10 Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
= Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ/ Doanh thu thuần
Cho biết hiệu quả kinh doanh của DN, cứ 1 đơn vị doanh thu thuần trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận gộp. 11 Lợi nhuận từ HĐKD/ Doanh thu thuần = Lợi nhuận từ HĐKD (Không gồm hoạt động tài chính)/ Doanh thu thuần
Cho biết cứ 1 đơn vị doanh thu thuần thu được trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ HĐKD, không bao gồm từ hoạt động tài chính
12
Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Cho biết cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN càng cao.
13
Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
Cho biết cứ 1 đồng tổng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản của DN càng cao.
14 EBIT/ Chi phí lãi vay
= (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/ Chi phí lãi vay
Cho biết hiệu quả sử dụng đòn cân nợ của DN, cứ 1 đơn vị chi phí lãi vay bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Mỗi nhóm này có tỷ trọng riêng phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế (do tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu đối với từng nhóm ngành kinh tế là khác nhau nên tỷ trọng của từng nhóm đối với từng ngành kinh tế là khác nhau) và tổng tỷ trọng của các nhóm trong phần tài chính là 100%. Mỗi nhóm này lại bao gồm các chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu có giá trị chuẩn – thang điểm và tỷ trong riêng. Tổng tỷ trọng của các chỉ tiêu bằng tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu.
Mỗi chỉ tiêu sẽ có 10 giá trị chuẩn (giá trị này phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp và điểm số cho mỗi giá trị chuẩn từ thấp đến cao là: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100 điểm. Bên cạnh đó, mỗi chỉ tiêu sẽ có tỷ trọng cụ thể phụ thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu, phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Tổng điểm tài chính = ∑ (điểm từng chỉ tiêu tài chính) x (trọng số của chỉ tiêu đó)
2.4.2.6. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Các chỉ tiêu phi tài chính được chia thành các nhóm chỉ tiêu:
•Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng
•Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với Ngân hàng
•Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến ngành
•Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ thì số lượng các chỉ tiêu phi tài chính ít hơn so với các doanh nghiệp thông thường
Tỷ trọng của từng nhóm chỉ tiêu có tỷ trọng riêng cho từng loại hình doanh nghiệp.
Bảng 05: Hệ thống xếp hạng tín dụng VCB – Cơ cấu điểm phi tài chính STT Các nhóm chỉ tiêu phi tài
chính DNNN DN có vốn FDI DN khác Thuộc khối OECD Ngoài khối OECD CTCP đại chúng DN khác 1. Khả năng trả nợ của Khách hàng 6% 7% 5% 6% 5% 2. Trình độ quản lý môi trường nội bộ 11% 10% 13% 11% 15%
3. Quan hệ với NH 50% 50% 50% 50% 50%
4. Nhân tố ảnh hưởng đến ngành 8% 8% 8% 8% 8%
5. Nhân tố ảnh hưởng hoạt động
của DN 25% 25% 24% 25% 22%
(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn xếp hạng tín dụng nội bộ VCB - 2009)
Tổng điểm phi tài chính = ∑ (điểm từng chỉ tiêu phi tài chính) x (trọng số của chỉ tiêu đó)
2.4.2.7. Tổng điểm xếp hạng tín dụng A. Tổng điểm Điểm của DN = Điểm của các chỉ tiêu tài chính * Tỷ trọng của phần tài chính + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính * Tỷ trọng của phần phi tài chính
Trong đó, trọng số của phần tài chính và phi tài chính sẽ phụ thuộc vào việc các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có được kiểm toán hay không, được quy định cụ thể như sau:
Báo cáo tài chính không được kiểm toán
Báo cáo tài chính được kiểm toán
Phần Tài chính 30% 35%
Phần Phi tài chính 65% 65%
• Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ:
Báo cáo tài chính không được kiểm toán
Báo cáo tài chính được kiểm toán
Phần Tài chính 25% 30%
Phần Phi tài chính 70% 70%
Trường hợp báo cáo tài chính của khách hàng không được kiểm toán thì tổng điểm của khách hàng mất 5% * Điểm tài chính
B. Xếp hạng
Điểm số trên của doanh nghiệp sau khi được tính sẽ quyết định hạng của doanh nghiệp thông thường/tiềm năng và doanh nghiệp siêu nhỏ như sau:
Bảng 06: Xếp hạng tín dụng nội bộ của Doanh nghiệp
Tổng điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro
Từ 94 đến 100 điểm AAA Rủi ro rất thấp Từ 88 đến dưới 94 điểm AA+ Rủi ro rất thấp Từ 83 đến dưới 88 điểm AA Rủi ro tương đối thấp Từ 78 đến dưới 83 điểm A+ Rủi ro tương đối thấp Từ 73 đến dưới 78 điểm A Rủi ro tương đối thấp Từ 70 đến dưới 73 điểm BBB Rủi ro thấp Từ 67 đến dưới 70 điểm BB+ Rủi ro thấp Từ 64 đến dưới 67 điểm BB Rủi ro thấp
Tổng điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro
Từ 62 đến dưới 64 điểm B+ Rủi ro thấp Từ 60 đến dưới 62 điểm B Rủi ro trung bình Từ 58 đến dưới 60 điểm CCC Rủi ro trung bình Từ 54 đến dưới 58 điểm CC+ Rủi ro trung bình Từ 51 đến dưới 54 điểm CC Rủi ro trung bình Từ 48 đến dưới 51 điểm C+ Rủi ro trung bình Từ 45 đến dưới 48 điểm C Rủi ro cao
Dưới 45 điểm D Rủi ro rất cao
2.5. Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Vietcombank – chi nhánh Huế Vietcombank – chi nhánh Huế
Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp được triển khai và vận hành một cách liên tục trên toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Vietcombank.
A. Xác định thẩm quyền chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng
• Cán bộ của phòng Quản lý rủi ro tín dụng (đặt tại Hội sở chính) tiến hành xác định khách hàng thuộc thẩm quyền chấm điểm, xếp hạng tín dụng để thực hiện rà soát rủi ro giới hạn tín dụng do chi nhánh đề xuất.
• Tại lần rà soát giới hạn tín dụng định kỳ tiếp theo, đối với các trường hợp khách hàng đã được cấp thẩm quyền từ phòng Quản lý rủi ro tín dụng trở lên phê duyệt, nếu giới hạn tín dụng thuộc thẩm quyền của Chi nhánh thì Chi nhánh lập thông báo gửi phòng Quản lý rủi ro tín dụng ngay sau khi phê duyệt để phòng Quản lý rủi ro tín dụng loại bỏ khỏi danh sách thẩm quyền chấm điểm, xếp hạng tín dụng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
B. Nhập thông tin khách hàng
• Căn cứ hồ sơ của khách hàng, cán bộ phòng Khách hàng chi nhánh lập Mẫu –
Thông báo thông tin định vị khách hàng rồi chuyển sang phòng Quản lý nợ kèm theo các hồ sơ có liên quan.
• Căn cứ thông báo tác nghiệp của Phòng Khách hàng, cán bộ phòng Quản lý nợ cập nhật thông tin định vị, thông tin tài chính của khách hàng vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
• Căn cứ vào các thông tin do Cán bộ nhập, Trưởng phòng Quản lý nợ có nhiệm vụ thực hiện phê duyệt thông tin.
• Sau khi việc nhập thông tin định vị, thông tin tài chính được phê duyệt, cán bộ phòng Quản lý nợ nhập thông tin phi tài chính tại 02 nhóm chỉ tiêu gồm các thông tin định lượng và định tính khai thác từ Báo cáo tài chính và phản ánh quan hệ với Ngân hàng; Cán bộ phòng Khách hàng nhập thông tin Phi tài chính tại 02 nhóm chỉ tiêu gồm các thông tin định lượng và định tính có tính chất nhận định và đánh giá khách hàng vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
• Căn cứ vào các thông tin do các cán bộ nhập, các Trưởng phòng Quản lý nợ và Trưởng phòng Khách hàng sẽ thực hiện phê duyệt thông tin.