1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BẢN CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ HỌC

11 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 129,08 KB

Nội dung

BẢN CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ HỌC

Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 1 ND: Hoàng Phương GHI CHÚ BÀI GIẢNG 1 BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ HỌC 1. KINH TẾ HỌC LÀ GÌ? Kinh tế học nghiên cứu việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực sản xuất có giới hạn để sản xuất hàng hóa dòch vụ thỏa mãn các nhu cầu vật chất. Tại sao chúng ta nghiên cứu kinh tế học? Có một số lý do sau đây: • Hiểu biết kinh tế học là rất cần thiết để hiểu rõ các sự kiện kinh tế có tác động đến tất cả chúng ta. Nó cung cấp kiến thức quý báu liên quan đến môi trường xã hội của chúng ta. Chẳng hạn, nó giúp chúng ta giải thích một số vấn đề như: Chính sách thuế của chính phủ có những tác động gì? Những tác động của lạm phát là gì? • Giúp những người làm công việc kinh doanh hiểu rõ hơn môi trường kinh tế mà họ phải cạnh tranh. Thêm vào đó, nó giúp họ điều hành công việc kinh doanh của mình tốt hơn. Trong thực tế, nhiều nhà kinh tế học được các công ty lớn tuyển dụng để thu thập thông tin để từ đó họ có thể đưa ra các quyết đònh kinh doanh hiệu quả hơn. Kinh tế học được chia thành hai phần: Kinh tế vó mô kinh tế vi mô • Kinh tế vó mô nghiên cứu nền kinh tế một cách tổng thể. Nó nghiên cứu Thu nhập quốc dân gộp (GNI), Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP), Mức giá chung (hệ số giảm phát GDP),… Nó cố gắng giải thích những nguyên nhân gây ra thất nghiệp, lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán để thực hiện các chính sách kinh tế. • Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi kinh tế của từng đơn vò ra quyết đònh khác nhau như người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh, những người sở hữu nguồn lực trong cơ chế tự do làm ăn. Nó cố gắng giải thích những nguyên nhân biến động giá của một mặt hàng hoặc một nhân tố sản nhất nhất đònh. Bài tập: Hãy cho biết những câu sau đây thuộc “kinh tế vi mô” hay “kinh tế vó mô” • Giá gạo tăng sẽ làm cho nông dân Việt Nam trồng nhiều gạo hơn • Lãi suất giảm sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các nhà máy mới? Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 2 ND: Hoàng Phương • Khi công ty Thành Công thuê mướn nhiều công nhân hơn thì sản lượng của mỗi một công nhân tăng thêm sẽ thấp hơn so với sản lượng của những công nhân trước đó. • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ bắt đầu sử dụng các hoạt động thò trường mở vào năm 1997 để kiểm soát nền kinh tế. 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA KINH TẾ HỌC Khi phân tích các vấn đề của nền kinh tế, các nhà kinh tế học có thể sử dụng phương pháp quy nạp hoặc phương pháp diễn dòch. Đây là hai hình thức lô-gích giúp hình thành nên chân lý. Diễn dòch đi từ cái chung đến cái riêng trong khi quy nạp đi từ cái riêng đến cái chung. Với phương pháp quy nạp, các nhà kinh tế học thu thập các dữ liệu cụ thể, sắp xếp một cách có hệ thống tổng hợp các nguyên tắc hay lý thuyết. Phương pháp quy nạp bao gồm ba giai đoạn a) Những quan sát thực tế thông qua việc thu thập các số liệu chi tiết. Chẳng hạn, quan sát mối quan hệ giữa thu nhập hộ gia đình tiêu dùng của họ. b) Hình thành nên những Giả thuyết: Một giả thuyết mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hiện tượng. Chẳng hạn, tiêu dùng của hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập hiện tại của họ. c) Kiểm nghiệm các Giả thuyết bằng cách sử dụng phương pháp kinh tế lượng. Với phương pháp diễn dòch, các nhà kinh tế học có thể dựa vào kiến thức thông thường hoặc trực giác của mình để đưa ra một nguyên tắc có tính gợi ý chưa được kiểm chứng gọi là giả thuyết. Giả thuyết này phải được kiểm nghiệm bằng các xem xét một cách có hệ thống các dữ liệu có liên quan. Phương pháp diễn dòch bao gồm bốn giai đoạn: a) Có ý tưởng rõ ràng đối với vấn đề đang xem xét b) Đònh nghóa các Thuật ngữ được sử dụng trong phân tích đưa ra các giả đònh rõ ràng. c) Hình thành các giả thuyết d) Kiểm nghiệm các giả thuyết Ở cấp độ chính sách, kinh tế học được chia thành kinh tế học thực chứng kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực chứng giải thích thực tế, có nghóa là, nó mô tả các lý thuyết luật lệ để giải thích hiện tượng kinh tế quan sát được. Nó tránh đưa ra những đánh giá chủ quan. Trái lại, kinh tế học chuẩn tắc nghiên cứu đánh giá chủ quan của một người nào đó về việc cần phải làm gì. Kinh tế học chuẩn tắc phát huy vai trò ở cấp độ kinh tế học chính sách. Ví dụ: Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 3 ND: Hoàng Phương • Lời phát biểu thực chứng: Cắt giảm lương sẽ làm giảm số người sẵn sàng làm việc • Lời phát biểu chuẩn tắc: ‘Chính phủ Việt Nam cần phải tăng chi tiêu nhiều hơn để phục hồi tổng cầu’ Bài tập: Hãy xác đònh rõ những câu sau đây là “Kinh tế học thực chứng” hay “Kinh tế học chuẩn tắc” • ’Tỉ lệ lạm phát/năm trong năm nay là 6%’ • Chính phủ cần giảm tỉ lệ ngân sách chi cho y tế • Mức thu nhập bình quân/ người ở Thái Lan cao hơn ở Việt Nam • Bác só ở các nước cần cung cấp dòch vụ y tế miễn phí cho người trẻ tuổi 4. NHỮNG CÁI BẪY KHI NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC Có một số cái bẫy khi nghiên cứu kinh tế học mà những người mới bắt đầu học thường gặp phải: • Thành kiến: Các nhà kinh tế học thường lồng một số thành kiến vào trong môn học này. Do vậy, chúng ta phải sẵn sàng loại bỏ những thành kiến không được hỗ trợ bằng các dữ kiện. • Những khó khăn về mặt thuật ngữ: Trong kinh tế học, đôi khi các thuật ngữ có chứa yếu tố tình cảm trong đó. • Sai lầm do tổng gộp (fallacy of composition) cho thấy rằng không phải bất kỳ cái gì đúng với cá nhân cũng đều đúng với toàn thể. Chẳng hạn, tiết kiệm là điều tốt đối với cá nhân nhưng không tốt xét trên bình diện cả nền kinh tế. • Khó khăn trong việc thiết lập nên mối quan hệ nhân – quả rõ ràng. Trong kinh tế học, rất dễ lẫn lộn giữa mối tương quan với mối quan hệ nhân quả. Tương quan cho thấy hai tập hợp dữ liệu có liên quan đến nhau. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy rằng khi X tăng thì Y cũng tăng nhưng điều đó không nhất thiết có nghóa là X là nguyên nhân làm cho Y tăng. 5. QUAN ĐIỂM KINH TẾ HỌC Các nhà kinh tế học cho rằng các cá nhân đònh chế làm cho các quyết đònh hợp lý dựa vào chi phí biên lợi ích biên. • Những quyết đònh hợp lý là những quyết đònh do cá nhân đưa ra để đạt được sự thỏa mãn cao nhất hoặc mục tiêu mong muốn. • chi phí biên có nghóa là chi phí tăng thêm. • lợi ích biên có nghóa là lợi ích tăng thêm. Bởi vì sự khan hiếm nên bất kỳ lựa chọn nào cũng bao gồm cả lợi ích biên chi phí biên. Nếu lợi ích biên lớn hơn chi phí biên thì sự lựa chọn đó là hợp lý. Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 4 ND: Hoàng Phương Bài tập: 1. Sử dụng phân tích biên tế để giải thích tại sao bạn đi học thay vì đi xem phim. 2. Nếu một doanh nghiệp có chi phí lợi ích sau đây thì nó cần xây dựng bao nhiêu nhà máy? Nhà máy Tổng doanh thu Tổng chi phí 1 10.000 5.000 2 18.000 12.000 3 24.000 20.000 6. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KINH TẾ Các nhà kinh tế học áp dụng cả phương pháp diễn dòch quy nạp để thiết lập mối quan hệ giữa các biến kinh tế. Cho dù áp dụng phương pháp nào đi nữa thì các nhà kinh tế học cũng phải sử dụng một số công cụ nhất đònh. Trong phần này, chúng ta sẽ giải thích một cách đơn giản các khác niệm về mối quan hệ chức năng, kỹ thuật đồ thò. Chúng là những công cụ quan trọng trong phân tích kinh tế. • Các mối quan hệ chức năng: Để hình thành các giả thuyết kinh tế, việc sử dụng mối quan hệ chức năng là một công cụ quan trọng trong phân tích kinh tế. Các mối quan hệ chức năng cho thấy một biến phụ thuộc vào nhiều biến khác. Chẳng hạn, lượng cầu của một loại hàng hóa phụ thuộc vào giá cả của nó, thu nhập, sở thích, giá liên quan (related price) là một quan hệ chức năng, trong đó giá cả, thu nhập, sở thích giá liên quan là các biến độc lập lượng cầu là biến phụ thuộc. • Các đồ thò: Đồ thò là phương pháp đơn giản để thể hiện mối quan hệ chức năng giữa các biến số. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ thò sẽ dễ dàng hơn khi có liên quan đến hai biến các biến khác giữ nguyên không đổi (ceteris paribus). Chẳng hạn, Q D =10 - 2P Đừơng cầu 0 2 4 6 024681012 Lượng cầu Giá Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 5 ND: Hoàng Phương VẦN ĐỀ KINH TẾ 1. VẤN ĐỀ KINH TẾ Kinh tế học xoay quanh hai điều căn bản. Trước hết, nhu cầu vật chất của con người là không giới hạn. Thứ hai, nguồn lực kinh tế khan hiếm. • Nhu cầu vật chất là mong muốn của người tiêu dùng để có được sử dụng các loại hàng hóa (nhà ở, máy vi tính, xe hơi) dòch vụ khác nhau (cắt tóc, tư vấn pháp lý, y tế, giáo dục), chúng cho họ sự (độ) thỏa dụng. Sự thỏa dụng là một thuật ngữ kinh tế để chỉ sự hạnh phúc, vui sướng thỏa mãn. Nhu cầu vật chất là không có giới hạn. Nguồn lực kinh tế có nghóa là tất cả các nguồn lực được tạo ra, tự nhiên con người tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa dòch vụ. Chúng có thể được phân thành đất đai, vốn, lao động khả năng của doanh nhân. • Đất là một nguồn lực tự nhiên, tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa dòch vụ, chẳng hạn như sông, rừng, đất nông nghiệp, khí hậu khoáng sản. Chủ đất nhận được thu nhập từ tiền cho thuê đất khi đất được sử dụng để sản xuất hàng hóa dòch vụ. • Vốn là nguồn lực do con người tạo ra bao gồm máy móc, thiết bò, nhà máy, công cụ hàng tồn kho được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa dòch vụ. Chủ sở hữu vốn nhận được thu nhập từ lãi. • Lao động nói đến tất cả những nỗ lực của con người, cả thể chất lẫn tinh thần, có thể được sử dụng để sản xuất những hàng hóa mong muốn. Lao động nhận được lương. • Khả năng của doanh nhân là nguồn lực con người, kết hợp các nguồn lực khác để sản xuất ra một sản phẩm. Doanh nhân là người hình thành nên doanh nghiệp; thuê mướn lao động sản xuất hàng hóa dòch vụ. Thu nhập của doanh nhân là lợi nhuận thông thường. Bởi vì các nguồn lực kinh tế nhìn chung bò hạn chế về cung nên lượng hàng hóa dòch vụ mà bất kỳ xã hội nào muốn sản xuất cũng vì thế bò hạn chế. Có nghóa là, xã hội không thể sản xuất tất cả hàng hóa dòch vụ mình mong muốn, nhưng xã hội phải lựa chọn hàng hóa gì cần phải sản xuất cần phải hy sinh cái gì. Do vậy, mỗi xã hội phải đối mặt với tình trạng khan hiếm. • Sự khan hiếm có nghóa là các nguồn lực sẵn có không đủ để cung cấp cho tất cả mọi nhu cầu của xã hội. Đừng lẫn lộn sự khan hiếm với sự nghèo khổ bởi vì thậm chí các nước giàu cũng muốn có nhiều hơn. Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 6 ND: Hoàng Phương Nếu các nguồn lực khan hiếm thì chúng ta không thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu vật chất của xã hội. Điều tốt nhất là sử dụng những nguồn lực hạn chế này để sản xuất ra lượng tối đa hàng hóa dòch vụ mong muốn. Để đạt được điều này, phải giải phóng toàn bộ lao động sản xuất. • Toàn dụng lao động xảy ra khi tất cả các nguồn lực sẵn có được sử dụng. • Toàn dụng sản xuất có nghóa là sản xuất ‘những hàng hóa đúng’ theo cách tốt nhất. Điều này hàm ý rằng hai loại hiệu quả – hiệu quả phân bổ hiệu quả sản xuất - đều đạt được. • Hiệu quả phân bổ xảy ra khi tất cả các nguồn lực sẵn có đều dành cho kết hợp những hàng hóa mà xã hội mong muốn nhất • Hiệu quả sản xuất xảy ra khi hàng hóa dòch vụ được sản xuất bằng cách sử dụng các phương pháp sản xuất với chi phí thấp nhất. Bởi vì nguồn lực khan hiếm nên thậm chí một nền kinh tế toàn dụng lao động toàn dụng sản xuất cũng không thể sản xuất ra một sản lượng vô hạn hàng hóa dòch vụ. Do vậy cần phải lựa chọn hàng hóa phải sản xuất hàng hóa nào phải hy sinh. Chúng ta có thể nói rằng sự khan hiếm là nguồn gốc của mọi lựa chọn. Do vậy, nền kinh tế phải có sự đánh đổi. Có nghóa là, nền kinh tế phải hy sinh một số hàng hóa này để có được nhiều hơn những hàng hóa khác. Giá trò của việc sử dụng hàng hóa thay thế tốt nhất bò bỏ qua chính là chi phí cơ hội của lựa chọn này. Bài tập : 1. Một người chủ doanh nghiệp cần thuê mướn một số người quản lý. Giả đònh rằng mỗi người quản lý chỉ có thời gian để làm một nhiệm vụ mà thôi. Nhiệm vụ A trò giá $100 đối với người chủ, nhiệm vụ B trò giá $70 nhiệm vụ C là $50. Người chủ thuê hai người quản lý, một người làm nhiệm vụ A người kia làm nhiệm vụ B. Chi phí cơ hội của việc làm nhiệm vụ B? chi phí cơ hội của việc làm nhiệm vụ A? 2. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ dành nhiều thời gian để nuôi con. Việc tăng lương cho phụ nữ sẽ có tác động như thế nào đối với chi phí nuôi con? 3. Sử dụng các nguyên tắc của chi phí cơ hội để giải thích vì sao các doanh nghiệp dành nhiều thời gian hơn để đào tạo công nhân của mình trong giai đoạn tình hình kinh doanh suy giảm? Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 7 ND: Hoàng Phương 2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT Để mô tả sự đánh đổi mà nền kinh tế, doanh nghiệp, hoặc một cá nhân phải đối mặt, các nhà kinh tế học sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPC). Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện các kết hợp khác nhau của hai hàng hóa mà xã hội có thể sản xuất với giả đònh rằng (1) nền kinh tế đang vận hành ở mức độ toàn dụng lao động có hiệu quả sản xuất (2) công nghệ nguồn lực không thay đổi. Bảng dưới đây cho thấy dự đánh đổi mà một công nhân có thể gặp phải khi người này có 4 giờ để sản xuất ra hai hàng hóa: ghế thường (chair) ghế dài (bench). Trong ví dụ này, thời gian là nguồn lực khan hiếm. Người công nhân này càng bỏ nhiều thời gian để sản xuất ghế thường thì anh ta càng có ít thời gian để sản xuất ghế dài. Xác đònh đánh đổi vì nguồn lực khan hiếm Ghế thường Ghế dài T/gian bỏ ra Sản phẩm T/gian bỏ ra Sản phẩm 0 0 4 20 1 4 3 18 2 7 2 14 3 9 1 8 4 10 0 0 Hình vẽ dưới đây thể hiện đường giới hạn khả năng sản xuất từ những con số đã cho ở trên. Nếu người công nhân bỏ ra 4 giờ để làm ghế dài thì sẽ có 20 chiếc ghế dài không có chiếc ghế thường nào (điểm A); 3 giờ làm ghế dài dẫn đến có 18 chiếc ghế dài 4 ghế thường (điểm B); 2 giờ làm ghế dài dẫn đến 14 ghế dài 7 ghế thường (điểm C); một giờ làm ghế dài cho ra 8 ghế dài 9 ghế thường (điểm D). Production Possibility Curve 0 5 10 15 20 25 024681012 Chairs Benches A B C E D M N Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 8 ND: Hoàng Phương • Các điểm (A,B,C,D,E) nằm trên PPC cho thấy sản lượng tối đa của hai hàng hóa từ việc sử dụng có hiệu quả nhất tất cả các nguồn lực sẵn có. • Điểm (M) nằm bên trong PPC thể hiện sự thất bại trong việc đạt được mức toàn dụng lao động toàn dụng sản xuất (không có thất nghiệp hay không hiệu quả). Bằng cách tiến đến toàn dụng lao động toàn dụng sản xuất, nền kinh tế có thể sản xuất một trong hai (hoặc cả hai) sản phẩm nhiều hơn. • Điểm (N) nằm bên ngoài PPC không thể đạt được bởi vì nguồn lực hạn chế không cho phép sản xuất được bất kỳ kết hợp hai hàng hóa nào nằm bên ngoài PPC. Thủ tục để tính chi phí cơ hội/ đơn vò đối với đường giới hạn khả năng sản xuất • Bắt đầu bằng việc tăng bất kỳ mức sản xuất của một hàng hóa coi đó là khoản lợi • Đo lường sự mất mát (mức giảm của hàng hóa kia để có được khoản lợi trên) • Chi phí cơ hội/ đơn vò bằng mất mát chia cho phần lợi Chi phí cơ hội để sản xuất thêm một đơn vò hàng hóa chính là độ dốc của PPC. Bài tập: 1. Nền kinh tế khi nằm bên trong PPC có phải đương đầu với sự đánh đổi nào hay không? 2. Người công nhân trên hiện đang dành 1 giờ để sản xuất ghế thường 3 giờ để sản xuất ghế dài. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một đơn vò ghế thường bằng bao nhiêu? Quy quật chi phí cơ hội tăng dần nói rằng khi sản xuất càng nhiều một hàng hóa nào đó thì chi phí cơ hội của nó càng tăng. Lý do của chi phí cơ hội tăng dần là do lợi tức giảm dần. Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất ngày càng dốc hơn thể hiện quy luật này. Tăng trưởng kinh tế Production Possibility Curve 0 5 10 15 20 25 024681012 Chairs Benches A B C E D Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 9 ND: Hoàng Phương Đường giới hạn khả năng sản xuất cũng có thể được sử dụng để thể hiện những nguyên nhân tác động của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể được thể hiện như là sự dòch chuyển sang bên phải của đường giới hạn khả năng sản xuất; đó là do kết quả của việc cung các nguồn lực tăng lên, cải thiện chất lượng nguồn lực sự tiến bộ công nghệ. Bài tập: Nền kinh tế đang sản xuất hai loại hàng hóa A B. Có sự tiến bộ công nghệ nhưng chỉ đối với hàng hóa A mà thôi. Liệu nền kinh tế có thể tiêu dùng nhiều hơn hai hàng hóa đó hay không? Tại sao? 3. BA CÂU HỎI CĂN BẢN Vấn đề kinh tế có thể diễn giải ra thành ba câu hỏi căn bản: a) Cần phải sản xuất ở kết hợp nào của các xuất lượng? Câu hỏi này liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm giữa các mục đích sử dụng khác nhau. Theo chủ nghóa tư bản, hầu hết các quyết đònh liên quan đến phân bổ nguồn lực được thực hiện thông qua cơ chế giá. Có nghóa là, chỉ có những hàng hóa dòch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng chi trả với một mức giá đủ cao để trang trải hết tất cả các chi phí sản xuất mới được sản xuất. Chẳng hạn, giá sữa tăng giá trứng giảm là những dấu hiệu để người nông dân nuôi nhiều bò hơn giảm số lượng gà nuôi đi. b) Những sản lượng này được sản xuất như thế nào? Câu hỏi này nói đến cách thức sử dụng những nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa dòch vụ mà xã hội mong muốn. Bởi vì các nguồn lực là khan hiếm chúng có thể được sử dụng để sản xuất hàng hóa theo nhiều cách khác nhau khả dó về mặt kỹ thuật cho nên điều quan trọng đối với xã hội là sử dụng những nguồn lực sẵn có càng hiệu quả càng tốt. Vì giá cả của các nguồn lực phản ánh sự khan hiếm tương đối của chúng nên các doanh nghiệp sẽ kết hợp chúng sao cho tối thiểu hóa được chi phí sản xuất. Có nghóa là, khi giá của một nguồn lực nào đó tăng thì doanh nghiệp sẽ cố gắng để tiết kiệm việc sử dụng nguồn lực đó hoặc lấy nguồn lực rẻ hơn để thay thế. Chẳng hạn, việc tăng lương làm cho các doanh nghiệp sử dụng máy móc để thay thế cho một số lao động không có tay nghề. c) Ai sẽ nhận tiêu dùng những sản lượng này? Câu hỏi này liên quan đến cách phân phối sản lượng giữa những thành viên của xã hội. Tại sao một số người có thể tiêu dùng tỉ trọng lớn sản lượng trong khi những người khác chỉ có thể tiêu dùng một phần nhỏ? Đây là vấn đề cơ bản của phân phối. 4. CÁC LOẠI HỆ THỐNG KINH TẾ Câu trả lời cho năm câu hỏi căn bản phụ thuộc một phần vào hệ thống kinh tế. Chúng ta sẽ nghiên cứu những đặc điểm chính của hai loại hệ thống kinh tế. Fulbright Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 10 ND: Hoàng Phương Chủ nghóa tư bản thuần túy (để mặc) có đặc điểm • Sở hữu tư nhân đối với nguồn lực. Mỗi người tham gia đều có động cơ vì lợi ích của riêng mình • Sử dụng cơ chế thò trường giá để điều phối các hoạt động kinh tế • Các câu hỏi sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai,… do cơ chế thò trường quyết đònh. Nền kinh tế chỉ huy (mệnh lệnh) có đặc điểm • Sở hữu công cộng các nguồn lực • Sử dụng Kế hoạch hóa tập trung để điều phối các hoạt động kinh tế • Các câu hỏi sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai,… do chính phủ trung ương quyết đònh. Cơ chế kinh tế hỗn hợp nằm giữa chủ nghóa tư bản thuần túy (để mặc) nền kinh tế chỉ huy Có thể mô tả nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp. Chính phủ đóng vai trò tích vực trong việc • Thúc đẩy sự ổn đònh tăng trưởng kinh tế (chính sách tài chính tiền tệ) • cung cấp một số hàng hóa công cộng hàng khuyến dụng sản xuất không đủ do cơ chế thò trường (công viên, sân bay, cầu đường, giáo dục,…) • cung cấp một khung xã hội pháp lý thích hợp • giúp duy trì cạnh tranh (luật lệ đáng tin cậy) • Điều chỉnh phân bổ thu nhập (cơ chế chuyển nhượng thuế) 5. DÒNG LUÂN CHUYỂN THU NHẬP Có thể làm rõ hơn hoạt động chung của cơ chế thò trường thông qua mô hình dòng luân chuyển của thu nhập. Mô hình này xác đònh các thò trường nguồn lực sản phẩm thể hiện các dòng thu nhập - chi tiêu chủ đạo các dòng nguồn lực - sản lượng. Hộ gia đình doanh nghiệp tham gia vào hai thò trường nhưng ở hai phía khác nhau. • Các doanh nghiệp nằm ở phía mua, tức phía cầu, đối với thò trường nguồn lực hộ gia đình với tư cách là các nhà cung cấp nằm ở phía bán, tức phía cung. • Trái lại, trên thò trường hàng hóa, doanh nghiệp với tư cách là nhà cung cấp nằm ở phía bán, tức phía cung, hộ gia đình với tư cách là người tiêu dùng nằm ở phía mua, tức phía cầu. • Hộ gia đình bán nguồn lực có giới hạn của mình cho các doanh nghiệp, họ, với tư cách là người tiêu dùng, chi tiêu thu nhập nhận được của mình để mua . Economics Teaching Program Basic Economics Lecture note 1b Quang Hung 1 ND: Hoàng Phương GHI CHÚ BÀI GIẢNG 1 BẢN CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ HỌC 1. KINH. quả hơn. Kinh tế học được chia thành hai phần: Kinh tế vó mô và kinh tế vi mô • Kinh tế vó mô nghiên cứu nền kinh tế một cách tổng thể. Nó nghiên cứu Thu

Ngày đăng: 17/12/2013, 08:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

6. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KINH TẾ - BẢN CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ HỌC
6. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KINH TẾ (Trang 4)
• Các mối quan hệ chức năng: Để hình thành các giả thuyết kinh tế, việc sử dụng mối quan hệ chức năng là một công cụ quan trọng trong phân tích kinh tế - BẢN CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ HỌC
c mối quan hệ chức năng: Để hình thành các giả thuyết kinh tế, việc sử dụng mối quan hệ chức năng là một công cụ quan trọng trong phân tích kinh tế (Trang 4)
Hình vẽ dưới đây thể hiện đường giới hạn khả năng sản xuất từ những con số đã cho ở trên - BẢN CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ HỌC
Hình v ẽ dưới đây thể hiện đường giới hạn khả năng sản xuất từ những con số đã cho ở trên (Trang 7)
Bảng dưới đây cho thấy dự đánh đổi mà một công nhân có thể gặp phải khi người này có 4 giờ để sản xuất ra hai hàng hóa: ghế thường (chair) và ghế dài (bench) - BẢN CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ HỌC
Bảng d ưới đây cho thấy dự đánh đổi mà một công nhân có thể gặp phải khi người này có 4 giờ để sản xuất ra hai hàng hóa: ghế thường (chair) và ghế dài (bench) (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w