1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh huế

45 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 633,5 KB

Nội dung

Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Một trong những lĩnh vực mà Việt Nam sớm mở cửa khi đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới WTO chính là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do có nhiều rào cản bị bãi bỏ nên hoạt động ngân hàng chắc chắn sẽ trở nên sôi động và cạnh tranh quyết liệt hơn, đòi hỏi các Ngân hàng phải vươn lên mạnh mẽ để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh. Để chiếm lĩnh thị phần, thu hút được nhiều khách hàng các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài sẽ phải đưa ra nhiều hơn những chính sách, cách thức cụ thể, chính xác. Để tham gia vào cuộc cạnh tranh này đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại trong nước ngay từ bây giờ phải tự đổi mới mình, phải xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Từ những câu chuyện thực tiễn đã cho thấy thất bại của các NHTM trong hoạt động tín dụng thường gắn chặt với những sự thiếu hiểu biết về các khách hàng. Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụngngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng khoa học và hiệu quả nhất của NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Do vậy, vấn đề xây dựnghoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được các NHTM quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của hiệp ước Basel và Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong điều kiện hiện nay của Việt nam, xếp hạng tín dụng do các công ty xếp hạng cung cấp chỉ mới dừng lại ở một số doanh nghiệp niêm yết và kết quả xếp hạng có khả năng chưa chính xác vì thông tin không đầy đủ. Ngay cả trên thị trường xếp hạng tín dụng quốc tế, các tổ chức xếp hạng hàng đầu như Fitch Ratings, Moody’s và Standard & Poor's cũng không thể tránh khỏi sai lầm khi đánh giá rủi ro, một số doanh nghiệp được họ xếp hạng an toàn thì nay lại trở thành rủi ro thể hiện qua sự mất giá liên tục của cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế, buộc các tổ chức xếp Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 1 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ hạng này phải nhìn lại các tiêu chí đánh giá và xem xét lại ảnh hưởng lên kết quả xếp hạng của mối quan hệ giữa họ với khách hàng được đánh giá. Các NHTM chắc chắn đã rút ra được nhiều điều qua tình hình trên và buộc phải dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, chỉ tiêu cơ bản trong chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng hiện nay của một số NHTM vẫn chưa phản ảnh chính xác rủi ro, và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Hiệp ước Basel II cũng đề cập vai trò của cơ quan quản lý ngân hàng trong việc đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại rủi ro tài sản của tổ chức tín dụng. Nhưng trong thực tế, NHNN rất khó kiểm chứng hệ thống xếp hạng đánh giá rủi ro của các NHTM có đúng hay không. Trong khi đó, nếu được sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro kém chính xác, các NHTM có thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng dẫn tới hậu quả khó lường. Từ những phân tích và nhận định nêu trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM, và đây rõ ràng là công việc mà các NHTM cần tiến hành một cách định kỳ nhằm đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh và tăng cường hơn nữa khả năng dự báo trong quản trị rủi ro tín dụng. 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, bài khóa luận sẽ tiến hành đưa ra một số kiến nghị và bổ sung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụngNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namchi nhánh Thừa Thiên Huế đang sử dụng. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể • Trình bày các khái niệm về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. • Giới thiệu khái quát về xếp hạng tín dụng, nguyên tắc và các chỉ tiêu thường dùng để xếp hạng tín dụng, sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn đối với ngân hàng thương mại, sơ lược xếp hạng tín dụng trên thế giới từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 2 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ • Phân tích và đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế của hệ thống chấm điểm tín dụng hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namchi nhánh Huế. Từ đó có những đóng góp nhằm hoàn thiện hệ thống này và góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namchi nhánh Huế. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tính điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Vietcombank từ năm 2009. 3. Phương pháp nghiên cứu • Sử dụng phương pháp phân tích số liệu định tính để làm rõ hiện trạng hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Vietcombank – chi nhánh Huế. • Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với các hệ thống xếp hạng tín dụng ở quốc tế và trong nước. • Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu trong cả nước có liên quan đến đề tài này. 4. Phạm vi nghiên cứu • Chỉ nghiên cứu trong phạm vi mô hình hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của Ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, các tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được chia thành 3 chương Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đánh giá về hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namchi nhánh Huế Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namchi nhánh Huế Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 3 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng 1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng (Credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh (Credit: sự tín dụng, ratings: sự xếp hạng) do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín dụng lần đầu tiên cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái ABC được xếp lần lượt là Aaa đến C (hiện nay những ký hiệu này đã trở thành chuẩn mực quốc tế). Tuy nhiên xếp hạng tín dụng chỉ phát triển nhanh ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 khi hàng loạt các công ty vay nợ bị phá sản, vỡ nợ. Thời kỳ này chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều quy định về việc cấm các định chế đầu tư (các quỹ hưu trí, các quỹ bảo hiểm, ngân hàng dự trữ) bỏ vốn đầu tư mua trái phiếu có độ tin cậy thấp dưới mức an toàn trong bảng xếp hạng tín dụng. Những quy định này đã làm cho uy tín của các công ty xếp hạng tín dụng ngày một lên cao. Song trong suốt hơn 50 năm, việc xếp hạng tín dụng chỉ được phổ biến ở Mỹ, chỉ từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ xếp hạng tín dụng mới được mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nước. Chúng ta có thể điểm qua một số định nghĩa về xếp hạng tín dụng như sau: - Theo John A Bohn viết trong cuốn “Phân tích rủi ro trên các thị trường đang chuyển đổi” thì “Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá về khả năng một nhà phát hành có thể thanh toán đúng hạn cả gốc và lãi đối với một loại chứng khoán trong suốt thời gian tồn tại của nó”. - Theo định nghĩa của công ty chứng khoán Merrill Lynch thì “Xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện thời của công ty xếp hạng tín dụng về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ nhất định. Nói khác đi, đó là cách đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng đang được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn. Trong kết quả xếp hạng tín dụng chứa đựng cả ý kiến chủ quan của chuyên gia xếp hạng tín dụng”. Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 4 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ - Theo công ty Moody’s thì “Xếp hạng tín dụng là ý kiến về khả năng và sự sẵn sàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ nhất định trong suốt thời hạn tồn tại của khoản nợ”. - Theo Standard & Poor’s, xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. Như vậy, quan niệm của Merrill Lynch và Standard & Poor’s về xếp hạng tín dụng là gần giống nhau - Theo từ điển thị trường chứng khoán thì “Xếp hạng tín dụng là cách ước tính chính thức tín dụng từ trước đến nay của cá nhân hay công ty về khả năng chi trả bao gồm tất cả các số liệu kiểm tra, phân tích, hồ sơ lưu trữ về khả năng trách nhiệm tín dụng của cá nhân và công ty kinh doanh”. - Theo tiến sĩ Trần Đắc Sinh (Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh) trong cuốn “Định mức tín nhiệm tại Việt Nam” thì: Xếp hạng tín dụng là việc đưa ra các nhận định hiện tại về mức độ tín nhiệm của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài chính nào đó, hoặc là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau. Các loại đầu tư có thể dưới dạng chứng khoán như là trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và giấy nhận nợ, hoặc các công cụ cho vay khác như vay và gửi tiền tại ngân hàng, các thương phiếu. Tại nhiều nước trên thế giới, hầu hết các công ty lớn và các tổ chức cho vay đều thiết lập bảng xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng hiện tại cũng như tương lai của họ. Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể tổng hợp lại và đưa ra một khái niệm chung về xếp hạng tín dụng như sau: “Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá về năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp được xếp hạng từ đó xác định được mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai”. 1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, các NHTM không sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nhằm thể hiện giá trị của người đi vay mà chỉ đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp. Một sự xếp hạng cao của một khách hàng đi vay chưa phải là chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay, mà chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 5 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó. Theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như: PD – Probability of Default: Xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD – Loss Given Default: Tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD – Exposure at Default: Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL – Expected Loss: Tổn thất có thể ước tính. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau: EL = PD x EAD x LGD Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là “nguy hiểm”, “cảnh báo” và “an toàn” dựa trên xác suất không trả được nợ - PD (Probability of Default). Cơ sở của xác suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứ trong vòng 5 năm trước đó của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Dữ liệu được phân theo ba nhóm: Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng; nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành; Và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ tình hình số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi. Các nhóm dữ liệu này được đưa vào một mô hình định sẵn để xử lý, từ đó tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit . và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. EAD: Exposure at Default - Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 6 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau: EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân Trong đó, LEQ – Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. "LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân" chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân. LGD – Loss Given Default: Tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổng thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây: LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD. Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20 - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng. (Trích: ThS. Nguyễn Đức Trung - Học viện ngân hàng) 1.1.3. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng 1.1.3.1. Do yêu cầu hạn chế rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động của ngân hàng thương mại (bên cạnh các rủi ro về thanh khoản, hối đoái, lãi suất, nguồn vốn…), chính vì vậy khi khách hàng vay gặp phải rủi ro dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng thì sẽ ảnh hưởng ngay đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Tại Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì nợ xấu chiếm khoảng 3% tổng dư nợ, nhưng theo các Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 7 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ chuyên gia nước ngoài và các tổ chức quốc tế thì nợ xấu chiếm tới 14-15% tổng dư nợ, tức là gấp 3 lần theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra khái niệm về rủi ro tín dụng tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xẩy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn cả. Có thể nói rủi ro được xem như là yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường. Rủi ro trong cho vay còn được nhân lên gấp đôi, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu các rủi ro do các nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra. Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm của ngân hàng. Các ngân hàng luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay như: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp….Mặc dù vậy không một ngân hàng nào, không một tổ chức nào có thể dự đoán hết được những rủi ro có thể xẩy ra. Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày một lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Trong xu thế đó xếp hạng tín dụng là một kỹ thuật ngày càng được chú ý rộng rãi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì kết quả xếp hạng tín dụng đã cho thấy phần nào mức độ rủi ro của khách hàng vay, kết quả xếp hạng càng thấp thì rủi ro cho vay càng lớn chính vì vậy để hạn chế rủi ro các ngân hàng thương mại thường lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở một mức độ nào đó. 1.1.3.2. Do yêu cầu lựa chọn khách hàng cho vay Lưạ chọn khách hàng cho vay luôn là một quyết định quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đưa ra quyết định lựa chọn không phù hợp có thể dẫn đến Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 8 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ rủi ro rất lớn do khách hàng không trả được nợ. Dựa vào cơ sở nào để ngân hàng quyết định cho vay hay từ chối cho vay? Khi xem xét quyết định cho vay ngân hàng thường căn cứ vào tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ… Tuy nhiên khi đã có hệ thống xếp hạng tín dụng, ngân hàng có thể căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng để lựa chọn khách hàng đặt quan hệ. Chỉ những khách hàng có kết quả xếp hạng từ một mức rủi ro nào đó ngân hàng mới xem xét cho vay. 1.1.3.3. Để hỗ trợ phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005, thì các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Việc hỗ trợ của hệ thống tín dụng nội bộ được được thể hiện ở chỗ kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ làm căn cứ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro. 1.1.3.4. Xây dựng chính sách khách hàng Chính sách khách hàng của ngân hàng sẽ được áp dụng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả xếp hạng. Chính sách khách hàng bao gồm : - Chính sách cấp tín dụng Tùy thuộc vào thứ hạng xếp hạng của doanh nghiệp mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng tín nhiệm cao sẽ được ngân hàng cung cấp không giới hạn các sản phẩm tín dụng như cho vay ngắn hạn theo hạn mức, cho vay trung và dài hạn… - Chính sách lãi suất Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng, ngân hàng sẽ áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng xếp hạng cao sẽ được những mức lãi suất ưu đãi hơn so với những khách hàng có thứ hạng xếp hạng thấp. - Chính sách tài sản đảm bảo tiền vay Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín nhiệm, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách đảm bảo tiền vay khác nhau như không cần tài sản đảm bảo, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay hoặc của bên thứ ba. - Chính sách các loại phí Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 9 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ Những khách hàng có mức độ rủi ro thấp sẽ được ngân hàng áp dụng các loại phí thấp hơn so với các khách hàng có độ rủi ro cao hơn. 1.1.4. Vai trò của xếp hạng tín dụng 1.1.4.1 Đối với ngân hàng thương mại • Cơ sở để lựa chọn khách hàng cho vay Thông qua kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ vay. Dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan, khoa học. • Xây dựng chính sách khách hàng Mỗi nhóm khách hàng ngân hàng sẽ có những cách ứng xử khác nhau vừa nhằm thu hút khách hàng vừa đảm bảo quản lý rủi ro. Thông qua kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng, ngân hàng sẽ phân chia khách hàng thành những nhóm dựa trên mức độ rủi ro. Những khách hàngtín nhiệm cao, mức độ rủi ro thấp sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn so với những khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn. Chính sách khách hàng bao gồm chính sách về cơ chế tín dụng, chính sách về lãi suất vay vốn, các loại phí… • Xây dựng danh mục tín dụng Dựa và kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng từ đó mà xây dựng danh mục tín dụng phù hợp. • Phân loại nợ và quản lý nợ Hiện nay phần lớn các ngân hàng thương mại thực hiện việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên khi các tổ chức tín dụng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của riêng mình thì sẽ phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo kết quả xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 1.1.4.2. Đối với thị trường tài chính Ngày nay hầu hết những thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới đều tồn tại các tổ chức xếp hạng tín dụng, đây là xu thế phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, vì kết quả xếp hạng tín dụng là một nguồn cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư, kết quả xếp hạng tín dụng làm xóa tan đi khoảng tối thông tin giữa người Sinh viên thực hiện: T ng H u Nhân Tâmố ữ 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 23:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3. Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010 - Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam   chi nhánh huế
2.1.3. Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 26)
Bảng số 02: Tình hình vốn và tài sản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế - Giai đoạn 2008-2010 - Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam   chi nhánh huế
Bảng s ố 02: Tình hình vốn và tài sản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế - Giai đoạn 2008-2010 (Trang 28)
Bảng số 03: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế - Giai đoạn 2008 – 2010 - Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam   chi nhánh huế
Bảng s ố 03: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế - Giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 32)
- Tổng tài sản: Chỉ tiêu số 270 – Tổng tài sản – trên Bảng cân đối kế toán năm gần nhất. - Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam   chi nhánh huế
ng tài sản: Chỉ tiêu số 270 – Tổng tài sản – trên Bảng cân đối kế toán năm gần nhất (Trang 38)
Tỷ trọng của từng nhóm chỉ tiêu có tỷ trọng riêng cho từng loại hình doanh nghiệp. - Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam   chi nhánh huế
tr ọng của từng nhóm chỉ tiêu có tỷ trọng riêng cho từng loại hình doanh nghiệp (Trang 42)
Bảng 06: Xếp hạng tín dụng nội bộ của Doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam   chi nhánh huế
Bảng 06 Xếp hạng tín dụng nội bộ của Doanh nghiệp (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w