2.3. Tổ chức nội dung giáo dục và vai trò của ngƣời thầy Trong lĩnh vực giáo dục, J. Dewey xây dựng một lý thuyết mới và thể nghiệm nó bằng thực nghiệm. Ông đã thông qua sự xem xét tổng thể và nghiên cứu của mình để đi đến quan điểm về giáo dục khác với những quan điểm trƣớc đó. Để có thể tổ chức nội dung giáo dục theo cách tiến bộ, J.Dewey đã đƣa ra hai quy tắc. Quy tắc thứ nhất, đó chính là nội dung học tập phải đƣợc bắt nguồn từ những kinh nghiệm của cuộc sống bình thƣờng. Quy tắc này hƣớng đến mục tiêu tìm ra cách thức và phƣơng tiện để đƣa vật liệu vào bên trong kinh nghiệm.Với J.Dewey thì bất cứ môn học nào dù là môn học tự nhiên hay xã hội thì nó cũng phải bắt nguồn từ những kinh nghiệm của cuộc sống bình thƣờng. Trong cuốn “Dân chủ và giáo dục”, J. Dewey đƣa ra cách thức trẻ em phân biệt sợi bông và sợi len khi đƣợc tiếp xúc chân thực với hai loại sợi này. J. Dewey cho biết, bản thân ông cũng không hề biết lý do khiến ngành công nghiệp vải sợi bông phát triển chậm hơn so với vải sợi len, nếu các học sinh của mình không nói với ông là do sợi bông khó giặt bằng tay hơn so với sợi len. Sở dĩ trẻ em biết đƣợc điều này là do chúng đƣợc làm việc trực tiếp với sợi bông và sợi len, học sinh trong một nhóm mất 30 phút để tách sợi bông khỏi quả và hạt bông, khối lƣợng bông thu về thậm chí còn ít hơn 1 ounce. Từ đó, chúng có thể tin rằng một ngƣời chỉ có thể kiếm đƣợc 1 pound mỗi ngày khi gỡ sợi bông và cũng có thể hiểu tại sao tổ tiên chúng lại mặc đồ len thay vì đồ từ sợi bông. Bên cạnh đó, học sinh còn khám phá ra độ dài ngắn của sợi bông so với sợi len, sợi bông chỉ bằng 13 inch còn sợi len dài gần 3 inches, vì thế sợi bông mƣợt và không bám, không gắn kết với nhau, trong khi sợi len thì chắc chắn và cứng cáp hơn do có nhiều gai hơn…Đây là một trong những cách mà J.Dewey khuyến khích sử dụng trong quá trình dạy học tại nhà trƣờng. Qua đó, trẻ em trải nghiệm và những trải nghiệm đó trở thành kinh nghiệm của chính học sinh, thay vì chỉ tiếp nhận những đặc tính một cách thụ động và tách rời cuộc sống từ sách vở và kiến thức của ngƣời thầy. Hay nói theo cách khác, theo quan niệm của Dewey thì học bằng cách thực hành