NGHIÊN cứu sự PHÁT TRIỂN THỂ lực CHUNG của học SINH lớp 11 TRƯỜNG THPT TRẦN đại NGHĨA TP HCM, SAU một năm học

13 25 0
NGHIÊN cứu sự PHÁT TRIỂN THỂ lực CHUNG của học SINH lớp 11 TRƯỜNG THPT TRẦN đại NGHĨA TP HCM, SAU một năm học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM ANH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CỦA HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA TP.HCM, SAU MỘT NĂM HỌC ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHÓA 11 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO TP.HỒ CHÍ MINH, 2/2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỚI TRẦN QUỲNH TRÂM ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CỦA HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA TP.HCM, SAU MỘT NĂM HỌC Chuyên ngành : Giáo dục thể chất Mã số : 52.14.0206 ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHÓA 11 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Huỳnh Trọng Khải TP HỒ CHÍ MINH, 02/2018 Đặt vấn đề: 1.1 Lý chọn đề tài: Giáo dục thể chất trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, sáng về đạo đức” Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất Qua các thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước, nhất là từ những năm đổi mới, công tác TDTT trường học đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Trong thời kỳ tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và xây dựng đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Phát triển các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của người Việt Nam” Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, phải có người phát triển toàn diện, đó chăm lo cho người phát triển về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, việc đào tạo nguồn lực phải đáp ứng được yêu cầu “Phát triển cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần” Trong những năm qua đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc tất cả các lĩnh vực, đó đặc biệt là lĩnh vực TDTT và công tác GDTC cho đối tượng học sinh các nhà trường các cấp đã được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho quá trình đào tạo và đã có những kết quả nhất định như: 100% các trường trung học phổ thông (THPT) đều có giờ học thể dục nằm chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Các trường đều tham gia các hoạt động thể dục, thể thao địa phương, phòng Giáo dục, phòng Văn hoá - Thể thao cấp quận, huyện tổ chức Phong trào thể dục, thể thao nói chung và rèn luyện thể chất nói riêng của học sinh các cấp ngày càng phát triển rộng rãi Cho đến nay, ở nước ta đã có một số công trình của các tác giả nghiên cứu trên lĩnh vực phát triển thể chất của học sinh các lứa tuổi khác nhau, tiêu biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Hoàng Công Dân (2005), Bùi Quang Hải (2007), Trần Đức Dũng (2010), Nguyễn Ngọc Việt (2011) Tuy nhiên, một số đặc điểm riêng của khối các trường THPT như đã nêu ở trên, thì các công trình nghiên cứu này chưa giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn việc nâng cao thể chất cho học sinh, đặc biệt là học sinh các trường THPT các tỉnh Bắc miền Trung Xuất phát từ những lý nêu trên, dựa vào các phân tích về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu phát triển thể lực chung học sinh lớp 11 trường THPT Trần Đại Nghĩa TP.HCM, sau năm học” 1.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng thể lực chung của học sinh lớp 11 trường THPT Trần Đại Nghĩa TP.HCM sau năm học Kết quả nghiên cứu có thể làm cở sở tham khảo để góp phần cải tiến thể lực của học sinh trường THPT Trần Đại Nghĩa nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu khóa luận tìm hiểu, xác định giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nhiệm vụ 1: đánh giá thức trạng công tác giáo dục thể chất và thực trạng lực thể chất của học sinh lớp 11 THPT Trần Đại Nghĩa Nhiệm vụ 2: xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh THPT Trần Đại Nghĩa Nhiệm vụ 3: lựa chọn và ứng dụng số giải pháp phát triển thể chất cho học sinh THPT Trần Đại Nghĩa PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình tổ chức, triển khai thực các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 2.1.1 Phương pháp kiểm tra sư phạm Chạy tuỳ sức phút (m): Đánh giá sức bền chung (ưa khí) Hiện trường kiểm tra: Đường chạy dài ít nhất 50m, rộng ít nhất 2m, đầu kẻ đường giới hạn, phía ngoài đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất m để chạy quay vòng Giữa đầu đường chạy và dọc theo “tim đường” đặt vật chuẩn để phân luồng chạy và quay vòng Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ quãng đường sau hết thời gian chạy Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, số đeo và tích kê tương ứng với mỗi số đeo Số đeo, đợt chạy ghi vào phiếu điều tra Cách thức kiểm tra: Tất cả các thao tác của điều tra viên và đối tượng điều tra tương tự như chạy thoi Khi có lệnh “chạy” đối tượng điều tra chạy ô chạy, hết đoạn đường 50m vòng bên trái qua vật chuẩn chạy lặp lại vòng thời gian phút Nên phân phối đều và tuỳ sức của mình mà tăng tốc dần, nếu mệt có thể chuyển thành bộ Mỗi đối tượng điều tra có số đeo ở ngực và tay cầm tích kê có số tương ứng Khi có lệnh dừng lập tức thả tích kê xuống nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm hoặc bộ thả lỏng để hồi phục Đơn vị đo quãng đường chạy là mét (trong phút, chạy được quãng đường càng dài càng tốt) Phân công điều tra viên: điều tra viên đứng ở vạch xuất phát, phát lệnh, theo dõi thời gian từng đợt chạy, kiểm tra vòng quay, lệnh dừng, điều chỉnh tốc độ chạy của toàn đợt Ghi kết quả vào phiếu điều tra Các điều tra viên khác theo dõi số vòng chạy được bằng cách đánh dấu số vòng đã được in phiếu và đặc biệt là số lẻ quãng đường mà đối tượng điều tra chạy được, sau đối tượng điều tra thả tích kê xuống đường chạy hết giờ Số điều tra viên này đứng rải đều 10 m/người, có người kiểm tra nơi quay vòng Từ vạch xuất phát đến quay trở lại được tính vòng = 100m Những điều cần chú ý: Điều tra viên cần nhắc nhở chạy vừa sức Khi phát hiện thấy người chạy mệt mỏi phải gắng sức (không còn là hoạt động ưa khí) thì chủ động yêu cầu ngừng chạy để bộ hết phút Theo dõi người chạy nếu quá mệt, mặt tái, có hiện tượng sốc lệnh dừng và gọi y tế hỗ trợ Sau kết thúc chạy vẫn yêu cầu đối tượng điều tra tiếp tục chạy hay bộ, tránh dừng đột ngột đề phòng ngất xỉu Chạy thoi 10m (s): Đánh giá năng lực khéo léo và tố chất sức nhanh Hiện trường kiểm tra: Đường chạy có kích thước 10 × 1,2 m cho đường chạy, góc có vật chuẩn để quay đầu, đường chạy bằng phẳng, không trơn Để an toàn đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất m Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, vật chuẩn đánh dấu góc Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cờ lệnh, cọc tiêu Cách thức kiểm tra: Đối tượng điều tra thực hiện theo lệnh “vào chỗ - sẵn sàng - chạy” giống như thao tác được trình bày nội dung kiểm tra test chạy 30m xuất phát cao Khi chạy đến vạch 10 m, chỉ cần chân chạm vạch lập tức nhanh chóng quay ngoắt toàn thân vòng lại về vạch xuất phát Yêu cầu học sinh thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số vòng với lần quay Chú ý chỉ chạy lần Những điều cần chú ý: Điều tra viên giải thích rõ cho đối tượng điều tra và làm mẫu chậm lần, để đối tượng điều tra nắm được yêu cầu của nội dung chạy thoi Đặc biệt là kỹ thuật quay vòng, và số lần quay vòng Khi phân công điều tra viên cần lưu ý điều tra viên lệnh xuất phát, kiêm thư ký ghi chép kết quả vào phiếu điều tra, điều tra viên theo dõi, kiểm tra đối tượng điều tra thực hiện quay vòng có đúng không, và từ đến điều tra viên thực hiện bấm giờ Khi đối tượng điều tra sắp kết thúc vòng sau quay lần (còn 10m cuối cùng), thì điều tra viên hô “đoạn cuối cùng”, để đối tượng điều tra gắng sức về đến đích đạt kết quả cao nhất Đường chạy được bố trí trên sân bằng phẳng, có độ rộng trên 2m, và có thể sắp xếp người chạy đợt, nhưng cần có đường phân ranh giới khoảng cách 1,2m Kết quả lập test tính bằng giây và số lẻ đến 1/100 Phân công điều tra viên: Đối với 01 đường chạy cần: 01 người phất cờ lệnh, 01 bấm giây, 01 người ghi thành tích 2.1.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Là phương pháp được sử dụng quá trình nghiên cứu của khóa luận nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp đã lựa chọn, các mô hình tổ chức, quản lý mà luận án đã xác định được thực tiễn các nhà trường nhằm phát triển thể chất cho học sinh THPT Trần Đại Nghĩa Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận xác định tiến hành sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh trình tự đơn trên đối tượng nghiên cứu Quá trình thực nghiệm sư phạm của luận án được tiến hành thời gian tháng (tương ứng với 01 năm học) trên đối tượng học sinh THPT Trần Đại Nghĩa Số lượng đối tượng thực nghiệm sư phạm được xác định là học sinh thuộc khối lớp 11 trường THPT Trần Đại Nghĩa Khi xác định hiệu quả của các giải pháp phát triển thể chất, khóa luận căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu mà luận án đã xây dựng, đồng thời căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá theo tiêu chí, tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của học sinh, sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT ngày 18/09/2008) 2.1.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Việc sử dụng phương pháp này quá trình nghiên cứu nhằm phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án thông qua phân tích, tổng hợp các tư liệu chuyên môn Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhằm tìm hiểu những cơ sở lý luận về công tác GDTC, cũng như đánh giá sự phát triển thể chất, và các giải pháp chuyên môn phát triển thể chất cho học sinh THPT một số tỉnh Bắc miền Trung Qua nghiên cứu, phân tích, tổng hợp từ các nguồn tư liệu khác nhau, luận án đã tìm các luận cứ khoa học về phát triển thể chất cho học sinh phù hợp với thực tiễn của các trường THPT khu vực Bắc miền Trung Ngoài cũng thông qua các nguồn tài liệu thu thập được quá trình nghiên cứu, luận án tiến hành xác định hệ phương pháp, lựa chọn các test đánh giá sự phát triển thể chất, cũng như lựa chọn các giải pháp phát triển thể chất cho đối tượng khách thể nghiên cứu, đồng thời cho phép thu thập thêm các các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những dữ liệu thu được quá trình nghiên cứu Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này, luận án đã tiến hành tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tư liệu thuộc thư viện trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá, tủ sách chuyên môn của Khoa Giáo dục thể chất - trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá và các tư liệu mà cá nhân thu thập được quá trình nghiên cứu 2.2 Tổ chức nghiên cứu 10 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng chủ thể nghiên cứu của khóa luận là sự phát triển thể chất của học sinh Khách thể nghiên cứu: Đây là đối tượng tham gia vào quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả tác động của các giải pháp phát triển thể chất mà quá trình nghiên cứu của luận án đã lựa chọn (số lượng đối tượng thực nghiệm sư phạm được xác định là 120 học sinh thuộc khối 11 trường THPT Trần Đại Nghĩa ) Phạm vi không gian nghiên cứu: khóa luận được tiến hành trường ĐHSP TDTT TP Hồ Chí Minh và trường THPT Trần Đại Nghĩa Phạm vi thời gian nghiên cứu: toàn khóa luận được nghiên cứu từ 30/1/2018 đến 1/3/2018 và được chia thành: - Giai đoạn 1: 30/1/2018 đến 04/02/2018 là giai đoạn xác định vấn đề và tiến hành thu thập tài liệu tham khảo có liên quan đến những vấn đề nghiên cứu của khóa luận - Giai đoạn 2: 05/2/2018 đến 25/2/2018 tiến hành giải quyết các nhiệm vụ của khóa luận - Giai đoan 3: 26/2/2018 đến 1/3/2018 giai đoạn xử lý các số liệu thu được quá trình nghiên cứu DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Căn cứ vào mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng dự kiến đề tài đạt được kết quả sau đây: Biết được thực trạng công tác giáo dục thể chất và thực trạng lực thể chất của học sinh lớp 11 THPT Trần Đại Nghĩa 11 Xác định được tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh lớp 11 THPT Trần Đại Nghĩa Lựa chọn những phương pháp tối ưu nhất để phát triển hợp lý thể lực cho học sinh lớp 11 THPT Trần Đại Nghĩa 12 Bảng tổng kết kết đạt theo quy định đánh giá phát triển thể lực học sinh lớp 11 THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2017 – 2018 Học sinh nam (70) TT Nội dung Chạy thoi 410m (s) Chạy tùy sức phút (m) Học sinh nữ(50) Tổng(120) Số đạt yêu Tỷ lệ Số đạt Tỷ lệ Số đạt cầu (%) yêu cầu (%) yêu cầu 40 57% 30 60% 70 58% 45 64% 30 60% 75 62.5% Tỷ lệ (%) Qua kết quả nghiên cứu ở cho ta thấy Test Chạy thoi 410m (s) Về thể lực: giá trị trung bình là 11.6 0,45 hệ số biến thiên là 3.88% < 10% nên mẫu được xem là độc nhất có ý nghĩa học sinh lớp 10 có khả phối hợp và sức nhanh tương đối đồng đều Về xếp hạng: Phần lớn đạt với tỷ lệ 58% không đạt với tỷ lệ 42% Test Chạy tùy sức phút (m): 13 Về thể lực: giá trị trung bình là 1122 145.83 hệ số biến thiên là 9% < 10% nên mẫu được xem là đồng nhất có ý nghĩa học sinh lớp 10 có sức bền chung đồng đều Về xếp hạng: Phần lớn đạt với tỷ lệ 62.5% còn lại không đạt với tỷ lệ 37.5%  Đánh giá kết nghiên cứu Nguyên nhân của thực trạng này bước đầu được xác định là đặc điểm của đối tượng học sinh THPT chuyên hiện hầu hết thời gian tập trung vào học tập văn hóa, mà ít có thời gian tập luyện TD,TT Ngoài công tác giảng dạy nội khóa môn thể dục hiện các trường chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhiệm vụ nâng cao nhận thức và phát triển thể lực cho học sinh Mặt khác, hầu hết học sinh chưa được tập luyện TD,TT theo định hướng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực; nhiều học sinh mặc dù có ham thích tập luyện TD,TT, nhưng không sắp xếp được thời gian tham gia tập luyện ngoại khóa, cũng như không có người hướng dẫn tập luyện Song song với đó là các điều kiện đảm bảo cho các hoạt động tập luyện TD,TT của các trường chưa đáp ứng được yêu cầu tập luyện của học sinh, chưa có những hình thức động viên và khuyến khích các em học sinh tham gia tập luyện TD,TT ngoại khóa Vấn đề này được tiếp tục khảo sát và nghiên cứu để từ đó có những căn cứ đưa các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh lớp 11 THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA điều kiện thực tiễn hiện 1 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình lý thuyết phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao (PGS.TS Đỗ Vĩnh – PGS.TS Nguyễn Quang Vinh – TS Nguyễn Thanh Đề) ... TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỚI TRẦN QUỲNH TRÂM ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CỦA HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA TP. HCM,. .. hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu phát triển thể lực chung học sinh lớp 11 trường THPT Trần Đại Nghĩa TP. HCM, sau năm học? ?? 1.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu... lực cho học sinh lớp 11 THPT Trần Đại Nghĩa 12 Bảng tổng kết kết đạt theo quy định đánh giá phát triển thể lực học sinh lớp 11 THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2017 – 2018 Học sinh nam (70)

Ngày đăng: 07/07/2021, 18:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan