BẢN CHẤT CỦA PHÂN TÍCH KINH TẾ
Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 1 8/7/03 Kinh tế học căn bản Học kỳ Hè, 2003 BẢN CHẤT CỦA PHÂN TÍCH KINH TẾ 1. Bản chất của phân tích kinh tế là gì? - Phân tích kinh tế nhằm giúp cho việc ra quyết đònh hợp lý. Để có được những quyết đònh hợp lý, bạn cần phải thấy rằng mỗi quyết đònh hoặc là sự lựa chọn đều có tính hai mặt có cái được, cái mất, hoặc cái lợi, cái hại. Chẳng hạn, chơi cầu lông mỗi buổi sáng bạn sẽ có một thân hình đẹp hơn, sức khoẻ tốt hơn và tinh thần thoải mái hơn, nhưng bạn sẽ mất thời gian và tiền bạc. Việc bạn quyết đònh theo học tại chương trình Fulbright sẽ làm thu nhập bạn thấp hơn trong năm nay, tốn thời gian và sẽ phải khổ sở với những bài tập và bài thi nhưng bù lại bạn sẽ có kiến thức tốt hơn, có cơ hội tìm được việc làm thích hợp hơn, cơ hội học tập và thu nhập trong tương lai sẽ cao hơn. Một công ty tư nhân quyết đònh đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất sẽ gắn liền với những khoảng chi phí như mua máy móc, thiết bò, đóng bảo hiểm, thuế, trả công lao động, trả lãi vay, mua nguyên vật liệu nhưng bù lại công ty sẽ nhận được khoản doanh thu từ bán sản phẩm tạo ra từ dây chuyền sản xuất mới. Tương tự như vậy, những quyết đònh từ phía chính phủ- tăng lương cho ngành giáo dục, xây dựng nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất phân bón- sẽ phải đương đầu với những lý lẽ ủng hộ hoặc là chống lại nó. Đứng trước những cái được, cái mất, sự ủng hộ và sự chống đối như vậy; các cá nhân, các doanh nghiệp, hoặc chính phủ nên làm gì?. Kinh tế học chỉ ra cách xác đònh tốt nhất thông qua sự đánh giá cái được, cái mất với những thang đo gọi là lợi ích và chi phí. Một khi mà bạn quyết đònh chơi cầu lông mỗi buổi sáng, điều này có nghóa là, đối với bạn, lợi ích của chơi cầu lông cao hơn chi phí. Ngược lại, công ty tư nhân không đầu tư vào dây chuyền sản xuất mới bỡi vì đối với công ty lợi ích ròng mong đợi âm. - Vấn đề thảo luận: Tìm giải pháp cho các vấn đề kinh tế và xã hội Vấn đề Giải pháp Kết quả Các nhà sản xuất thép trong nước bò thua lỗ do cạnh tranh với hàng nhập khẩu Chất lượng giáo dục thấp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của quốc gia Việc bù lỗ cho xe buýt đang là gánh Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 2 8/7/03 nặng cho ngân sách thành phố HCM Ngành mía đường đang tồn kho 300.000 tấn 2. Chủ quyền của người ra quyết đònh và tính hợp lý của cá nhân? - Kinh tế học được nghiên cứu việc ra quyết đònh dựa vào giả thiết là cá nhân ứng xử hợp lý. Ứng xử hợp lý là việc lựa chọn nhằm đạt đến sự thoả mãn cao nhất trên cơ sở phân tích và so sánh cái lợi và cái bất lợi giữa các phương án thay thế nhau. Đây là việc lựa chọn mang tính sàng lọc trên tư duy logic chứ không phải là lựa chọn theo thói quen hoặc cảm tính và sự lựa chọn này nhằm đạt đến mục tiêu mong đợi. - Câu hỏi thảo luận: Trong thực tế khi ra quyết đònh, có những yếu tố nào chi phối đến việc ra quyết đònh của bạn? 3. Phạm vi nào dành cho kinh tế học? - Trong kinh tế học truyền thống, người ta không quan tâm đến tại sao có các mục tiêu đó. Họ không tự đặt ra câu hỏi là tại sao đòa phương này thích ăn 'thòt bò' trong khi đó đòa phương khác thì không? Mục tiêu và sở thích của cá nhân được phân tích ở một số môn học khác như tâm lý học, sinh vật học. Các nhà kinh tế nghiên cứu việc ra quyết đònh trên giả thiết là sở thích cho trước vàcũng giả đònh rằng sở thích của con người là ổn đònh trong sự lựa chọn. Thực ra giả đònh như vậy không hữu ích lắm trong phân tích hành vi tiêu dùng bỡi lẽ mục tiêu mà con người lựa chọn thay đổi theo những ï biến đổi lớn của xã hội qua thời gian. Gần đây các nhà kinh tế bắt đầu quan tâm đến các lónh vực tâm lý, văn hoá nhằm để giải thích sự biến đổi của nhu cầu và các mục tiêu lựa chọn. - Một cá nhân có thể đạt được mục tiêu của mình bằng nhiều cách khác nhau. Nếu như ngưòi tiêu dùng cần lương thực thì có cơ sở cho nhà nông có thể kiếm sống bằng cách sản xuất lương thực. Nhưng có một điều là nhà sản xuất có thể thay thế trồng cây lương thực bằng việc trồng cây ăn quả hoặc nuôi tôm. Vià tính thay thế này có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng nên họ có thể ủng hộ cho một chính sách mang tính chính trò buộc những người nông dân phải sử dụng đất để sản xuất lương thực. Ngược lại, cũng có trường hợp để đạt được mục tiêu của mình, các nhà sản xuất lương thực tìm cách gây sức ép đối với những nhà chính trò hầu có những quyết đònh có lợi cho mình nhưng gây ra tổn thất cho người khác, chẳng hạn như ủng hộ cho những chính sách hạn chế nhập khẩu lương thực thông qua các biện pháp thuế, hạn ngạch. Sử dụng quyền lực nhà nước là đối tượng nghiện cứu của khoa học chính trò. Kinh tế học truyên thống chỉ nghiên cứu việc đạt được mục tiêu Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 3 8/7/03 thông qua trao đổi trên thò trường và trên tinh thần tự nguyện. Kinh tế học giới hạn phạm vi nghiên cứu về những quyết đònh có lý trí và trao đổi trên thò trường một cách tự nguyện - Vấn đề thảo luận: - Hãy đưa ra các ví dụ về hành vi hợp lý và bất hợp lý? Giả thíết về tính hợp lý có còn hữu ích không khi mà có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến hành vi ứng xử? Tệ nan trộm cắp có phải là đối tương nghiên cứu của kinh tế học không? 4. Kinh tế học có phải là khoa học không? - Một điều mà người ta quan tâm là kinh tế học có phải là khoa học không?. Nếu nó là khoa học, tại sao giữa các nhà kinh tế lại bất đồng với nhau về những vấn đề kinh tế?. Thực ra cũng có những vấn đề có sự đồng tình giữa các nhà kinh tế chẳng hạn như khi chính phủ quy đònh giá sàn dẫn đến thiếu hụt hàng hoá, tự do hoá thương mại quốc tế sẽ gia tăng năng suất do tận dụng được sự phân công lao động quốc tế, các nhà đầu tư sẽ từ chối cơ hội đầu tư nếu họ không đạt được suất sinh lợi mong đơi. - Có một điều mà chúng ta phải nhận ra là sự bất đồng giữa các nhà kinh tế không có nghóa là kinh tế học không có tính khoa học. Hầu hết các ngành khoa học đều phát triển thông qua những bất đồng về quan điểm. Thực ra, sở dó có những bất đồng giữa các nhà kinh tế bỡi lẽ những vấn đề kinh tế đặt ra quá phức tạp hoặc do năng lực của các nhà kinh tế không đủ để nhận ra chân lý. Kinh tế học có phải là khoa học hay không phụ thuộc vào phương pháp luận của kinh tế học mà nó không khác gì so với các ngành khoa học khác. Thế giới mà chúng ta đang sống luôn có những vấn đề không giải đáp được cho bất cứ ngành khoa học nào chứ không riêng gì trong kinh tế! - Dưới góc độ kinh tế học, kinh tế học hoàn toàn là thưcï chứng. Nó xây dựng những lý thuyết được kiểm đònh nhằm giải thích cũng như dự đoán các sự kiện kinh tế, chẳng hạn như :"giá cà phê giảm là do cà phê năm nay được mùa". Tuy nhiên, trong đời sống chính trò đôi khi chúng ta cũng đặt ra những vấn đề mang tính chuẩn tắc mà nó dựa vào sự xét đoán giá trò chủ quan như : "chính phủ nên quy đònh giá sàn để tránh những tổn thương cho nhà nông " Thảo luận: Bạn hãy nêu một vấn đề mang tính thực chứng và một vấn đề mang tính chuẩn tắc? 5. Hệ thống kinh tế hoạt động như thế nào? Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 4 8/7/03 - Các đầu mối ra quyết đònh trong nền kinh tế là các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Nguồn gốc của mọi quyết đònh lựa chọn là sự khan hiếm. Con người luôn mong muốn nhiều hơn cái mà họ có thể. Cho dù trong điều kiện lý tưởng nhất là hàng hoá sản xuất ra nhiều vô kể để thoả mãn nhu cầu, con người cũng không có đủ thời gian để thưởng thức nó!. Sự khan hiếm buộc chúng ta phải có quyết đònh lựa chọn và luôn có sự đánh đổi. Khi chúng ta lựa cái này thì chúng ta phải mất cái kia. Chúng ta luôn phải trả giá cho các quyết đònh của mình trong một thế giới khan hiếm. Giácao nhất mà chúng ta phải trả cho một quyết đònh được gọi là chi phí cơ hội. Vấn đề thảo luận: Bạn hãy chỉ ra chi phí cơ hội của sự lựa chọn theo học chương trình Fulbright? Chi phí cơ hội của tất cả các bạn có bằng nhau hay không? Chi phí cơ hộ có thể được thể hiện dưới hình thức không phải là tiền không? - Chính những quyết đònh lựa chọn này tạo ra hoạt động sản xuất, trao đổi và tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu. Đối tượng chính của sự lưa chọn là hàng hoá và dòch vu. Tiêu dùng là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản, khi cá nhân ra quyết đònh tiêu dùng, họ sẽ lựa chọn hàng hoá mà họ thích nhất trong khả năng tài chính của họ. Rõ ràng sự lựa chọn cũng phải trả giá bằng những cơ hội mà họ phải bỏ qua. Sản xuất là hoạt động kinh tế cơ bản khác, nó chuyển đổi các nguồn lực thành sản phẩm tiêu dùng. Vì rằng nguồn lực có hạn, khi sản xuất ra sản phẩm này nhiều hơn thì phải bỏ qua cơ hội để sản xuất ra sản phẩm khác. Với mục tiêu lợi nhuận, các nhà sản xuất phải cân nhắc việc sản xuất ra cái gì và sản xuất bằng cách nào trên cơ sở cân nhắc các phương án có thể thay thế cho nhau. Hoạt động thứ ba là trao đổi. Trao đổi diễn ra vì con người không có đầy đủ cái mà họ cần, trao đổi sẽ làm cho cả hai bên đều có lợi vì rằng sự thoả mãn của họ tăng lên - Hoạt động trao đổi hình thành thò trường. Trên thò trường, người bán và người mua ra những quyết đònh mua và bán trên cơ sở cân nhắc lợi ích ròng mà mình nhận được. Giá cả là thông tin giúp cho nhà sảøn xuất và người tiêu dùng ra những quyết đònh lựa chọn hợp lý Vấn đề thảo luận: Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được thể hiện như thế nào trong nền kinh tế thò trường?. Bạn hãy giải thích tại sao các quyết đònh của nhà sản xuất vì lợi nhuận nhưng lại đáp ứng được những cái mà người tiêu dùng mong đợi?. Cơ chế phân phối diễn ra như thế nào trong nền kinh tế thò trường? Trong hệ thống thò trường cạnh tranh, khi các cá nhân trong nền kinh tế theo đuổi lợi ích riêng của mình trong quá trình ra quyết đònh, liệu nguồn lực trong nền kinh tế có được sử dụng hiệu quả không?. Anh/chi nghó gì về khái niệm cạnh tranh và hợp tác trong trường hợp này? Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 5 8/7/03 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 1. Thò trường là gì ? - Có ba hoạt động trong hệ thống kinh tế là tiêu dùng, sản xuất và trao đổi. Thò trường đóng vai trò quan trọng đối với ba hoạt động này, nhất là hoạt động trao đổi hàng hoá và các nhập lượng. Thò trường là một sự thoả thuận mang tính tự nguyện về sự trao đổi hàng hoá giữa người mua và người bán. Giá được hình thành thông qua quá trình trao đổi. - Hành vi ứng xử, số lượng, và ảnh hưởng tương đối của người mua và người bán có thể khác nhau ở các thò trường khác nhau cùng với mức độ can thiệp của chính phủ trong những thò trường khác nhau đã tạo ra những đặc điểm cạnh tranh khác nhau trên các thò trường. Trong quá trình phân tích sự hình thành giá, thò trường được phân tích được giả đònh là thò trường cạnh tranh hoàn toàn mà ở đó người mua và người bán phải chấp nhận giá trên thò trường, chi phí giao dòch trên thò trường bằng không và nguồn lực được tự do dòch chuyển giữa các ngành nhằm để tìm đến cơ hội sinh lợi cao nhất. 2. Cầu và lợi ích: - Người tiêu dùng mua hàng hoá nhằm để thoả mãn nhu cầu của mình. Lợi ích là một khái niệm phản ánh sự thoả mãn mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng hàng hoá. Trong phân tích kinh tế, sự thoả mãn mà người tiêu dùng nhận được thường được thể hiện bỡi mức sẵn sàng trả cao nhất (WTP) của người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng, giá trò của một hàng hoá được đánh giá bằng mức sẵn sàng trả cao nhất đối với hàng hoá đó - Trong tiêu dùng, các cá nhân luôn tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình. Vơiù một mức thu nhập và giá cả cho sẵn, người tiêu dùng dành thu nhập của mình để mua hàng hoá này nhiều hơn khi giá nó giảm và mua ít hơn khi giá nó tăng để đạt được mục tiêu của mình. Điều này cho thấy giá và lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua có quan hệ ngược chiều với nhau. - Cầu một loại hàng hoá chỉ cho số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua ở mỗi mức giá trong một khoảng thời gian với giả thiết rằng người tiêu dùng đạt được sự thoả mãn cao nhất trong sự ràng buộc về thu nhập, giá và sở thích. Đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu về một loại hàng hoávới giả thiết các yếu tố khác không đổi (thu nhập, sở thích và giá các mặt hàng khác…). Nó là một đường dốc xuống về phía bên phải. Nó phản ánh mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng đối với mỗi đơn vò hàng hoá tiêu dùng. Cần phân biệt giữa cầu và lượng cầu, cầu dùng để chỉ cho cả đường cầu trong khi đó lượng cầu chỉ cho một điểm nằm trên đường cầu. Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 6 8/7/03 - Thặng dư tiêu dùng là chênh lệch giữa mức sẵn sàng chi trả tối đa và giá thực sự mà người tiêu dùng phải trả cho mỗi đơn vò hàng hoá tiêu dùng Vấn đề thảo luận: Tại sao khi giá của một hàng hoá giảm xuống người tiêu dùng chỉ muốn mua một lượng hàng hoá đó ít hơn? 3. Cung và chi phí - Nhà sản xuất mua các nhập lượng như dòch vụ lao động, máy móc, nguyên vật liệu và liên kết chúng lại vơiù công nghệ thích hợp để sản xuất ra hàng hoá. Tổng chi phí sản xuất là tổng chi phí cho các nhập lượng được sử dụng để sản xuất ra một lượng hàng hoá nào đó. Chi phí sản xuất được tính bằng chi phí cơ hội của nhập lượng mà nó phản ánh giá trò phương án sử dụng nhập lượng đó tốt nhất. trong phân tích kinh tế, chi phí được phân tích dựa vào giả thiết là sản xuất đạt được hiệu quả chi phí - Sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả chi phí khi các nhập lương được phối hợp để sản xuất mức sản lượng cho trước với mức chi phí thấp nhất - Chi phí biên là tổng chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vò hàng hoá. Nó chính là chi phí cơ hội của sản phẩm cuối cùng. Đối với các nhà sản xuất, giá trò hàng hoá được đánh giá bằng chi phí cơ hội hay chi phí biên của hàng hoá đó - Đường cung của một loại hàng hoá là lượng hàng hoá mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá trong một khoảng thời gian với giả thiết lợi nhuận của họ đạt được ở mức tối đa. Nó chính là một phần đường chi phí biên dốc lên về phía bên phải. P 0 Q/tg D Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 7 8/7/03 - Thặng dư sản xuất của một đơn vò hàng hoá là chêng lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất ra đơn vò hàng hoá đo.ù 4. Giá cạnh tranh được hình thành như thế nào? - Cân bằng thò trường chỉ mối liên kết giá và lượng mà người bán và người mua chấp nhận trao đổi trên cơ sở tính toán để tối đa hoá lợi ích của mình. Tại điểm cân bằng này, hai bên đạt được sự thỏa mãn tối đa nên không có động cơ cho sự thay đổi cả giá và lượng - Giá tại điểm cân bằng này được gọi là giá cân bằng. Tïại đểm cân bằng chỉ có một mức giá cho cả người bán và người mua và nó cũng bằng với chi phí cơ hội của nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá đó. P 0 Q S P 0 Q S D P 0 Q 0 Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 8 8/7/03 - Hiệu quả kinh tế thể hiện giá trò tiêu dùng xã hội đạt được mức tối đa với nguồn lực có giới hạn. Hiệu quả kinh tế đạt đựợc khi tồn tại 3 điều kiện đồng thời (1) toàn dụng nguồn lực (2) sử dụng mối liên kết các nhập lượng đúng (3) sản xuất ra sản phẩm mà xã hội mong đợi nhất. Hai điều kiện đầu (1) và (2) đặc trưng cho hiệu quả sản xuất và điều kiện thứ ba được gọi là hiệu quả phân bổ - Trong thò trường cạnh tranh mỗi cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của mình nhưng nó vẫn tạo ra sự hợp tác giữa các cá nhân thông qua cơ chế thò trường nhằm phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả (Bàn tay vô hình). - Khi phân tích cân bằng thò trường đối với hàng hoá ngoại thương, giá trong nước sẽ bằng với giá quốc tế. Lượng cầu trong nước sẽ bằng lượng cung trong nước công với lượng cầu nhập khẩu tại mức giá cân bằng. Vấn đề thảo luận: Giá cả và giá trò khác nhau như thế nào? Cách nhìn nhận giá trò của một loại hàng hoá của nhà sản xuất và người tiêu dùng khác nhau như thế nào? Khi nào thì giá cả và giá trò khác nhau? THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG VÀ THẤT BẠI CỦA CHÍNH PHỦ Chúng ta vừa chứng minh rằng nguồn lực phân bổ trong một hệ thống thò trường cạnh tranh sẽ đạt được hiệu quả kinh tế. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét trường hợp mà thò trường phân bổ nguồn lực không hiệu quả và vai trò chính phủ trong việc sửa chữa những lệch lạc của thò trường. Nguyên nhân cơ bản mà thò trường phân bổ nguồn lực không hiệu quả gắn với quyền tài sản, thông tin, và chi phí giao dòch. 0 Q Q 0 Q S Q D P S D P 0 P w Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 9 8/7/03 1. Nguyên nhân thất bại của thò trường - Nhằm giải thích thất bại thò trường, chúng ta đưa ra đònh nghóa thò trường một cách chặt chẻ hơn. Thò trường là một đònh chế mà trong đó các bên trao đổi không chỉ là hàng hoá, mà còn trao đổi quyền để sử dụng hàng hoá đó theo một cách nào đó trong một khoảng thời gian. Thí dụ như khi người tiêu dùng mua một xe hơi, anh ta không chỉ mua xe hơi mà anh ta còn mua quyền sử dụng xe hơi theo một cách nào đó chẳng hạn như đượïc quyền lái xe hơi trên xa lộ, chở một số lượng hành khách. Khi một người chủ thuê một người công nhân, anh ta mua quyền để sử dụng công nhân làm một công việc nào đó trong một khoảng thời gian. Những quyền này được gọi là quyền tài sản. Tóm lại thò trường là đònh chế mà nó tổ chức trao đổi quyền kiểm soát hàng hoá, quyền này được gọi là quyền tài sản mà nó luôn gắn với hàng hoá - Trên thò trường nếu nguồn lực hoặc hàng hoá phân bổ không hiệu quả (mọi người chưa hài lòng lắm với những gì mình đang nắm giữ ) thì tất yếu nẩy sinh ra nhu cầu trao đổi để làm cho ít nhất mỗi bên tốt hơn mà không gây tổn thất cho bất kỳ một ai cả. Như vậy hiệu quả kinh tế bao hàm sự tồn tại trao đổi có lợi cho các bên tham gia giao dòch. Vì vậy, vấn đề tại sao nguồn lực phân bổ không hiệu quả có thể được đặt lại là tại sao hoạt động trao đổi có lợi trên thò trường không xãy ra. Xét rằng mỗi cá nhân muốn mang lại lợi ích thông qua trao đổi, sự không hiệu quả chỉ có thể tồn tại: (1) nếu các cá nhân không nắm quyền kiểm soát đầy đủ đối với hàng hoá (2) nếu chi phí giao dòch và thông tin vượt quá lợí ich từ trao đổi (3) nếu các bên không thể đồng ý về về phương thức phân chia lợi ích từ trao đổi. Chúng ta lần lượt xem xét những nguyên nhân cơ bản của khuyết tật thò trường Kiểm soát không đầy đủ: Loại trừ không hoàn toàn - Việc trao đổi có lợi có thể không xãy ra trên thò trường là do việc loại trừ không đầy đủ. Cá nhân không thể giành lấy quyền kiểm soát hàng hoá là do thiếu quyền hợp pháp để loại trừ hoặc là chi phí loại trừ cao hơn lợi ích từ trao đổi. Người nông dân không có động cơ trồng hoa màu khi mà luật pháp cho phép mọi người đều có thể thu hoạch mà không cần có sự đồng ý của người nông dân. Thiếu sự loại trừ làm tiêu tan lợi ích của phần sản lượng gia tăng trong số nhiều cá nhân và vì vậy giảm động cơ phải gánh chòu những chi phí cần thiết cho sản xuất sản lượng tăng thêm Chi phí giao dòch và thông tin - Trao đổi cần thông tin; điều kiện mua bán, chất lượng hàng hoávà quyền tài sản gắn với hàng hoa phải được biết . Để có thông tin như vậy thường khá tốn kém. Các cá nhân thường phải gánh chòu chi phí tìm kiếm để tìm kiếm đối tác giao dòch và chi phí quan sát để biết chất lượng những gì được trao đổi. Thêm nữa, chi phí đàm phán về điều kiện trao đổi và thực thi chúng. Chi phí thông tin và giao dòch Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 10 8/7/03 như vậy thương lớn đến nổi mà trao đổi có lợi không thể xãy ra hoặc là hợp đồng không hoàn hảo mà một vài lợi ích tiềm năng không được khai thác Vấn đề mặc cả - Việc trao đổi có lợi đa phương có thể không xãy ra có thể là do các bên giao dòch không đồng ý với nhau về điều kiện trao đổi. Lợi ích từ trao đổi sẽ được phân chia cho các bên tham gia giao dòch phụ thuộc vào điều kiện mặc cả giữa các bên. Điều này có thể dẫn đến mặc cả kéo dài và tốn kém và trong một số trường hợp các bên có thể không đạt đến một thoả thuận nào, nhất là họ không có thông tin giống nhau về lợi ích tiềm năng của trao đổi 2. Nguyên nhân thất bại của chính phủ - Chính phủ có một số công cụ chính sách mà họ có thể sử dụng nhằm cải thiện hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực hoặc nhằm phằm phân phối lại để bảo đảm công bằng. Chẳng hạn như chính thuế, trợ cấp, kiểm soát gia, chính sách tài khoá và tiền tệù. Tuy nhiên, chúng ta không thể kết luận rằng những việc làm này của chính phủ sẽ mang đến hiệu quả kinh tế. Bỡi vì muốn được như vậy chính phủ phải sẵn sàng và có khả năng làm theo cách nào đó để khôi phục các điều kiện hiệu quảkinh tế. Một số lập luận cho rằng sự can thiệp chính phủ trong nền kinh tế sẽ không sửa chữa được khuyết tật của thò trường mà có khi còn tồi tệ hơn vì những lý do như sau Những người làm chính sách thường chòu sự chi phối của các nhóm đặc lợi có thế lực trong nền kinh tề. Các nhóm này thường ảnh hưởng đến những người ra quyết đònh bằng cách vận động hành lang. Những người ra quyết đònh thường là các nhà chính trò mà có khuynh hướng thiên lệch về nhóm lợi ích ủng hộ họ Ngay cả cho dù họ không chòu áp lực từ các nhóm lợi ích thì thông tin cần thiết cho việc ra quyết đònh và thực hiện các quyết đònh thường là không đầy đủ và chính xác. Điều này làm cho việc xây dựng các chính sách không thích hợp. 3. Ý nghóa giá mờ trong phân tích lợi ích và chi phí - Thất bại của thò trường và thất bại của chính phủ làm cho giá trên thò trường bò bóp méo. Giá thò trường không còn phản ánh chính xác chi phí cơ hội của nguồn lực mà chúng ta bàn đến trên thò trường cạnh tranh. Sự khác nhau giữa giá thò trường và chi phí cơ hội của nguồn lực gây ra khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Trên thò trường mỗi cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của mình, quá trình ra quyết đònh, họ dựa vào giá thò trường để tính toán lợi ích và chi phí. . Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1a Quang Hùng 1 8/7/03 Kinh tế học căn bản Học kỳ Hè, 2003 BẢN CHẤT CỦA PHÂN TÍCH KINH TẾ 1. Bản. đồng giữa các nhà kinh tế bỡi lẽ những vấn đề kinh tế đặt ra quá phức tạp hoặc do năng lực của các nhà kinh tế không đủ để nhận ra chân lý. Kinh tế học có