trường mẫu giáo tại Thành phố Huế”(2012) đã dựa trên lý
thuyết nhu cầu để tìm hiểu nhu cầu của các bà mẹ đối với trường mầm non, từ đó
đề xuất mô hình kiểu mẫu về trường mầm non thích hợp với nhu cầu củacác bà
mẹ tại Thành phố Huế Trong đề tài, nhóm tác giả đã phác thảo thực trạng giáo dục mầm non tại thành phố Huế Tiến hành khảo sát nhu cầu của các bà mẹ về trường mầm non ở thành phố Huế để xác định các bà mẹ có nhu cầu về trường mầm non hay không? Nếu có thì mức độ nhu cầu ở mức nào? Trong số các nhu cầu đó, các tác giả cho rằng nhu cầu về học phí, thời gian, chương trình học, sự mong đợi các dịch vụ hỗ trợ tại trường mầm non là quan trọng Trên cơ sở đó nhóm tác giả đã tìm hiểu các yếu tố tác động tích cực hay yếu tố cản trở nhu cầu của các bà mẹ về trường mẫu giáo chất lượng cho con mình theo học và phác thảo mô hình một trường mẫu giáo chất lượng có thể đáp ứng nhu cầu đó cho các
bà mẹ ở thành phố Huế Như vậy, đề tài đã chỉ ra được nhu cầu về trường mẫu giáo tại thành phố Huế sẽ gồm có những nhu cầu gì, mong muốn của bậc làm cha
Trang 14mẹ như thế nào về trường mầm non cho con, từ đó đã đưa ra được những khuyến nghị về trường mầm non để đáp ứng được nhu cầu của bậc cha mẹ
Trong nghiên cứu“Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mẫu giáo
cho con của các bậc phụ huynh” (2013) của tác giả Trần Nguyễn Quỳnh Chi,
luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh Luận văn dưới góc độ tiếp cận của Quản trị kinh doanh đã xác định và đánh giá được mức độ tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường mầm non cho con của phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh Theo tác giả có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường mầm non cho con của phụ huynh là nhóm yếu tố đặc điểm cơ bản về hình thức bên ngoài của trường như cơ sở vật chất, thực đơn, hình thức giáo viên, các khu vực phụ trợ, nhóm yếu tố học phí và nhóm các yếu tố có liên quan đến trương trình học của nhà trường Từ kết quả nghiên cứu tác giả chỉ ra phụ huynh trong vai khách hàng còn trường mầm non cho con là hàng hóa Người tiêu dùng đã tìm đến trường mầm non để mua hàng, nhằm thỏa mãn yêu cầu, khi chọn hàng hóa cần có những tiêu chí lựa chọn tốt nhất Trên những yếu tố quyết định đến hành vi tiêu dùng từ việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh, luận văn đã khuyến nghị các nhà kinh doanh, các đơn vị quản lý giáo dục với tính cách người bán hàng, người làm dịch vụ cần thiết kế các dự án trường học đáp ứng nhu cầu khách hàng, tiếp cận gần nhất đến những mong muốn của người tiêu dùng theo đúng quy luật “cung phải gặp cầu” Có nghĩa, dưới con mắt của tác giả đề tài này thì phụ huynh và trường mầm non đóng vai trò là người mua và người bán, tác giả đặt mối quan hệ này là mối quan hệ kinh doanh buôn bán Đề tài này tiếp cận chú trọng vào quá trình mua bán, thỏa mãn nhu cầu với các tiêu chí lựa chọn trường mầm non cho trẻ của các bậc phụ huynh Có thể thấy, ở một khía cạnh nhất định, các bậc phụ huynh đã có những tiêu chí để lựa chọn trường phù hợp
Tuy nhiên, tác giả nhận thấy là chưa có đề tài nào đi nghiên cứu cụ thể
về những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non của phụ huynh trên
Trang 15quan điểm xã hội học Chính vì vậy, qua nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn trường mần non cho con của phụ huynh trên địa bàn Thành phố
Hà Nội”, tác giả muốn đưa ra cái nhìn khách quan về vấn đề này và muốn tìm hiểu xem yếu tố nào là yếu tố quan trọng và quyết định nhất của các bậc phụ huynh khi chọn trường mầm non cho con
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng tới những yếu tố ảnh hưởng đến các bậc phụ huynh khi chọn trường mầm non cho con hiện nay qua nghiên cứu trường hợp tại Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội Từ đó có những khuyến nghị phù hợp
để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở các trường mầm non, đồng thời tạo sự tin tưởng cho phụ huynh khi quyết định lựa chọn trường mầm non cho con hiện nay
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả những tiêu chí chọn trường mầm non cho con của phụ huynh ở Quận Hà Đông hiện nay
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh ở Quận Hà Đông
Đưa ra những khuyến nghị phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
5 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của
phụ huynh trên địa bàn thành phố Hà Nội
5.2 Khách thể nghiên cứu:
Phụ huynh đang có con đi học mầm non tại quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội
Trang 165.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp tại quận Hà Đông, Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Từ 05/2014 – 07/2014
Nội dung nghiên cứu: Trong khuổn khổ nghiên cứu này, chỉ tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh bao gồm đặc điểm nhân khẩu như nghề nghiệp, trình độ học vấn; thu nhập của gia đình và độ tuổi của trẻ khi đi học mầm non
6 Câu hỏi nghiên cứu
Những tiêu chí nào ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh?
Trong các tiêu chí chọn trường mầm non cho con của phụ huynh, tiêu chí nào được phụ huynh đánh giá là quan trọng nhất?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Những tiêu chí chọn trường mầm non cho con của phụ huynh gồm có địa điểm trường học, chi phí, cơ sở vật chất, chương trình học, giáo viên, dinh dưỡng sức khỏe thì cơ sở vật chất được đánh giá là quan trọng nhất
Đặc điểm nhân khẩu như trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi của phụ huynh có tạo ra sự khác biệt khi chọn trường mầm non cho con
Thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non
cho con của phụ huynh
Độ tuổi của trẻ khi đi học mầm non có ảnh hưởng đến việc chọn trường
mầm non cho con của phụ huynh
Trang 178 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu trong đề tài nghiên cứu này sẽ sử dụng để tìm hiểu về giáo dục mầm non và các nhu cầu của các bậc phụ huynh thông qua việc tiếp cận các ấn phẩm báo chí, các trang web, diễn đàn dành cho cha mẹ cùng với các thông tư, nghị định về tiêu chí đánh giá trường mầm non chuẩn Việc đọc tài liệu và sử dụng các nguồn tài liệu này làm cơ sở, nền tảng cho việc định hướng nghiên cứu Các tài liệu sẽ giúp cho người viết có cái nhìn phong phú hơn, vừa khái quát vừa cụ thể về lĩnh vực giáo dục mầm non, để từ đó có những nhận định, đánh giá và kinh nghiệm về lĩnh vực này, phục vụ cho việc nghiên cứu Song song với đó, tác giả sẽ sử dụng chính những nguồn tài liệu đã đọc được là các thông tư, báo in, báo mạng, diễn đàn, trang web… để dẫn chứng vào từng mục có liên quan cụ thể trong bài
8.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp định tính, nghiên cứu này sẽ tiến hành phỏng vấn sâu
10 khách thể là phụ huynh đang có con đi học mầm non trên địa bàn quân Hà Đông với nội dung về những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con Sử dụng phương pháp này trong bài nhằm mục đích mong muốn hiểu rõ hơn về sự chọn lựa của các bậc phụ huynh dưới tác động của những nhân tố quyết định tới việc chọn trường mầm non cho con của họ như thế nào
Do nội dung nghiên cứu là những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho được các phụ huynh rất quan tâm nên khách thể nghiên cứu là những phụ huynh khá cởi mở chia sẻ quan điểm về việc chọn trường mầm non cho con Cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện tại địa điểm nhà riêng hoặc quán café với không gian thoải mái, thân thiện Trong quá trình phỏng vấn, người nghiên cứu luôn cố gắng để buổi phỏng vấn diễn ra tự nhiên và khai thác được tối đa thông tin mình cần Hạn chế câu hỏi mà người trả lời không muốn nói nhằm mục đích tránh gây khó chịu cho người được phỏng vấn
Trang 18Tên của người tham gia phỏng vấn sẽ được đảm bảo tính khuyết danh
và bảo mật thông tin trong nghiên cứu
8.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Để khẳng định và làm rõ về những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non, tác giả lựa chọn phương pháp trưng cầu ý kiến đối với những bậc làm cha mẹ đang có con học mầm non trên địa bàn quận Hà Đông Phương pháp này được thực hiện bằng cách tác giả xin danh sách gia đình có con từ độ tuổi từ 1 - 5 tuổi tại các cụm dân cư dự định thực hiện nghiên cứu Sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn ra 200 hộ gia đình có cho con đi học mầm non Tại mỗi hộ gia đình đã chọn, sẽ gửi phiếu trưng cầu ý kiến cho bố hoặc mẹ có con ở độ tuổi trên Thời điểm phát phiếu trưng cầu ý kiến từ tháng
4
Thu nhập
Trang 19Thông tin thu về được xử lý nhằm tìm hiểu xem những bậc cha mẹ có nhu cầu như thế nào về trường mầm non, từ đó thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến các bậc phụ huynh khi quyết định chọn trường mầm non cho con
9 Khung lý thuyết
10 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được chia làm 3 chương, bao gồm:
Chương một: Cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương hai: Thực trạng chọn trường mầm non cho con của phụ huynh
Chương ba: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh
Điều kiện kinh tế - xã hội
Tiêu chí chọn trường mầm non cho con của phụ huynh
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc họn trường mầm non cho con
Mức chi phí chi ở trường
Địa điểm
trường
mầm non
Chất lượng giáo viên
Cơ sở vật chất nhà trường
Chương trình học
ở trường
Đặc điểm nhân khẩu Thu nhập hộ gia đình Độ tuổi của trẻ khi
quyết định chọn trường
Chương trình học
ở trường
Trang 20CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Giáo dục mầm non
Nghiên cứu này sử dụng khái niệm của tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình: Giáo dục mầm non là khái niệm chung về việc giáo dục trẻ em trước khi vào học tiểu học, bao gồm các hoạt động tại các cơ sở chính quy, như trường mầm non, nhà trẻ hay mẫu giáo, tại các cơ sở không chính quy, hoặc tại gia đình giữa cha mẹ và trẻ nhỏ GDMN là việc hỗ trợ trẻ để trẻ phát triển tốt nhất theo hướng phát triển toàn diện, lồng ghép, bằng cách tập trung vào các kỹ năng khác nhau về xã hội, tình cảm và nhận thức, những kỹ năng này giúp trẻ sẵn sàng cho việc học hỏi, chuẩn bị vào học tiểu học, và tham gia đời sống xã hội [23]
1.1.2 Trường mầm non
Sử dụng khái niệm theo thông tư Số: 14/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành ngày 7/4/2008 về Quyết định ban hành điều lệ trường mầm non:
Trường mầm non độc lập là đơn vi giáo dục được liên hợp giữa nhà trẻ
và mẫu giáo có trách nhiệm nhận trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được tổ chức theo các loại hình công lập, dân lập và tư thục:
sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên
dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ
chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
Trang 211.1.3 Ảnh hưởng
Ảnh hưởng là tác động (từ người, sự việc hoặc hiện tượng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc người nào đó [14]
1.1.4 Yếu tố
Yếu tố là bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng [15]
1.1.5 Phụ huynh
Cha mẹ học sinh trong quan hệ với nhà trường
2.1 Các lý thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
2.1.1 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX Thuyết này gắn với các tên tuổi của nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans, George Simmel Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng tránh nỗi khổ đau Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực
cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành đọng Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động
Thuyết sự lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Tức
là, trước khi quyết định một hành động nào đó, con người luôn luôn đặt lên bàn cân để cân đong đo đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì sẽ thực hiện hành động và nếu chi phí lớn hơn thì sẽ không hành động
Thuật ngữ “lựa chọn” để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định đưa ra cách thức tối ưu nhất, phương tiện tốt nhất trong số những
Trang 22điều kiện hay cách thức, phương tiện hiện có, để đạt được mục đích có lợi nhất trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực Mục đích đạt được không chỉ
là vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có thể là lợi ích xã hội hoặc các yếu tố tinh thần Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác xuất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hóa Homans đã chỉ ra 3 đặc trưng cơ bản của hành vi xã hội là: hiện thực hóa hành vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý niệm; hành vi
đó được khen thưởng hoặc bị trừng phạt từ phía người khác; người khác ở đây
là nguồn củng cố trực tiếp đối với hành vi chứ không phải là nhân vật trung gian của một cấu trúc xã hội nào đó Ông cũng đã đưa ra một số định đề cơ bản của hành vi con người như: định đề phần thưởng; định đề kích thích; định
đề giá trị; định đề duy lý; định đề giá trị suy giảm; định đề mong đợi Mặc dù chỉ có định đề thứ 4 trực tiếp nói về tính duy lý, nhưng tất cả các định đề này cho thấy con người là một chủ thể trong việc xem xét và lựa chọn hành động nào đó có thể đem lại phần thưởng lớn nhất và có giá trị nhất Con người luôn
có xu hướng nhân bội giá trị của kết quả hành động và khả năng hiện thực hóa hành động đó Có nghĩa là con người sẽ quyết định lựa chọn một hành động nào đấy cả khi giá trị của nó thấp, nhưng bù lại tính khả thi của nó rất cao Quan điểm của Georg Simmel đề cập tới nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng, mỗi cá nhân luôn cân nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi và thỏa mãn nhu cầu bản thân Simmel cho rằng, mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế Cho - Nhận, tức là trao đổi ngang giá nhau Chính cơ chế này hình thành nên sự lựa chọn mang tính chất hợp lý đối với riêng cá nhân đó trong những hoàn cảnh khác nhau Bên cạnh đó mỗi cá nhân đều có những lựa chọn phù hợp với hoàn
Trang 23cảnh cũng như mong muốn đạt lợi ích tối đa từ lựa chọn đó Sự lựa chọn hợp
lý ở đây được vận dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, do con người luôn biết cách để đạt được lợi ích một cách tốt nhất [20, tr.1]
Sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý là cơ bản trong đề tài nghiên cứu này, người viết muốn thông qua lý thuyết này để luận lý giải quá trình suy nghĩ lựa chọn và quyết định hành động chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh
2.1.2 Lý thuyết hành động xã hội
Lý thuyết xã hội học về hành động xã hội của M Weber Lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người Mặc dù mỗi nhà xã hội học đều tiếp cận hành động xã hội ở các góc độ khác nhau song họ đều thống nhất ở một số điểm:
độ khác nhau có nghĩa là chủ thể luôn gắn cho hành động một ý nghĩa chủ quan nhất định
không phải hành động nào cũng có tính xã hội hay đều là hành động xã hội
Lí thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của các nhà hành vi luận cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong qui định hành vi của các cá nhân mà chỉ có thể biết đến những phản ứng bên ngoài Theo các nhà xã hội học, chúng ta không đơn thuần chỉ nghiên cứu phản ứng của các cá nhân trước các kích thích mà chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu những gì đang diễn ra bên trong, những gì tiềm ẩn trong mỗi
cá nhân [19, tr.2]
Trang 24Để chứng minh cho quan điểm của mình, nhà xã hội học đã đưa ra mô hình sau:
Mô hình trên đã cho chúng ta thấy cấu trúc của hành động xã hội Các thành tố này không hề tách dời nhau mà có mối liên hệ mật thiết với nhau Vận dụng lí thuyết này, chúng ta thấy rằng hành động cho con đi học mầm non của các bậc cha mẹ là hành động xã hội Đây là một hành động có ý thức,
có sự cân nhắc kĩ càng của các bậc cha mẹ (chủ thể hành động) Xuất phát từ nhu cầu muốn con được phát triển toàn diện đã nảy đến động cơ cho con đi học mầm non Các thầy cô - những người dạy trong các lớp học thêm chính là công cụ, phương tiện giúp cho các bậc cha mẹ đạt được mục đích của mình Chúng ta có thể hiểu được hành động này của các bậc cha mẹ bởi những người làm cha làm mẹ ai cũng có mong muốn con mình ngoan, lễ phép và được phát triển theo đúng độ tuổi của trẻ Chính nhưng mong muốn đó mà các bậc phụ huynh cho con đi học mầm non khi đến tuổi Đây chính là tính định hướng mục đích của hành động cho con đi học mầm non Đặt trong "hoàn cảnh" của hành động xã hội, việc cho con đi học mầm non tất nhiên chịu tác động của các giá trị, chuẩn mực xã hội vì vậy không thể không khẳng định rằng việc cho con đi học mầm non không hướng tới những người khác đặt trong tương tác với chủ thể hành động
2.1.3 Thuyết cấu trúc – chức năng
Thuyết cấu trúc - chức năng hay thuyết chức năng gắn với tên tuổi của nhà xã hội học E.Durkheim… Thuyết chức năng nhấn mạnh tính liên kết chặt
Hoàn cảnh
phương tiện
Mục đích
Trang 25chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó đối với tư cách là một cấu trúc tương đối bền vững
Nguồn gốc lý luận của thuyết chức năng là truyền thống khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ chức năng - hữu cơ và với chính thể hệ thống Thứ hai, là truyền thống khoa học Anh với thuyết tiến hóa , thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hữu cơ phát triển mạnh Từ hai truyền thống đã nảy sinh những ý tưởng khoa học về xã hội như
là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định
Lý thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất và cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc này Đối với bất kỳ sự kiện hiện tượng xã hội nào thì những người theo thuyết chức năng đều hướng vào việc phân tích các thành phần tạo nên cấu trúc của chúng Đồng thời thuyết này hỏi phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với
sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội [18, tr.3]
Với đề tài những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả sử dụng thuyết cấu trúc chức năng để phân tích cấu trúc hệ thống giáo dục mầm non hiện nay khi các trường công lập không đáp ứng yêu cầu của xã hội, xuất hiện các hình thức
tổ chức khác nhau như trường dân lập/tư thục Từ đó thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh hiện nay
1.3 Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Sơ lược về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân số quận Hà Đông
Hà Đông là quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ song Nhuệ , cách trung tâm Hà Nội 11km về phía Tây Quận Hà Đông nằm dọc theo quốc lộ 6
59 vĩ độ Bắc , 105045 kinh Đông, nằm giữa giao
Trang 26điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam , tỉnh Ninh Bình Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diện tích tự nhiên 4833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Vạn Phúc, Phúc La, Yết Kiêu, Mộ Lao, Văn Quán, La Khê, Phú La, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dương Nội, Biên Giang, Đồng Mai Trụ sở Ủy ban Nhân dân quận tại số 4 phố Hoàng Văn Thụ , Hà Đông , Hà Nội Dân số khoảng 225.100 người (năm 2009) Ranh giới tiếp giáp như sau : Phía Bắc giáp huyện
Từ Liêm và huyện Hoài Đức, Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ, Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân, Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai Hà Đông là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng phẳng , độ chênh địa hình không lớn , biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5 m - 6,8 m Với đặc điểm địa hình bằng phẳng, quận Hà Đông có điều kiện thuận lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, tăng năng suất
1.3.2 Sơ lược về lịch sử, điều kiện văn hóa, xã hội quân Hà Đông
Năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập, tỉnh lỵ đóng ở làng Cầu Đơ, nên được gọi là tỉnh Cầu Đơ Năm 1904, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sát nhập lại thành tỉnh Hà Tây và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận
Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Đông.Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội (sau quận Long Biên) Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự
Trang 27Về kinh tế: Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53.5%, thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 45.5%, nông nghiệp chỉ còn 1.0% Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17.7% Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng
Về đầu tư, xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Xa La, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, Dương Nội trục đô thị phía Bắc, dự án đường trục phía nam Hà Nội…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla
Về làng nghề: Hà Đông có nghề dệt lụa nổi tiếng với làng lụa Vạn Phúc Đây là một trong những thế mạnh phát triển dịch vụ kết hợp du lịch của quận
Về giáo dục: Hiện quận Hà Đông có 65 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trong đó có 15 trường đạt chuẩn Quốc gia Có 11 trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn quận
Về Văn hóa - Giáo dục: Từ năm 1990, Hà Đông là địa bàn điển hình của tỉnh Hà Tây về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa Năm 2008, có 82% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 27 làng, khu phố, 82 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa 100% phường
có mạng lưới y tế với đủ trạm y tế và bác sỹ Nhiều năm liên tục, Hà Đông giữ vững tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1%/ năm
Có thể thấy, quận Hà Đông - là một trong những quận có tốc độ phát triển nhanh và mức sống dân cư tương đối ổn định Với sự phát triển của Việt Nam hiện tại, thì Hà Đông là một trong những quận mang tính chất kiểu mẫu
cơ bản về sự phát triển nhanh, chịu tác động mạnh của quá trình hiện đại hóa,
Trang 28công nghiệp hóa Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới lối sống dân cư trên mỗi địa bàn Với đặc điểm quận Hà Đông như đã chỉ ra, nghiên cứu trường hợp sẽ phần nào cho thấy cách nghĩ, việc đầu tư, lựa chọn trường mầm non cho con của các bậc phụ huynh như thế nào.Từ địa bàn này có thể làm cơ sở hoặc là gợi ý cho những nghiên cứu khác về vấn đề lựa chọn trường mầm non cho con của các bậc phụ huynh tại các địa bàn tương đồng khác
Trang 29CHƯƠNG 2: NHỮNG TIÊU CHÍ CHỌN TRƯỜNG MẦM NON CHO
CON CỦA PHỤ HUYNH
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm các bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, sau đại học Trong đó, giáo dục mầm non là một bộ phận rất quan trọng Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền tảng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam Do đó, việc lựa chọn trường mầm non cho con luôn là vấn đề quan tâm của mỗi bậc phụ huynh có con đến tuổi này Để nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non thì ban đầu phải tìm hiểu về những tiêu chí chọn trường mầm non cho con của phụ huynh hiện nay Vậy loại trường mầm non phụ huynh đang cho con học là gì? Điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1 Loại trường mầm non của trẻ
Trang 302.1 Địa điểm trường học
Một trong những tiêu chí ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho của phụ huynh là địa điểm trường học Với địa bàn nghiên cứu, là quận gần trung tâm thành phố Hà Nội, Hà Đông đang chuyển hóa từ phát triển nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Số trường học tại đây cũng tương đối nhiều Vậy các bậc cha mẹ cho con học gần nhà hay phụ thuộc vào yêu tố nào khác? Bước đầu khảo sát về tiêu chí địa điểm trường, tác giả thu được kết quả khoảng cách từ nhà đến trường mầm non của con như sau:
Biểu đồ 2.2 Khoảng cách từ nhà đến trường mầm non
(đơn vị %)
45 32.5
sử dụng thao tác tính giá trị trung bình và kết quả số liệu nghiên cứu cho thấy 1,85 km là khoảng cách trung bình mà phụ huynh chọn địa điểm trường học cho con Đây cũng là khoảng cách trung bình khá hợp lý với đại đa số tâm lý của phụ huynh hiện nay Vậy phụ huynh lựa chọn khoảng cách đó với những nguyên nhân nào? Điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Trang 31Biểu đồ 2.3 Lý do chọn địa điểm trường mầm non cho con
(Nguồn: khảo sát thực tế)
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy có 59,0% phụ huynh giải thích nguyên nhân chọn trường mầm non cho con với khoảng cách trên là do địa điểm gần nhà; có 41,0% phụ huynh chọn nguyên nhân là do thuận tiên đưa đón trên đường đi làm của bố mẹ Trong quá trình khảo sát, ngoài hai chỉ báo trên, tác giả còn đưa ra các chỉ bảo như là do địa điểm trường ở nơi yên tĩnh, ít phương tiện giao thông qua lại hay là địa điểm đặt ở khu vực trung tâm hoặc là trường gần với gia đình ông bà nội /ngoại nhưng không có phụ huynh nào lựa chọn
ba phương án nêu trên Có thể thấy địa điểm trường học là một trong những tiêu chí tác động không nhỏ đến việc chọn trường cho con Địa điểm của trường nằm gần nhà, gần cơ quan hoặc trên đường đi làm của bố hoặc mẹ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc đưa đón con đi học Việc tính toán để hàng ngày đi làm và đưa con đi học là điều cần thiết với các bậc phụ huynh Ngoài
ra, việc đưa đón con là thường xuyên và lâu dài nên trước khi chọn trường cho con, bố mẹ phải tính rất kỹ lưỡng để lựa chọn địa điểm học tập cho con, một địa điểm thuận tiện luôn là ưu tiên đầu tiên trong chọn trường của phụ
huynh Chia sẻ của phụ huynh cho hay: “Gần nhà em ạ, ngay đằng sau khu
nhà này thôi Cho con học gần cho dễ đưa đón, chứ trường mà xa quá chị thấy vất vả lắm, nhất là trời vào mùa đông, lúc đó lại khổ cả mẹ cả con Được cái mấy chị hàng xóm cũng cho con học trường đó nên thỉnh thoáng anh chị
mà bận chưa kịp về đón con thì nhờ hàng xóm đón và cho con ở đó chơi với
Trang 32bạn luôn, chứ trường có dịch vụ trong trẻ thêm giờ nhưng nhiều hôm phải 7h anh chị mới về được nên nhờ hàng xóm đón con và cho cháu ăn gì đó thì mới
an tâm được”( PVS 5, nữ, 32 tuổi, Nhân viên văn phòng)
Hay chia sẻ của một phụ huynh khác:“Chị cho con học cách nhà cũng
tầm 3km Với khoảng cách đó chị không thấy xa lắm, do tiện đường đi làm của anh nhà chị, bố cháu làm nhà nước nên giờ giấc đi về đúng giờ lắm, lại tiện đường anh đi làm nên hàng ngày bố cháu phụ trách việc đưa đón con đi lớp, chứ không tiện đường đi làm mà cứ phải lo lắng hàng ngày việc đưa đón con thì mệt lắm” (PVS1, nữ 30 tuổi, Nhân viên văn phòng)
Có thể thấy, tiêu chí gần nhà và trường học nằm trên đường phụ huynh
đi làm là hai tiêu chí ảnh hưởng tới việc chọn trường của các bậc phụ huynh nhất Chính vì vậy, khi chọn trường, các bậc phụ huynh ưu tiên lựa chọn
trường đáp ứng được đặc điểm trên Có thể lấy thuyết “Sự lựa chọn hợp lý”
để giải thích điều này Hiện nay, hệ thống trường mầm non đã được đầu tư hơn, cơ sở vật chất được chú trọng Cùng với những tiêu chí khác, một địa điểm gần, phù hợp được cho là sự lựa chọn hợp lý Trong trường hợp các bậc cha mẹ phải đi một quãng đường xa hơn để đưa con đến trường và không thuận tiện với đường đi làm của mình thì sẽ phải có một nhân tố nào đó khiến các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm lựa chọn trường không thuận tiện về địa điểm đó Nhưng với quận Hà Đông, khảo sát thực tế cho thấy, các bậc phụ huynh đều chọn trường gần nhà hoặc thuận tiện cho quãng đường đi làm của mình Điều đó c2hứng tỏ, nhân tố địa điểm là nhân tố quan trọng, được đặt lên trên so với các nhân tố khác Trường thỏa mãn yêu cầu lựa chọn về địa điểm của các bậc phụ huynh Điều này không có nghĩa các nhân tố khác không quan trọng Với thực tế chọn trường với đặc điểm địa điểm như đã khảo sát, có thể xảy ra hai trường hợp: Trường hợp một: Các trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông khá đồng đều về cơ sở vật chất, giáo viên, chất lượng dinh dưỡng, … nên các bậc phụ huynh có xu hướng hài lòng, đi đến quyết định lựa chọn trường mầm non có địa điểm thuận lợi Trường hợp thứ
Trang 33hai: Tuy các trường ở xa có đặc điểm tốt hơn, nổi trội hơn về các tiêu chí khác, nhưng do cha mẹ phải tự đưa đón con đi học đồng thời vẫn đi làm, nên chấp nhận chọn trường có địa điểm gần để tiết kiệm thời gian đi lại và phù hợp với gia đình Với trường hợp thứ nhất, địa điểm là tiêu chí đủ thỏa mãn nhu cầu mong muốn của các bậc phụ huynh, ở trường hợp thứ hai, địa điểm là yếu tố cần khi chọn trường mầm non cho con Với trường hợp nào xảy ra, thì việc lựa chọn địa điểm phù hợp với gia đình cũng là tiêu chí có ảnh hưởng không nhỏ tới các bậc phụ huynh khi đi đến quyết định lựa chọn trường mầm non cho con
2.2 Mức chi phí ở trường mầm non
Chi phí học ở trường mầm non là tiêu chí được phụ huynh quan tâm và cân nhắc khi chọn trường cho con hiện nay Theo kết quả khảo sát của Công
ty Nghiên cứu thị trường Intage Việt Nam vào tháng 03/2012 tại ba thành phố
là Hà Nôi, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhằm tìm hiểu về quan điểm
và xu hướng lựa chọn trường học cho con của phụ huynh thì chi tiêu cho giáo dục là một trong những khoản chi tiêu quan trọng và không thể cắt giảm được trong gia đình Các bậc phụ huynh sẵn sàng bỏ ra chi phí cao để mong muốn con cái được học tập trong một môi trường tốt nhất [16] Vậy trên địa bàn quận Hà Đông, phụ huynh cho con đi học mầm non với mức chi phí như thế nào, điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây
Biểu đồ 2.4 Chi phí hàng tháng phải đóng ở trường mầm non
(đơn vi %)
41 28
Trang 34Nhằm tìm hiểu mức chi phí trung bình hàng tháng mà các hộ gia đình dùng để chi tiêu cho việc đi học của con cái tại trường học thì nghiên cứu đã
sử dụng thao tác tính giá trị trung bình và kết quả số liệu nghiên cứu cho thấy mức 1,65 triệu đồng là mức chi phí trung bình hàng tháng mà các bậc phụ huynh chi cho việc học của con tại trường Đồng thời nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rằng các bậc phụ huynh cho biết mức chi phí hàng tháng phải đóng cho con ở trường mầm non là khác nhau Trong đó, mức học phí dưới 1 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 41% Tiếp theo là mức từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng với 28% Đứng thứ ba là mức từ 2 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng với 21,0% Cuối cùng là mức từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng với 10% Như vậy, các hộ gia đình chi tiêu học phí hàng tháng cho con cái tại trường học mầm non ở mức trung bình Mức chi tiêu này cũng phù hợp với thu nhập bình quân đầu người của nước ta hiện nay, nhất là trong điều kiện khó khăn về việc làm, thu nhập của các hộ gia đình trong việc cân đối các khoản chi tiêu trong
sinh hoạt gia đình
Ngày 11/9/2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có công văn chỉ đạo
về việc công khai các khoản thu chi đầu năm Công văn nêu rõ: “Tất cả các
trường phải thông báo công khai tất cả các khoản thu, chi đầu năm học bao gồm các khoản thu chi từ học phí, các khoản thu khác, các khoản thu theo thỏa thuận, thu tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường[13] Để
thực hiện đúng các văn bản quy định cũng như tăng cường công tác quản lý, các trường mầm non thường thông báo tới các bậc phụ huynh nội dung các khoản thu chi hàng tháng cho các trẻ em khi học tại trường Vậy cụ thể hàng tháng phụ huynh phải đóng những khoản chi phí nào? Điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Trang 35Biểu đồ 2.5: Các khoản chi phí hàng tháng tại trường mầm non
(đơn vị %)
27.7 13.2
19.5 19.3 10.5
6.6 3.2
Học phí, ăn
Học tiếng anh
Học môn năng khiếu
Giữ trẻ ngoài giờ
của trẻ em được các bậc phụ huynh và nhà trường quan tâm hàng đầu
Đứng thứ hai là chi phí học môn năng khiếu vẽ, nhạc chiếm tỷ lệ 19,5% Hiện nay, việc tổ chức cho trẻ học các môn năng khiếu tại các trường mầm non diễn ra khá phổ biến Các môn năng khiếu trong trường mầm non bao gồm: Múa, vẽ, võ, hát, bơi lội Thông thường, các lớp năng khiếu này được
tổ chức theo mô hình lớp học ghép với học sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau Trẻ tham gia học môn năng khiếu được học 30 phút/ngày, 1 tuần học từ 1 - 2 buổi Tiền học được tính theo buổi và nằm ngoài số tiền học phí trẻ phải đóng theo tháng Hầu hết giáo viên dạy môn năng khiếu trong trường mầm non đều
được thuê bên ngoài Trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi là “thời điểm vàng”
để khơi gợi tiềm năng và năng khiếu cho trẻ nhỏ Việc đăng ký cho trẻ tham
Trang 36gia các lớp học năng khiếu trong trường là do phụ huynh tự nguyện Ở bậc học mầm non, các lớp học năng khiếu được xem là hoạt động bổ trợ nhằm tăng cường thể chất cho trẻ, giúp trẻ tự tin và hứng thú hơn mỗi khi đến trường
Đứng thứ ba là chi phí giữ trẻ ngoài giờ chiếm tỷ lệ 19,3% Có thể thấy chi phí giữ trẻ ngoài giờ là một trong những nhu cầu cần thiết của các bậc phụ huynh hiện nay Dưới nhịp sống đô thị bận rộn, khối lượng công việc nhiều, giờ tan sở muộn hơn so với giờ tan học của trường mầm non là một mối lo ngại của bậc phụ huynh trong việc đưa đón trẻ nhỏ Để đáp ứng được nhu cầu
đó thì một số trường mầm non đã đưa ra phương án tổ chức giữ trẻ ngoài giờ
và thu thêm khoản phí này vào tổng chi phí hàng tháng để chăm sóc trẻ ngoài giờ, đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi các bậc phụ huynh chưa thể đón trẻ đúng giờ quy định
Có thể thấy mức chi phí hàng tháng cho việc học của con ở trường mầm non là khác nhau trong đó, mức học phí dưới 1 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất Bên cạnh đó, cơ cấu các khoản chi tiêu hàng tháng cho con cái tại trường học khá đa dạng, từ các khoản chi về thể chất và tinh thần, năng khiếu cho trẻ Trong đó, chi phí học, tiền ăn và tiền bán trú là khoản chi phí chiếm tỷ
lệ cao nhất trong các khoản
2.3 Cơ sở vật chất trường mầm non
Mọi bậc phụ huynh khi lựa chọn gửi con em của mình vào trường mầm non nào đó, chỉ thực sự yên tâm khi con của mình được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường an toàn, lành mạnh Một trong những tiêu chí tạo nên sự yên tâm cho phụ huynh đó là vấn đề cơ sở vật chất của trường mầm non Cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng, an toàn, hiện đại là cơ sở thuận lợi để cho giáo viên chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt nhất Vậy tiêu chí nào của cơ sở vật chất được phụ huỵnh lựa chọn khi chọn trường mầm non cho con, điều đó được thể hiện ở bảng dưới đây:
Trang 37Bảng 2.1: Cơ sở vật chất trường mầm non được phụ huynh quan tâm
lựa chọn
( đơn vị %)
(%)
lắp ghép, đồ hàng, phát triển trí tuệ, giấy - màu vẽ, nhạc
cụ…
62
ăn đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn phòng chống cháy nổ; có 72,5% phụ huynh chọn trường vì có sân chơi ngoài trời rộng, có cây xanh mát, nền được
Trang 38lát gạch/xi măng và có cầu trượt, xích đu Có thể nói ba tiêu chí trên đều là những tiêu chí bên ngoài dễ tạo ấn tượng cũng như bắt mắt phụ huynh khi tìm hiểu để chọn trường mầm non Phụ huynh mong muốn con được sống, sinh hoạt, vui chơi trong không gian trong lành, có cây xanh, thông thoáng, sạch đẹp, hệ thống đồ chơi phong phú, an toàn đối với trẻ em Đây là lựa chọn chính đáng có lợi cho con em của họ khi đến tuổi mẫu giáo
“Đối với anh một ngôi trường tốt là phải có cở sở vật chất tốt như trường phải có cây xanh, sân trường phải rộng để con có những hoạt động tập thể như tập thể dục, vui chơi, và nhiều hoạt động bổ ích khác Phòng học thì cũng phải rộng, có nhiều ánh sáng, thoáng mát chứ phòng mà chật rồi trẻ đông là anh thấy rất tội con… và một vài cái khác nữa nhưng anh cũng không kể hết được Khi quyết định cho con học trường này, anh phải tìm hiểu rất kỹ về cơ sở vật chất của trường có đáp ứng được nhu cầu của
vợ chồng anh hay không rồi mới quyết định cho con học” (PVS 8, Nam, 34 tuổi, viên chức nhà nước)
Tuy nhiên, việc đáp ứng về mong muốn, nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ thực tế ở từng trường mầm non là khác nhau Có trường đạt tiêu chuẩn, có trường chưa đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất Nhưng, chúng
ta đều biết rằng, tiêu chí cơ sở vật chất cũng đi cùng với tiêu chí chi phí hàng tháng cho trẻ ở trường mầm non Một trường mầm non với cơ sở vật chất đầy
đủ như có sân chơi trong nhà với những đồ chơi đa dạng, phong phú, hay hệ thống camera theo rõi, có điều hòa… thì tất yếu chi phí sẽ tăng lên cùng chiều với cơ sở vật chất Điều đó, cũng có nghĩa không phải phụ huynh nào cũng có thể đáp ứng được về mặt chi phí để có cơ sở vật chất tốt nhất cho bé
2.4 Chất lƣợng giáo viên mầm non
Một môi trường tốt cho trẻ không chỉ có cơ sở vật chất tốt, mà nhân tố con người, cụ thể ở đây là giáo viên trực tiếp dạy trẻ là một trong những nhân
tố không thể không nhắc tới Giáo viên là những người lớn tiếp xúc với bé
Trang 39nhiều nhất trong ngày sau gia đình bé Giáo viên cũng là người thay bố mẹ ở nhà rèn cho bé các nề nếp sinh hoạt Ở Việt Nam khi các gia đình còn hay làm hết mọi thứ cho trẻ nhưng giáo viên sẽ là người tạo môi trường để trẻ học các
kỹ năng chăm sóc bản thân như ăn uống, vệ sinh cá nhân, tự phục vụ (như dọn bàn, đi giày dép, gấp chăn…) Do đó, việc giáo viên dạy bé như thế nào
có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý muốn đến trường của bé Chính vì vậy thông qua việc trưng cầu ý kiến của 200 phụ huynh về chất lượng giáo viên mà phụ huynh quan tâm khi chọn trường mầm non, tác giả thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.6 Lựa chọn của phụ huynh về chất lƣợng giáo viên
(đơn vị %)
91 70
82.5 59
GV thân thiện, biết lắng
nghe và dễ hòa nhập với trẻ
GV được đào tạo chính quy
Giáo viên có giọng nói hay,
truyền cảm
(Nguồn; khảo sát thực tế)
Qua khảo sát ý kiến của 200 phụ huynh về ảnh hưởng của chất lượng giáo viên mầm non khi chọn trường cho con thì có ba tiêu chí nổi bật của giáo viên mà phụ huynh quan tâm nhất Đó là có tới 91% phụ huynh muốn con được học giáo viên phải biết yêu nghề, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc Phụ huynh quan niệm, nếu giáo viên có tâm với nghề và nhiệt tình với
Trang 40công việc thì họ hoàn toàn yên tâm cho con ở trường Giáo viên mầm non với trẻ như người mẹ thứ hai nên chất lượng giáo viên rất quan trọng Qua tìm hiểu, nhiều trường mầm non bị lên án bởi giáo viên dạy trẻ thiếu tình yêu thương trẻ nhỏ với những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp như là đánh
Lâm, Hà Nội bị phụ huynh tố cáo giáo viên đánh trẻ thủng màng nhĩ [21] hay như sự việc về trường mầm non tư thục Phương Anh, Thủ Đức, Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2013 bị lên án khi bảo mẫu hành hạ trẻ dã man[22] Với thực trạng giáo viên được truyền thông phản ánh như vậy, không tránh khỏi
sự lo ngại về giáo viên khi các bậc phụ huynh gửi con mình vào trường mầm non nào đó Và đại đa số phụ huynh đều mong muốn con mình được học ở giáo viên yêu nghề, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc
“Khi chọn trường cho cháu, chị đặc biệt quan tâm tới chất lượng giáo viên Ở công ty, mấy chị em trong phòng hay nói với nhau rất sợ con mình học phải cô giáo thiếu kiên nhẫn, không yêu nghề yêu trẻ Trẻ con hiếu động, mình ở nhà là bố mẹ cháu đôi khi còn bực mình và cáu gắt, nhưng yêu con nên tìm cách dạy cho con hiểu Chỉ sợ ở lớp, cô không như vậy, không có trách nhiệm, thấy con nghịch hoặc khóc lại quát thêm hoặc đánh con Bé nhà chị con trai nên bé nghịch lắm, chỉ sợ cô không chịu được mà có hình thức giáo dục khiến cháu có tâm lý phản kháng thêm thôi Nên khi cho con đi học, chị phải tìm hiểu rất kỹ về lớp của cháu sẽ học Cũng may, các cô khá nhiệt tình và cô cũng quan tâm con nên chị cũng yên tâm” (PVS1, nữ, 30 tuổi,
Nhân viên văn phòng)
Đứng thứ hai là có 82,5% phụ huynh muốn giáo viên thân thiện, biết lắng nghe và dễ hòa nhập cùng với trẻ Điều này cũng rất quan trọng bởi giáo viên thân thiện với trẻ, biết lắng nghe trẻ nói, trò chuyện, trẻ không sợ cô giáo
và thích đến trường Gần đây có một vài bài báo nói về việc giáo viên đánh trẻ chỉ vì trẻ không nghe lời, cụ thể như báo http://www.tinmoi.vn/ đưa tin