BO KHOA HOC CONG NGHE CHUONG TRINH KC.08 “BAO VE MOI TRUONG VA PHONG TRANH THIEN TAI” mI —_———— TH nn _ ĐỀ TÀI KC - 08 - 06
"NGHIÊN CÚU CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO CÁC
VÙNG SINH THÁI ĐẶC TRƯNG, DỰ BÁO XU THẾ DIỄN BIẾN, ĐỀ XUẤT CÁC
CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP KIẾM SỐT THÍCH HỢP”
BẢO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU CHUYÊN ĐỀ "XU THẾ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VA CAC DIEN BIEN MOI TRUONG TAI CAC VUNG
SINH THÁI ĐẶC TRƯNG"
Cơ quan thực hiện : Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Chủ nhiệm để tài : PGS.TS Trần Khắc Hiệp
ThS Trần Thiện Cường
HÀ NỘI, 12/2003
Trang 2MUC LUC
1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên
1.1.2 Vùng sinh thái nông thôn trung du
1.1.3 Vùng sinh thái nông thôn đồng bằng
1.1.4 Vùng sinh thái nông thôn ven đô thị
1.1.5 Vùng sinh thái nông thôn ven biển 22222222221 rue 8
1.1.6 Đánh giá chung về tỉnh hình sử dụng tải nguyên đất: 1.2 Tài nguyên nước
1.2.1 Tình hình sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam
1.2.2 Hiện trạng tài nguyên nước ở các vùng sinh thái nông thôn 13
1.3 Tải nguyên rùng
1.3.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng "
43.2 Tai nguyên rừng ở các vùng sinh thái nông thôn c2 irire 24 1.4 Tài nguyên đa dạng sinh học
1.4.1 Đa dạng sinh học ở Việt Nam
1.4.2 Nguyên nhân giảm sút ĐDSH ở Việt Nam
1.8 Tài nguyên du lịch
II Xu thế sử dụng TNTN tại các vùng sinh thái 21 Xu thế sử dụng tài nguyên đất
22 Xu thế sử dụng tài nguyên nước see
OID RCIA 0 (LCL: ÔÒ
24, Tai nguyén da dang sinh hoc
2.5 Banh gid chung vé xu thế sử dụng tài nguyên
Trang 3DANH MUC BANG VA HINH
L DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hoà Bình năm 2001 Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đắklắk năm 2002 {6]
Bang 3 Cây trồng và lượng đất xói mòn (độ dốc 5-8', mưa 1.905mm)
Bang 4 Quản lý và ỉ lệ phân bổ đất đai tính đến 01/01/2000 (ha)
Bang 5 Hiện trạng sử dụng đất ở một số huyện trung du Nghệ An Bang 6 Hiện trạng sử dụng đất ở Thái Bình năm 2002 [4] (ha)
Bang 7 Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Quảng Nam (ha)
Bảng 8 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận năm 2001
Bảng 9 Thống kê lượng nước dùng trong công nghiệp
Bảng 10 Hiện trạng cấp nước sinh hoạt nông thôn Tỉnh Hoa Binh (năm 2002) I9 Bảng 11 Lưu lượng nước các sông chính tỉnh Quảng Nam Bảng 12 Chế độ thuỷ văn sông Cái, Phan Rang theo thời gian trong năm Bảng 13 Hiện trạng rừng của Việt nam vảo thời điểm cuối năm 2002 Bang 14 Hiện trạng tải nguyên rừng tỉnh Ninh Thuận
Bang 15 Phan hang các loài động vat bi de doa ghi trong sách đỏ Việt Nam
Bang 16 Tinh hinh biến động đất của cả nước trong 10 năm (1990 - 2000)
Bảng 17 Diễn biến diện tích rừng nước ta từ 1990 đến 2002
Bảng 18 Diễn biến diện tích rừng tự nhiên giai đoạn 1992 - 1999
Bảng 19 Diễn biến diện tích cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, qua các năm
Bảng 20 Tỉnh trạng nhà ở của nhân dân tại các làng nghề (%)
Bảng 21 Vị trí nhà ở so với xưởng sản xuất tại các làng nghề nghiên cứu
Bảng 22 Các triệu chứng tai, mũi, họng thường gặp tại các làng nghề nghiên cứu
Bảng 23 Các triệu chứng da thường gặp tại các làng nghề nghiên cứu
Bảng 24 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam [2] Bảng 25 Phân bố các làng nghề tái chế trong cả nước
Bảng 26 Đặc tính nước thải ở các làng nghề dệt nhuộm Phương La - Thái Phương - Hưng Hà - Thái
Bảng 27, Diện tích và năng suất tôm sú trong các năm 1996 - 2001
Bảng 28 Tương quan giữa diện tích RNM và diện tích nuôi tôm nước lở một số tỉnh năm 2002 49
Bảng 29: Nuôi tôm trên cát ở Ninh Thuận qua các năm [10] s22 22eree 50
Bảng 30 Du lịch Cà Mau qua các năm 1995 - 2001
Bảng 31 Áp lực về nguồn nước ngot va chat thai [5]
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Giảm diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam
Trang 4I HIEN TRANG SU DUNG TAI NGUYEN THIEN NHIEN 1.1 Tài nguyên dat
Việt Nam có diện tích tự nhiên là 32.924.060 ha, trong đó diện tích sông suối và
núi đá gần 1,8 triệu ha (chiếm 5,5% diện tích đất tự nhiên, phần đất liên 31,2 triệu
ha (chiếm 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đông (80 triệu người), nên diện tích đất bình quân đầu
người thuộc loại rất thấp, (4.288 m”/người) xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân của thế giới Đặc biệt diện tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hố, cơng nghiệp hố và chuyển đổi mục đích sử dụng (Hình L) 1940 1960 1970 1992 1997 2000
Hình 1 Giám diện tích đất canh tác trên đâu người ở Việt Nam
Sau 10 năm thi hành luật đất đai (1993-2003) có thể có thể nhận thấy:
- Việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai bước đầu đi vào nền
nếp Hiện cả nước đã có 59 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến năm 2010 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 223 huyện, quận, thị xã của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 3.596 xã, phường, thị trấn trong cả nước đã hoàn thành việc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã
- Đã cơ bản giao xong đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và đang triển khai trên diện rộng việc giao đất lâm nghiệp, cho thuê đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng Đến nay nước ta đã có trên 13 triệu hộ gia đình, cá nhân và tổ chức đã được giao đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp với diện tích gần 9,4 triệu ha (vụ
đất đai, Bộ TN và MT, 2003), trong đó đã cấp được trên 11,49 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân và tổ chức (đạt 92,7% số hộ
gia đình, cá nhân và tổ chức được giao đất nông nghiệp) Từ năm 1993 đến nay đã thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng cho hàng vạn hộ dân tại 11.278 công trình với
tổng diện tích 66.350 ha, ít để xây ra những trường hợp khiếu nại gay cấn
Trang 5lâu dài vào mục đích nông - lâm nghiệp đã tạo điều kiện vượt bậc về năng suất và sản lượng lương thực, chẳng những đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu
1.1.1 Tài nguyên đất vùng sinh thái nông thôn miền núi:
a Tinh Hod Binh /
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được dẫn ra ở bảng 1
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hoà Bình năm 2001 Loại sử dụng đất Diện tích ¡ % so với dện tích tự nhiên Tổngdiện tích tự nhiên 466.300 100,0 1 Đất nông nghiệp, trong đó: 66.800 14,3 -Đất trồng cây hàng năm 45.045
-Đất trồng cây lâu năm 4.053
2 Đất lâm nghiệp, trong đó: 196.000 420 - Rừng tự nhiên 146.470 - Rừng trồng 47.832 3 Đất chuyên dùng / 27.364 59 4 Đất ở 6.000 1,3 5, Đất chưa sử dụng (chủ yếu là đất hoang đổi núi) 172.015 36,9
Số liệu bảng 1 cho thấy, Hoà Bình là một tỉnh miền núi, diện tích đất lâm nghiệp
chiếm 43,1%, đất nông nghiệp 14,3%, đất hoang đồi núi chiếm 36,9% diện tích đất
tự nhiên Diện tích cây hàng năm, chủ yếu là lúa, chiếm 67,4% đất nông nghiệp, cây trồng lâu năm chiếm 9%
Hệ số sử dụng đất ruộng tương đối khá (đạt 1,71 lần/năm), điện tích đất nương
rẫy có xu hướng giảm dần
- Đất vườn hiện có 16.330,65 ha chiếm 24,46% đất nơng nghiệp Tỉnh Hồ Bình vừa qua đã thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp làm kinh tế trang trại
nên đất vườn tạp hiện nay đã sử dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống
của các hộ nông dân
- Diện tích ao hồ dùng vào nông nghiệp, chủ yếu nuôi cá có 900 ha, chiếm 1,35% đất nông nghiệp
- Diện tích đồng cỏ dùng vào chăn nuôi hiện có 429,82 ha, chiếm 0,65% đất
nông nghiệp Diện tích này hiện được sử dụng nuôi thả trâu bò tự nhiên, chưa có
tác động cải tạo đất đồng cỏ
Về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, qua kết quả điều tra ở một số điểm cho thấy hiệu quả kinh tế chưa cao Cụ thể:
+ Giá trị sản phẩm trên I ha đất ruộng lúa 2 - 3 vụ đạt 15 - I7 triệu đồng
+ Giá trị sản phẩm trên I ha đất trồng mía đạt 18 - 20 triệu đồng + Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng chè đạt 15 - 16 triệu đồng
Trang 6b Tinh Daklak
Đắklắk có diện tích tự nhiên 1.959.950 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp
chiếm 28,72% và diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,94% so với đất tự nhiên Sản
xuất nông nghiệp chiếm tý trọng trên 70% Trong sản xuất nông nghiệp đã hình
thành được các vùng chuyên canh rõ rệt:
- Vùng chuyên canh cây lúa nước, tập trung ở các huyện: Lắk, Krông Bông, Ea
Soup, Krông Ana và một phần của các huyện Ea Kar, M'Drak, Krong Pak, Krong
Nô
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, tập trung ở các huyện: Dak MII,
ĐăkRlấp, Cư Mgar, Krông Buk, EaHleo, Krong Nang, Kréng Pak, Ea Kar
Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất được thể hiện ở bảng 2
Bang 2 Hién trang sử dụng dit tinh Daklik ndm 2002 [8] Đơn vị tính: ha STT Loại đất _ Diện tích % Tổng DT tự nhiên 1.959.950 ti | _ |Đất nông nghiệp 562899 28,72 | II Đất lâm nghiệp có rừng | 1017955 51,94 tl Đất chuyên dùn [ 59541 3,04 IV Đất ở nông thôn 14297 0,73 V _ l|Đất chưa sử dụng 305258 15,57
Lượng mưa hàng năm khá cao, tập trung vào một mùa cùng với địa hình dốc của
phần lớn diện tích đất, đã tạo điều kiện hình thành dòng chảy trên mặt, ngay cả khi cường độ mưa không lớn Ở thời kỳ đầu mùa mưa trên đất bazan sau một mùa khô
khốc liệt đất không còn liên kết Quá trình xói mòn bề mặt với lượng đất trôi bình quân hàng năm trên diện tích cây ngắn ngày cao gấp 8-9 lần so với rừng tái sinh và gấp 7-7,5 lần so với cà phê ¡8 tuổi Cà phê mới trồng 2 năm tuổi, lượng đất trôi nhiều gấp 4,7 lần cà phê 18 tuổi (bảng 3)
Bang 3 Cây trồng và tượng đấf xói món (độ dốc 5-, mua 1.908mmj Cây trồng Luong dat tréi (tan/ha) 1 Rừng tái sinh 12,4 2 Lúa nương 95,1 ` 3 Ngô 105,7 4 Sắn 98,6 5 Cà phê 2 tuổi 69,2 6 Cà phê 18 tuổi 14,4
(Nguôn: Lương Đức Loan, 1998)
Tổng kết nhiều điểm quan trắc trên các độ dốc và vùng đất khác nhau cho thấy
rằng: lượng chất dinh dưỡng trung bình hàng năm trên một ha đất sản xuất bị cuốn
Trang 71.1.2 Vùng sinh thái nông thôn trung du
a Tinh Bac Giang
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh theo kết quả kiểm kê tháng 7/2000 là 382.200 ha, giảm 65 ha so với năm 1998 do việc tính lại và chuyển một phần về tỉnh Thái
Nguyên Hiện trạng sử dụng đất được trình bày ở hình 2 % so với diện tích tự nhiên ĐấtNN Đấtlâm nghiệpĐất chuyên dùng Đấtở Đất chưa sử dụng
Hình 2 TỶ lệ diện tích các loại đất được sử dụng tỉnh Bắc Giang năm 2001
Số liệu cho thấy, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (32,5%) và lâm nghiệp 30,61% so với diện tích đất tự nhiên Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn,
chiếm 19,37%, chủ yếu là đất trống, đổi núi trọc
Về quản lý và tỉ lệ phân bổ đất đai tính đến 01/01/2000 được thể hiện ở bảng 4
Bảng 4 Quản lý và tỉ lệ phân bổ đất đai tính đến 01/01/2000 (ha) Lo -= 2 ow |g Hộ gia Cáctổ | UBND | Các tổ chức Loại đất Tổngsố %S5ÏIN! qnh | chứcKT | xã khác Nông nghiệp 423733 | 3237 | 141334205 | 17496 | 83268 286.3 Lâm nghiệp 110600 | 28.94 41500 Đất chuyên dùng 54892 | 1436 128 3663 25034 26067 Đất ở 411604 | 3/04 11604 Đất chưa sử dụng 81371 21.29 Tổng số : 382200 | 100 Như vậy diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp cơ bản đã có chủ quản lý, khai
thác và sử dụng, nhưng diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn chiếm 19,37% diện
tích tự nhiên
b Nghệ An:
Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.991 ha, do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu
và thảm thực vật nên đất đai của các vùng sinh thái nông thôn miền núi và trung dụ
rất đa dạng Đất đốc chiếm tới 83,29% diện tích tự nhiên Trong đó:
- Đất có độ đốc > 8° chiếm gần 80% diện tích (khoảng 1,4 triệu ha)
- Đất có độ đốc > 25” chiếm gần 38% điện tích (trên 400.000 ha)
- Riêng vùng sinh thái nông thôn trung du có 600.000 ha, gấp 3,28 lần đất nông
Trang 8Bang § Hién trạng sử dụng đất ở một số huyện trung du Nghệ An Đơn vị: ha DT đất | ¬„ „ Đất lâm nghiệp có rừn Đất x Tênhuyện | ty nghiệp Rững tự Ring chuyên | Đấtở Sứ aụng nhiên ; nhién trồng dùng * Thanh Chương | 116640 | 182515 38996 982,0 33810 | 13270 | 436546 Nghỉ Lộc 37.908 15.005 6.181 46404 | 970/2 | 11.1121 Nghĩa Đàn 72.770 | 24860,6 9.171 7420 40343 ¡ 1481 | 3.2480,1
(Nguồn: Sở Địa chính, Nghệ An, 2001)
Số liệu ở bảng 5 cho thấy, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn 1.1.3 Vùng sinh thái nông thôn đồng bằng
a Tỉnh Thái Bình
Hiện trạng sử dụng đất ở Thái Bình được thể hiện ở bảng 6
Bang 6 Hiện trạng sử dụng đất ở Thái Bình năm 2002 /4J (ha) toại đất 2002 % so với diện tích tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên 154514 100,0 Đất nông nghiệp 104175 67,4 1 Đất trồng cây hàng năm 93580 ai Đất ruộng lúa, lúa màu 88338 bí Đất trồng cây hàng năm khác 5212 2 Đất vườn tạp 3427 |
3 Đất trồng cây lâu năm 255
4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 71
Trang 9Số liệu của bảng 6 cho thấy Thái Bình là một tỉnh thuần nông Diện tích đất
nông nghiệp chiếm 67,4%, diện tích đất lâm nghiệp rất ít (1,6%) Trong đất nông nghiệp thì diện tích cây hàng năm là chủ yếu b Tỉnh Tiền Giang Với tổng diện tích đất của tỉnh là 232.609 ha đến năm 2002 được phân bổ sử dụng như sau: - Đất nông nghiệp: 181.505,3 ha chiếm 78% tổng diện tích, trong đó đất sản xuất chính là: + Đất trồng lúa và màu: 106.640,8 ha
+ Đất trồng cây ăn quả: 46.900,6 ha
- Đất lâm nghiệp: 8.265,1 ha, chiếm 3,6%
~- Đất chuyên dùng: 15.886,8 ha, chiếm 6,8% + Đất thuỷ lợi: 9.484,6 ha + Đất đường giao thông: 3.423,7 ha + Đất xây đựng: 1.162,8 ha + Đất nghĩa địa: 835,2 ha - Đất ở: 7.646,3 ha, chiếm 3,3 % - Đất có sông rạch: 23.417,3 ha, chiếm 10,5%
Trong các năm qua, xu thế sử dụng đất có nhiều thay đổi: đất trồng cây hàng năm - cây lúa giảm, đất trồng cây ăn trái tăng từ 34.813 ha năm 1996 lén 46.900 ha
năm 2002; đất lâm nghiệp tăng từ 2.851 ha năm 1996 lên 8.265 ha năm 2002 Các
loại đất chuyên dùng, đất ở cũng tiếp tục tăng: đất chưa sử dụng giảm 10.000ha
Đất ở bên bờ sông Tiền và tại các cù lao trên sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang bị
sạt lở và xói mòn nhiều Đất ven các kênh rạch vùng lũ cũng bị sụp lở do nước lũ ngập làm mềm đất và nước lũ chảy xiết
c Nhận xét chung:
Việc khai thác và sử dụng đất ở vùng sinh thái nông thôn đồng bằng có những
đặc điểm chính sau đây :
- Đất chủ yếu được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ít
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại đất phục vụ cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như :
+ Truyền thống canh tác lúa nước, rau màu
+ Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp
+ Thâm canh tăng vụ
+ Có hệ thống thủy lợi tốt
+ Quản lý sản xuất nông nghiệp được chú ý
Trang 10- Các mục đích sử dụng đất có tính ổn định đặc biệt đối với đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp
- Diện tích đất đành cho các khu công nghiệp ngày càng gia tăng
- Diện tích đất nông thôn chuyển thành đất đô thị (quá trình đô thị hóa) ngày
càng tăng
- Tranh chấp trong sử dụng đất khá phổ biến ở nhiều địa phương
1.1.4 Vùng sinh thái nông thôn ven đô thị
Tình hình sử dụng đất ở Thanh Trì cụ thể như sau
Tổng diện tích tự nhiên : 9.791 ha, trong đó: Diện tích nông nghiệp là 5.622, 009 ha, chiếm 57,4% gồm:
- Diện tích mặt nước nuôi cá : 794,78 ha
- Đất chuyên trồng lúa, lúa màu : 4.035,31 ha (có 900 ha ruộng úng trũng) - Đất trồng cây hàng năm khác : 700,64 ha - Đất vườn tạp : 82,10 ha - Đất trồng cây lâu năm :9,11ha - Đã nuôi cá ] vụ : 300 ha - Có khả năng nuôi cá : 600 ha
Đất ở Thanh Trì được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó quan
trọng nhất là cho trồng trọt (trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả), nuôi thả cá, làm đất ở
và các công trình công nghiệp, công cộng
Đặc điểm chung của sử dụng đất ở vùng ven đô là :
~ Tính ổn định về mục đích sử dụng đất: Do quá trình mở rộng đô thị, đơ thị hố
nên mục đích sử dụng đất không ổn định lâu dài Đất nông nghiệp dễ bị chuyển
sang đất công nghiệp, giao thông, xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, dịch vụ Ngay trên cùng thửa đất canh tác, sự thay đổi mục đích gieo trồng cũng xảy ra
khá phổ biến và thường xuyên (theo thời vụ, năm) Sự thay đổi này trong một số
trường hợp phụ thuộc vào thời tiết, trong các trường hợp khác phụ thuộc vào biến
động về nhu cầu của thị trường (thí dụ về đất trồng rau, trồng hoa, nuôi thuỷ sản )
- Cũng do quá trình mở rộng đô thị (nội thành) nên diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng nhanh hơn cho các mục đích khác phi nông nghiệp
- Mua bán đất vùng ven đô (đặc biệt ở các thành phố lớn) đang diễn ra khá phổ
biến và sôi động
- Hiệu quả sử dụng đất cao
- Tranh chấp đất đai thường xảy ra giữa các hộ gia đình và giữa các hộ gia đình
Trang 111.1.5 Vùng sinh thái nông thôn ven biển
a Tỉnh Quảng Nam
Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Nam được trình bày ở bảng 7 Bảng 7 Hiện trạng sử dụng đất ở từnh Quảng Nam (ha)
Diện tích % so với diện tích tự nhiên
Tông diện tích tự nhiên: 1.040.742 1000
1 Đấi nông nghiệp 111.496 10,7
- Cây hàng năm 82.685 + Lúa, lúa màu 49.334
+ Đất chuyên màu và cây CN hàng năm 21.226
+ Đất chuyên rau 51
- Cây lâu năm 7.297
+ Cay CN lau nam 3.666 + Cay an qua 2.137
+ Cây lâu năm khác 1.485
- Đất trồng có 32
- Đất có mặt nước đang dùng vào ngư nghiệp 2.022 - Đất vườn liền nha 19.460 2 Đất lâm nghiệp 439.293 422 - Rừng tự nhiên 389.186 - Rừng trồng 50.096 - Đất ươm cây giống 11 3 Đất chuyên dùng 27.362 26 - Đất xây dựng 2335 - Đường giao thông 6.938 - Đất thuỷ lợi 8.683 4 Đất khu dân cư 7342 07 5 Đất chưa sử dụng 455.249 43.8 - Đất bằng 27.640 - Đất đồi núi 388.350 - Đất có mặt nước 4.519 - Đất chưa sử dụng khác 12.380
b Tinh Ninh Thuận
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Nam 2002)
Diễn biến sử dụng tài nguyên đất của tỉnh Ninh Thuận được thể hiện ở bằng 8
Số liệu ở bảng 8 cho thấy, có tới 50% diện tích đất của Ninh Thuận là đất lâm
nghiệp, diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm 18,1%, nhưng diện tích chưa sử dụng
Trang 12Bảng 8 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận năm 2001 Loại đất Điện tích (ha) | % so với diện tích tự nhiên Tổng diện tích đất tự nhiên 326.000 100 | Đất nông nghiệp 60.700 18,1 II Đất làm nghiệp có rừng 157.700 46,93 lII Đất chuyên dùng 12.000 3,57 NV Dato co se 2.800 0,8 V Đất chưa sử dụng và sông núi đá, trong đó: 104.132,4 31,0 1 Sông suối _3.424,9 1,0 2 Núi đã không có cây 7.881,02 23 1 Đất bằng chưa sử dụng 19.353,7 5,8 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 37.725 216 5, Đất chưa sử dụng khác 1.047,8 0,31
c Nhận xét chung về tình hình sử dụng tài nguyên đái vàng ven biển:
Việc khai thác và sử dụng đất vùng ven biển có những đặc điểm chính sau đây :
- Sử dụng chưa hợp lý các loại đất ngập mặn - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng gia tăng
- Diện tích đất cát, bãi; cồn cát ven biển đang được cải tạo để trồng các loại cây
chịu hạn, chịu nhiệt và đặc biệt là nuôi tôm trên cát
- Nhiều khu vực ven biển đang được khai thác, sử dụng cho mục đích du lịch
(bãi tắm biển, nghỉ dưỡng, xây dựng khách sạn )
- Nhiều khu vực đất ven biển thuộc một số tỉnh miền Trung đang được quy
hoạch thành khu công nghiệp, cụm công nghiệp (Chu Lai, Dung Quất)
1.1.6 Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài nguyên đất:
- Hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp chưa cao, năng suất lao động thấp, giá
trị thu nhập mới đạt bình quân 17 triệu VNĐ/ha Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm Chính sách đất đai đối với đồng bào các đân tộc thiểu số chưa
tốt, nhất là đồng bào khu vực Tây Nguyên, dẫn tới tình trạng đồng bào ngày -càng phải vào những vùng đất quá sâu, quá xa để tạo lập cuộc sống, đời sống ngày một khó khăn
- Việc sử dụng đất vào lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ của nhiều công trình, đự
án còn kém hiệu quả, lãng phí
Nguyên nhán:
- Chưa nhìn nhận một cách thấu đáo mặt giá trị của đất đai Nội hàm của quyền
sở hữu toàn dân về đất đai chưa rõ Pháp luật về đất đai chưa thể chế hoá, ai được quyền đại điện về quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, trong 3 quyền: chiếm hữu, định đoạt và sử dụng thì người đại diện toàn dân (Nhà nước) để quản lý đất đai có
những quyền gì? Quan hệ đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất còn chưa dân chủ mập mờ thể hiện rõ nhất là trong việc lập và công bố quy hoạch sử dụng đất
- Công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, đặc biệt là công tác hậu kiểm, số vụ việc
vi phạm chế độ quản lý sử dụng đất đai mà thanh tra chủ động phát hiện còn quá
Trang 13yếu, tham những trong quản lý và đầu cơ đất đai trong sử dụng tiếp tục gây hậu quả xấu tới xu thế phát triển của nên kinh tế
- Lý luận về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai còn bỏ ngỏ, hiện cả nước chưa có
một công trình tầm cỡ nào đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này mà chỉ dừng lại xử lý ở
từng góc độ như: đất 5%, nông dân thiếu đất và không có đất ở, sản xuất và lập trang
tral
1.2 Tài nguyên nước
1.2.1 Tình hình sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam a Sử dụng nước cho nông nghiệp
Theo số liệu của Bộ NN & PTNT, hiện nay cả nước có 75 hệ thống thuỷ nông
lớn, vừa và nhiều hệ thống nhỏ, bao gồm 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3.500 hồ đập
nhỏ, 1.000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10.000 máy bơm các loại
Ngoài ra để để phòng chống lũ lụt, đã có 5.716 km đê sông, 2.700 km đê biển, trong
đó miền Bắc có 3.509 km đê sông và 759 km đê biển Các hệ thống công trình thuỷ
lợi đã phục vụ tưới cho khoảng 5,4 triệu ha lúa, 5O -55 vạn ha rau, màu và cây công
nghiệp ngắn ngày, hàng năm tiêu úng vụ mùa cho 86 vạn ha, góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất vùng chua phèn Theo tính toán, tổng nhu cầu dùng nước của
nước ta vào năm 2010 là 122 tỷ mỶ, trong đó ngành nông nghiệp dùng 92 tỷ mỶ, công nghiệp 17 tỷ mỶ, dịch vụ dùng L1 tỷ mỶ Đến năm 2040, tổng lượng nước cần
dùng tăng lên 260 tỷ mỶ Tỷ trọng của các ngành cũng có những thay đổi đáng kể
nông nghiệp và dịch vụ dùng 134 tỷ mỶ, công nghiệp 40 tỷ mỶ (Chương trình KC-]2) Lượng nước cung cấp hàng năm cho nông nghiệp rất lớn và ngày càng tăng lên
Năm 1985 đã sử dụng 40,65 tỷ mỶ chiếm 89,8 tổng lượng nước tiêu thụ, năm 1990 đã sử dụng 51 tỷ m chiếm 91%
Điều này đã góp phân đưa sản lượng lương thực có hạt (chỉ gồm lúa và ngô)
năm 2000 đạt 34,27 triệu tấn và tăng lên 36,38 triệu tấn 2002
b Sử dụng nưóc cho công nghiệp
Lượng nước dùng trong công nghiệp được tính bằng lượng nước để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc có thể xác định theo giá trị sản phẩm đơn vị 1.000 đô la
Thống kê lượng nước dùng trong công nghiệp mấy năm gần đây cho thấy, lượng
nước sử dụng ngày càng tăng cao, điều này cũng phù hợp với sự phát triển về công nghiệp ngày càng mạnh của nước ta, đặc biệt ở kiểu vùng sinh thái đồng bằng, ven
đô và ven biển
Một số ngành công nghiệp ở Việt Nam sử dụng nước khá lớn, chẳng hạn ngành
nhiệt điện (nhà máy nhiệt điện Phả Lại l, công suất 400 MW một ngày cần trên
1.800.000 mỶ nước), hoặc sản xuất 1 tấn sợi nhân tạo cần 1.300 mẺ nước, 1 tấn cenlulo cần 600 - 1.200 m”, 1 tấn giấy cần 200 - 300 mỶ nước, tấn đường cần 70 -
80 mỶ nước Nước sử dụng để sản xuất bia không những cần nhiều vẻ khối lượng mà
Trang 14Bảng 9 Thống kê lượng nước dùng trong công nghiệp | Năm Lượng nước sử dụng trong năm (ty m”) Tỷ lệ % lượng nước sử dụng 1980 1,50 4,0 1985 1,86 6,3 1990 5.33 9,8
Nguồn : Niên giám thống kê 2002 c Sử dụng cho sinh hoạt
* Cấp nước đô thị
Nước ta có 63 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 81 thành
phố, thị xã trực thuộc tỉnh Nhu cầu nước đối với đối tượng này ngày càng tăng mạnh Tuy nhiên, hiện nay đối với các thành phố lớn như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng cũng chỉ giải quyết được 60% dân được cấp nước, các đô thị trung bình phạm vi phục vụ còn dưới 50%, các thị xã nhỏ, nước cấp chỉ đạt dưới
30%, so với tiêu chuẩn cấp nước trung bình mới chỉ 50 - 60 lít/người/ngày Như vậy, hiện nay có khoảng hơn 8 triệu dân, tức gần 1/2 dân số đô thị được cấp nước Tổng lượng nước cấp cho các đô thị đạt công suất 2,6 triệu mỶ/ngày trong đó 2/3 từ nguồn
nước mặt và từ 1/3 từ nước ngầm
Với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của cả nước, quá trình đô thị hoá sẽ diễn ra
mạnh mẽ, dân số các đô thị vào năm 2010 sẽ tăng thêm 20 - 30%, do đó nhu cầu về
nước sinh hoạt và công nghiệp cũng sẽ tăng lên không ngừng
* Cấp nước nông thôn
Hiện nay có khoảng 80% dân đang sinh sống ở nông thôn Nhu cầu dùng nước
sinh hoạt (nước sạch) rất lớn Mặc dù có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc
tế, nhưng vấn đề giải quyết nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn Cho đến nay, mới chỉ đảm bảo cấp nước cho khoảng 32% dân số (tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven đô và ven biển), trong đó sử dụng nước ngầm (thông qua các giếng khoan, giếng đào), nước từ sông ngòi (đã được xử lý) khoảng
28%, nước mưa 10% còn lại là các nguồn khác
Ở miền núi, trung du việc khai thác nước ngầm cho sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do mực nước ngầm nằm ở sâu Ở vùng đá vôi Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang và nhiều nơi khác nước ngầm rất khan hiếm, người dân phải tích trữ nước mưa để đùng lâu dài Sử dụng nước sinh hoạt cho nông thôn đồng bằng Bác Bộ, Nam Bộ có nhiều thuận lợi do trữ lượng nước ngầm phong phú Người dân đồng
bằng sử dụng chủ yếu nước giếng đào (độ sâu 5 đến I0 mét) và giếng khoan (UNICEP)
Tuy ở vùng đồng bằng có khối lượng nước ngầm đôi dào đủ cung cấp cho sinh hoạt nhưng chất lượng nước chưa thật đảm bảo Ở các vùng đồng bằng đông dân,
không gian sinh sống chật hẹp, nguy cơ nước bị nhiễm Coliorm, Fecal coliorm khá
Trang 15Ở vùng duyên hải, khai thác nước ngầm cho mục đích sinh hoạt cũng gặp nhiều khó khăn do nước bị nhiễm mặn Có nhiều địa phương ở duyên hải miền Trung, người đân nông thôn phải sử dụng nước mặt ô nhiễm cho sinh hoạt hàng ngày
Hiện nay hầu hết các hộ gia đình ở kiểu vùng sinh thái ven đô chưa có nước máy để đùng cho sinh hoạt Nguồn nước cấp ở đây chủ yếu là nước ngầm, nước mưa
và cả nước mặt Nước ngầm cũng có nguy cơ bị ô nhiễm bởi Coliorm, Fecal coliorm và các hợp chất của nitơ (NO)
d Sử dụng vào mục đích thuỷ điện
Với điều kiện lượng nước mưa hàng năm phong phú và 3/4 lãnh thổ là đổi núi nên nước 1a là một trong số 14 nước trên thế giới có tiềm năng thuỷ điện to lớn Căn cứ vào các kết quả khảo sát, nghiên cứu đối với các hệ thống sông chính có thể khẳng định :
Trữ lượng nguồn thuỷ điện lý thuyết của Việt Nam đạt khoảng 270 - 300 tỷ KWh - tương đương 120 triệu tấn than
Trữ lượng kinh tế kỹ thuật có thể khai thác từ 80 - 100 tỷ KWh - tương đương
40 - 50 triệu tấn than :
Tính trữ năng trung bình lý thuyết của cả nước đạt 94 KW/km” (thế giới 28
KW/km’)
Năm 1995 các nhà máy thuỷ điện đã sản xuất I0,5 tỷ KWh chiếm 72% sản lượng điện cả nước Những năm gần đây Nhà nước đã xây dựng một số nhà máy điện khí đốt ở phía Nam, nên tỷ lệ trên có giảm, nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn
Thuỷ điện là ngành khai thác tiềm năng nước có hiệu quả nhất Phần lớn các nhà máy thuỷ điện lớn đều có hồ chứa lớn để điều tiết dòng chảy, phục vụ cho chống lũ và cấp nước hạ du, khai thác đa mục tiêu
e Sử dụng nước vào giao thông
Cùng với giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, giao thông thuỷ
không chỉ đáp ứng yêu cầu giao thông vận tải mà còn đảm nhận vai trò trung tâm của hạ tầng cơ sở, thực hiện giao lưu văn hoá - kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phân bố lại lực lượng sản xuất và nâng cao dân trí Việt Nam có tổng chiều dài các sông
và kênh tới 40.000 km, trong đó có khoảng 15.000 km đã đưa vào khai thác cho hoạt
động giao thông với 7.000 km đã được quản lý
Tất cả các sông lớn và phần lớn các sông nhỏ trong cả nước đều được khai thác và sử dụng cho hoạt động giao thông thuy Các hệ thống lớn như sông Hồng, sông
Thái Bình, sông Mã, sông Lam, sông Gianh, sông Thạch Hãn, sông Hương, sông
Trà, sông Cửu Long đang là hệ thống giao thông thuỷ quan trọng của miền Bắc, Trung, Nam, nối miền đồng bằng với trung du và miền núi
Ở đồng bằng sông Cửu Long với mật độ kênh rạch rất lớn đã và đang được sử dụng triệt để vào mục đích vận chuyển hàng hoá và hành khách bằng thuyền cỡ
Trang 16ƒ Sử dụng nước cho du lịch
Nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngành du lịch Những sông, suối tự nhiên, thác nước, những vùng đất ngập nước, nơi quần tụ các loài động vật hoang
dã, các hồ tự nhiên, nhân tạo, các vùng cửa sông, đã và đang được sử dụng làm điểm tham quan, du lịch sinh thái hấp dẫn Một số nơi đã được khai thác sử dụng như: thác Bản Dốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), hồ Hoà Bình (Hoà Bình), du lịch trên sông Hồng, sông Hương, sông nước ở động Phong Nha (Quảng Bình), cửa sông Nhật Lệ (Quảng Bình), cửa sông Hội An (Đà Nẵng), hồ Trị An và một số sông hồ khác ở Đông Nam Bộ
Nước dùng cho du lịch nói chung không nhiều (hiện chưa có đánh giá chính
xác) nhưng đòi hỏi chất lượng cao, với khối lượng nước cấp cho đầu người cao hơn tiêu chuẩn bình thường Mặt khác, các trung tâm du lịch cũng là nơi thải ra nhiều loại các chất thải ran, nước thải rất dé gây ô nhiễm môi trường
g Sử dụng nước cho thuỷ sản
Theo thống kê, cả nước ta hiện nay có khoảng! triệu ha diện tích mặt nước ngọt, 400.000 ha mặt nước lợ và 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi Trong đó tổng diện
tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 819.800 ha Khu vực có diện tích nước mật sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 571.700 ha chiếm 69,77% tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cả nước Ngoài ra còn hơn I triệu ha mặt nước nội thuỷ lãnh hải Tuy nhiên, cho tới nay mới
chỉ sử dụng 12,5 % diện tích mặt nước lợ, nước mặt và 31% diện tích mặt nước ngọt, tính chung mới chỉ sử dụng 28,5% diện tích mặt nước hiện có để khai thác, nuôi
trồng thuỷ sản
1.2.2 Hiện trạng tài nguyên nước ở các vùng sinh thái nông thôn
a Vùng sinh thái nông thôn miền núi:
* Tỉnh Hoà Bình
Nguồn nước mặt của Hoà Bình chủ yếu là do các sông, hồ chính sau đây cung cấp: Sông Đà, Sông Bôi, Sông Bưởi, Sông Lạng, Sông Bùi, Sông Cò Hồ Đồng Chanh ở huyện Lương Sơn có diện tích 45 ha; Hồ Hoà Bình có diện tích mặt
nước 208km? ở cao trình 115m, với dung tích 5.680 triệu mỶ ở cao trình 75m và
9,45 tỷ mỶ ở cao trình 115m
Tuy lượng nước trên các sơng, suối ở Hồ Bình lớn, song do độ đốc lớn nên
lượng nước bị đốc kiệt khá nhanh, trong mùa mưa sau các trận mưa lớn thường bị
lũ quét xây ra làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của cư đân
Do đặc điểm ở Hoà Bình là một tỉnh miền núi với địa hình chia cắt phức
tạp, núi đổi, thung lũng, sông suối xen kẽ nhau tạo thành nhiều dải hẹp nên sự
phân bố nước ngầm không đồng đều Tập trung nhiều ở vùng các lưu vực sông, suối và vùng ven hồ, bị ảnh hưởng bởi lượng mưa và mực nước sông trong khu
vực Lượng nước ngầm tập trung rất ít ở những huyện vùng cao, có những khu vực sử dụng nước giếng sâu hàng chục mét mà chỉ đến đầu mùa khô đã không
Trang 17thảm thực vật với điện tích rừng bị thu hẹp do phá rừng và nhiều nguyên nhân khác
Như vậy tài nguyên nước (kể cả nước mặt và nước ngầm) ở Hoà Bình tương đối đồi dào đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông - lâm - ngư nghiệp, công
nghiệp và phục vụ đời sống của cư đân trong tỉnh
Hoà Bình cũng như một vài địa phương trong cả nước được sự ưu đãi hiếm
có của thiên nhiên, đó là nguồn nước khoáng
Nước khoáng Kim Bôi khai thác từ độ sâu trong lòng đất, có chất lượng tốt
Trong nước khoáng có các nguyên tố vi lượng và các chất vô cơ với hàm lượng
thích hợp, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như xử lý đóng chai
làm nước khoáng, phục vụ cho giải khát * Sứ dụng nước phục vụ sinh hoại
Trong nhiều năm qua vấn đề cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Hoà Bình đã
được các ngành, các cấp hết sức quan tâm
Tính đến nay toàn tỉnh đã có 29.517 giếng đào (chỉ tính những giếng đủ tiêu chuẩn nước sạch như được xây thành, có sân rửa, chất lượng nước tốt), 1.104 bể
chứa nước mưa, 140 công trình cấp nước tập trung (trong đó có 132 công trình cấp nước bằng hệ thống tự chảy) Trong đó 2 huyện vùng cao xây dựng được 1.453
giếng đào, 249 bể nước mưa và 90 hệ thống tự chảy (Bảng 10)
Bảng 10 Hiện trạng cấp nước sinh hoạt nơng thơn Tỉnh Hồ Bình (năm 2002) [9]
Hạng mục Giống | Bể nước C.T cấp nước Số người được sử dụng
` : đào (cái) | mưa (cái) | tập trung (cơng trình) nước sạch (người) Tồn tỉnh 29.517 1.104 140 230.264 1 Tiểu vùng cao 1453 249 90 25.956 2 Tiểu vùng giữa 23.342 689 41 178.854 3 Tiểu vùng thấp 4.722 166 9 25.454
Với kết quả trên đến năm 2002 các công trình nước sạch nông thôn đã cung cấp nước sạch cho 35,5 vạn người trên tổng số 676.955 người dân nông thôn, đưa tỷ lệ số người được sử dụng nước sạch của tỉnh đạt 44,5% tổng số nhân khẩu nông thôn
Tuy đã đạt được kết quả như trên, song hiện tại vẫn còn tới 55,5% số dân nông
thôn chưa được sử dụng nước sạch Tình trạng thiếu nước sạch sử dụng đã dẫn đến một số bệnh liên quan đến dùng nước xảy ra ở nông thôn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư và sản xuất Theo báo cáo tổng hợp từ các xã nên hiện nay ở Hoà Bình có khoảng 30% dân số nông thôn mắc bệnh đường ruột, 18,8% đau mất hột và 12,6%
mắc bệnh phụ khoa
* Sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
Hiện nay trên địa bàn Hoà Bình có 308 hồ chứa, 275 phai đập kiên cố, 24I1 phai, đập tạm, 26 trạm bơm điện, 31 trạm thủy luân, l6 trạm thủy điện nhỏ và 4 hệ
thống đê bao chống lũ Trong những năm qua tỉnh đã chú ý đến việc đầu tư sửa
chữa, nâng cấp, tu bổ thường xuyên hàng năm, nên đã nâng cao được hiệu quả tưới
Trang 18trên tưới được cho khoảng gần 13.000 ha vụ xuân, trên 20.000 - 22.000 ha vụ mùa và ngoài ra còn tưới thêm cho 1 số diện tích hoa màu trong vùng tưới của công trình Diện tích tiêu úng an toàn cho gần 300 ha
* Tinh Daklak
Đắklắk có lượng mua bình quân 1800mm ước tính hàng năm nhận được trung bình khoảng 34 tỉ mỸ, trong đó có khoảng trên 17 tỷ mỶ (chiếm 50%) hình thành
dong chảy mặt Vùng có lượng mưa lớn trên 2000mm (Đãk Nông, Dak RLấp, phía
Đông của huyện Lak & 1 phần của M'Drak) dòng chảy lớn, Mạ= 30-321/s/km° Mùa
lũ thường xuất hiện từ tháng 7 đến II Vùng có lượng mưa trung bình từ 1600- 1900mm (Buôn Ma Thuột, Krông Ana, Krông Pak, Eakar, Krông Bông) dòng chảy
trung bình, Mẹ = 20-251/s/km” Mùa lũ thường xuất hiện từ tháng 7 đến 12 Vùng có
lượng mưa thấp, khoảng trên dưới 1500mm (Ea Soup, Buôn Đôn, Ea Hleo, Krông
buk, Krông Năng), dòng chảy nhỏ, Mẹ < 201/s/km? Mùa lũ thường xuất hiện từ
tháng 7 đến 12 (Ngô Đình Tuấn, 2003) [6]
Trữ lượng nước mặt ở Đấklắk lớn nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian Về mùa mưa lượng dòng chảy lớn, chiếm 75- 85% tổng lượng dòng chảy cả năm, về mùa khô lượng dòng chảy chỉ còn 15-25% Mùa khô Đáklắk rơi vào tình
trạng thiếu nước, để giải quyết vấn đề này trong những năm qua Đắklắk đã xây dựng
trên 500 công trình thuỷ lợi
Tổng dung tích các hồ chứa đạt 205 - 210 triệu mỶ, song do tinh trạng rừng đầu nguồn nhiều nơi bị khai thác bừa bãi, quá trình xói mòn gia tăng cùng với canh tác
không hợp lý và quá trình khai thác, bảo dưỡng không tốt đã làm cho nhiều công trình bị bồi lắng, tuổi thọ và dung tích giảm
Nước dưới đất trên địa bàn tỉnh tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt Nước lỗ hổng tồn tại chủ yếu trong các tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia (q) và các tầng chứa nước Holocen (qh), bề dây tầng chứa nước mỏng, khả năng chứa nước rất hạn chế, nằm trong các bãi bồi và bậc thềm phân bố dọc theo các
thung lũng sông và hồ lớn Nước lỗ hổng chỉ có thể cấp nước sinh hoạt và sản xuất ở
dạng quy mô nhỏ Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt (độ khoáng hoá M = 0,1-0,6g/1) Nước khe nứt tồn tại trong các khối đá nứt nẻ thuộc các thành ˆ tạo phun trào bazan (hình thành các tầng chứa nước quan trọng), các trầm tích và trầm tích - phun trào (hình thành các tầng chứa nước kém và trung bình), các thành tạo thuộc phức hệ Macma xâm nhập được coi là không chứa nước Trong các thành tạo chứa nước (nhất là trong Bazan) sự phân bố theo không gian và giàu nghèo rất
phức tạp, ít có tính quy luật, bề mặt mực nước ngầm thường có dạng bậc thang; độ
sâu mực nước thay đổi từ 5 - 15m, có nơi sâu hơn Nguồn cung cấp chủ yếu là nước
Trang 19- Trữ lượng khai thac tiém nang (m*/ngay) = 9.615.500
Nước ngầm dang được khai thác sử dụng cho nhiều mục đích, dưới nhiều hình
thức và quy mô khác nhau, đặc biệt là cho tưới cà phê Theo ước tính của Đoàn địa
chất thuỷ văn 704 hiện tại nước ngầm đang khai thác sử dụng cho sinh hoạt trung bình 50.000m/ ngày, cho công nghiệp từ 2000 - 2500m”/ngày Còn theo Chi cục
Thuỷ lợi chỉ tính khoảng 30% diện tích cà phê được tưới bằng nước ngầm trong mùa khô thì mỗi ngày đã khai thác khoảng 1.000.000 mỶ, với mức này ở vào thời kỳ cao điểm đã khai thác quá mức so với tiểm năng của nước dưới đất trong Bazan Song qua kết quả điều tra 19 xã vào mùa khô năm 2000 cho thấy mức độ sử dụng nước ngầm cho cà phê là rất lớn, có xã tới 90 - 96%, trung bình 66,8% vượt xa con số ước
tính, Điều đó đã làm suy giảm và cạn kiệt tài nguyên nước ngầm Tổng hợp kết quả
điều tra mực nước ngầm một số địa bàn từ 1994 - 1998 mức độ suy giảm mực nước
trung bình 127m
Số lượng và lưu lượng các mạch lộ qua điều tra mùa khô (tháng II/2000) cho thấy: về số lượng giảm 40 - 60%, lưu lượng chỉ còn 30 - 40% Mực nước giếng trong
các vùng trồng cà phê đều bị hạ thấp trung bình từ 0,8 - 3,8 m so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ
Theo báo cáo quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường Đáklắk nam 2000 số lượng giếng khoan cấp nước sinh hoạt trên toàn tỉnh là 559 giếng Số dân sử dụng giếng khoan này chỉ có khoảng 4.165 người chiếm 0,3% tổng số dân Hiện nay vùng nông thôn Đắklắk có khoảng 226.831 giếng đào chiếm 99,7 % tổng công trình khai thác nước phục vụ sinh hoạt nông thôn Số dân sử dụng nước giếng khoảng
1.173.320 người chiếm 73,8% tổng số dân sử dụng từ các loại hình cấp nước Tỷ lệ số dân sử dụng nước cao nhất loại hình này là huyện Krông Pak 95,4%; Dak mil
90,9%; Eakar 88,5%; Đăk Nơng 87,8%
Ngồi ra tại Đấklắk còn có loại hình dự trữ nước mưa bằng bể để cấp nước cho sinh hoạt, toàn tỉnh có 2.878 bể với dung tích 2-10 mỶ, phổ biến là 5 m” Hệ thống
cấp nước tập trung trên toàn tỉnh hiện có 27 công trình, cấp cho 19.900 người chiếm
1,3% Loại hình khai thác nước phổ biến ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nước được lấy từ nước rỉ ở các khe núi trong lòng đất bằng các dụng cụ lu, ống bương,
bầu (bầu trái) Toàn tỉnh có 88 công trình cấp cho 3.235 hộ sử dụng trong đó chỉ có
22 công trình đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt Bên cạnh đó còn một số loại hình
khai thác khác trực tiếp trên hồ, sông, suối tổng số dân sử dụng loại hình này
chiếm 24,6%
* Nguyên nhân gây suy giảm nước ngắm do:
+ Khai thác quá mức nước ngầm tầng nông, khai thác không theo quy hoạch, thiếu hiểu biết về đặc điểm phân tầng chứa nước trong Bazan thành 2 - 3 tầng nên một số giếng khoan, giếng đào đã chọc thủng tầng cách ly giữa các tầng gây hiện tượng chảy tầng Kết quả tầng trên bị tháo khô, mực nước ngầm tụt sâu 3 -5 m, có
vùng tụt sâu 10 -20 m (Hoà Hiệp)
+ Một nguyên nhân quan trọng khác là do suy giảm độ che phủ rừng, mất khả
Trang 20b Vùng sinh thái trung du
* Tỉnh Bắc Giang
Nguồn nước ở Bắc Giang khá dồi dào do nhiều hồ đập chứa, trữ nước mặt được
xây dựng (454 hồ nhân tạo), diện tích rừng tăng nhanh (10% độ che phủ sau 7 năm)
nhưng sử dụng nguồn nước chưa khoa học Nước ngầm vẫn được dùng phổ biến cho các hoạt động canh tác nông nghiệp, nhất là tưới vải ở các vùng trồng vải, nhãn tập trung từ tháng #1 đến tháng 4 năm sau làm hạ thấp mực nước ngầm (điển hình mùa
khô năm 1997-1998 và 2002-2003 hầu hết các giếng khoan tại Lục Ngạn không còn
nude để bơm), hồ Khuôn Thần, Cấm Son huyén Luc Ngan năm 2002, mức nước hồ đã xưống dưới mức kiệt nhiều mét Lượng nước sông ngày một cạn dần Năm 1998
mực nước trung bình năm của 3 sông trong tỉnh thấp hơn năm 1994 từ 2lcm- 42 cm
Lượng nước sông Lục Nam năm 1998 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 90
triệu m°
* Tỉnh Nghệ An
Việc sử dụng tài nguyên nước tỉnh Nghệ An có những đặc điểm sau:
- Nước cho tưới cây: Nguồn nước sử dụng để tưới cho cây trồng ở tỉnh Nghệ An là nước mặt, nước mưa và một phần là nước ngầm Ước tính có khoảng 80% diện tích lúa ở Nghệ An cần phải tưới nước hàng năm, khoảng 150.000 ha bằng hệ thống thuỷ lợi vừa và nhỏ Tuy nhiên vào những thời kỳ khô hạn, nguồn nước hồ, suối quá ít không đáp ứng yêu cầu về nước tưới cho các loại cây trồng
- Nước cho chăn nuôi: Khối lượng nước sử dụng cho chăn nuôi trâu, bò, lợn ở tỉnh Nghệ An ước tính khoảng 20 triệu m năm 2001, chủ yếu cho súc vật uống và tắm
- Sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp: Theo niên giám thống kê năm 2002,
toàn tỉnh Nghệ An có 22.795 cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ với các ngành
chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến lương thực, thực phẩm Các ngành công nghiệp đó đã sử dụng một khối lượng nước đến hàng trăm triệu mỶ/năm, ước tính khoảng 300-400 triệu Riêng nhà máy nhiệt điện Vinh cũng đã sử dụng đến
hàng ngàn mỶ nước mỗi ngày để làm nguội Tuốcbin
- Sử dụng nước cho sinh hoạt: Ước tính người dân nông thôn Nghệ An hàng năm sử dụng khoảng 66-90 triệu mì cho sinh hoạt Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt
chủ yếu là nước ngầm (nước giếng đào và giếng khoan) Người dân sử dụng nước sông suối để sinh hoạt Một số địa phương ở miền núi, ven biển khan hiếm nước còn
sử dụng nước mưa cho mục đích sinh hoạt
- Sử dụng nước để nuôi trồng thuỷ sắn: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ
Trang 21c Vàng Sinh thái nông thôn đồng bằng * Tỉnh Thái Bình
Theo số liệu điều tra, Thái Bình có 3 nguồn nước có thể cung cấp cho sinh hoạt,
sản xuất cho nhân đân địa phương là nước mặt, nước ngầm và nước mưa Nhưng
thực tế hiện nay Thái Bình cũng dang đối mặt về vấn để cung cấp nước cho sinh
hoạt và công nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Theo số liệu điều tra, tính đến tháng 8/2002 cả tỉnh đã triển khai được 108.000 giếng khoan các loại để cung cấp nước sạch và 46 trạm cấp nước vừa và nhỏ, công suất từ 50-250mỶ/ngày đêm để cung cấp nước cho khu vực nông thôn Theo tài liệu của Trung tâm NS-VSMT nông thôn, đến nay đã cung cấp được 60% dân số ở khu vực nông thôn được đùng nước sạch và phấn đấu đến năm 2005 có 80% dân số
- Về hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình
là rất tốt, tại đây nguồn nước mặt rất phong phú như sông Trà lý, sông Tiên Hưng, đặc biệt nguồn nước ngầm không bị nhiễm mặn, qua các công trình khoan thăm dò
ở ngay thị trấn Đông Hưng, tại giếng khoan số 10 sâu 70m có lưu lượng I1l/s thuộc loại nước ngọt có thể cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp quy mô lớn Qua tài liệu điều tra đến tháng 10/2001 đã có 18.000 giếng khoan lấy nước và 22.747 giếng đào, 50.554 bể nước mưa, bảo đảm cho 60% dân số ở khu vực nông thôn dùng nước sạch Tại thị trấn Đông Hưng mới có một trạm cấp nước nhỏ khoảng 5Om/ngđ, song hiện nay UBND huyện Đông Hưng đã lập dự án khả thi để xây dựng nhà máy nước
công suất 2000m”/ngđ để cung cấp cho cả thị trấn, các cơ quan và cho phát triển
công nghiệp
* Tỉnh Tiên Giang
Nước mặt được cấp chủ yếu từ nguồn nước sông Tiển với ranh giới mặn cách biển Đông 30 - 35km, nằm phía hạ lưu so với thành phố Mỹ Tho 15 - 20km Do đó
việc khai thác nước mặt có những đặc điểm:
- Bốn huyện phía Tây của tỉnh Tiền Giang thường xuyên nhận trực tiếp nguồn nước sông Tiền đưa vào sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trừ thời gian lũ phải nhận nước tiêu lũ từ các vùng thượng nguồn chảy tràn qua mặt đất Do úng lũ nên vùng này đã thực hiện rất nhiều ô đê bao để bảo vệ diện tích trồng trọt, nuôi thủy sản dẫn tới nước tù đọng và gây ô nhiễm môi trường nước khá cao ảnh hưởng tới đời sống và
sức khỏe nhân dân
- Bốn huyện phía Đông chỉ nhận được nước từ sông Tiền tùy theo thời gian Các cống lấy nước chỉ mở ra để cho nước sông Tiền vào khi độ mặn trên sông Tiền đạt yêu cầu chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp Vào mùa khô, độ mặn tăng
cao trên sông Tiền, các cống đều đóng, nước ngọt được bơm và dẫn theo các kênh
thủy lợi chuyển nước từ Mỹ Tho về các huyện gần biển để phục vụ canh tác điều
hòa Chính vì thế mà mùa khô ô nhiễm môi trường nước mặt tăng cao ở các kênh
rạch vùng ngọt hóa Gò Công
Trang 22cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong tinh đã triển khai khoan hàng
loạt giếng nước tầng sâu và tầng nông, trong đó có nhiều giếng nước không đảm bảo
chất lượng Đến năm 1998 trước tình hình khai thác nước ngầm 6 at trong tỉnh nảy
sinh nhiều vấn đề bất lợi về quản lý tài nguyên ở địa phương UBND tỉnh đã ban
hành Chỉ thị 16/CT-UB qui định việc tổ chức quản lý nước sinh hoạt nông thôn để điều chình việc khai thác cấp nước sạch nông thôn, trong đó tập trung vào việc quản
lý khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm
Về khai thác nước ngầm tầng nông, qua hơn 10 năm trên địa bàn tỉnh đã khoan khoảng 15.000 giếng nước tầng nông ở độ sâu trung bình 45 - 60m với tỉ lệ khai thác chưa tới 50% số giếng đã khoan, lưu lượng khai thác khoảng 25.000m”/ngày
Về khai thác nước tầng sâu, tính đến tháng 10/2003 trong tỉnh đã khoan tổng
cộng trên 900 giếng nước tầng sâu ở độ sâu phổ biến trên 300m Ước tính lưu lượng
khái thác nước ngầm trong tỉnh hiện nay là 102.617m /ngày, trong đó cấp cho nông
thôn 39.217m/ngày, cấp cho đô thị khoảng 63.400m/ngày
Tuy nhiên số giếng sâu được UBND tỉnh cấp phép khai thác chính thức chỉ có
205 giếng và gần 100% các giếng này đều có chất lượng nước đạt tiêu chuẩn qui định Do chất lượng nước tầng sâu tốt và ổn định, đa số các giếng khoan sâu được
khai thác để cấp nước sạch sinh hoạt cho vùng nông thôn trong tỉnh, hiện nay toàn
tỉnh có 458 trạm cấp nước tập trung khai thác từ các giếng tầng sâu Qua kiểm tra
giám sát chất lượng nước tại các trạm cấp nước nông thôn này trong năm 2002 đã
phát hiện ở một số giếng bị nhiễm vị khuẩn và thông tầng trong quá trình khai thác Riêng nước ở các giếng tầng nông có chất lượng không đồng đều, số giếng bị nhiễm phèn và nhiễm mặn không dùng được cho sinh hoạt lên đến hơn 50% số giếng đã khoan Hiện nay số giếng không dùng được chưa được lắp tram kin day du nên nguy cơ ô nhiễm từ bên trên và nguy cơ thông tầng làm suy giảm hoặc ô nhiễm nguồn nước trong lòng đất rất đáng lo ngại Việc khảo sát và thực hiện lắp kín các
giếng hở là điều rất cần thiết nhưng tỉnh chưa làm được Ngược lại, ở huyện Gò công Đông nằm ven biển hiện nay lại có nhu cầu khoan giếng nông khai thác nước mặn
để phục vụ việc nuôi trồng thủy sản, tỉnh đang xem xét giải quyết vấn đề này
Về giám sát mức sụt giảm mực nước ở các giếng sâu chưa thực hiện thường xuyên được để có số liệu theo dõi cụ thể, tuy nhiên vào mùa khô kéo dài thì ở một số giếng đã có hiện tượng lượng nước bơm lên ít đần đi và không đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân
Qua thực trạng khai thác nước ngầm của tỉnh TG cũng như các tỉnh khác trong khu vực cũng cần được xem xét và điều chình thích hợp để bảo vệ tài nguyên nước ngầm quí giá này nhất là trong xu thế xâm nhập mặn đang đe dọa sản xuất và đời sống của nhân dân toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhìn chung, Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của tỉnh Tiển Giang chủ yếu là
nước ngầm Ước tính trong năm 2002 vùng nông thôn tỉnh Tiển Giang tiêu thụ khoảng 35-50 triệu mỶ nước Tính đến nay trong tỉnh đã khoan tổng cộng trên
Trang 23từ nước máy, nước mưa, giếng khoan và nước sông có xử lý lắng trong và tiệt trùng,
trong đó có 55% hộ dân dùng nước sạch cơ bản (nước máy, nước giếng khoan có chất lượng tốt quanh năm) Tính riêng chương trình cấp nước sạch nông thôn đã xây dựng và cho hoạt động 415 trạm cấp nước, trên 260 giếng sâu khác và 3000 giếng
nông có chất lượng tốt, trên 100 bể chứa nước mưa loại 1-3m*, 324 bể lọc nước phục vụ nước sạch cho gần 60% người dân nông thôn (Báo cáo Sở KHCM&MT tỉnh Tiền
Giang) /
- Sử dụng nước cho trồng trọt: Tỉnh Tiền Giang là một tỉnh có địa hình bằng
phẳng và thấp với độ cao phổ biến từ 0,8-1,1 m so với mực nước biển Việc khai
thác nguồn nước tự nhiên (nước mặt) cho trồng lúa và hoa màu của Tiền Giang nói chung là thuận lợi Đồng ruộng lúa khu vực Đồng Tháp Mười hầu như ngập nước
quanh năm
- Sử dụng nước cho chăn nuôi: Nước sử dụng cho chăn nuôi chủ yếu là nước sông, rạch, hồ, ao và nước ngầm Ước tính ở tỉnh Tiền Giang chăn nuôi trâu, bò, lợn và gà tiêu thụ khoảng 4-5 triệu m°
- Sử dụng nước cho nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích nước nuôi trồng cho thuỷ sản của tỉnh Tiền Giang biến động rất ít kể từ năm 1995 đến nay, dao động trong khoảng từ 8,5 đến 10 ngàn ha
đ Vùng sinh thái nông thôn ven đô
Đối với khu vực Thanh Trì tình hình sử dụng nước như sau:
* Sử dụng nước cho sinh hoạt:
Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của vùng ven đô Hà Nội chủ yếu là nước ngầm (giếng đào và giếng khoan) Ước tính trong năm 2002 ở Hà Nội có khoảng 0,96 triệu người dân nông thôn đang sử dụng nước giếng đào, giếng khoan và
khoảng 0,25 triệu người sử dụng nước máy Nói chung chất lượng nước giếng đào kém hơn nước giếng khoan và thường bị nhiễm Coliform, Fecal Coliform Nước giếng đào và giếng khoan thường có hàm lượng sắt khá cao, vượt TCVN 5944-1995
Khối lượng nước sử dụng cho sinh hoạt của vùng ven đô ngoại thành Hà Nội và các
thị trấn năm 2002 ước tính vào khoảng 30-42 triệu mỶ
Việc khai thác nước ngầm ở Hà Nội hiện nay được tiến hành theo nhiều hình
thức khác nhau và qui mô khác nhau Khai thác nước tập trung theo qui mô lớn do công trình kinh doanh nước sạch Hà Nội đảm nhiệm và cung cấp nước chủ yếu cho
nội thành Công ty hiện nay quản lý 9 giếng lớn và một số trạm cấp nhỏ với tổng số
khoảng 130 giếng khai thác với công suất từ vài trăm đến vài ngàn m/ngày/giếng Khai.thác qui mô nhỏ bằng cách khoan kiểu công nghiệp công suất từ vài trăm đến vài ngàn m”/ngày/đêm, với khoảng 500 lỗ khoan kiểu này
Theo kết quả điều tra của Sở NN&PTNT tiến hành năm 2000, toàn thành phố đã
Trang 24Hiện nay tổng sản lượng khai thác mỗi ngày từ các giếng của các nhà máy nước
đo công ty KDNS Hà Nội quản lý và từ các giếng khoan đơn lẻ do các nhà máy, xí
nghiệp quản lý lên tới 400.000-450.000m” Nếu kể cả nước khai thác từ các lỗ khoan đường kính nhỏ kiểu UNICEF của các hộ gia đình thì lượng nước ngầm đang khai
thác mỗi ngày lên tới 600.000-650.000 mỶ
Sử dụng nước cho trồng trọt
Hiện tại vùng ngoại thành Hà Nội có khoảng 62 ngàn ha trồng cây lương thực
có hại, trong đó có 52,2 ngàn ha trồng lúa, nhu cầu nước tưới khoảng 6-8 triệu mÌ/năm Nguồn nước tưới chủ yếu là nước mặt (sông, hồ) với hệ thống thuỷ lợi khá phát triển
Sử dụng nguồn nước cho chăn nuôi
Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi chủ yếu là nước mặt và một phần nhỏ là nước ngầm Ước tính khối lượng nước sử dụng để nuôi trâu, bò, lợn ở Hà Nội
khoảng 4-4,5 triệu m”/năm
Sử dụng nước để nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản ở Hà Nội hầu như không thay đổi kể
từ năm 2000 đến nay, với khoảng 3,4 ngàn ha Riêng huyện Thanh Trì, diện tích mặt nước nuôi cá là 794,78 ha năm 2002 và thêm vào đó có 600 ha từ diện tích trồng lúa
có khả năng nuôi cá
Sứ dụng nước cho sẵn xuất công nghiệp
Ở Hà Nội năm 2001, theo niên giám thống kê có 13769 cơ sở sản xuất công nghiệp Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu có sử dụng nước, thấp nhất khoảng 1-2 m” mỗi ngày, cao nhất có thể tới hàng trăm mỶ mỗi ngày Nước sử dụng để sản xuất công nghiệp chủ yếu là nước ngầm và một phần nhỏ là nước máy Các nhà máy, xí nghiệp đã tự khoan giếng để lấy nước sử dụng cho sản xuất Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Hà Nội hiện có khoảng 500 giếng khoan kiểu này khai thác mỗi
ngày từ 50.000-60.000 mỉ Ước tính mỗi ngày ngành công nghiệp và địch vụ ở Hà
Nội tiêu thụ khoảng 180.000-200.000 m° nước
e Vùng sinh thái nông thôn ven biển
* Tỉnh Quảng Nam
Do lượng nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa nên đã tạo cho Quảng
Nam có một tiềm năng nước mặt khá đồi dào Song sự phân bố lại không đồng đều
theo thời gian và không gian: 4 tháng mùa mưa ở Quảng Nam cũng chính là mùa lũ,
vào mùa lũ mực nước của các triển sông rất lớn, gây ra lũ lụt tàn phá mùa màng, nhà cửa Ngược lại mùa khô kéo dài 8 tháng làm cho mực nước của các con sông giảm
đi, nhất là vào những tháng cuối mùa khô
Quảng Nam có mạng lưới sông hồ tương đối dày, gồm 3 sông lớn (sông Vu Gia,
Trang 25cung cấp nước mặt cho hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Lưu lượng nước trong các sông này được trình bày ở bảng II
Bảng T1 Luu lượng nước các sông chính tỉnh Quảng Nam
- Sông Vu Gia | Sông Thu Bổn ˆ `
Sông chính (Thanh My) (Nông Sơn} Sông Tam Kỳ
Lưu lượng nước bình quân (m”s) 123 273 16
Diện tích lưu vực F (km?) 1850 3.510 800
Tổng lượng TB hàng năm (10”mỶnăm) 3.881.634 86145334 | 0,5
{Tài liệu thống kê 26 năm từ 1977-2002)
Hầu hết các sông đều chảy trong phạm vị nội tỉnh, bất nguồn từ vùng miền núi, độ dốc lớn, chiều dài ngắn Vì vậy mùa mưa dễ xảy ra lũ lụt lớn, mùa khơ thốt nước nhanh nên đồng chảy của các con sông, suối bị giảm lưu lượng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình khai thác sử dụng nguồn nước mặt
Ngoài ra Quảng Nam còn có một hệ thống hồ chứa với tổng diện tích lưu vực là
514,66km? và tổng dung tích trung bình đạt khoảng 488,52! x 10”m° Trong đó hồ
chứa nước Phú Ninh thuộc thị xã Tam Kỳ đặc biệt quan trọng, với diện tích mặt hồ
khoảng 32km?, dung tích trung bình khoảng 344 x 10 km°
Nước ngầm ở tỉnh Quảng Nam đã được nghiên cứu từ những năm cuối thập kỷ
70, song mới chỉ dừng ở mức độ thăm dò sơ bộ Kết hợp giữa 3 lỗ khoan thăm dò bổ
sung Địa chất thuỷ văn do Công ty Công nghệ Địa vật lý khoan trên phạm vi tỉnh Quảng Nam và số liệu báo cáo giai đoạn thăm dò sơ bộ về Địa chất - Địa chất thuỷ
văn vùng Đà Nắng - Tam Kỳ của Đoàn Địa chất thuỷ văn 708 thuộc Liên đoàn Địa
chất thuỷ văn - Địa chất công trình Miền Trung cho kết quả như sau:
Nước ngầm có khả năng cung cấp nhiều nhất, đa phần nằm trong các trầm tích bở rời Đệ tứ; với nguồn gốc sông, biển, gió và hỗn hợp, phân bố rộng rãi trên khắp bề mặt đồng bằng Thành phần thạch học chủ yếu là cát, cát pha, sét, sét pha, cuội, sôi Chiều dày thay đổi từ (10 đến 40)m Qua thăm dò, khảo sát vùng Bình Sơn - Hải
Vân cho ty lệ lưu lượng các lỗ khoan từ (0,7 đến 7,7) l/sm, thường gặp (1.0 đến
2,0)1/sm
Nước tồn tại trong các đới dập vỡ, khe nứt của đá gốc cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc khai thác và sử dụng nước phục vụ dân sinh
Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của nước ngầm trên địa bàn tỉnh khoảng:
3.148.918 m/ngày đêm
* Ninh Thuận: Nước mặt:
Ninh Thuận có hai hệ thống sông: Sông Cái Phan Rang và các sông độc lập Sông Cái Phan Rang bắt nguồn từ sườn Đông của núi Gia Rích (1923m) giáp
tinh Lam Đồng với tổng chiều dài 120 km, tổng diện tích lưu vực là 3.000 km2
Trong đó, diện tích lưu vực nằm ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận là 2.722km? chiếm 85% Có 51/58 xã, phường thuộc lưu vực sông Cái Đặc điểm chế độ thủy văn sông Cái
Trang 26Bảng 12 Chế độ thuỷ văn sông Cái, Phan Rang theo thời gian trong năm Dạng phân Tháng trong năm TB phối 1 2 3 4 5 6 7 8 9 | 10 | 11 | 12 | năm Lưu ,lượng 53.4 | 35,6 | 37,3 | 35,4 | 63,9 | 78,7 | 75,7 | 74,0 | 150 | 152 | 131 | 89,6 | 81,3 TB (m/s) Sông Cái Phan Rang có 28 nhánh phân bố theo hình chân chim, gồm 24 nhánh cấp I và 4 nhánh cấp II
Tổng diện tích lưu vực các sông độc lập ngồi hệ thống sơng Cái Phan Rang chiếm khoảng 8,2§% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Trong các sông độc lập trên thì có 3 sông sau đáng quan tâm là: Sông Quán Thẻ; Sông Trâu; Sông Bà Râu
Nước ngầm:
Dựa vào những đặc điểm về địa tầng, thành phần thạch học, đặc trưng tính thấm, tính chứa nước của đất đá, trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận có thể chia 8 đơn
vị chứa nước Tuy nhiên, đáng chú ý và có nhiều triển vọng trong việc khai thác sử
dụng chỉ có các tầng chứa nước nằm trong trầm tích bở rời đệ tứ (tất cả 8 đơn vị), đó
là tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích đệ tứ nhiều nguồn gốc, tuổi Holoxen (QIV) gọi tắt là tầng Holoxen và tầng chứa nước lỗ hồng trầm tích đệ tứ có nhiều nguồn gốc,
tuổi Pleistoxen- Holoxen (QII-IV) gọi tat là tầng Pleistoxen- Holoxen
- Tầng chứa nước Holoxen: Phân bố chủ yếu ở đồng bằng Phan Rang Đất đá chứa nhiều nước hình thành từ nhiều nguồn gốc: sông đầm lây, sông - biển- đầm
_ lây, biển và biển - gió
- Tầng chứa nước Pleistoxen- Holoxen(QII-IH): Phân bố rộng rãi ở đồng bằng Phan Rang, nhưng phần lớn diện tích bị phủ bởi các trần tích Holoxen và chúng chỉ lộ thiên trên mặt đất thành những khoảnh ở rìa phía bắc, phía tây và phía nam đồng bằng, được thành tạo từ nhiều nguồn gốc khác nhau Chất lượng nước ngầm tốt
1.3 Tài nguyên rừng
1.3.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng
Hiện trạng rừng ở Việt Nam đến thời điểm cuối năm 2002 được thể hiện ở bang 13
Bảng 13 Hiện trạng rừng của Việt nam vào thởi điểm cuối năm 2002
Diện tích | Tổng diện | Diện tích | Diện tích | Độ che phủ
Vùng địa lý tự nhiên đất đai tự | tích rừng | rừng tự |rừng trồng | rừng trên đất
Trang 27Độ che phủ rừng phân bố không đồng đều trên lãnh thổ, ví dụ: Kontum 63,7%;
Daklak 52%; Hoà Bình (35,8%); Bắc Giang (25,6%); Sơn La (22%) Trong những
năm gần đây có sự gia tăng đáng kể về độ che phủ rừng: Năm 1995 là 28,2%; năm
2000 là 33,2% đến 2002 là 35,8% Tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại, diện tích rừng nghèo tăng, diện tích rừng giàu thì giảm mạnh
1.3.2 Tài nguyên rừng ở các vùng sinh thái nông thôn
a Vùng sinh thái nông thôn miền núi: * Tỉnh Hoà Bình
Tài nguyên rừng là một thế mạnh của tỉnh Hoà Bình với các kiểu rừng:
+ Khu vực cao dưới 700m gặp hai kiểu rừng chính là: - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
- Kiểu rừng kín nửa rụng lá vùng nóng và khô có chế độ khí hậu 2 mùa: mùa khô và mùa mưa
- Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng trên núi đá vôi
+ Khu vực cao 700 m trở lên có các kiểu rừng chính là:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp - Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng và lá kim
- Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng trên núi đá vôi
- Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng trên núi đá hoa cương
Trong rừng ở Hoà Bình đã xác định được 2566 loài thuộc 6 ngành: Ngành hạt kín, ngành hạt trần, ngành lá thông, ngành cô tháp bút, ngành thông đất và ngành
dương xỉ Rừng gỗ đa số phân bố ở vùng núi có độ cao từ 600 m trở lên Những loài
thực vật có số lượng nhiều và phát triển mạnh thuộc các họ Mộc lan, họ Nong Não, họ Cáng Lò, họ Sau Sau, họ Thông, họ Dầu, họ Dẻ, họ Chè Các loài thuộc nhóm
tre, nứa có số lượng nhiều, mọc ven bờ sông Đà có thể kể đến như: Tre sâng, Tre
hoóc, Vầu đắng, Mạy sang, Mạy sọt, và Nứa lá nhỏ v.v
Trong thành phần hệ thực vật có nhiều loài quý hiếm có giá trị cao như: Thông (Pinus) (Pa cd, Mai châu, Hoà Bình) và các loài cần được bảo tồn như Tam that, 6 đâu, Thông đỏ Những loài thuộc điện khoanh nuôi tái sinh như: Nghiến, Lát, Hà
thủ ô đỏ, Trai, Dổi, Ba gạc,vv
Ngoài giá trị tài nguyên của các cây gỗ quý vùng rừng lưu vực sông Đà và rừng Hoà Bình còn có các cây thuốc khá phong phú và da dạng Đó là các loại cây họ
Cúc, họ Bạc hà, họ Thầu dầu, họ Cỏ roi ngựa, họ Cói, họ Gừng, ho Rau ram.w Các cây có giá trị như Đẳng sâm, Tục đoạn, Bình vơi, Hồng thảo, Địa liên, Xa
nhân Đây là nguồn tài nguyên quý, có giá trị kinh tế cao nếu được đầu tư nghiên
cứu kỹ đồng thời có kế hoạch trồng, khai thác sẽ là nguồn thu đáng kể
Ngành lâm nghiệp Hoà Bình, trong gần 10 năm qua đã tập trung vào giao đất
giao rừng cho các hộ quản lý sử dụng, đẩy mạnh công tác trồng rừng, chăm sóc tu
Trang 28một tỉnh miền núi, giá trị sản lượng ngành lâm nghiệp đạt 208.669 triệu đồng (giá 1994) tăng khoảng 100.000 triệu đồng so với năm 1995 Nguyên nhân chủ yếu là:
- Do làm tốt công tác giao đất khoán rừng nên hầu hết rừng đã có chủ, mặt khác tỉnh đã xây dựng nhiều dự án phát triển vốn rừng thông qua các chương trình dự án
327, 747, 5 triệu ha rừng đã làm cho các hộ gia đình yên tâm trồng chăm sóc bảo
vệ và phát triển rừng
- Về công tác trồng rừng: Từ năm 1992 đến 2002 đã trồng được khoảng 60.000 ha rừng (bình quân mỗi năm trồng- 5.000 - 5.500 ha rừng mới) Trong năm 2002 đã trồng được khoảng 8.154 ha rừng tập trung
- Về công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng: Trong gần 10 năm qua đã khoanh nuôi
bảo vệ được gần 70.000 ha rừng, xây dựng và bảo vệ rừng đặc dụng 12.890 ha Với kết quả của công tác xây dựng phát triển vốn rừng như trên, nên đến năm
2003 diện tích rừng của tỉnh đã đạt 194.308,24 ha, chiếm 41,67% diện tích tự nhiên trong đó rừng tự nhiên là 146.470,06 ha và rừng trồng là 47.831,53 ha
Kết quả phát triển vốn rừng như trên đã làm cho độ che phủ của thảm thực vật
rừng tăng dần từ 28% (giai đoạn 1992 - 1994) lên 30% (năm 1995), 41% (năm 2003)
* Tỉnh ĐắkLáắk
Tổng diện tích rừng: 1.017.955 ha chiếm 52% tổng diện tích, trong đó: Rừng
sản xuất: 585.000 ha, rừng phòng hộ 156.733 ha, rừng đặc dụng: 276.222 ha
Rừng của tỉnh Đắklấk có trữ lượng gỗ 108.237.162m”, trữ lượng tre nứa 979.999
nghìn cây Trong đó chia ra:
+ Rừng phòng hộ chiếm 15,4% diện tích, có trữ lượng rừng gỗ 36.603.832mỶ,
trữ lượng tre nứa 352.316,6 nghìn cây
+ Rừng đặc dụng chiếm 27 % diện tích có trữ lượng 20.855.087m”, trữ lượng tre nứa 149.869,6 nghìn cây
Rừng sản xuất có diện tích lớn nhất chiếm 57,6 % diện tích, trữ lượng rừng gỗ
50.778.243 mỶ, trữ lượng tre nứa 477.812,8 nghìn cây
- Rừng tự nhiên có diện tích và trữ lượng lớn nhất là rừng gỗ, chiếm 86,5% diện tích và 94,2% trữ lượng, rừng có cấp trữ lượng III là lớn nhất chiếm 34,9% diện tích,
53,1% trữ lượng gỗ
- Rừng trồng chỉ chiếm 1% về diện tích và 0,6% trữ lượng gỗ
Trang 29+ Rimg giau (IIIA;): Dién tich 675 ha, chiém 0,5% dién tích đất có rừng Chi
còn phân bố ở xã An Lạc (huyện Sơn Động) Thành phần loài cây gồm có Dẻ, Trám,
Trâm, Re, Táu, Sến, Xoan đào, Cheo, Vang
+ Rừng trung bình (HIA;): Diện tích chiếm 4.573 ha, chiếm 3,2% diện tích đất
có rừng Đây là loại rừng đã bị khai thác nhưng đã có thời gian phục hồi Thành
phần cây gỗ chủ yếu là các loài đẻ, re, táu muối, sến, xoan đào, chẹo, vạng, ràng
ràng, lim xet, trường
+ Rừng nghèo (II A,): Diện tích 18.646 ha, chiếm 13,0% diện tích đất có rừng Đây là loại rừng đã bị khai thác quá mức với cường độ cao, kết cấu tầng tán bị phá vỡ Tầng chính chỉ còn sót lại một vài cây có đường kính lớn, chất lượng gỗ xấu Thanh phần cây gỗ chủ yếu là các loài ràng ràng, trám, đẻ, hồng mang, phay
+ Rừng phục hồi (HA, IIB): Diện tích 39.716 ha, chiếm 27,6% diện tích đất có
rừng Tổ thành ưu thế gồm các loài : ba soi, ba bét, mần tang, sồi phảng, dẻ kết cấu tầng tán đơn giản, tán thưa, khả năng phòng hộ kém
+ Rừng hỗn giao tre nứa, gỗ: Diện tích l.117 ha, chiếm 0,8% diện tích đất có rừng Độ tán che 0,5 - 0,6 Tầng trên chủ yếu là các loài cây gỗ gồm các loài : đẻ, rang ràng, trâm, trám Tầng dưới chủ yếu là nứa Trữ lượng gỗ bình quân 45m” /
ha; trữ lượng tre nứa 4.000 cây / ha
+ Rừng tre nứa: Diện tích 147 ha, chiếm 0,1 % điện tích đất có rừng
Tóm lại : Rừng tự nhiên của tỉnh Bắc Giang còn không nhiều 17%, trong đó rừng còn trữ lượng, kết cấu 3 - 4 tầng có nguồn gen động thực vật (giàu + trung bình) còn quá ít: 5.248 ha Đây là đối tượng cần được đóng cửa bảo vệ để phục hồi và phát triển Còn lại rừng nghèo, rừng phục hồi, hỗn giao, tre nứa có hầu hết các huyện Đối với các loại rừng này cần được khoanh nuôi bảo vệ - làm giàu rừng để rừng phục hồi và phát triển
- Rừng trồng: Diện tích 79.070 ha (gồm cả 29.614 ha cây ăn quả), chiếm 54,9%
diện tích đất có rừng Rừng trồng trên địa bàn tỉnh được trồng theo các chương trình PAM, 327, dự án lâm nghiệp Việt - Đức và rừng trồng nguyên liệu cho công nghiệp khai thác than phân bố tập trung ở huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế * Nghệ An Tổng điện tích đất lâm nghiệp là 1.195.447 (ha), trong dé: - Đất có rừng 684.398 ha, - Đất không có rừng 51 1.Ø79 ha + Tổng trữ lượng rừng gỗ: 49.734.366 mì + Độ che phủ của rừng xấp xỉ: 43%
Căn cứ vào mục đích sử dụng rừng được phân chia làm 3 loại:
Trang 30và đã đi vào hoạt động có hiệu quả, khu bảo tồn Pù Hoạt (Quế Phong) đang xúc tiến
thành lập ban quán lý
- Rừng phòng hộ: 580.854,2 ha - Rừng sản xuất: 390.975,2 ha
Rừng phòng hộ và sản xuất được Tỉnh giao cho I5 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước quản lý và Ban quản lý rừng phòng hộ, theo tinh thân QĐ/187 của Chính phủ
về rà soát lại nhiệm vụ và tổ chức lại các Lâm trường Quốc doanh
Rừng trồng tập trung đạt 8000ha/năm và khoanh nuôi rừng đạt 100.000ha/nam
ĐẤT CÓ RỪNG TỰ NHIÊN (ha) ĐẤT RỪNG TRỒNG (ha) 1020 86387 53732 22192,5 148804 1232749 15248 2 1700908 33824,5 ` 5211.8 Rừng giàu [Rừng trung bình - DRứng thông nhựa
ø Rừng nghèo Rừng non phục hồi Ø8 Rừng quế
nRừng hỗn giao LIRửng giang nứa, tre t8 Rừng khác
Rừng ngập mặn
Hinh 3 Phân bố các loại rừng ở Nghệ An
Tổng diện tích quy hoạch xây dựng và sử dụng cho các khu bảo tồn thiên nhiên 223.647,6 ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích rừng tự nhiên của cả tỉnh bao gồm:
1 Vườn quốc gia Pù mát: Nằm ở phía tây Nghệ An, cách thành phố Vinh 120
km, trên địa phận của 3 huyện Tương dương - Anh Sơn - Con Cuông Khu bảo tồn
thiên nhiên Pùmát có diện tích 91.000 ha
2 Khu bảo tồn Pù huống: Có điện tích 50.075 ha, nằm ở Trung tâm lưu vực sông Hiếu và thượng nguồn sông Cả Được thành lập năm 2001, là khu bảo tồn có
nhiều động và thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ ở Việt Nam
3 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù hoạt: Nằm ở phía tây bắc huyện Quế phong, có điện tích 67.943 ha là khu bảo tồn có nhiều loài gỗ quý
4 Khu rừng đặc dụng núi Chung, Mộ bà Hoàng thị Loan, huyện Nam Đàn, Khu
rừng đặc dụng Vực Mấu - Quỳnh lưu
c Vùng sinh thái nông thôn đồng bằng
* Tỉnh Thái Bình
Ở Thái Bình chỉ có rừng ngập mặn ven biển thuộc hai huyện Tiền Hải và Thái Thuy và mang đầy đủ yếu tố thực vật vùng triều, vùng ven bờ, ngập mặn, phụ cận
Trang 31vai trò quyết định tới môi trường sống và còn là nguồn tài nguyên kinh tế đa lợi
nhuận Đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Thái Bình về quy mô diện tích cả hai huyện khoảng 6.297ha, chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 500ha rừng bần nguyên sinh, vì vậy nó rất nghèo nàn về chủng loại
Thảm thực vật tự nhiên: Quần xã rau muống biển và cỏ ôrô, che phủ 30% diện
tích các bãi cát, tiếp đến là rừng ngập mặn thứ sinh đang bị tác động rất mạnh Tại vùng ven biển Thái Bình, rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít khoảng 500ha chủ
yếu là rừng bần, còn lại là rừng trồng mới, trồng bổ sung Theo số liệu điều tra năm 2002, cả 2 huyện ven biển Thái Bình có 9.500ha rừng ngập mặn (Chủ yếu bần chua,
sú, phi lao )
Hiện trạng khai thác rừng ngập mặn của hai huyện ven biển Thái Bình như sau:
+ Giai đoạn trước những năm 1990 rừng ngập mặn ven biến Thái Bình phát triển
rất tốt, được bảo vệ bởi lực lượng kiểm lâm và bộ đội biên phòng, mặt khác thời gian
đó chưa có phong trào làm đầm tôm tự phát
+ Giai đoạn từ 1990 đến 1995, khi nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế ven biển, mọi người, mọi tổ chức kinh tế ven biển đã chặt rừng ngập mặn để làm đầm nuôi tôm quảng canh Hậu quả là sau một vài năm, cụ thể đến
cuối năm 1995 có tới 80% rừng ngập mặn hiện có của ven biển Thái Bình bị chặt
phá, bị chết trong đầm, các loài thuy sinh, thuỷ sản giảm đi, nơi trú đông của các lồi chim nước khơng cịn, cơn bão số 2 và số 4 năm 1996 làm sạt lở nghiêm trọng
nhiều đoạn đê biển
+ Từ năm 1996 đến nay, được sự giúp đỡ của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch, chương trình trồng rừng quốc gia 327 và 773 cũng như Š triệu ha rừng, tại hai huyện ven biển đã trồng được gần chục nghìn ha rừng ngập mặn đã khép tán, từ đố đến nay, việc khai thác rừng ngập mặn được quản lý chặt chẽ hơn, hiện tượng phá rừng bừa bãi đã được ngăn chặn
+ Giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lý, khai thác, tỉa cây làm củi, lá làm phân xanh, nuôi ong mật, tìm cua giống, chiết xuất tanin; Nếu hộ nông dân trồng được I ha rừng phía ngoài khép tán, thì cho phép để mở 2 ha đầm tôm ở phía trong * Tỉnh Tiên Giang
Ở Tiền Giang có 3 loại thảm thực vật chính là:
- Rừng ngập mặn: phân bố ở vùng cửa sông và ven biển Gò Công trên dải đất sình lầy theo triều gồm có cây bần, mắm, đước, muống biển, cỏ lức
- Thảm thực vật vùng nước lợ: phân bố đọc theo sông Vàn Co Tây, sông Tiền
gồm dừa nước, bần chua, ô rô, cóc kèn, mái đầm
- Thảm thực vật đất phèn hoang: phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười gồm có cây
tràm, cỏ bàng, cỏ năng
Rừng tự nhiên trong tỉnh chỉ có 306 ha rừng nguyên sinh gồm rừng tràm còn lại trong vùng rốn Đồng Tháp Mười thuộc xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước và một diện
Trang 32ven biển Gò Công và vận động người dân trồng tràm trong vùng trũng ngập phèn ở Tân Phước
Thảm rừng ngập mặn ven biển Gò Công và rừng sinh thái vùng đất phèn của
tỉnh ở huyện Tân Phước thuộc khu vực Đồng Tháp Mười hiện nay rất nhỏ và chưa
đến độ khai thác
Rừng tràm mới trồng khoảng vài năm gần đây còn đang được nông dân chăm sóc, trong vài năm tới khi cây tràm đạt kích thước yêu cầu của cây cừ tràm dùng cho
xây dựng mới khai thác Sau khi khai thác đợt đầu tiên người dân còn tiếp tục chăm
sóc chúng để khai tiếp 2 chù kỳ nữa mới trồng lại d Vùng sinh thái ven biển
* Tỉnh Ninh Thuận:
Ninh Thuận có diện tích rừng tự nhiên khá lớn, chiếm 95% tổng diện tích rừng
của tỉnh Diện tích rừng trồng chỉ có 5.577 ha
Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Ninh Thuận được thể hiện ở bảng 14
Bảng 14 Hiện trang tài nguyên rừng tinh Ninh Thuận Loại rừng ,_ Diện tích (ha) Ty Tỷ lệ so với diện tích tự nhiên (%) | Diện tích tự nhiên 340.207 Rừng tự nhiên: : — 151.838 44.63% -Rừng sản xuất 16.321 4,8% - Rừng phông hộ 124.472 36,0% - Rừng đặc dụng 11.045 33% Rừng trồng 5.577 1,64% -Rừng sản xuất 646 - Rừng phòng hộ 3.956 | - Rừng đặc dụng 975
Ở Ninh Thuận có các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng phòng hộ:
- Khu bảo tồn rừng khô hạn Núi Chúa: tổng diện tích 25.013 ha, thuộc địa phận huyện Ninh Hải Đặc điểm hiện trạng: Rừng cây rụng lá và nửa rụng lá Mục đích bảo tồn: Bảo tồn nguồn gen các loài thực vật đặc hữu vùng khô hạn
- Khu rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Cái, tổng diện tích 24.832 ha, thuộc địa phận huyện Bác ái, thuộc rừng khộp nghèo, mục đích phòng hộ đầu nguồn và điều hoà lượng nước đập Nha Trinh - Lâm Cấm
- Khu rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Sắt: tổng điện tích 29.574 ha, rừng khộp
nghèo, thuộc địa phận huyện Bác ái, mục đích phòng hộ đầu nguồn
- Khu rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Trâu, tổng diện tích 11.298 ha, thuộc địa phận huyện Ninh Hải, thuộc rừng khộp nghèo, mục đích phòng hộ đầu nguồn
- Khu rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Giang: tổng diện tích 23.279 ha, rừng khộp nghèo, thuộc địa phận huyện Ninh Phước, mục đích phòng hộ đầu nguồn
- Khu rừng ven biển Ninh Phước, tổng diện tích 19.000 ha, thuộc địa phận
Trang 33- Khu rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Cái - Ma Nới, tổng diện tích 36.358 ha, thuộc địa phận huyện Bác Ái, thuộc rừng khộp nghèo, mục đích phòng hộ đầu
nguồn
Tổng diện tích rừng trồng ở Ninh Thuận hiện có 5.577 ha, nằm rải rác trong toàn tỉnh Đặc điểm hiện trạng: Loại rừng hỗn giao - loại rừng thường xanh Mục đích: Phòng hộ và kết hợp kinh tế
* Tỉnh Quảng Nam
Diện tích rừng ở Quảng Nam tính đến năm 1999 có:
~ Diện tích rừng tự nhiên là 3.888ha, trong đó
+ Rừng gỗ tự nhiên : 378.872ha trong đó rừng giàu là 37.275ha; rừng trung bình 137.720ha; rừng nghèo 154.226ha; rừng non 49.404ha; rừng lá kim 247ha
+ Rừng tre nứa: 9.931ha
- Rừng trồng: 37.118 ha
e Nhận xét chung về tài nguyên rừng
Mặc dù việc quản lý rừng đã có nhiều tiến bộ, nhưng tình hình vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng vẫn diễn ra phức tạp
Từ năm 1997 - 2001 đã phát hiện và xử lý 306.109 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, phá rừng trái phép gồm 10.000ha gây thiệt hại gần 346.000m? gỗ, cháy gần 30.000 ha rừng, đặc biệt 2 vụ cháy rừng lớn xảy ra tại U
Minh vừa qua đã thể hiện những bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tình trạng chống người thi hành công vụ gia tăng, làm cho nhiều cán bộ kiểm lâm bị
thương Việc chuyển mục đích sử dụng đất LN có rừng ở một số địa phương cũng
đang làm cho diện tích rừng bị thu hẹp Sâu bệnh hại rừng trồng đang có chiều
hướng phát triển do diện tích rừng trồng tăng, gây thiệt hại hàng nghìn ha/năm ở các
mức độ khác nhau
Nguyên nhân chủ yếu là:
- Công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân và các cấp, các ngành về chính
sách, Luật pháp của nhà nước đối với việc bảo vệ và phát triển rừng chưa triệt để,
chủ yếu mới do lực lượng kiểm lâm đảm nhiệm Chưa chú trọng tuyên truyền nhân
rộng các mô hình bảo vệ tốt tài nguyên rừng, do vậy tác dụng tuyên truyền còn hạn chế
- Đến nay phần lớn diện tích rừng đã được giao cho chủ quản lý trong đó trên
71% giao cho 368 lâm trường và trên 100 ban quản lý và khu rừng phòng hộ và đặc
dụng, nhưng các lâm trường quốc doanh chưa thực hiện đổi mới về tổ chức và cơ
chế quản lý theo quy định
(Quyết định số 187/1999/QĐ - TTg ngày16/11/1999 và nghị quyết số 28/TW
ngày 16/6/2003 của Bộ Chính Tri) Du an 661 chi khoán bảo vệ rừng thấp (50.000đ/ha/năm) chỉ trong thời gian 5 năm, đồng thời chưa triển khai thực hiện
Trang 34- Một số địa phương chưa nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của chính quyền đối
với việc bảo vệ tài nguyên rừng quốc gia thuộc địa bàn quản lý Vì vậy khi lâm tặc
phá hoại rừng chính quyền địa phương không kịp thời huy động các lực lượng để hỗ trợ trấn áp
- Tình hình đân cư tự do phá rừng lấy đất để sản xuất nông nghiệp và tình trạng mua bán, sang nhượng đất đai còn diễn ra phức tạp song nhiều địa phương cả nơi có dân đi, nơi dân đến chưa có biện pháp đồng bộ có hiệu quả để giải quyết vấn đề này một cách cơ bản, có nơi có lúc còn xem nhẹ
- Công tác quy hoạch về bảo vệ, phát triển rừng ở địa phương còn lúng túng và luôn bị phá vỡ Cơ chế chính sách về quyền hưởng lợi từ rừng ban hành còn chậm,
lại chưa kịp thời để các địa phương thực hiện, do vậy chưa tạo sức hấp dẫn toàn xã
hội tham gia công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là đối với người dân nghèo sống ở trong rừng và gần rừng
1.4 Tài nguyên đa dạng sinh học 1.4.1 Da dạng sinh học ở Việt Nam
Đa đạng sinh học (ĐDSH) là cơ sở để tồn tại cuộc sống của nhân loại, sự thịnh
vượng và sự PTBV Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tính ĐDSH
cao Cho đến nay đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng
1.030 loài rêu, 2500 loài tảo và 826 loài nấm Trong số thực vật bậc cao có mạch
hiện nay có 5000 loài đáng được sử dụng làm nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tình dầu và nhiều nguyên vật liệu khác [7] Hơn nữa, hệ
thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao và tập trung ở 4 khu vực chính núi cao
Hoàng Liên Sơn ở Phía Bắc, núi cao Ngọc Linh ở miễn Trung, Cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở phần Bắc trung Bộ (Bắc Trường Sơn)
Đó là các loài cây gỗ quý như gỗ do (Afzelia xylocarpa) Gu mat (Sindora
siamensis) nhiều loài cây làm thuốc như Hoang lién chan ga (Coptis chinensis), Ba
kich (Morinda officinalis) thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy
cơ bị tiêu điệt như Thông nước hay Thuỷ tùng (Gypfostrobus pensilis) Hoàng đàn
(Cupressus torulosa) Bach xanh (Calocedrws macrolepis), Cam lai (Dalbergia oliveri), Pomu (Fokiena hodginsii),
Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú Hiện đã thống kê được 300 loài
thi, 830 loai chim, 260 loai bò sát, 158 loài ếch nhái, 547 loài cá nước ngọt, khoảng
hơn 2000 loài cá biển và thêm vào đó có hàng chục nghìn lồi động vật khơng xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt (Đào Văn Tiến, 1985, Võ Quý 1997, Đặng Huy Huỳnh, 1978, 2003) Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần
loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á
Cũng như thực vật giới, động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu Có rất nhiều loài động
vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như Voi, Tê Giác
một sừng, Bò rừng, Bò tót, Trâu rừng, Bò xám, Nai cà tông, Hồ, Báo, Cu ly, Vượn,
Trang 35Cò quấm cánh xanh, Cò quắm lớn, Ngan cánh trắng, nhiều loài trĩ, cá sấu, trăn, rắn và rùa biển
Về mặt đa dạng hệ sinh thái, Việt Nam có nhiều kiểu rừng khác nhau, từ kiểu rừng kín thường xanh đến kiểu rừng rụng lá ở các độ cao khác nhau, từ đai thấp
(lowland), cận núi (sub-mountain), núi (mountain), cận núi cao (sub-alpine), các
kiểu rừng núi đất, rừng núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng tre nứa Việt
Nam cũng có vùng đất ngập nước khá rộng, trải ra khắp đất nước nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng Đây không những là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam mà còn là nơi sinh sống của
39 loài động vật được coi là những loài có nguy cơ bị tiêu diệt ở vùng Đông Nam Á
thuộc các nhóm thú, chim và bò sát (AWB, 1989) Ngoài ra Việt Nam còn có phần
nội thuỷ và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km” trong đó có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ và nhiều rạn san hô phong phú
Ở Việt Nam các rạn san hô phân bố rải rác suốt từ Bắc vào Nam của Biển Đông
và càng vào phía Nam cấu trúc và số loài càng phong phú Phần lớn các rạn san hô ở biển miền Bắc là những đám hẹp hoặc tạo thành từng cụm nhỏ, độ sâu tối đa chỉ giới
hạn trong vòng mươi mết Ở phía Nam, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn cho sự phát
triển của san hô Từ vùng bờ biển Đà Nắng đến Bình Thuận có nhiều rạn san hô ở xung quanh các đảo và các bãi ngầm, và xung quanh các đảo ở vịnh Thái Lan ở phía
Tây nam Cũng như rừng nhiệt đới, các rạn san hô là nơi có tính đa dạng sinh học
cao, chứa đựng nhiều lọai tài nguyên quý giá và có nhiều tiểm năng cho sự phát
triển khoa học và kinh tế trong tương lai Hiện nay chúng ta đã phát hiện được hơn
300 lồi san hơ cứng ở vùng biển Việt Nam, trong số đó có 62 lồi là san hơ tạo rạn phù hợp với điều kiện trong vùng Về nhóm nhuyễn thể ở nước mặn, đã thống kê
được khoảng 2.500 loài, giáp xác 1.500 loài, giun nhiều tơ 700 loài, da gai 350 loài,
hải miên 150 loài, 653 loài tảo biển Nguồn tài nguyên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở
cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới Tuy nhiên thay vì phải
bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này, ở nhiều nơi để phát triển kinh tế, đã và đang khai thác quá mức và phí phạm, không những thế, còn sử dụng các biện pháp huỷ diệt như dùng các chất độc, kích điện để đánh bắt cá Nhiều loài hiện nay đã trở nên hiếm, một số loài đang có nguy cơ bị diệt vong Nếu biết sử đụng đúng mức và quản lý tốt, nguồn tài nguyên sinh học của Việt nam có thể trở thành tài sản rất có giá trị
Số lượng các loài động vật trong Sách đỏ tăng
Sau một quá trình điều tra nghiên cứu lâu dài, các nhà sinh học đã công bố 2 tập "Sách đỏ Việt Nam” - Phần Động vật (1992, 2000) và phần Thực vật (1996) Những tài hiệu này đã nêu 365 loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị
tiêu điệt ở các mức độ khác nhau, đồng thời mô tả chỉ tiết về vùng phân bố, tập tính
sinh thái, hiện trạng cùng với các biện pháp bảo vệ được công bố
Hiện nay Sách đỏ Việt Nam đã được các nhà khoa học chỉnh sửa lại theo tiêu
Trang 36đỏ lần này cao hơn số lượng đã công bố ở trên Điều đó cho thấy tình trạng suy giảm
các loài động thực vật quý hiếm có giá trị ngày căng tăng (Bảng 15)
Bang 15 Phân hạng các loài động vật bị đe doa ghí trong sách đổ Việt Nam Đơn vị: Loài | tđpjphánhạng | Nguycơtuyệt | Détén Bidedoa | Hiém | Chưa xác chủng thương định Thú 38 33 1 24 Chim 28 2Ô 2 4 Bỏ sát - lưỡng cư 32 7 3 F Cá 33 25 13 19 3 | Không xương sống _| 10 24 9 2 | 3
Nguồn: Bộ KHCN&MT, 1992, 1999, 2000 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vat, 2003
1.4.2 Nguyên nhân giảm sút ĐDSH ở Việt Nam
Sự mất mát và suy giảm ĐDSH ở nước ta có thể do 4 nguyên nhân chủ yếu sau: Sự suy giảm và mất nơi cư trú; khai thác quá mức; ô nhiễm sinh học quần xã; ô
nhiễm môi trường Biểu hiện cụ thể của 4 nhóm nguyên nhân trên có thể nêu như
sau:
- Cháy rừng: Tại U Minh Thượng, sau khi rừng bị cháy vào các tháng 3 và 4 năm 2002, ít nhất có 25 loài thú (78,2%) bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau Một
số loài có nguy cơ không gặp lại ở hệ sinh thái này
- Rừng có chất lượng suy giảm: Những năm gần đây, độ che phủ của rừng tăng lên đáng kể nhưng điện tích rừng nhiệt đới tự nhiên nhiều tầng, có chất lượng cao có xu hướng tiếp tục giảm ĐDSH ở các cánh rừng này nghèo đi rõ rệt
- Áp lực của tăng trưởng dân số: Dan số tăng như hiện nay dẫn đến khai thác
quá mức tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm ĐDSH
- Khai thác, sử dụng thiếu quy hoạch tài nguyên, ĐDSH Tài nguyên thuỷ sản ở vùng biển ven bờ bị khai thác quá mức làm giảm ĐDSH về số loài cũng như về số lượng cá thể
- Ơ nhiễm mơi trường: Các nghiên cứu đã xác định chất diét cây cỏ màu da cam có chứa diôxin do Mỹ sử dụng trong thời gian vừa qua ở Việt Nam đã gây ảnh
hưởng lâu dài đến ĐDSH Mạng lưới thức ăn tự nhiên của nhiều nhóm động vật ở các cánh rừng bị rải chất màu đa cam đến nay vẫn chưa được phục hồi Thảm thực vật nhiều tầng trước đây rất phong phú, nhiều chủng loại vẫn chưa hồi phục được
Khu hệ thú rừng nghèo nàn, thành phần loài và mật độ thú rất thấp
- Di nhập các loài ngoại lai: Cho đến nay đã có 114 loài thuỷ sinh vật ngoại lai được di nhập vào Việt Nam Tình hình này đã gây nên một số vấn đề tiêu cực đối với việc bảo tồn quỹ gen bản địa Hiện tượng tạp giao dẫn đến sự suy giảm tính chất thuần chủng của các quần thể bản địa so với trước đây Di nhập một số loài cây
trồng, vật nuôi, cá, cây cảnh, có thể di nhập kèm theo một số loài ký sinh, côn
Trang 37nguy cơ gây nên những trận dịch nguy hiểm đối với các quần thé sinh vat ở nước ta
làm suy giảm ĐDSH
- Chính sách chưa đầy đủ và chưa phù hợp: Cho đến nay, Nhà nước đã có tới 60
văn bản pháp luật có liên quan tới ĐDSH Tuy vậy, vẫn chưa có 1 văn bản tổng hợp
đẩy đủ về duy trì và phát triển ĐDSH ở nước ta Các chủ trương, chính sách được ban hành nhưng thiếu các giải pháp hợp lý và khả thị, thiếu các biện pháp kiểm tra, kiểm soát của các cấp quản lý và của nhân dân nên hiệu quả của việc thực hiện chưa cao
Tình hình nêu trên đây dẫn đến tình trạng là:
- Các hệ sinh thái bị tác động: Nhiều hệ sinh thái tự nhiên trước đây có tính ĐDSH cao bị thu hẹp điện tích đo một phần được chuyển sang các hệ sinh thái nông
nghiệp có mức độ ĐDSH đơn giản, ít loài hơn
- Do các nguồn thải gia tăng, trong đó có những nguồn thải độc đã tác động lên môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây suy giảm ĐDSH ở các thuỷ vực, thể hiện ở việc suy giảm số lượng cá thể, giảm chất lượng các loài có ý nghĩa
khai thác làm thực vật đo sự tích tụ độc tố trong cơ thể
- Số lượng cá thể giảm: Điểu tra ở nhiều vùng thu được kết quả là số lượng cá thể nhiều loài thực vật và động vật giảm đáng kể so với trước đây, trong đó có nhiều
loài sinh vật quý hiếm (365 loài động vật và 356 loài thực vật có nguy cơ bị tiêu
diệt)
1.5 Tài nguyên du lịch
Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch lớn Ngoại trừ những thắng cảnh ở các
thành phố như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại
tuyệt đại đa số các danh lam thắng cảnh phân bố ở vùng nông thôn trong đất liên và ven biển Một lợi thế lớn của Việt Nam là có vùng biển rộng, bờ biển dài, nhiều đảo,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều bãi biển, phong cảnh và di tích lịch sử đẹp Năm 1994, vịnh Hạ Long và năm 2003 Phong Nha- Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, năm 2003 vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh
đẹp nhất thế giới, hai thành phố Huế và Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn được công
nhận là đi sản văn hoá thế giới
Đọc bờ biển nước ta đã xác định được khoảng 126 bãi cát biển, trong đó có
khoảng 20 bãi cát biển đạt tiêu chuẩn quốc tế, dài 16 km Ngoài ra còn hàng trăm
bãi biển nhỏ, đẹp, nằm ven các vụng, vùng tĩnh lặng, ven các đảo hoang thuộc quần
đảo ven bờ Vịnh Bác Bộ, Cát Bà, Cù Lao Chàm, cụm đảo Hòn Mau, Lý Sơn, Côn
Đảo, Phú Quốc Tuy sức chứa khách không lớn, nhưng rất thích hợp với loại hình du
lịch picnic, du ngoại của những du khách yêu thiên nhiên
Nhiều khu vực ven biển nước ta có các bãi biển khá bằng phẳng, nước biển
trong, sóng gió vừa phải Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên biển - đảo, hang động ngầm, cảnh quan ngầm của các rạn san hô với phong cảnh thiên nhiên và
Trang 38triển các cụm hoặc khu du lịch tập trung với các loại hình đa đạng như: du lịch sinh
thái, khoa học, lặn ngầm, tắm biển, thể thao giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, mạo hiểm, du ngoạn Du lịch lặn đã bát đầu phát triển ở Nha Trang dựa trên cơ sở khai
thác các giá trị dịch vụ của rạn san hô
Một thế mạnh khác của ngành du lịch được thiên nhiên ban tặng, đó là Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học (ĐDSH) Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính ĐDSH cao Một đải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau, như các rừng thông, rừng hỗn loài lá kim và lá rộng chiếm
ưu thế ở vùng Á nhiệt đới, rừng thưa cây họ Dầu, rừng thường xanh ưu thế cây họ Đậu ở địa hình thấp, rừng ngập mặn chiếm ưu thế ở ven biển châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, rừng tre nứa thuần loại, và hỗn giao gỗ, tre, nứa thuần loại và hỗn giao gỗ, nứa ở nhiều nơi và là những địa điểm hấp dẫn cho du lịch khoa học, du lịch
sinh thái
Các khu rừng đặc dụng, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên: Cúc
Phương, Pù Mát, Bạch Mã, Cát Tiên, Cần Giờ, Lò Gò - Sa Mát, trong hệ thống các
khu bảo tồn với 121 khu, trong đó có 27 vườn quốc gia, 57 khu bảo tồn thiên nhiên, gồm có I1 khu bảo tồn loài, sinh cảnh và 46 khu dự trữ thiên nhiên, và 37 khu bảo
vệ cảnh quan được phân bổ đều trong cả nước với tổng diện tích hơn 2,5 triệu ha,
chiếm khoảng 6% lãnh thổ tự nhiên là những đối tượng để phát triển mạnh du lịch
sinh thái
Từ năm 1990 đến năm 2003, lượng khách du lịch quốc tế tăng 9,7 lần, từ 250
nghìn lượt lên 2,43 triệu lượt; khách du lịch nội địa tăng 13,0 lần từ 1,0 triệu lên 13,0 triệu lượt Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới Thu nhập xã hội từ du lịch cũng tăng với tốc độ đáng kể, thường đạt mức trên
30%/năm, năm 1991 là 2.240 ty đồng, đến năm 2003 đạt 22.500 tỷ đồng (Phạm Trung Lương, 2003)
Ngành du lịch đã tạo việc làm cho 22 vạn lao động Trên địa bàn cả nước hiện có 3.810 cơ sở cho khách lưu trú với 85.381 phòng Có 4l tỉnh, thành phố trên cả nước có cớ sở lưu trú du lịch được xếp hạng
Il XU THE SỬ DỤNG TNTN TẠI CÁC VÙNG SINH THÁI
Qua phân tích các số liệu về các dạng tài nguyên ở Việt Nam cũng như ở 5 vùng sinh thái trọng điểm nghiên cứu cho thấy rằng, trong 10 năm gần đây do quá trình
phát triển kinh tế xã hội và hoạt động sống của con người, các đạng tài nguyên thiên
nhiên của Việt Nam đã có nhiều biến động rõ rệt:
2.1 Xu thế sử dụng tài nguyên đất:
Nhờ có chính sách khuyến khích tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân nhận đất chưa sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp và mục đích khác Sau L0
Trang 39dụng (chủ yếu là đất trống đổi núi trọc, đất hoang hố, bãi bơi ven sơng ven biển)
Diện tích đất nông nghiệp tăng 2352105 ha, trong đó diện tích đất trồng cây hàng
năm tăng 790529ha, diện tích đất trồng lúa tăng 158991 ha là rất có ý nghĩa, đất trồng cây lâu năm tăng 1136782 ha Diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng 2180235 ha trong đó: Rừng tự nhiên tăng 1050755 ha, rừng trồng tăng 1128628 ha, các loại
đất chuyên dùng, đất ở đều tăng (bảng 16)
Bảng 16 Tình hình biến động đất của cả nước trong 10 năm (1990 - 2000) Đơn vị: ha Hiện trạng các năm Biến động đất đai qua các thời kỳ 1990 1995 2000 |1990 -1995| 1995 - 2000 | 1990 - 2000 Tổng diện tích tự nhiên 33403271| 33104218 33104218 +947 - +947 1- Đất nông nghiệp 6993241} 7993748] 9345346] +1000507| +1351598| +2352105 Trong đó: Đất trồng trọt 63841501 7042619} 8344461 +656469| +1268842| +1927311 1.1 Đất cây hàng năm 5336989| 5624407, 6129518; +285416 +505111 +790529 Trong đó: Đất trồng lúa 4108858} 4328091| 4267849| +219233 -60242 +158991 1.2 Đất cây lâu năm 1045161| 1418212| 2181943) +373051 +763731| — +1136782 2 Đất lâm nghiệp có rừng 9395194; 10795020; 11575429} +1399826 +780409| +2180235 2.1 Rừng tự nhiên 8723728| 9477604| 9774483| +753876 †+296879|_ +1050755 2.2 Rừng trồng 671916} 1316461| 1800544| +644545 +484083| +1128628 3 Đất chuyên dùng _ 972190! 1271032| 1532843; +293842 +261811 +560653 Trong đó: - Đất xây dựng 91452 117289 126491 +25837 +9202 +35039 - Đất giao thông _ 231106 330121 437965 +99015 +107844 +206859 - Dat thay igi 340812 448688 557010; +107876 +108322 +216198 4 Đất khu dân cư (đất ở) 417752 440370 443178 +22618 +2808 +25426 5- Đất chưa sử dụng 14924894| 12604048| 10027265| -2320846| -2576783| -4897629
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng cục địa chính và kết quả kiểm kê đất năm 2000)
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất
khơng hồn tồn giống nhau trên địa bàn các tỉnh nghiên cứu Ví dụ, trong lúc ở tỉnh Đắklấk diện tích đất nông nghiệp tăng từ 327.829 ha năm 1995 lên 562.899 ha năm
2002 thì ở ở tỉnh Hoà Bình diện tích đất nông nghiệp lại giảm từ 72.4237 ha năm 1991 xuống còn 66.800 ha năm 2001
Diện tích đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất khai khoáng, nghĩa trang nghĩa địa, di tích lịch sử, ở tất cả các tỉnh đều gia
tăng mạnh mẽ Ví dụ, tỉnh Hoà Bình diện tích đất chuyên dụng năm 1991 là 11.082 ha tăng lên 27.364ha năm 2001 hoặc ở Bắc Giang từ từ 52052 (năm 1997) lên 55.162,5 năm 2001; tỉnh Tiền Giang từ 1996 đến 2002 tăng 15.887ha Đó là một
minh chứng cho q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đang diễn ra ở nông thôn
Việt Nam
Tình trạng rửa trôi, xói mòn đất tiếp tục diễn ra trên diện rộng, đặc biệt là ở
Trang 40rẫy), do rừng bị tàn phá (năm 2000 điện tích dat doi núi hoang hoá ở Quảng Nam
tăng lên 61.176 ha so với năm 1995), -
2.2 Xu thế sử dụng tài nguyên nước
Nhìn chung, trong vòng 10 năm qua, tài nguyên nước trên toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam về cơ bản không có sự biến động đáng kể về số lượng Việc hình thành các hồ chứa nước lớn ở thượng nguồn các hệ thống sông như các hồ thủy điện: Thác Bà trên sơng Chảy, hồ Hồ Bình Yali trên sông Xê Xan, Trị An trên sông Đồng Nài, các hồ thuỷ lợi lớn như: Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, Ayunpa trên sông Ba, Núi Một
trên sông Côn, Phú Ninh trên sông Tam Kỳ, Kè Gỗ trên sông Cái, Cấm Sơn trên
sông Thương, đã góp phần quan trọng vào việc điều tiết lưu lượng và dòng chảy các sông, đặc biệt bổ sung nước vào mùa khô, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa, đảm bảo nguồn cung cấp cho khu vực đô thị và công nghiệp ở vùng hạ du, giảm nhẹ tài biến 10 lụt ở vùng đồng bằng
Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn gặp một số trường hợp đặc biệt ví dụ ở Bắc
Giang, lượng nước sông ngày một cạn dần Năm 1998 mực nước trung bình năm của
3 con sông trong tỉnh thấp hơn năm 1994 từ 2lcm- 42 cm Lượng nước sông Lục Nam năm 1998 ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 90 triệu m”
Khác với các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên này, một số nơi nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn không thể tiếp tục cấp nước Ở vùng nông thôn, nguồn tài nguyên nước ngầm về cơ bản vẫn còn đồi dào và chất lượng tốt
2.3 Xu thế tài nguyên rừng
Các số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 10 nam qua tài nguyên rừng ở Việt Nam biến động theo 2 xu hướng chủ yếu: Gia tăng diện tích đất có rừng và suy giảm chất lượng rừng Trong các năm từ 1990 đến 2002, điện tích đất có rừng ở Việt Nam
tăng 2.609.000 ha, bình quân hàng năm tăng 217.416 ha, nâng độ che phủ rừng từ 27,2% lên 35,8% (Bảng 17) Bảng 17 Diễn biến diện tích rừng nước ta từ 1990 đến 2002 Đơn vị: 1000ha Năm Loại rừng 1990 1998 1999 2002 1-Rừng tự nhiên 8430 8252 9471 9865 2- Rừng trồng 745 1050 1524 1919 Cộng (1 + 2) 9175 9302 10995 11784 Độ che phủ của rừng 27,2% 28,1% 33,2% 35,8%
Tuy nhiên, diễn biến tài nguyên rừng khá phức tạp, trên nền chung gia tăng diện