Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khu dân cư vùng nhà máy xi măng huyện anh sơn, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học

40 881 2
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khu dân cư vùng nhà máy xi măng huyện anh sơn, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáodục và đào tạo Trờng đại họcvinh ------------------------ Phùngthịnguyệt minh ảnhhởngcủaô nhiễmkhôngkhílênnhiễmkhuẩn hấpcấptính trẻemdới 5 tuổi tại khudân c vùngnhà máy xi mănghuyệnanhsơn, tỉnhNghệAn Chuyênngành: Sinhhọcthựcnghiệm Mã số: 60.42.30 Luậnvăn thạc sĩsinhhọc Ngờihớngdẫnkhoahọc: ts. Nguyễnngọchiền Vinh 2011 i LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Hiền, người đã hết sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn phòng Đào tạo trường Đại học Vinh, ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, khoa Sinh học, khoa Nhi bệnh viện huyện Anh Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành biết ơn sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ tận tình của bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc những sự giúp đỡ quý báu đó. Vinh, tháng 12 năm 2011 Phùng Nguyễn Nguyệt Minh ii MC LC Trang Bộ giáodục và đào tạo .i Trờng đại họcvinh i Phùngthịnguyệt minh .i iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt ARI Viết đầy đủ Acute respiratory infections (Nhiễm khuẩn hấp cấp tính) ADB Ngân hàng phát triển châu Á Hb Lượng hemoglobin có trong một thể tích máu KCN Khu công nghiệp KVP Không viêm phổi MT Môi trường NKHHCT Nhiễm khuẩn hấp cấp tính PM 10 Bụi có đường kính khí động học dưới 10 µm QCVN Quy chuẩn Việt Nam RBC Red blood cell (số lượng hồng cầu) RLLN Rút lõm lồng ngực TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSP Bụi lơ lửng tổng số TTSK-LĐ-MT TP.HCM Trung tâm Sức khỏe - Lao động và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh VP Viêm phổi VPN Viêm phổi nặng WBC White blood cell (số lượng bạch cầu trong một thể tích máu) WHO Word Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) iv DANH MC CC BNG Trang Bộ giáodục và đào tạo .i Trờng đại họcvinh i Phùngthịnguyệt minh .i Bộ giáodục và đào tạo .i Trờng đại họcvinh i Phùngthịnguyệt minh .i v DANH MC CC BIU Trang Bộ giáodục và đào tạo .i Trờng đại họcvinh i Phùngthịnguyệt minh .i vi ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2010, theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới là 6.877.200.000 người. Dự đoán đến năm 2050, dân số thế giới có thể lên đến 9,51 tỷ người. Dân số gia tăng đòi hỏi thế giới phải sản xuất ra một lượng vật chất ngày càng lớn. Vì thế các nhà máy, khu công nghiệp mọc lên như nấm, đồng thời quá trình đô thị hóa cũng diễn ra nhanh hơn, các phương tiện giao thông tăng đáng kể… làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường trở nên bị ô nhiễm mức báo động. Đặc biệt, ô nhiễm môi trường không khí hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng. Theo số liệu thống kê của ADB (Ngân hàng phát triển châu Á), tại nhiều thành phố châu Á, các chỉ số ô nhiễm không khí thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới [40]. Việt Nam, theo số liệu điều tra mới đây nhất của Viện quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng) cho thấy cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí xảy ra tại hầu hết các đô thị trong vùng và các tuyến quốc lộ, những nơi có mật độ xây dựng và giao thông cao. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 điểm nóng nhất. Không những thế, không khí xung quanh các nhà máy, khu công nghiệp cũng đang bị ô nhiễm bởi lượng khói bụi, khí thải do hoạt động của chúng. Theo báo cáo của Bộ Y tế Canada, ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn đến 5.900 cái chết hàng năm tại nước này. Việt Nam, mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về tác hại do ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người, nhưng các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí ngày một gia tăng, nhất là trẻ em là một thực trạng đáng lo ngại. Số lượng trẻ đến khám, điều trị các bệnh đường hấp tại bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã cho thấy điều đó: Nhiễm khuẩn đường hấp từ gần 2.800 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 3.800 trường hợp vào năm 2005; bệnh suyễn từ hơn 3.000 trường hợp năm 1996 tăng lên trên 11.000 trường hợp vào năm 2005; bệnh viêm tai giữa từ chỉ 441 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 2000 trường hợp năm 2005… Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), lượng bệnh nhi mắc 1 các bệnh lý đường hấp (như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản…) đến khám cũng ngày càng gia tăng, chiếm 40% - 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại đây. Trong một hội nghị mới đây về chuyên đề bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD, các nhà chuyên môn đã đưa ra một số yếu tố, nguyên nhân gây nên bệnh COPD, trong đó có nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường không khí ngoài đường, các hạt từ khói xe các đô thị lớn. Không những gây bệnh COPD, các nhà chuyên môn cũng ghi nhận tình trạng ô nhiễm không khí ngoài đường làm suy giảm chức năng hấp, có hại cho người đã mắc bệnh tim, phổi… Rõ ràng, ô nhiễm không khí đang là mối đe dọa cho cuộc sống của chúng ta. Tại Nghệ An những năm gần đây nổi lên hàng loạt tụ điểm gây ô nhiễm như: Làng nghề gạch ngói Nghĩa Hoàn (Tân Kỳ) do sử dụng than đá để đốt làm cho nồng độ bụi và các khí tại đây đều vượt tiêu chuẩn từ 1,2 đến 1,5 lần; Làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi (xã Quỳnh Dỵ, Quỳnh Lưu) do hầu hết các cơ sở chế biến đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, các hộ đều xả chất thải trực tiếp ra cỗng rãnh xung quanh làm bẩn nguồn nước và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc vào mùa nắng; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Chương (xã Thanh Ngọc, Thanh Chương) do chưa triển khai dự án công nghệ xử lý chất thải một cách triệt để mà vẫn sử dụng hệ thống 9 bể lắng để xử lý chất thải trước khi xả vào sông Rào Gang dẫn đến nguồn nước không thể sử dụng được, học sinh học bài phải đeo khẩu trang vì không chịu nổi mùi hôi thối; Tương tự với Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành cũng khiến cho khách qua lại phải bịt miệng, che mũi vì khí thải bốc nồng nặc; Nhà máy sản xuất tinh bột cá (Diễn Châu) cũng khiến cho hàng trăm hộ dân các xóm sinh sống gần đó phải chịu đựng sự ô nhiễm nguồn nước và không khí rất nặng nề bởi mùi hôi thối bay xa cả vài kilômet với bụi, khói than… Bên cạnh đó các nhà máy xi măng huyện Anh Sơn cũng đang gây bức xúc không kém cho người dân sống khu vực xung quanh bởi kiểu thiết kế 2 theo công suất lò đứng không có bộ phận lọc bụi trước khi nhả khí ra đã khiến cho bầu không khí nơi đây bị ô nhiễm. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với không khí ô nhiễm, dễ bị mắc các chứng bệnh về đường hấp hơn. Bởi vậy để tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên tình trạng nhiễm khuẩn hấp cấp tính (NKHHCT) trẻ dưới 5 tuổi, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên nhiễm khuẩn hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi tại khu dân vùng nhà máy xi măng huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm: 1. Tìm hiểu thực trạng NKHHCT trẻ dưới 5 tuổi tại khu dân vùng nhà máy xi măng Anh Sơn. 2. Xác định ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên tình trạng NKHHCT trẻ dưới 5 tuổi tại tại khu dân vùng nhà máy xi măng Anh Sơn. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm và các dạng ô nhiễm môi trường 1.1.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường Trong sinh vật học, môi trường (MT) có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, MT bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm MT là thêm vào MT bất kỳ chất hay dạng năng lượng nào với tốc độ lớn hơn tốc độ mà MT có thể thích nghi với chúng bằng cách phân tán, phân hủy, quay vòng hay tích tụ chúng với một số dạng ít gây tác hại. Hoặc ô nhiễm MT là sự thay đổi bất lợi đối với một số các thành phần MT có khả năng gây tác hại đến sức khỏe của con người, đến tính bền vững của vật liệu, đến sự phát triển của sinh vật (như sự thay đổi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp về các dạng năng lượng, mức độ bức xạ, tính chất vật lý, hóa học và sự đa dạng sinh học) xung quanh chúng ta bởi việc chuyển chất thải vào môi trường. 1.1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường. Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan: - Ô nhiễm MT đất, xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,… hoặc do rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocarbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và chlorinated hydrocarbon. 4

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan