Nợ công ở Việt Nam
Trang 1CHƯỜNG I: LÝ LUẬN CHUNG 3
1 Nợ công 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Phân loại 5
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công 6
1.4 Các hình thức vay nợ và công cụ vay nợ công 7
1.5 Quản lý nợ công 8
2 Khủng hoảng nợ công 9
2.1 Khủng hoảng nợ công là gì? 9
2.2 Đặc điểm của khủng hoảng nợ công 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG 11
1 Thực trạng nợ công ở một số nước trên thế giới 11
1.1 Khủng hoảng nợ công 11
1.2 Nguyên nhân khủng hoảng và hậu qu ả .14
2 Thực trạng nợ công ở Việt Nam 15
2.1 Tình hình sử dụng nợ công 17
2.2 Tình hình trả nợ công 18
2.3 Đánh giá, phân tích tình hình nợ công ở Việt Nam 18
2.3.2 Cơ cấu nợ 18
2.3.3 Hiệu quả sử dụng các khoản nợ công 20
3 Giải pháp và định hướng cho nợ công của Việt Nam 21
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 2- -Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện cả về lượng vàchất , kéo theo đó là xu thế tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu, tăngcường hợp tác hóa, chuyên môn hóa và phân công lao động như hiện nay, toàn cầu hóavới những thế mạnh của nó đang là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọngcần được quan tâm và đề cao ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn thế giới Khôngchỉ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung trên phạm vi toàn cầu, mở ranhiều cơ hội và hướng đi sáng lạn cho các thành phần kinh tế cá biệt, thúc đẩy pháthuy nội lực và ngoại lực một cách có hiệu quả, quá trình “san phẳng thế giới” nàyđã thực sự trở thành “một sức mạnh mới” định hình lại thế giới trong khoảng thờigian trở lại đây
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, toàn cầu hóa cũng tiềm ẩn khôngít rủi ro, khi mà dưới tác động mạnh mẽ của nó, một biến cố xảy đến với quốc gia nàycó thể là nguyên nhân làm lung lay pháo đài kinh tế của quốc gia khác trong mối quanhệ tác động qua lại giữa chúng Một trong những biểu hiện rõ nét và đặc trưng nhất củamặt hạn chế này, ta không thể không kể tới sức công phá và lan tỏa dữ dội của các cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới – một tất yếu khách quan gây nhiễu động kinh tế toàn cầu.
Nếu như năm 2008 đánh dấu một mốc đen tối trong lịch sử kinh tế của hầu khắpcác quốc gia trên thế giới với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng xuất phát từ“bong bóng thị trường bất động sản Mỹ” thì sang đến cuối năm 2009, hệ thống kinh tếtoàn cầu lại một lần nữa chao đảo trước nguy cơ công phá mạnh mẽ của khủng hoảngnợ công châu Âu Bùng nổ trước tiên ở Hy Lạp, hiệu ứng domino của khủng hoảng nợcông nhanh chóng lan rộng sang các quốc gia trong khối cộng đồng chung EU, tiếp đếnlà các nền kinh tế lớn nhỏ khác nhau trên thế giới, báo hiệu nguy cơ trở thành vấn nạnnhức nhối trong thời gian kéo dài.
Từ đầu năm 2010 đến nay, thế giới liên tục tiếp nhận vô vàn thông tin về tìnhhình nợ công của các nước châu Âu, những biện pháp đặc biệt được đưa ra, những góicứu trợ khẩn cấp từ nhiều tổ chức kinh tế khác nhau như IMF, ECB,…để giảm thiểunguy cơ vỡ nợ của các Chính phủ Thêm vào đó, song hành với tình trạng bất lực trước
Trang 3khủng hoảng của nhiều khu vực kinh tế hiện nay, khủng hoảng nợ công châu Âu cònbiểu hiện nguy cơ lan truyền nhanh và khả năng biến tướng thành khủng hoảng nợ côngtoàn cầu
Vấn đề nêu trên không chỉ tác động xấu đến nền kinh tế của các nước trong vòngxoáy nợ công, mà hơn thế nữa, còn đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển của kinh tế thếgiới nói chung và trở thành mối quan tâm lo ngại to lớn đối với nhiều quốc gia, trong đócó Việt Nam.Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu về khủng hoảng nợ công và rút ra bài họckinh nghiệm trong quản lý nợ công ở Việt Nam là việc làm hết sức cần thiết và cấp báchđối với nước ta trong thời điểm hiện tại
Để làm rõ vấn đề này, bài tiểu luận của nhóm chúng em sẽ đi sâu phân tích cơ sở,thực trạng, nguyên nhân, tác động của khủng hoảng nợ công, phân tích và đánh giá sơbộ diễn biến tiếp theo, từ đó đưa ra một số giải pháp và công cụ khắc phục hợp lý, hiệuquả nhằm giải quyết vấn đề này Bài làm cũng tập trung liên hệ vấn đề khủng hoảng nợcông và thực trạng nợ công tại Việt Nam, nêu bật lên cơ cấu, nguyên nhân cùng nhữngđặc trưng cá biệt của nợ công Việt Nam, tiến tới đề xuất một số hướng đi khả thi nhằmgóp phần quản lý có hiệu quả nợ công trong nước.
Với nguồn tư liệu hạn chế và do tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu, bàilàm chắc chắn có nhiều thiếu sót cũng như còn nhiều vấn đề cần bổ sung, làm rõ Nhómthực hiện kính mong nhận được sự thông cảm cũng như những ý kiến hỗ trợ, phản hồitích cực từ cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
CHƯỜNG I: LÝ LUẬN CHUNG1 Nợ công:
Trang 4- Nợ của Chính phủ bảo lãnh: gồm những khoản nợ trong nước và nợ nước ngoàicủa khu vực tư nhân do Chính phủ đứng ra bảo lãnh.
Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công được hiểu là nợ củakhu vực tài chính công và nợ của khu vực phi tài chính công Trong đó:
- Khu vực tài chính công gồm: Các tổ chức tiền tệ (Ngân hàng trung ương, các tổchức tín dụng Nhà nước) và các tổ chức phi tiền tệ (các tổ chức tín dụng không cho vaymà chỉ có chức năng hỗ trợ phát triển)
- Khu vực phi tài chính công gồm: Chính phủ, tỉnh thành phố, chính quyền địaphương, các doanh nghiệp phi tài chính Nhà nước.
Theo quan điểm của Luật quản lý nợ công Việt Nam: Nợ công bao gồm: nợchính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương.
Như vậy, xét theo khái niệm này, cần lưu ý là không tồn tại sự đồng nhất giữa:“Nợ chính phủ” và “nợ công” Nợ chính phủ trong trường hợp này chỉ là một trong bayếu tố cấu thành nên nợ công.
Đối với ba cách định nghĩa trên, tuy mỗi cách mang tính đặc thù riêng vàthích hợp để sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau song chúng đều cóchung một số đặc điểm như: là khoản tiền nợ liên quan đến chính phủ và hoạt độngcủa chính phủ, mục đích là để tài trợ bù đắp cho thâm hụt ngân sách Do đó, đểđơn giản hóa cách thức tiếp vận vấn đề và đảm bảo tính logic khi phân tích, nghiên
Trang 5cứu khủng hoảng nợ công ở các phần tiếp theo, có thể hiểu khái quát về nợ côngthông qua khái niệm sau:
Nợ công, còn gọi là Nợ chính phủ hay Nợ quốc gia, là tổng giá trị cáckhoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vaynhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách.
Sử dụng cách định nghĩa này, ta cần quan tâm tới một số lưu ý sau đây:- Khái niệm đưa ra đã đồng nhất Nợ chính phủ với Nợ công và Nợ quốc gia.- Định nghĩa này được áp dụng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, nhữngnước đi theo hướng kinh tế thị trường thực chất, không tồn tại thành phần doanh nghiệpđặt dưới sự lãnh đạo kiểm soát trực tiếp của Nhà nước
- Thâm hụt Ngân sách Nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là
tình trạng khi tổng chi tiêu của Ngân sách Nhà nước vượt quá các khoản thu trong
cân đối (thu "không mang tính hoàn trả") của Ngân sách Nhà nước.
Như vậy, một cách chung nhất, có thể hiểu nợ công là hậu quả của vấn đề chitiêu công bất hợp lý Bởi lẽ mỗi quốc gia đều phải cân đối mức thu chi nên khi thukhông đủ chi, Nhà nước phải đi vay dẫn đến hình thành nợ công Cũng theo cách tiếpcận này, nợ công có thể được tính bằng thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểmnào đó.
USD
Trang 6Trên lý thuyết, mỗi vấn đề kinh tế nên có một khái niệm chung thống nhất đểđảm bảo tính chặt chẽ trong phân tích, Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng có nhiều luồng tưtưởng và quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế về cùng một hiện tượng, sự việc.Trong trường hợp này, mỗi khu vực, quốc gia có một góc độ đánh giá khác nhau về tìnhhình nợ công Căn cứ vào cơ cấu nợ công của mỗi quốc gia, ta sẽ nhận dạng: quốc gianày sử dụng định nghĩa nào đối với vấn đề nợ công của mình
1.2 Phân loại:
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau, nợ công có thể được chia thành nhiềubộ phận riêng biệt, có mối quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau Sau đây làba trong số những các phân loại chủ yếu được sử dụng đối với các khoản nợ công củamỗi quốc gia, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu: của quốc gia đó.
Phân loại theo nguồn vay nợ:
- Nợ trong nước: gồm các khoản vay từ nhà đầu tư trong nước- Nợ nước ngoài: gồm các khoản vay từ nhà đầu tư nước ngoài.
Trong thực tế, khi tiến hành thống kê và tính toán giá trị nợ công ở một số nước,trong đó có Việt Nam, người ta thường chỉ quan tâm đến khoản nợ nước ngoài mà mặcnhiên bỏ qua các khoản nợ trong nước Đây là một hạn chế cần sửa đổi; bởi lẽ, thiếu sótnày nhiều khi đưa đến kết quả không chính xác cho giá trị nợ công của một quốc gia,gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc nhận thức kịp thời và đúng đắn tình trạngnợ của đất nước mình để hoạch định các chính sách ứng phó kịp thời và hợp lý.
Phân loại theo chủ thể nợ:
- Nợ của Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nướcngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc cáckhoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quyđịnh của pháp luật; không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Namphát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Trang 7- Nợ của chính quyền địa phương: là các khoản nợ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
- Nợ được chính phủ bảo lãnh (áp dụng đối với khái niệm Nợ công bao gồmkhoản nợ chính phủ bảo lãnh): là các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trongvà ngoài nước mà chính phủ đứng ra bảo lãnh.
Phân loại dựa vào thời hạn nợ:
- Nợ ngắn hạn: các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống.- Nợ trung hạn: các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm đến 10 năm.- Nợ dài hạn: các khoản nợ có thời hạn từ trên 10 năm.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công
Một yêu cầu tối quan trong đối với các Chính phủ là đảm bảo tỷ lệ nợ công sovới GDP là ổn định, qua đó tăng hiệu quả quản lý nợ, quản lý thâm hụt ngân sách vàlàm tốt các công tác dự báo, lập kế hoạch Ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định nềnkinh tế vĩ mô Để làm được điều đó, ta cần phải nắm rõ các nhận tố ảnh hưởng đến nợcông, nhận biết các tác động, ngăn chặn từ đầu, phòng tránh và giải quyết kịp thời cáctác động có khả năng gây bất ổn tới tỉ lệ này.
Thứ nhất, nợ công phụ thuộc chặt chẽ vào cân bằng ngân sách cơ bản Từ bảnchất nợ công đã phân tích ở trên, có thể nhận thấy mức thâm hụt ngân sách phản ảnh giátrị tuyệt đối của nợ công chính phủ Điều đó đồng nghĩa với việc, khi khoảng cách thâmhụt nhỏ, những khoản vay bù đắp giảm đi, làm cho nợ công được hạn chế.
Thứ hai, lãi suất thực tế có tác động đến các khoản nợ vay của chính phủ, quyếtđịnh xem các khỏan nợ này sẽ đắt hơn (khi lãi suất tăng lên) hay giảm đi (khi lãi suấtgiảm đi) Mặt khác, việc lãi suất tăng sẽ làm cho các khoản vay của chính phủ khó khănhơn, không đảm bảo được cho vay nợ đúng hạn.
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng thực tế ảnh hưởng đến nợ công theo hai cơ chế Mộtlà, nền kinh tế phát triển hơn thì chính phủ dễ dàng vay tiền hơn, dẫn đến khả năng nợ
Trang 8công tăng lên Hai là, tăng trưởng nhanh thường đi kèm với lạm phát, dẫn đến việc cấpbù lạm phát cho các khoản nợ đã đến hạn thanh toán.
Thứ tư, lãi suất ngoại tệ có liên quan đến các khoản vay nước ngoài củachính phủ Cơ chế tác động của nhân tố này tương tự như lãi suất thực tế, chỉ khácnhau đề đối tượng hưởng lãi.
Thứ năm, tỷ giá cũng có tác động tới việc vay nợ nước ngoài Sự biến độngcủa tỉ giá ảnh hưởng đến chi phí của khoản nợ công: có thể tăng lên (khi tỉ giá tăng)hoặc giảm đi (khi tỉ giá giảm).
1.4 Các hình thức vay nợ và công cụ vay nợ công
Dựa vào đặc điểm và điều kiện cho vay của các khoản vay nợ, các hình thứcvay nợ được chia vào hai nhóm chính là: vay nợ gián tiếp (chủ yếu thông qua pháthành trái phiếu) và vay nợ trực tiếp từ trong và ngoài nước Mỗi cách vay nợ có ưu,nhược điểm riêng, thích hợp sử dụng cho những hoàn cảnh riêng, trong điều kiệnxếp hạng tín dụng và vị thế nhất định của mỗi quốc gia.
Vay nợ gián tiếp:
Chính phủ các nước có thể tiến hành vay nợ gián tiếp từ các tổ chức, cá nhânđể bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua việc phát hành các công cụ nợ như: tínphiếu, trái phiếu, hình thức chứng chỉ Trái phiếu trong trường hợp này đượchiểu theo nghĩa rộng, gồm có: trái phiếu (T-bonds), trái phiếu chính quyền địaphương (Municipal Bonds), trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc và tráiphiếu công trình ; trong đó, trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi làkhông có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền đểthanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ(thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi pháthành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán.
Vay trực tiếp
Trang 9Ngoài cách phát hành giấy vay nợ như một tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trảnợ của mình, Chính phủ các nước còn một lựa chọn khác để tài trợ cho các khoảnthâm hụt đáng kể thông qua con đường vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thươngmại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới,Ngân hàng phát triển châu Á,…) Các nguồn vay này tồn tại dưới một số hình thứcphổ biến như: Vay viện trợ phát triển chính thức, vay có tính chất thương mại hayvay ưu đãi Thông thường, các hình thức trực tiếp này được Chính phủ của cácnước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì những nước này khó có khả năng vaynợ bằng phát hành trái phiếu chính phủ.
Trong số các khoản vay trực tiếp đã liệt kê, nguồn vay ODA là nguồn vốn bổsung đều đặn nhất và có tầm quan trọng lớn đối với các nước đang phát triển.Nguồn vay này có thể nhận được dưới các thể thức: viện trợ song phương, viện trợđa phương, viện trợ không hoàn lại hay viện trợ của tổ chức phi chính phủ
.1.5 Quản lý nợ công:
Nhìn lại lịch sử nền kinh tế thế giới từ trước tới nay, có thể thấy nợ công là mộtbộ phận thường trực trong các kế hoạch phát triển kinh tế và chưa bao giờ vắng bóngtrong dự toán ngân sách Nhà nước của bất cứ quốc gia, châu lục nào Do tính chất cầnthiết khách quan và không thể thay thế được của nó, nhiệm vụ quản lý nợ công đang trởnên ngày càng quan trọng Thứ nhất, quản lý nợ công, cụ thể là đưa ra cấu trúc cáckhoản nợ giúp ngăn chặn lây lan sự bất ổn kinh tế Thứ hai, chính sách quản lý nợ côngthận trọng giúp giảm thiểu những cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ bắt nguồn từkhâu quản lý nợ yếu kém Thứ ba, một cơ chế quản lý tốt sẽ giúp chính phủ xác địnhđược: vay nợ bao nhiêu là hợp lý để vừa đảm bảo nhu cầu của chính phủ, vừa vay đượcvới chi phí thấp và giảm thiểu rủi ro Thực tế chỉ ra rằng, không phải mọi khoản nợcông đều mang tính tiêu cực Do đó, vấn đề đặt ra trước hết là phải quản lý nợ công nhưthế nào cho hiệu quả.
Trang 10Hướng dẫn quản lý nợ công của IMF/WB-2001 chỉ rõ: “mục tiêu của quản lý nợcông là đảm bảo nhu cầu tài chính của chính phủ được đáp ứng với chi phí thấp nhấttrong trung và dài hạn phù hợp với mức độ rủi ro” Thông qua chính sách và kế hoạchphát triển riêng của từng quốc gia, mục tiêu này đã được cụ thể hóa, thể hiện thông quacác nội dung chủ yếu trong quản lý nợ công, bao gồm:
- Bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với vấn đề cơ cấu, quymô và sử dụng nợ công.
- Nâng cao và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về nợ công- Xây dựng các chiến lược quản lý nợ cụ thể và hiệu quả.
- Xây dựng các mô mình quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý nợ.- Đề xuất và thực thi phát triển thị trường chứng khoán Chính phủ
2 Khủng hoảng nợ công
2.1 Khủng hoảng nợ công là gì?
Cũng giống như tình trạng đa khái niệm của nợ công, tùy thuộc vào từng gócđộ nhìn nhận và đánh giá sự kiện, khủng hoảng nợ công được cắt nghĩa theo các cơsở khác nhau Hiểu một cách khái quát nhất, khủng hoảng nợ xảy ra khi thâm hụtngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó vượt quá khả năng kiểm soát, điều tiếtvà trả nợ của chính phủ, dẫn đến suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầmtrọng.
Trải qua thời gian dài vận động phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung,khái niệm về vấn đề khủng hoảng nợ công cũng được thay đổi nhiều lần và riêng rẽđối với từng tổ chức, khu vực độc lập
Theo cách tiếp cận từ các khoản nợ khất lại , Detragiache và Spilimbergo(2001) xác định rằng cuộc khủng hoảng nợ sẽ xảy ra nếu một trong hai hoặc cả haiđiều kiện sau đây xảy ra:
Trang 11- Có những khoản nợ gốc hoặc lãi chưa hoàn trả hoặc đang trả dở dang songphải xin khất lại nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ (ngân hàng, tổ chức sở hữu tráiphiếu) chiếm trên 5% tổng dư nợ.
- Có một thỏa thuận gia hạn hoặc tái cơ cấu nợ với chủ nợ được liệt kê trongBáo cáo Phát triển Tài chính Toàn cầu (GDF) của Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhìn nhận khủng hoảng nợ công tương đương với tình trạng “tiền phásản”, Sy(2004) đưa ra lập luận: giống như việc mất khả năng thanh toán nhữngkhoản nợ trong khu vực tài chính doanh nghiệp, khủng hoảng nợ công là biểu hiện“tiền phá sản” của trái phiếu chính phủ Theo định nghĩa đó, Sy đã chỉ ra từ năm1994 đến năm 2002, trên thế giới xảy ra 140 sự kiện “tiền phá sản”, làm giảm uytín và năng lực của thị trường trái phiếu Chính phủ.
Trong thời điểm hiện nay, định nghĩa về nợ công của tổ chức Standard andPoor’s, quỹ tiền tệ thế giới IMF và Ngân hàng thế giới WB là một số cách giải thíchđược ưa thích trích dẫn và sử dụng nhiều hơn cả.
Theo Quỹ tiền tệ thế giới IMF, một quốc gia được xác nhận lâm vào
khủng hoảng nợ nếu nó được tổ chức Standard & Poor’s liệt vào danh sách cácnước không có khả năng hoàn trả nợ hoặc phải xin vay từ IMF một khoản lớn
(vượt quá 100% hạn mức tín dụng đề ra) để tài trợ cho khoản nợ nói trên Ở đây,
tiêu chuẩn được đưa ra để Standard and Poor’s xác định một quốc gia là không cókhả năng hoàn trả nợ là việc chính phủ của quốc gia đó không thể thanh toán đủgốc hoặc tiền lãi cho các khoản nợ nước ngoài vào ngày đáo hạn hoặc trong thờigian ân hạn quy định (bao gồm các khoản phát sinh trong nghiệp vụ thanh toán nợbằng hối phiếu, nghiệp vụ SWAPs tài sản nợ, …) Như vậy, tình hình vay nợ bấtthường với quy mô lớn tại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là một trong những dấu hiệubáo trước cho những bất ổn trong tình trạng nợ công của một quốc gia, có thể dẫnđến nguy cơ khủng hoảng nhanh chóng.
Dù các khái niệm nêu trên diễn đạt khủng hoảng nợ công theo các cách khácnhau, có thể thấy rõ rằng mọi định nghĩa đều bao chứa những nội dung cơ bản
Trang 12tương đồng Đó là: Khủng hoảng nợ công xảy ra khi chính phủ một quốc gia
không thể trả được nợ và buộc phải tìm kiếm, cầu viện đến các sự trợ giúp khác.
2.2 Đặc điểm của khủng hoảng nợ công
Dựa vào những định nghĩa nêu trên, có thể chỉ ra một số đặc trưng quantrọng mang tính bản chất đối với các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới.
Một là, khủng hoảng nợ công mang bản chất là khủng hoảng kinh tế, làm suygiảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinhtế.
Hai là, khủng hoảng nợ công không phân biệt quốc gia phát triển hay quốcgia đang phát triển Điều này có nghĩa là, bên cạnh vấn đề thiếu nợ thườngxuyên tái diễn ở các quốc gia thuộc “Thế giới thứ ba”, khủng hoảng nợ hoàntoàn có khả năng xảy ra ở những nước phát triển, nơi nền kinh tế tăng trưởngmột cách tương đối cao và ổn định.
Ba là, khủng hoảng nợ công một khi đã diễn ra thường kéo dài trong mộtthời gian, kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn trong chínhtrị - văn hóa - xã hội.
Bốn là, khủng hoảng nợ công gắn liền với mức độ tín nhiệm của chính phủquốc gia xảy ra sự kiện Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tínnhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đánh giá tín nhiệm công ty và quốc gia,niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay; khi đó nền kinh tế dễ trở thànhmục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG
1 Thực trạng nợ công ở một số nước trên thế giới
1.1.Khủng hoảng nợ công
Trong lịch sử phát triển tài chính, thâm hụt ngân sách nhà nước đã trở thành mộthiện tượng khá phổ biến trong các nước phát triển và các nước kinh tế chậm phát
Trang 13triển Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, nợ công ở các nền kinh tếphát triển đã tăng lên đáng kể.
Từ đó tới nay, thế giới nhiều lần chứng kiến các cuộc khủng hoảng nợ công riênglẻ như khủng hoảng nợ công Tunisia (1991), Argentina (1995); Brazil (2002);…Tùy thuộc vào chế độ quản lý nợ công và chu kỳ kinh tế, hoàn cảnh lịch sử riêng củatừng quốc gia, nợ công xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, dẫn đến việc đượcgiải quyết bằng các biện pháp vụ thể riêng biệt Các quốc gia mắc phải khủng hoảngnợ này chủ yếu là các nước đang phát triển, nền kinh tế còn nhiều lỗ hổng và thiếusót, nhu cầu vốn cho đầu tư lớn,…
Năm 2009, khủng hoảng nợ công vẫn tiếp diễn, song lần này, nó lan rộng với tốcđộ chóng mặt trên một phạm vi rộng lớn với đối tượng là các nước đang phát triểnthuộc phương Tây giàu có Khủng hoảng nợ công Hy Lạp 2009 mau chóng đượcxác nhận dưới phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều là: nợ công châu Âu 2010 và tiềm ẩnnguy cơ dẫn đến nợ công toàn cầu nếu không có những biện pháp kịp thời và hợp lý.+ Năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công chủ yếu xảy ra ở Hy Lạp khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3.47% vào tháng 01/2010, lên 9.73% tháng 07/2010, và nhảy vọt lên 26.65%/năm ở tháng 07/2011
Hơn một năm sau khi nhận được khoản hỗ trợ 110 tỉ euro, Hy Lạp vẫn tiếp tục ở trong nguy cơ vỡ nợ Gần đây Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF ước tính nợ quốc gia của Hy Lạp có thể lên đến 172% GDP (so với mức khoảng 120% lúc bắt đầu rơi vào khủng hoảng nợ) trong khi thâm hụt ngân sách của nước này cao hơn dự kiến và nước này đang cần một khoản hỗ trợ mới.
Và cho dù Hy Lạp có nhận được tiền tài trợ mới, được giãn nợ thì cũng không có nghĩa là Hy Lạp có thể tránh được chuyện bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm dán nhãn “vỡ nợ” Điều đó đồng nghĩa với việc mối lo khủng hoảng nợ sẽ tiếp tục có thể tác động xấu đến thị trường cổ phiếu, nhất là các cổ phiếu ngân hàng, và trái phiếu.
Thật khó dự đoán được điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp bị xếp hạng vỡ nợ và do đó, nhiều nhà đầu tư lại quay sang mua vàng và bán đi các trái phiếu