1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long

159 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị (CGT) là phương pháp tổ chức sản xuất (đặc biệt là nông sản) đáp ứng yêu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh. Vì vậy, phương pháp tiếp cận này được các nước phát triển áp dụng trong nhiều thập kỷ qua nhằm đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. Phương pháp này còn được các tổ chức quốc tế rất quan tâm để phát triển ổn định và bền vững các ngành hàng nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vì đây là phương pháp giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo yêu cầu từng thị trường. Ngoài ra, các kết quả từ việc nghiên cứu CGT, đặc biệt là CGT nông sản sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có căn cứ để phát triển các chính sách hợp lý cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Trong thực tế, phương pháp tiếp cận CGT được sử dụng để đưa ra các chiến lược hoặc giải pháp nâng cấp CGT của sản phẩm, nâng cao hiệu quả cho toàn CGT. Phương pháp này đã được đề cập bởi nhiều nhóm tác giả, tổ chức khác nhau ở nước ngoài như Gereffi (1994, 1999), Kaplinsky (1999), Porter (1985), Kaplinsky và Morris (2001), Gereffi và cộng sự (2005). Đến năm 2006, FAO cũng đã đưa ra những hướng dẫn cho việc phân tích một CGT sản phẩm; Và đặc biệt năm 2007, cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị "Valuelinks” được áp dụng bởi tổ chức GTZ. Năm 2008, DFID đã áp dụng cách tiếp cận CGT để nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo "M4P” (viết tắt của Making Markets Work for the Poor). Tương tự, IFAD cũng đã đề xuất cách phân tích CGT có lồng ghép giới vào CGT vào năm 2014. Những cách tiếp cận này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như nông nghiệp, thủy sản và du lịch. Riêng ở Việt Nam, cách tiếp cận CGT được biết đến và sử dụng rộng rãi từ sau năm 2000. Những nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đã kế thừa những cách tiếp cận này để thực hiện những nghiên cứu liên quan đến CGT sản phẩm, ngành hàng trong nhiều lĩnh vực khác khau, đặc biệt là nông sản. Nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận CGT của GTZ (2007) vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển ổn định một sản phẩm/ngành hàng, bởi vì nó là công cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị xác định đâu là những hoạt động chính một ngành hàng, kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi và phát hiện tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong CGT, đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp, xác định phân phối chi phí và chi phí của những người tham gia trong chuỗi từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các khâu trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơn giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận CGT còn giúp các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có những giải pháp và chính sách phù hợp, giúp hình thành và phát triển các liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi, tạo việc làm ổn định và có kỹ năng, nối kết thị trường. Đây là cơ sở chính để phát triển các liên kết kinh doanh nhằm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, quản lý rủi ro dọc theo chuỗi tốt hơn, tổ chức hậu cần chuỗi hiệu quả hơn, các tác nhân tham gia chuỗi có nhận thức, năng động và trách nhiệm hơn đến sản phẩm cuối cùng và từ đó cải thiện và nâng cấp chuỗi kịp thời và hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường về sản phẩm. Ớt là một trong những cây trồng thuộc nhóm rau màu, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt cũng như nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và gia tăng thu nhập cho nông hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thêm vào đó, do nhu cầu sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm từ ớt khá phổ biến và đa dạng, cụ thể như ớt tươi, ớt khô, ớt qua sơ chế, chế biến (gia vị),… nên ớt được xác định là một trong những đối tượng cây trồng quan trọng trong qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp của một số địa phương trong vùng như Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang và Trà Vinh. Ưu điểm của loại cây trồng này là thời gian sinh trưởng ngắn. Mỗi vụ ớt chỉ khoảng hơn 100 ngày, thời gian từ khi gieo hạt đến bắt đầu thu hoạch khoảng 70 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài trong khoảng 1 tháng. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay nông dân ở các tỉnh thành ở ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An đã lựa chọn ớt là một trong những loại rau màu phổ biến để canh tác do thời gian thu hồi vốn nhanh Một số tỉnh ở ĐBSCL mỗi năm có thể trồng 2 vụ ớt như ở tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Với năng suất 10-12 tấn ớt tươi/vụ/ha, người trồng đạt được mức lợi nhuận gấp 3 - 4 lần trồng lúa (Báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, 2014). Hơn nữa, trong những năm gần đây các địa phương đã tích cực và chủ động thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên đất lúa kém hiệu quả, cụ thể trong đó có mô hình canh tác ớt, với kỳ vọng đạt được mức thu nhập cao hơn cho người nông dân trồng lúa kém hiệu quả. Hành vi chuyển đổi này cũng phù hợp với quan điểm phát triển gần đây của cả giới khoa học và lãnh đạo của các địa phương ở ĐBSCL. Đặc biệt, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu (hạn mặn kéo dài) ở ĐBSCL Hiện nay, phần lớn ớt ở ĐBSCL được trồng là giống ớt Chỉ thiên và phần lớn được tiêu thụ qua kênh xuất khẩu, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc dưới dạng ớt tươi hoặc ớt sấy khô. Trung Quốc đóng vai trò thu gom, sau đó tiếp tục xuất khẩu sản phẩm ớt sang các quốc gia khác. Các thị trường khác ở Châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Campuchia có nhu cầu nhập khẩu ớt rất cao nhưng Việt Nam chỉ mới bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường này, nên tiềm năng thị trường xuất khẩu ớt của ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn còn lớn. Hơn nữa, ớt của Việt Nam còn có nhiều cơ hội giảm thị phần của Trung Quốc, tăng cường tự xuất khẩu sang các thị trường khác thông qua Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC - ASEAN Economic Community) và các Hiệp định Thương mại tự do như: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA - ASEAN Free Trade Area), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), điều này sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) cho CGT ớt, cũng như tạo điều kiện cho ngành hàng ớt của Việt Nam tham gia vào CGT toàn cầu trong tương lai. Như đã được đề cập ở trên, mặc dù trồng ớt mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa, có thời gian thu hồi vốn nhanh, có tiềm năng tiêu thụ và phát triển tốt, nhưng việc trồng ớt của nông dân đang đứng trước nhiều nguy cơ. Theo Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự (2014) và qua khảo sát của nghiên cứu sinh, ngành ớt của vùng ĐBSCL đang gặp phải những nguy cơ như sau: i) Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; ii) Kỹ thuật sản xuất của người trồng còn hạn chế; iii) Biến đổi khí hậu làm dịch bệnh trên ớt nhiều hơn, sương muối làm giảm năng suất ớt; iv) Người sản xuất chưa áp dụng các tiêu chuẩn Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP); v) Ớt phơi khô chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); vi) Thiếu hậu cần trong sơ chế, chế biến và kho dự trữ; vii) Giá bán không ổn định; viii) Ớt chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc; ix) Địa phương chỉ tập trung vào vụ chính, chưa bố trí sản xuất theo hướng rải vụ. Về lâu dài, sản lượng ớt gia tăng không thể kiểm soát được do các địa phương chưa có chiến lược chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp một cách rõ ràng và còn một số hộ nông dân trồng lúa chuyển đổi sang trồng ớt một cách tự phát, trong khi đó thị trường xuất khẩu chưa được khai thông, những điều này sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và giảm giá sản phẩm ớt. Thực tế trong những năm qua cho thấy, giá ớt biến động liên tục dẫn đến rủi ro rất lớn cho các tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là người trồng ớt. Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp được Việt Nam áp dụng trong hơn một

Ngày đăng: 10/07/2021, 08:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w