1. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong xây dựng nội quy lớp học: Học sinh dễ dàng hiểu nội quy, cảm thấy mình có trách nhiệm và thực hiện kỷ luật một cách tự giác, không cần nhắc nhở. 2. Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán: Việc xây dựng nội quy lớp học để học sinh có nghĩa vụ cư xử đúng mực và đảm bảo môi trường học tập an toàn, lành mạnh. Giúp giảm thiểu hành vi xấu, trau dồi thói quen tốt cho học sinh. 3. Hình thức xử phạt phù hợp và đồng nhất: Giáo viên áp dụng hình thức xử phạt phải công bằng và bình tĩnh. Không phạt học sinh vì những quy định chưa được thỏa thuận trước. Các biện pháp xử phạt phải nhằm mục đích dạy cho học sinh biết rằng cách xử sự của em như vậy là sai, không khiến học sinh cảm thấy tồi tệ. 4. GV quan tâm tới vấn đề của HS, động viên khi trẻ có hành vi tích cực: Cần nhạy cảm và quan tâm đến điều kiện, hoàn cảnh của từng học sinh. Sau khi được GV khen ngợi hoặc đánh giá cao, sự tự tin của HS không ngừng được củng cố và kết quả học tập của các em ngày càng được cải thiện. 5. GV cần phải là tấm gương đạo đức mẫu mực cho HS: Trẻ em học và làm theo những gì các em thấy từ cuộc sống và từ những người xung quanh. Nếu giáo viên tỏ ra giận dữ, không khoan dung, học sinh chắc cũng sẽ biểu lộ sự tức giận và không khoan dung. Nếu giáo viên cư xử một cách nhẹ nhàng, có lòng khoan dung, sự nhẫn nại, thì học sinh sẽ học theo cách cư xử đó. 6. Xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ: Học sinh và giáo viên trong quá trình giáo dục có mối quan hệ thân thiện, cảm thông, gắn bó. Là môi trường lý tưởng để trẻ học tập và phát triển nhân cách