Nghiên cứu sản xuất nước bắp lên men

71 40 1
Nghiên cứu sản xuất nước bắp lên men

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 11/07/2021, 17:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bắp là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa gạo. Chính vì tầm quan trọng của nó nên cây ngô đã được toàn thế giới

  • Bắp có tên khoa học là (Zea Mays L, còn gọi là bắp), thuộc họ Hòa thảo (một lá mầm) thuộc chi Zea, loài Zea mays. Ngô, trong tiếng Anh “maíz” xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha (maize) là thuật ngữ trong tiếng Taino để chỉ loài cây này, là từ thông dụng Vương quốc Anh để chỉ cây ngô. Tại Hoa Kỳ, Canada và Australia, thuật ngữ hay được sử dụng là corn, là từ trước đây dùng để gọi cho một loại cây lương thực, hiện nay thuật ngữ này dùng để chỉ cây ngô, là dạng rút gọn của "Indian corn" là “cây lương thực của người Anh điêng”.

  • 1.1.2 Nguồn gốc và phân bố:

  • Lịch sử nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khảo cổ, di truyền học, thực vật học, dân tộc học và địa lý học…quan tâm và đưa ra nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho là nguồn gốc cây ngô khoảng năm 5.500 tới 10.000 trước công nguyên (TCN). Những nghiên cứu về di truyền học gần đây cho rằng quá trình thuần hóa ngô diễn ra vào khoảng năm 7000 TCN tại miền trung Mexico và tổ tiên của nó là loại cỏ teosinte hoang dại gần giống nhất với ngô ngày nay vẫn còn mọc trong lưu vực sông Balsas. Liên quan đến khảo cổ học, người ta cũng đã phát hiện các bắp ngô có sớm nhất tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca, có niên đại vào khoảng năm 4.250 TCN, các bắp ngô cổ nhất trong các hang động gần Tehuacan, Puebla, có niên đại vào khoảng 2750 TCN. Một số giả thuyết cho rằng, có lẽ sớm nhất khoảng năm 1500 TCN, ngô bắt đầu phổ biến rộng và nhanh, ngô là lương thực chính của phần lớn các nền văn hóa tiền Columbus tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và khu vực Caribe. Với người dân bản xứ tại đây, ngô được suy tôn như bậc thần thánh và có tầm quan trọng về mặt tôn giáo do ảnh hưởng lớn của nó đối với đời sống của họ.

  • Việc gieo trồng ngô đã lan rộng từ Mexico vào tây nam Hoa Kỳ sau đó vào đông bắc nước này cũng như đông nam Canada, làm biến đổi cảnh quan các vùng đất này do thổ dân châu Mỹ đã dọn sạch nhiều diện tích rừng và đồng cỏ để trồng ngô. Ngô lan truyền sang châu Âu và phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ.

  • - Ngô được đưa vào châu Âu đầu tiên ở Tây Ban Nha trong chuyến thám hiểm thứ hai của Columbus vào khoảng năm 1494. Người châu Âu đã nhận biết được giá trị của nó và nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Vào những năm đầu của thế kỷ XVI, bằng đường thủy các tầu của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia đã đưa cây ngô ra hầu hết các lục địa của thế giới cũ. Năm 1517, ngô xuất hiện ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức. Sau đó là nam châu Âu và Bắc Phi. Năm 1521, ngô đến Đông Ấn Độ và quần đảo Indonesia. Vào khoảng năm 1575 ngô đến Trung Quốc.

  • - Cây ngô ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo Lê Quý Đôn trong “Vân Đài loại ngữ “ hồi đầu đời Khang Hi (1662-1762), Trần Thế Vinh, người huyện Tiên Phong (Sơn Tây, phủ Quảng Oai) sang sứ nhà Thanh lấy được giống ngô đem về nước. Khắp cả hạt Sơn Tây đã dùng ngô thay cho lúa gạo. Từ đó ngô được phổ biến và phát triển ra khắp đất nước.

  • 1.1.3 Cấu tạo và thành phần hóa học của bắp

  • (Nguồn: theo Stanley A.Watson, 1987)

  • 1.1.4 Phân loại bắp ở Việt Nam

  • Ở Việt Nam có rất nhiều giống bắp, thường được xếp vào các loại khác nhau về cả tính chất và công dụng như:

  • Bắp nếp (Zeamays Cearatina):

  • Đây là dạng bắp mới phát hiện (1929) có nguồn gốc ở Trung Quốc, qua quá trình chọn lọc lâu đời từ bắp đá rắn.

  • Đặc điểm: hạt màu trắng, dẻo chủ yếu để ăn. Tinh bột 70% trọng lượng hạt trong đó gần 100% là amylopectin.

  • Bắp tẻ (ngô đá rắn) (Zeamays indurrata-Stus):

  • Đây là dạng bắp lâu đời nhất, có phạm vị phân bố tương đối rộng và phát triển trên thế giới, có khả năng chống chịu cao, chống rét, chống sâu bệnh, yêu cầu phân bón ít, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất thấp nhưng phẩm chất ngon.

  • Đặc điểm: hạt màu trắng hoạt vàng, đầu hạt tròn, vỏ bóng óng ánh. Nội nhũ bột nằm ở giữa, nội nhũ sừng nằm xung quanh. Tinh bọt chiếm 65 – 83%.

  • Trong đó: amylose: 25%, amylopectin: 75%.

  • Bảng 1.3 Thành phần của bắp nếp và bắp tẻ theo %

  • (Nguồn: Cao Đắc Điểm, 1988)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan