- Phân tích hoạt động tài chính
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ
2.1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 –
thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
2.1.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
Bảng số 02: Tình hình vốn và tài sản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế - Giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/- % +/- % A. Tài sản 2.013.71 0 100,0 0 2.030.98 0 100,0 0 2.596.64 0 100,0 0 17.270 0,86 565.660 27,85 Tiển mặt 42.630 2,12 67.220 3,31 53.920 2,08 24.590 57,68 -13.300 19,79 Tiền gửi tại NHNN 31.000 1,54 29.540 1,45 15.560 0,60 -1.460 4,71 -13.980 47,33 Quan hệ tín dụng với khách hàng 1.541.130 76,53 1.543.030 75,97 1.777.420 61,45 1.900 0,12 234.390 15,19 Sử dụng vốn khác 15.300 0,76 18.330 0,91 40.440 1,06 3.030 19,80 22.110 120,62 Tài sản cố định 16.400 0,81 15.280 0,75 12.440 8,00 -1.120 6,83 -2.840 18,59 Quan hệ trong hệ thống 367.250 18,24 357.580 17,61 696.860 26,81 -9.670 2,63 339.280 94,88 B. Nguồn vốn 2.013.71 0 100,0 0 2.030.98 0 100,0 0 2.596.64 0 100,0 0 17.270 0,86 565.660 27,85 Tiền gửi 4.320 0,21 3.680 0,18 6.220 0,24 -640 14,81 2.540 69,02 Vốn huy động từ khách hàng 1.304.570 64,78 1.585.980 78,08 1.960.970 75,52 281.410 21,57 374.990 23,64 Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu 34.540 1,72 5.240 0,26 4.870 0,19 -29.300 84,83 -370 7,06 Vốn khác -119.810 -5,95 250.240 12,32 121.330 4,67 370.050 308,86 -128.910 51,51 Vốn chủ sở hữu 265.520 13,19 31.280 1,55 119.560 4,60 -234.240 88,22 88.280 282,23 Quan hệ trong hệ thống 524.570 26,05 154.560 7,61 383.690 14,78 -370.010 70,54 229.130 148,25
• Xét về tài sản
Tổng tài sản của chi nhánh tăng đều qua 3 năm. Năm 2008, tài sản của chi nhánh là 2.013.710 triệu đồng đến năm 2009 đạt giá trị 2.030.980 triệu đồng tăng 17.270 triệu đồng hay 0,86% so với năm 2008, đây là một mức tăng nhẹ. Sang năm 2010 tổng giá trị tài sản là 2.596.640 triệu đồng, tăng 565.660 triệu đồng hay 27,85%, mức tăng này rất mạnh. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự cố gắng nổ lực của NH trong hoạt động tín dụng và nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng. Để thấy rõ hơn sự biến động về tài sản của chi nhánh, ta lần lượt phân tích sự biến động của một vài chỉ tiêu sao
Về tiền mặt tại Ngân hàng có xu hướng tăng giảm không đều giai đoạn 2008- 2010. Năm 2008 tổng tiền mặt ở chính là 42.630 triệu đồng, chiếm 2,12% trong tổng tài sản. Năm 2009 tiền mặt tăng thêm 24.590 triệu đồng hay 57,68% so với năm 2008, đạt giá trị 67.220 triệu đồng. Sang năm 2010 thì tổng tiền mặt tại chi nhánh lại giảm 13.300 triệu đồng hay 17,79% so với năm 2009.
Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước của chi nhánh qua 3 năm đều giảm. Năm 2008 tổng tiền gửi là 31.000 triệu đồng chiếm 1.54% tổng tỷ trọng tài sản. Đến năm 2009 là 29.540 triệu đồng, giảm 1.460 triệu đồng hay 4,71% so với năm 2008. Và vào năm 2010, tổng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước giảm mạnh với tỷ lệ giảm đến 47,33% tương đương với 13.980 triệu đồng so với năm 2009. Với mức giảm này, tổng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước của chi nhánh vào năm 2010 chỉ là 15.560 triệu đồng
Ngược lại với 2 chỉ tiêu, Quan hệ tín dụng với khách hàng có xu hướng tăng đều qua 3 năm. Đây là một kết quả tốt, thể hiện năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt tình với công việc, nhất là các cán bộ đang công tác tại các phòng ban có quan hệ trực tiếp với khách hàng. Năm 2008, giá trị của chỉ tiêu này là 1.541.130 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất - 76,5% trong tổng tài sản. Năm 2009, Quan hệ tín dụng với khách hàng tăng nhẹ với mức tăng là 1.900 triệu đồng hay 0.21% so với năm 2008.Và vào năm 2010 thì có mức tăng vọt, với tỷ lệ tăng lên đến 15,19% tương ứng với 234.390 triệu đồng, làm cho tổng giá trị của chỉ tiêu này đạt 1.777.420 triệu đồng – chiếm 61,45% trong tổng tài sản của chi nhánh.
Hoạt động NH diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng là có sự góp mặt của thiết bị máy móc chuyên dụng nhưng nhìn vào bảng số liệu thì ta thấy tỷ trọng tài sản cố định của NH còn khá thấp và lần lượt giảm qua các năm. Từ 16.400 triệu đồng vào năm đã giảm xuống còn 15.280 triệu đồng vào năm 2009 tương ứng giảm 6,83%, và đến
năm 2010 lại tiếp tục giảm thêm 2.840 triệu đồng hay 15,59%. Như vậy, vào năm 2010, tổng giá trị của tài sản cố định tại NH chỉ là 12.440 triệu đồng, chỉ chiếm 8% trong tổng tài sản, tất cả những điều này đã cho ta thấy NH chưa có chú trọng nhiều tới việc đổi mới thiết bị và vẫn chưa tạo ra sự khác biệt.
• Xét về nguồn vốn
Tiền gửi tại chi nhánh có xu hướng tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2008 là 4.320 triệu đồng, chiếm 0,21% tổng tỷ trọng nguồn vốn. Năm 2009 là 3.680 triệu đồng, giảm 640 triệu đồng tương đương với 14,81% so với năm 2008. Và vào năm 2010 tăng trở lại 2.540 triệu đồng hay 69,02% so với năm 2009 đạt giá trị 6.220 triệu đồng chiếm 0,24% trong tổng nguồn vốn
Vốn huy động từ khách hàng là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của chi nhánh. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng đều qua từng năm. Lý do là trong giai đoạn 2008 - 2010 chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp đi kèm với các chương trình khuyến mãi để có thể làm tăng quy mô huy động vốn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh tập trung chủ yếu ở tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi của dân cư. Năm 2008 giá trị của chỉ tiêu này là 1.304.570 triệu đồng chiếm 64,78% tổng nguồn vốn. Đến năm 2009, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc hơn dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa chấm dứt, chính điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn, cuộc sống của người dân được cải thiện nhiều hơn từ đó làm tăng lượng vốn huy động của người NH từ các đối tượng này. Năm này, nguồn vốn huy động của NH đạt hơn 1.585.980 triệu đồng tăng so với năm 2008 khoảng 21,57% , tương đương với mức tăng khoảng 281.410 triệu đồng. Sang năm 2010, vốn huy động từ khách hàng lại tiếp tục tăng thêm 374.990 triệu đồng hay 23,64% so với năm 2009, làm cho giá trị của chỉ tiêu này đạt 1.960.970 triệu đồng chiếm 75,52% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu có xu hưởng giảm mạnh trong giai đoạn 2008-2010. Từ 34.540 triệu đồng vào năm 2008 giảm xuống chỉ còn 5.240 triệu đồng năm 2009, với mức giảm 84,83% hay 29.300 triệu đồng. Sang năm 2010 lại tiếp tục giảm với mức giảm 370 triệu đồng hay 7,03% so với năm 2009.
Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng giảm bất thường. Năm 2008 là 265.520 triệu đồng chiếm 13,19% trong tổng nguồn vốn. Năm 2009 giảm xuống còn
năm 2010 tăng trở lại, đạt 119.560 triệu đồng, tăng 88.280 triệu đồng hay 282,23% so với năm 2009.
2.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí, là cái đích cuối cùng mà mọi ngân hàng cần đạt đến, đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của NH, việc phấn đấu tăng lợi nhuận là nhiệm vụ thường xuyên.
Dựa vào bảng số liệu đã thu thập được ở dưới, ta có thể thấy tổng thu nhập của Ngân hàng TMCP Vietcombank – chi nhánh Huế có xu hướng tăng vào năm 2009 và giảm vào năm 2010. Năm 2008, tổng thu nhập của ngân hàng đạt hơn 225 tỷ đồng, đến năm 2009, giá trị của chỉ tiêu này là hơn 347 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 gần 123 tỷ hay 54,62%. Có được điều này là do trong năm 2009, chi nhánh đã thu được những khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro trước đó từ đó làm cho chỉ tiêu thu nhập bất thường tăng lên đến hơn 89.264% hay hơn 197 tỷ đồng. Đến năm 2010, các khoản thu nhập ngoài lãi trở về tốc độ tăng trưởng vốn có của nó, đạt gần 24 tỷ đồng, chiếm 10,54% tổng thu nhập nên mặc dù trong năm nay thu nhập từ lãi tăng thêm được hơn 64 tỷ đồng hay 46,37% so với năm 2009 nhưng tổng thu nhập lại giảm đi gần 120 tỷ hay 34,56%. Năm 2010, tổng thu nhập của toàn ngân hàng đạt trên 227 tỷ đồng.
Tăng thu nhập, giảm chi phí là cơ sở để tăng lợi nhuận, trong giai đoạn 2008 – 2010 ngân hàng cũng có nhiều biện pháp tích cực để hạn chế chi phí phát sinh nên tổng chi phí trong 2 năm 2009 và 2010 đều giảm so với năm 2008.
Chi trả lãi là chỉ tiêu quan chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của ngân hàng, mặc dù chỉ tiêu này tăng giảm không đều trong 3 năm nhưng sự biến động là không nhiều. Cụ thể vào năm 2009, giá trị của chi trả lãi khoảng hơn 102 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 khoảng 35 tỷ hay hơn 25% nhưng đến năm 2010, giá trị của chỉ tiêu này đạt hơn 120 tỷ, giảm được gần 18 tỷ đồng hay gần 18% so với năm 2009.
Bảng số 03: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế - Giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/- % +/- % I. Tổng thu nhập 224.491 100 347.107 100,00 227.133,9 7 100,00 122.616 54,62 -119.973 34,56 1.Thu từ lãi. 196.602 87,58 138.813 39,99 203.186 89,46 -57.789 29,39 64.374 46,37 2.Thu nhập ngoài lãi 27.889 12,42 208.294 60,01 23.948 10,54 180.405 646,87 -184.347 88,50 -Thu từ hoạt động dịch vụ. 22.635 10,08 9.897 2,85 13.807 6,08 -12.738 56,27 3.910 39,50 -Lãi kinh doanh ngoại hối. 5.034 2,24 1.644 0,47 10.141 4,46 -3.391 67,35 8.497 517,01 -Thu nhập bất thường 220 0.1 196.754 56,68 3.475 1,53 196.533 89.264,37 -193.279 98,23
II. Tổng chi phí 236.270 100 131.642 100,00 159.038 100,00 -104.629 44,28 27.396 20,81
1.Chi phí lãi. 137.628 58,25 102.233 77,68 120.148 75,55 -35.395 25,72 17.915 17,52 2.Chi ngoài lãi 98.642 41,75 29.408 22,34 38.890 24,45 -69.234 70,19 9.481 32,24
Chi phí hoạt động dịch vụ 2.479 1,05 195 0,15 185 0,12 -2.284 92,14 -10 5,13
Chi phí dự phòng 91.231 38,61 29.022 22,05 38.286 24,07 -62.209 68,19 9.264 31,92
Chi phí huy động vốn 4.932 2,09 191 0,14 419 0,26 -4.741 96,13 228 119,32
III. Lợi nhuận -11.779 100 215.466 100 68.096 100,00 227.245 1.929,23 -147.369,32 68,40
IV. %Lợi nhuận / TN -5,25 62,07 29,98
V. %Lợi nhuận / Chi phí -4,99 163,68 42,82
Chỉ tiêu có sự biến động đáng kể và ảnh hưởng tích cực nhất đến ngân hàng là chi phí dự phòng rủi ro. Từ có tỷ trọng đến gần 40% trong tổng chi phí vào năm 2008 thì đến năm 2009 và 2010, tỷ trọng của chỉ tiêu này đã giảm xuống chỉ còn gần 22% và 24%. Cụ thể vào năm 2009, chi phí dự phòng đã giảm được 68,19% tương đương với hơn 62 tỷ đồng so với năm 2008 và đến năm 2010 mặc dù chỉ tiêu so với năm 2009 tăng lên thêm gần 32% nhưng giá trị thật sự tăng lên chỉ khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Chi phí cao hơn thu nhập vào năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng là một con số âm nhưng đến năm 2009, khi thu nhập của toàn ngân hàng tăng cao đồng thời chi phí lại giảm mạnh nên lợi nhuận của toàn chi nhánh có một sự chuyển biến khá mạnh mẽ. Cụ thể vào năm này, lợi nhuận của ngân hàng đã đạt hơn 215 tỷ đồng tức đã tăng so với năm 2008 227,2 tỷ đồng hay khoảng 1.929%. Đến năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng đạt hơn 68 tỷ giảm so với năm 2009 hơn 147 tỷ hay 68,4%. Mặc dù năm 2010, lợi nhuận giảm nhưng xét trên tổng thể trong năm này %lợi nhuận/chi phí gấp 1,4 lần % Lợi nhuận/thu nhập hay thu nhập trong năm này gấp 1,4 lần chi phí phải bỏ ra. Đây thật sự là một tín hiệu tốt của ngân hàng.
Qua những phân tích trên ta thấy rằng, trong giai đoạn 2008 – 2010 ngân hàng đã có rất nhiều nỗ lực để tăng thu nhập giảm chi phí để từ đó tối đa hóa lợi nhuận đạt được. Đây là một điểm mạnh của ngân hàng trong thời gian qua và ngân hàng cần phải thực hiện tốt hơn nữa hoạt động tín dụng để giảm thiểu nợ xấu, giảm bớt chi phí dự phòng rủi ro đồng thời đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn, nâng cao chất lượng các dịch vụ để từ đó đưa lợi nhuận của ngân hàng ngày càng tăng cao.