1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang

129 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả các Kiến thức bản địa, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG BÍCH THỦY

KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG BÍCH THỦY

KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Địa lí học

Mã số: 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Quỳnh Phương

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác

Thái nguyên, tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Bích Thủy

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Quỳnh Phương đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các Thầy, Cô giáo khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn các cơ quan, Ban, ngành huyện Mèo Vạc và các cá nhân

đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu và thực địa tại địa phương

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Bích Thủy

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7

6 Những đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc của luận văn 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA CÁC DÂN TỘC 10

1.1 Cơ sở lí luận 10

1.1.1 Tổng quan về dân tộc 10

1.1.2 Tổng quan về kiến thức bản địa 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1 Khái quát về KTBĐ của các dân tộc ở Việt Nam 22

1.2.2 Đôi nét về dân tộc Mông ở Việt Nam 24

Tiểu kết chương 1 29

Chương 2 CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 30

2.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 30

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

2.1.1 Vị trí địa lí 30

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 30

2.2 Dân cư và thành phần dân tộc 35

2.2.1 Dân cư 35

2.2.2 Thành phần dân tộc 33

2.3 Đặc điểm cấu trúc cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc 38

2.3.1 Tên gọi và nguồn gốc của dân tộc Mông 38

2.3.2 Địa bàn cư trú 40

2.3.3 Phong tục tập quán của dân tộc Mông 40

2.4 Tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 48

2.4.1 Trong hoạt động trồng trọt 48

2.4.2 Trong hoạt động chăn nuôi 69

2.5 Đánh giá chung về kiến thức bản địa của người Mông ở huyện Mèo Vạc 76

Tiểu kết chương 2 77

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN, PHÁT HUY KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG 79

3.1 Cơ sở để đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa của dân tộc Mông ở Mèo Vạc tỉnh Hà Giang 79

3.1.1 Nhiệm vụ và định hướng phát triển của tỉnh Hà Giang đối với đồng bào dân tộc Mông 79

3.1.2 Vai trò của KTBĐ và sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy kiến thức bản địa của các dân tộc 82

3.1.3 Một số thay đổi về KTBĐ của dân tộc Mông ở Mèo Vạc 84

3.1.4 Các yếu tố tác động đến sự thay đổi của kiến thức bản địa 90

3.2 Một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang 97

3.2.1 Một số giải pháp chung nhằm giữ gìn và phát huy kiến thức bản địa 97

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v 3.2.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy kiến thức bản

địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông huyện Mèo Vạc 103

Tiểu kết chương 3 106

KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH Công nghiệp hóa -hiện đại hóa

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 phân theo xã của

huyện Mèo Vạc 35

Bảng 2.2 Thành phần các dân tộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang năm 2015 36

Bảng 2.3 Lịch thời vụ (truyền thống) 52

Bảng 3.1 Lịch thời vụ (có sự thay đổi so với lịch thời vụ truyền thống) 84

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang 33 Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dân tộc huyện Mèo Vạc năm 2015 37 Hình 2.3 Bản đồ phân phân bố dân cư và cơ cấu dân tộc huyện Mèo Vạc 38 Hình 3.1 Sơ đồ Kiến thức bản địa trong các dự án phát triển 103

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Mèo Vạc là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Hà Giang - mảnh đất địa đầu tổ quốc, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông Đây là huyện có địa hình khá phức tạp, chủ yếu của là núi đá vôi, độ cao trung bình 1.150m so với mực nước biển, độ dốc trung bình là 250 - 350, điều kiện sinh hoạt

và sản xuất của người dân gặp rất nhiều khó khăn, đây cũng là một trong những địa phương mà người Mông chọn làm nơi định cư đầu tiên khi di cư từ Trung

Quốc đến Việt Nam Để duy trì cuộc sống lâu dài trên vùng núi cao, người Mông

đã sớm thích nghi và sáng tạo ra những phương thức sản xuất nông nghiệp hết sức độc đáo, đồng thời cũng xác lập được một hệ thống nông nghiệp hoàn chỉnh bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi tự nhiên, làm nghề phụ gia đình và trao đổi hàng hóa

Hiện nay, trước sự phát triển của đời sống và tiến bộ khoa học kĩ thuật những kiến thức bản địa đang dần bị mất đi giá trị vốn có của nó trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Do đó, trong bối cảnh đất nước đang hướng tới sự phát triển bền vững cần có những giải pháp hữu hiệu nhằn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó của đồng bào dân tộc Mông ở Mèo Vạc

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2 Nghiên cứu về kiến thức bản địa của các dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc nói riêng đang là vấn đề cần thiết và đáng được lưu tâm Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó vừa là yêu cầu cấp bách

vừa có ý nghĩa lâu dài Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Kiến

thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang” Nhằm tìm hiểu về những kiến thức bản địa của dân tộc Mông

đồng thời đưa ra những giải pháp giữ gìn và phát huy, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa dân tộc

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Trên thế giới

Kiến thức bản địa mang tính đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất định Nó dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, thừa kế từ người này qua người khác, đời này qua đời khác Kiến thức bản địa được phản ánh trong những bài dân

ca, câu chuyện, truyền thuyết, và những thực hành văn hóa của người bản địa Đôi khi nó được bảo tồn dưới dạng trí nhớ, nghi thức, lễ thức hay điệu múa Đôi khi nó được lưu giữ dưới dạng những vật dụng được lưu truyền từ đời cha sang đời con, hay từ mẹ cho con gái Do tri thức bản địa gắn bó với cuộc sống của người dân và được trải nghiệm trong lịch sử nên đa số tri thức bản địa là những tri thức liên quan

đến môi trường, cách thức sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt

Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KTBĐ trong quản

lí, sử dụng tài nguyên và khẳng định việc phát triển bền vững (PTBV) nguồn tài nguyên phải dựa vào tri thức địa phương Kết quả nghiên cứu của Ruguelito M Pastores và Romeo E SanBuenaventura đã chỉ ra rằng những người dân bản xứ đóng góp rất lớn và giữ vai trò đặt biệt quan trọng trong việc tìm hiểu và lựa chọn

những loài cây có đặc tính sinh thái và sinh học phù hợp với địa phương

Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) là một văn kiện đồ sộ gồm 40 chương đã đưa ra các giải pháp PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ XXI

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3 Trong đó có giải pháp “Đẩy mạnh vai trò của nhân dân bản xứ” (chương 26) cùng với nhận thức và áp dụng hệ thống tri thức dân gian của họ phục vụ cho PTBV Các quốc gia tham gia vào công ước Đa dạng sinh học (ĐDSH) cũng phải cam kết rằng: “Các nước phải bảo vệ và duy trì những kiến thức bản xứ và đẩy mạnh việc sử dụng ngày càng rộng rãi kiến thức này”

Trong vài thập kỉ gần đây, KTBĐ của các dân tộc đã được các nhà khoa học và các nhà quản lí quan tâm Một mạng lưới quốc tế nghiên cứu và sử dụng tri thức dân gian được thành lập năm 1987, thông qua trung tâm nghiên cứu tri thức dân gian phục vụ phát triển Nông nghiệp ở Đại học Iowa State, Hoa Kì

Hiện nay, có nhiều chuyên gia tại các nước trên thế giới đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu KTBĐ Đã có nhiều công trình khảo cứu về tri thức dân

gian ở hầu khắp thế giới Nó được coi như bộ phận không thể thiếu trong chiến lược PTBV, đồng thời khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của KTBĐ trong các dự án phát triển kinh tế xã hội ở khu vực miền núi Điều 22 trong nghiên tắc

Stockholm (Hội nghị “Môi trường và con người”) có nêu: “Nhân dân bản xứ và các cộng đồng khác của địa phương có vai trò quan trọng trong phát triển và quản

lí môi trường nhờ KTBĐ và phong tục truyền thống của họ Các quốc gia nên công nhận và ủng hộ thích đáng bản sắc văn hóa và những mối quan tâm của họ, giúp

họ tham gia có hiệu quả vào phát triển bền vững” Qua đó cho thấy, KTBĐ có ý

nghĩa rất quan trọng trong chiến lược PTBV toàn cầu

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

4 Trong các công trình nghiên cứu tri thức bản địa vùng núi trước hết phải

kể đến cuốn sách: “Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp

và quản lý tài nguyên thiên nhiên” của Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc Cuốn

sách này đề cập tới 2 nội dung cơ bản: Giới thiệu tóm tắt về khái niệm KTBĐ, các đặc thù và bài học kinh nghiệm ở Việt Nam; Giới thiệu một số kiến thức bản địa của đồng bào miền núi trong các lĩnh vực: trồng trọt, sử dụng và quản lí tài nguyên rừng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Phạm Quang Hoan và Hoàng Hữu Bình trong bài viết “Các dân tộc thiểu

số và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao Việt Nam” đề cập đến

nguyên tắc quản lý khai thác rừng hài hoà với phương pháp canh tác rẫy luân canh bảo vệ rừng của đồng bào thiểu số Tây Nguyên (1996)

Trong bài viết “Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng: Một trong những giá trị nổi bật của các dân tộc thiểu số là những tri thức bản địa của nhân dân về quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên, ở đó con người và tự nhiên gắn bó hữu cơ, con người là một bộ phận không thể tác rời tự nhiên Luật tục với những tri thức bản địa về môi trường và cách thức quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ nguyên giá trị tích cực của nó (Ngô Đức Thịnh, 1999) Hay cuốn “Sổ tay: thu thập và sử dụng kiến thức bản địa” của Viện Quốc tế Tái thiết nông thôn (IIRR) do Everlyn

Mathial biên tập năm 1996 Công trình nghiên cứu: “Vai trò của cộng đồng các dân tộc niềm núi phía Bắc trong sử dụng tài nguyên đất rừng” của TS Vương

Xuân Tình, nói tới vai trò của cộng đồng trong việc tự quản trên cơ sở vận hành các luật tục Mạng lưới quản lí và phát triển bền vững tài nguyên miền núi thuộc trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học quốc gia Hà Nội đã có nhiều báo cáo, đề tài nghiên cứu về KTBĐ của đồng bào các dân tộc thuộc khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên với nhiều cách tiếp cận khác nhau

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

5

2.3 Ở Hà Giang

Ở Hà Giang đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá tổng thể về KTBĐ và những biến đổi về KTBĐ của đồng bào các DTTS nói chung và dân tộc Mông nói riêng Hiện nay, đã có một số đề tài, luận văn, bài báo khoa học, chương trình đi sâu tìm hiểu về các vấn đề có liên quan như: vấn đề dân tộc, dân

cư - xã hội, kinh tế…Trong đó, phải kể tới: “Giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện khó khăn của môi trường địa lí vùng cao biên giới qua thực tế Cao nguyên đá Đồng Văn - Lũng Cú, Hà Giang” Về sự tăng trưởng và giảm nghèo

trong thời kì đổi mới có báo cáo của TS Vũ Như Vân tại Hội nghị khoa học Địa

lí toàn quốc 19/6/2010 với tiêu đề“Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở huyện

Vị Xuyên, Hà Giang” Luận văn:“ Thực trạng đói nghèo và những giải pháp xóa

đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mông, huyện Yên Minh, tỉnh hà Giang, luận

văn: “Nghiên cứu du lịch sinh thái Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang phục vụ phát triển bền vững”, luận văn: “Đời sống văn hóa dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay”, đề tài: “ Tập quán canh tác trên nương đá tai mèo của người H’mông

ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang” Mèo Vạc là một huyện vùng cao của tỉnh Hà

Giang, nơi có địa hình rất hiểm trở, chủ yếu là núi đá với hơn 70% là dân tộc Mông sinh sống Họ có những nét đặc trưng văn hóa rất riêng trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá tổng hợp về KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp và các tài liệu liên quan tới vấn đề này còn rất hạn chế Do vậy, việc nghiên cứu về KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc và đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các KTBĐ đó là cấp bách và cần thiết

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

6 Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về KTBĐ của dân tộc Mông

ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các KTBĐ, hướng tới mục tiêu PTBV

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lí luận về dân tộc và kiến thức bản địa của các dân tộc

- Nghiên cứu tổng quan về huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

- Khái quát về đặc điểm cấu trúc cộng đồng và bản sắc văn hóa của dân tộc Mông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

- Phân tích những kiến thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

- Phân tích những biến đổi của các KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Mông hiện nay

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững cho khu vực miền núi

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Về không gian lãnh thổ

Đề tài đánh giá khái quát chung về toàn huyện Mèo Vạc, nhưng tập trung nghiên cứu tại 5 xã, đó là: xã Pả Vi, xã Lũng Pù, xã Cán Chu Phìn, xã Khâu Vai

và thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (Đây là những địa bàn có

tỉ lệ người dân tộc Mông sinh sống cao)

4.2 Về nội dung

Tập trung nghiên cứu về vấn đề KTBĐ trong các lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi của dân tộc Mông Bên cạnh đó, phân tích sự biến đổi của một số KTBĐ trong giai đoạn hiện nay

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

7

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm tổng hợp

Đây là quan điểm khoa học chung, phổ biến và là quan điểm cơ bản, phương pháp tư duy tiếp cận mọi vấn đề Các hoạt động kinh tế trong vùng lãnh thổ được hình thành và phát triển trong mối tác động tổng hợp của các yếu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, từng dân tộc Trên cơ sở điều tra khảo sát chi tiết các yếu tố ngoài thực địa cho phép đánh giá những những trình độ phát triển, tập quán sản xuất và văn hóa của mỗi dân tộc, những tác động của chúng tới môi trường, kinh nghiệm truyền thống riêng của mỗi dân tộc trong sản xuất Trên cơ sở đó, cho phép xác định những sự thay đổi về kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực nghiên cứu

5.1.2 Quan điểm lãnh thổ

Bất kỳ một đối tượng địa lý nào cũng đều gắn với một không gian lãnh thổ nhất định, có sự phân hoá và phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh thổ đó, nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội Nghiên cứu KTBĐ của dân tộc Mông huyện Mèo Vạc là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa dân tộc Mông với các yếu tố tự nhiên, thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp trên lãnh thổ cấp huyện

5.1.3 Quan điểm hệ thống

Cộng đồng các dân tộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được coi là một hệ thống được đặt trong một hệ thống lớn hơn đó là cộng đồng các dân tộc Việt Nam Dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được coi là một thành phần, có tác động qua lại và có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam

5.1.3 Quan điểm lịch sử

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

8

Sự phát triển của cộng đồng các dân tộc và mối quan hệ của cộng đồng với tài nguyên thiên nhiên không chỉ thay đổi theo không gian mà còn biến động theo thời gian Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề trên quan điểm lịch sử sẽ thấy được

sự biến đổi một cách rõ rệt của chúng và tìm ra được nguyên nhân dẫn tới biến đổi đó Từ đó, làm cơ sở để đưa ra những dự báo về phát triển cộng đồng và các phương hướng nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện trong những năm tới

5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn kiền với phát triển bền vững Việc sử dụng sao cho đạt hiệu quả nhất, đồng thời phải đem lại lợi ích cho cho đồng bào dân tộc và cả nước là điều cần phải nghiên cứu Những nguồn tài sản quí giá mà thiên nhiên mang tới phải sử dụng một cách hợp lí, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai Để phát triển bền vững tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng cần phải phát huy KTBĐ của các dân tộc và có sự kết hợp giữa KTBĐ và kiến thức khoa học trong quá trình phát triển

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu

Để có một lượng thông tin đầy đủ kiến thức bản địa dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tác giả đã thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn tin khác nhau: báo cáo và tài liệu hội thảo, các tài liệu về vấn đề dân tộc, số liệu thống kê của các cơ quan ban ngành, sách báo, internet… có liên quan tới nội dung của đề tài Sau đó chọn lọc, xử lí những thông tin cần thiết cho

đề tài

5.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học

Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội đồng thời là đối tượng nghiên cứu của xã hội học Con người chính là đối tượng của việc nghiên cứu và

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

9 môi trường là nền tảng khách quan Chính vì vậy, sử dụng phương pháp điều tra

xã hội học trong nghiên cứu đề tài nhằm thu thập những thông tin về văn hóa phi vật thể của các dân tộc hiện đang tiềm ẩn trong trí nhớ, tập quán, hành vi ứng xử của người dân

5.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp quan trọng để nghiên cứu KTBĐ Phương pháp này nhằm mục đích thu thập tài liệu bổ sung, so sánh giữa tài liệu trong phòng, bản

đồ với ngoài thực địa, trực tiếp nghiên cứu ngoài thực địa và đưa ra kết quả nghiên cứu mang tính xác thực

Tác giả đã lựa chọn các điểm chìa khóa trên bản đồ, sau đó vạch ra tuyến khảo sát, quan sát, chụp ảnh, khai thác các nguồn tư liệu thống kê, lập phiếu điều tra giúp tác giả có những số liệu và thông tin chân thực nhất phục vụ cho đề tài

5.2.4 Phương pháp bản đồ - GIS

Phương pháp bản đồ là một trong những phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu địa lí, giúp các vấn đề nghiên cứu trở nên cụ thể, trực quan và toàn diện hơn Đây là phương phương pháp chủ yếu để xây dựng bản đồ cho luận văn Dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu mà tác giả thu thập, xử lí và sử dụng phần mềm Mapinfor để xây dựng bản đồ hành chính, bản đồ phân bố dân cư và dân tộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

5.2.5 Phương pháp phỏng vấn sâu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa dân gian, nghiên cứu quan trọng vấn đề về dân tộc, vấn đề quản lí và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc

6 Những đóng góp của luận văn

- Tổng quan có chọn lọc về cơ sở lí luận và thực tiễn về KTBĐ của đồng bào các dân tộc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Nghiên cứu tổng quan về huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, trên các mặt:

vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên từ đó thấy được sự

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

10 ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đó tới hoạt động kinh tế nông nghiệp của người Mông

- Phân tích được đặc điểm cấu trúc cộng đồng của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc

- Làm nổi bật được những KTBĐ, đặc biệt là phương thức ứng xử văn hóa với môi trường tự nhiên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Mông

ở ở huyện Mèo Vạc

- Làm rõ được những biến đổi của các KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Mông hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp của người Mông

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung luận văn được xây dựng gồm 3 chương chính như sau:

Chương 1:Cơ sở lí luận và thực tiễn về kiến thức bản địa của các dân tộc Chương 2: Cộng đồng dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang và kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp

Chương 3: Những biến đổi và một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

* Dân tộc: Thuật ngữ dân tộc được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ "ethnos"

dùng để chỉ những cộng đồng người hình thành và phát triển trong quá trình tự

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

11 nhiên - lịch sử Mỗi cộng đồng tộc người được đặc trưng bởi những dấu hiệu như: cùng chung tiếng nói, lãnh thổ, lối sống văn hoá và ý thức tự giác dân tộc Trong một số trường hợp, những dấu hiệu cùng chung lãnh thổ có thể đóng vai trò kém quan trọng hơn [6]

Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ “dân tộc” dùng để chỉ một cộng đồng tộc người

Mỗi dân tộc có tính bền vững nội tại, được thống nhất bởi một số yếu tố đặc trưng như địa vực cư trú, ngôn ngữ, những đặc điểm văn hóa, đời sống kinh tế, ý thức dân tộc và nhờ đó người ta có thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác, ví

dụ như: dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Thái Ở nước ta, từ“dân tộc” còn được thay thế bằng từ “người”, ví dụ: dân tộc Kinh còn được gọi là người Kinh

Một dân tộc được xác định không phụ thuộc vào số lượng người nhiều hay

ít, vào trình độ phát triển, mà căn cứ vào tổng thể của một số nét đặc trưng (chung một ngôn ngữ, chung một lịch sử - nguồn gốc, đời sống văn hóa, ý thức tự giác dân tộc) Một dân tộc có thể gồm nhiều nhóm địa phương, ví dụ: người Dao gồm Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Thanh

Y, Dao Làn Tẻn

Theo nghĩa rộng, dân tộc được hiểu là cộng đồng dân tộc - chính trị tức là dân

tộc - quốc gia (Nation) Trong đó có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống Ví dụ: dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em, dân tộc Lào, dân tộc Campuchia Dân tộc hiểu theo nghĩa mọt quốc gia trong đó tổng hợp nhiều cộng đồng người (dân tộc - tộc người), được hình thành do nhu cầu tồn tại lịch sử lâu dài

Thành phần dân tộc của dân cư trên Trái Đất ngày nay là kết quả phát triển của lịch sử hàng nghìn năm của loài người trên Trái Đất Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử tồn tại những cộng đồng tộc người khác nhau

* Dân tộc đa số, dân tộc thiểu số

Trên thế giới hiện nay, người ta thường dùng các thuật ngữ: Dân tộc bản địa (Thổ dân, Dân bản xứ), Dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc, tộc người, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người Sự tồn tại nhiều thuật ngữ đó, do những

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

12 nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới và sự xáo trộn của mỗi nước qua các thời kỳ biến thiên lịch sử Những khái niệm trên không đơn giản chỉ là học thuật mà là vấn đề có nội dung chính trị của nó

Ở nước ta hiện nay đang dùng thuật ngữ dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số Dân tộc Việt Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam được dùng để chỉ tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là quốc gia - dân tộc Xét trong phạm vi Quốc gia - dân tộc Việt Nam, thuật ngữ dân tộc

đa số và dân tộc thiểu số, được hiểu thống nhất là:[6]

- Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tức là dân tộc Kinh (Việt), dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi

cả nước chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phương nào đó

- Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân tộc có

số người ít hơn so với dân tộc đa số

Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình

độ phát triển của các dân tộc Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh

tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc

Như vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc Khái niệm “dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực

và thế giới Một dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, đồng

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

13 thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác Chẳng hạn người Việt (Kinh) được coi

là “dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhưng lại được coi là “dân tộc thiểu số” ở Trung

Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc); ngược lại người Hoa (Hán), được coi là “dân tộc đa số” ở Trung Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu

số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc thiểu số của Việt Nam) Rõ ràng, quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan niệm và mối quan

hệ so sánh về dân số trong mỗi quốc gia dân tộc

* Cộng đồng các dân tộc

Khái niệm cộng đồng các dân tộc có thể được hiểu là một khái niệm phát sinh do kết hợp hơn một đến nhiều dân tộc trên một không gian lãnh thổ nhất định Mỗi dân tộc được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định với những đặc trưng cơ bản: cùng chung ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa, địa bàn cư trú và ý thức tự giác dân tộc Tất cả hợp thành một cộng đồng tộc người gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi [23]

1.1.1.2 Các tiêu chí xác định dân tộc

* Cùng chung lãnh thổ: (đây là điều kiện để hình thành cộng đồng kinh tế)

Lãnh thổ được coi như một điều kiện vật chất cơ bản để hình thành các cộng đồng tộc người Cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định là điều kiện quan trọng để con người tiếp xúc, giao dịch với nhau Những người cùng một xuất xứ thường chung cư trú gần nhau trên một địa vực nhất định Những nhóm người không cùng một ngôn ngữ, không cùng xuất xứ nhưng sống cùng nhau trong một thời kỳ lịch

sử lâu dài, họ có thể tạo thành một dân tộc thống nhất

* Cùng chung một ngôn ngữ: Ngôn ngữ không những là phương tiện giao tiếp,

truyền tải thông tin mà còn là phương tiện để phát triển đời sống văn hóa, tinh thần của con người Tiếng mẹ đẻ là đặc trưng quan trọng nhất để xác định dân tộc

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

14

* Chung đặc điểm văn hóa: Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh

thần do con người sáng tạo ra được tích lũy qua nhiều thế hệ trong mối tương tác giữa con người - tự nhiên - xã hội Mỗi dân tộc tồn tại trong và phát triển trong những hoàn cảnh tự nhiên và xã hội khác nhau vì vậy có những bản sắc văn hóa dân tộc khác nhau (thờ cúng, tín ngưỡng, lễ hội, quan niệm, ) Văn hóa chính là chất keo gắn kết dân tộc

* Ý thức dân tộc: ý thức tự giác dân tộc là tiêu chí quan trọng khi xác định thành

phần dân tộc Ý thức dân tộc chính là lòng tự hào dân tộc, là sự tự khẳng định nguồn gốc xuất xứ của mình Mỗi người, dù sống trong lãnh thổ bị ngăn cách, văn hóa bị pha trộn, thậm chí tiếng mẹ đẻ đã mất thì ý thức dân tộc vẫn được duy trì [23]

Ngoài bốn tiêu chí chủ yếu trên, các nhà nghiên cứu còn đề cập tới một số khía cạnh khác:

+ Coi cộng đồng kinh tế như một dấu hiệu quan trọng để hình thành cộng đồng dân tộc Cộng đồng kinh tế thường dựa trên cộng đồng lãnh thổ kết hợp với cộng đồng quốc gia Nó không phải được tạo ra từ nội bộ bên trong của tộc người

mà từ mối quan hệ nội tại của các quốc gia

+ Dấu hiệu tâm lý Mỗi cộng đồng người thường có những biểu hiện tâm

lý giống nhau trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội cũng như cách ứng xử và phản ứng khác nhau trước một tình huống

1.1.1.3 Quan niệm về dân tộc bản địa

Dân tộc bản địa là nhóm người có một chiều dài lịch sử xuất thân từ một

xã hội đã có mặt trên một lãnh thổ trước thời kỳ xâm lược và đô hộ của dân tộc khác Họ tự nhận diện bản thân của họ có nguồn gốc khác biệt đối với nhóm dân tộc đang nắm quyền hành trên toàn lãnh thổ hay một phần lãnh thổ của họ Họ là thành phần tộc người không có quyền lực trong một xã hội nhưng lúc nào cũng cương quyết bảo vệ, phát triển và chuyển đạt cho thế hệ tương lai, lãnh thổ do cha ông của họ để lại cũng như bản sắc dân tộc dựa trên mô hình văn hóa, hệ thống xã hội và qui chế luật tục mà họ xem đó là yếu tố quyết định trong cuộc

sống của dân tộc Liên Hợp Quốc quan niệm: “Dân tộc bản địa hay còn gọi là

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

sự bảo tồn và rất nhiều các hoạt động khác ở rất nhiều vùng trên thế giới

Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng cho tới nay khái niệm kiến thức bản địa vẫn chưa được thống nhất Nói cách khác, kiến thức bản địa - kiến thức truyền thống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào các lĩnh vực chuyên môn và theo các mục đích sử dụng thuật ngữ khác nhau

GS.TS Hoàng Xuân Tý quan niệm: Kiến thức bản địa (Indigenouse knowledge) còn được gọi là kiến thức truyền thống (Traditionnal knowledge) hay kiến thức địa phương (Local knowledge) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó Nó tồn tại

và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định [37]

Tác giả Louise Grenier định nghĩa: Kiến thức bản địa là vốn kiến thức duy nhất, truyền thống và của một địa phương, tồn tại và phát triển dưới các điều kiện

cụ thể của những người dân bản địa trong một khu vực địa lý nhất định Sự phát triển của hệ thống kiến thức bản địa trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, kể

cả việc quản lý môi trường tự nhiên, từ lâu đã là vấn đề sống còn đối với những

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

16 con người sáng tạo ra chúng Các hệ thống kiến thức bản địa cũng có tính động, kiến thức mới liên tục được bổ sung Các hệ thống này luôn đổi mới trong lòng

nó và cũng sẽ tiếp nhận, sử dụng và thích nghi với kiến thức bên ngoài nhằm phù hợp với điều kiện của địa phương

Tác giả Phạm Quang Hoan cho rằng: Tri thức địa phương được hiểu ở các cấp độ khác nhau Một là, “tri thức địa phương” (hay “tri thức bản địa”, “tri thức dân gian”, “tri thức tộc người”) là toàn bộ những hiểu biết, những kinh nghiệm của một tộc người nhất định được tích luỹ, chọn lọc và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Vốn tri thức đó được phản ánh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống cộng đồng để mỗi tộc người sinh tồn, phát triển và thích nghi trước những biến đổi đã và đang diễn ra

Một cách khái quát có thể hiểu: kiến thức bản địa hay kiến thức truyền thống là hệ thống kiến thức mà người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghi với môi trường văn hóa, xã hội

Có thể nói, trong một thời gian dài kiến thức bản địa đã từng coi là sự lạc hậu và “thiếu chuyên nghiệp”, trong các dự án phát triển kinh tế địa phương nó thường bị bỏ qua thậm chí còn bị coi là một trở ngại trong việc triển khai các kiến thức khoa học Kiến thức bản địa bắt đầu được nhìn nhận một cách nghiêm túc trong sự so sánh với các kiến thức khoa học Ngày nay kiến thức bản địa đang được đề cao, tuy vậy không phải kiến thức bản địa nào cũng được sử dụng như nhau và phát huy tính tích cực của nó trong bối cảnh mới Bởi vì một số kiến thức bản địa có thể không có hiệu quả thậm chí còn kìm hãm sự phát triển do điều kiện hình thành nên tri thức bản địa trước kia khác với bối cảnh xã hội hiện nay Trong bối cảnh mới KTBĐ vẫn có thể nảy sinh trong một cộng đồng dân cư nhất định Những tri thức ấy cũng đáng quý như những tri thức mà ông cha ông

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

KTBĐ không chỉ đơn thuần là kiến thức của một số bộ tộc hay nhóm người bản xứ của một vùng, cũng không chỉ giới hạn trong khu vực dân cư nông thôn Chính xác hơn, KTBĐ thuộc sở hữu tất cả cộng đồng: nông thôn, thành thị, định

cư và du cư, người bản xứ và di cư đến KTBĐ thường trái ngược với kiến thức

“khoa hoc”, “phương Tây”, “quốc tế” hay “hiện đại”- những kiến thức này do các trường đại học, các viện nghiên cứu hay các hang tư nhân phát triển dựa trên các phương pháp khoa học chính thống

KTBĐ bao hàm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lí tài nguyên và quản lí cộng đồng,…Trong cuốn sách:

“Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lí tài nguyên”, GS.TS Hoàng Xuân Tý đã đưa ra các nội dung nghiên cứu của KTBĐ trong các lĩnh vực sau:

- Kiến thức về trồng trọt: Các giống cây trồng bản địa, kinh nghiệm xác

định đất nào cây ấy, lịch thời vụ và dự đoán thời tiết, các kinh nghiệm tưới tiêu,

sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu từ cây cỏ, cách thu hoạch và bảo quản lương thực, hạt giống, các kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc, luân canh nương rẫy

- Kiến thức về chăn nuôi: Kinh nghiệm chọn giống gia súc, quản lí bãi

chăn thả theo mùa, các cây thức ăn cho gia súc địa phương, phòng và chữa bệnh cho gia súc truyền thống

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

18

- Kiến thức về quản lí rừng và tài nguyên cộng đồng: Khai thác chế biến lâm

sản, quản lí nguồn nước sinh hoạt và tưới ruộng, kinh nghiệm thu hái, sử dụng các sản phẩm trong thiên nhiên như nấm, rau rừng, hoa quả dại và nhiều lâm sản khác

- Kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe con người: Bao gồm các kinh

nghiệm lựa chọn, chế biến và bảo quản thức ăn Phòng chữa các bệnh cho cá nhân và cộng đồng, thu hái và quản lí cây thuốc thiên nhiên

- Kiến thức về tổ chức cộng đồng và truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu:

Đó là hình thức tổ chức cộng đồng, các tập tục, hương ước nhằm bảo đảm các hoạt động sản xuất và duy trì nền văn hóa truyền thống,…

Có thể nói rằng, KTBĐ bao gồm hầu hết các khía cạnh của sản xuất và tổ chức cộng đồng của người bản xứ và có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường rất đa dạng của địa phương vùng cao

1.1.2.2 Phân loại KTBĐ

Có nhiều cách phân loại kiến thức bản địa theo những tiêu chí khác nhau,

tuỳ thuộc vào từng chuyên ngành khoa học Trong cuốn “Cẩm nang về tri thức bản địa - 2000”, các tác giả đưa ra hệ thống phân loại và xác định các đặc điểm

theo nhận thức và chức năng Trên cơ sở đó, kiến thức bản địa có thể được chia thành các loại sau: (1) Thông tin, (2) Kỹ thuật và thực hành, (3)Tín ngưỡng, (4) Các công cụ, (5) Vật liệu, (6) Thực nghiệm, (7) Tri thức về các nguồn tài nguyên sinh học, (8) Sự hiểu biết về nguồn nhân lực, (9) Giáo dục, và (10) Giao tiếp Ngô Đức Thịnh, sau khi đồng nhất khái niệm kiến thức bản địa với tri thức dân gian lại cho rằng: “Tri thức dân gian có thể được chia thành 4 loại: (1) Tri thức

về tự nhiên và môi trường, (2) Tri thức về bản thân con người, (3) Tri thức về sản xuất, và (4) Tri thức về quản lý xã hội và cộng đồng” [39]

Với đặc điểm của ngành nghiên cứu về các quá trình tộc người, văn hoá tộc người trong bối cảnh liên tục phát triển, các nhà Dân tộc học thường phân loại tri thức bản địa như sau:

- Sự nhận biết các yếu tố tự nhiên (đặc điểm địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, các đặc tính sinh học của động - thực vật, khí hậu - thời tiết, nguồn nước…), các kinh nghiệm khai thác, sử dụng và quản lý các yếu tố đó

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

19

- Các kiến thức liên quan đến quá trình mưu sinh (các phương thức sinh

kế cụ thể, các giống cây trồng - vật nuôi, mùa vụ, công cụ…)

- Các kiến thức liên quan đến đời sống vật chất (thôn làng, nhà cửa, trang phục, đồ ăn - thức uống, phương tiện vận chuyển)

- Các kiến thức trong việc quản lý xã hội (thiết chế tự quản thôn làng với vai trò của luật tục, người già và các thủ lĩnh, dòng họ và gia đình)

- Các tri thức trong đời sống tinh thần (tín ngưỡng, lịch pháp, y - dược thuật, các chuẩn mực trong ứng xử và giao tiếp xã hội, các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian)

Sự phân loại theo phương pháp dân tộc học không mâu thuẫn với cách phân loại của các ngành khoa học khác Nó có một ưu điểm là mang tính bao quát toàn diện hơn hẳn so với các ngành khoa học chuyên sâu Tuy nhiên, trong bối cảnh của một nền khoa học liên - đa ngành, sự kết hợp giữa công tác nghiên cứu cơ bản về dân tộc học với các ngành khoa học chuyên sâu là hết sức cần thiết

Kiến thức bản địa cũng có nhiều loại hình, thuộc nhiều cấp độ khác nhau, mang đặc tính của lứa tuổi, giới tính và đặc điểm của nhóm xã hội Những người già có nhiều loại kiến thức khác so với thế hệ trẻ, phụ nữ và nam giới; nông dân

và thương nhân; người có học thức và người ít học tất cả đều có các loại kiến thức khác nhau Có những kiến thức chung, được tất cả mọi người trong cộng đồng hiểu biết; cũng có những kiến thức cùng chia sẻ, có nhiều người biết nhưng không phải toàn bộ cộng đồng; lại có những kiến thức chuyên nghiệp - chuyên biệt, chỉ có ở một số ít người (ví dụ chỉ có một số ít người dân là thầy thuốc, thầy cúng, biểu diễn dân ca, dân vũ, bà đỡ, hoặc thợ thủ công )

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

20

bá qua nhiều thế hệ của cộng đồng tại các địa phương Theo thời gian môi trường

tự nhiên và xã hội có những thay đổi nhất định vì thế hệ thống kiến thức của cộng đồng cũng phải có những thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh Các kinh nghiệm tích lũy từ các thế hệ trước được truyền lại cho thế hệ sau sẽ được cải thiện để ngày càng hoàn thiện hơn

Thứ hai, KTBĐ có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng địa phương - nơi đã hình thành và phát triển kiến thức đó.Trong quá trình phát

triển nhiều kiến thức cũ không còn phù hợp nên dần bị đào thải và thay vào đó

là những kiến thức mới liên tục được hình thành Những kiến thức này liên tục được nảy sinh tại chính địa phương, cũng có thể được biến đổi từ những kiến thức du nhập từ vùng khác vào trong quá trình giao lưu, điều này làm cho KTBĐ

ngày càng phong phú hơn, hoàn thiện hơn và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương

Thứ ba, KTBĐ là do toàn thể cộng đồng sáng tạo ra qua lao động trực tiếp: Mỗi một người trong cộng đồng sẽ nắm giữ những kiến thức nhất định tùy

thuộc vào độ tuổi, giới tính, sự phân công lao động… Những kiến thức này chính

là một phần bộ phận của KTBĐ Trong quá trình lao động nhiều vấn đề mới này nảy sinh đòi hỏi những cách giải quyết mới do đó KTBĐ được hình thành một cách tự nhiên với sự tham gia đóng góp của toàn bộ các thành viên trong cộng đồng bao gồm cả đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già Tuy nhiên, mỗi nhóm người

sẽ có những điểm mạnh riêng trong một vài lĩnh vực

Thứ tư, KTBĐ được lưu giữ bằng trí nhớ và truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau Cũng

như văn hóa dân gian, KTBĐ là hệ thống kiến thức của người bình dân, không

có tác giả cụ thể và không được ghi chép lại thành văn bản để lưu giữ Người ta tìm KTBĐ không phải qua sách vở mà là qua các buổi trao đổi nói chuyện, qua sát người khác làm việc hoặc tìm thấy nó trong các hoạt động văn hóa địa phương Do không được lưu giữ nó bằng văn bản đã khiến KTBĐ đôi khi bị mất

đi vì không có người nhớ đến nó nữa và cũng như việc nghiên cứu KTBĐ trở

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

21 nên khó khăn hơn Tuy nhiên chính đặc điểm này đã giúp cho KTBĐ có chỗ đứng vững chắc trong dân gian bởi nó thực sự là hệ thống kiến thức của người lao động: lưu truyền bằng hình thức giản đơn nhưng hiệu quả

KTBĐ là hệ quả của các gắn kết thực tế trong đời sống hàng ngày và liên tục được củng cố bằng các kinh nghiệm, các lần thử, các lỗi và các thử nghiệm cẩn trọng những trải nghiệm này là sản phẩm tiêu biểu của rất nhiều thế hệ

Thứ năm, KTBĐ luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương

KTBĐ được cộng đồng sáng tạo dựa trên những điều kiện cụ thể nơi mà cộng đồng đó sinh sống hoặc được du nhập từ bên ngoài vào thì cũng được cải biến nhiều lần cho phù hợp rồi mới sử dụng, cho nên KTBĐ có khả năng thích ứng rất cao với điều kiên tự nhiên, tập quán xã hội của nơi đang sử dụng chúng

Thứ sáu, KTBĐ có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển nông thôn bền vững theo hướng có người dân tham gia và ít tốn kém.Một số nhà

nghiên cứu đã coi KTBĐ là cơ sở để đề xuất các quyết định tại địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, quản lí tài nguyên

Ngoài ra hệ thống KTBĐ còn là một kho thông tin quý giá để các nhà khoa học đưa ra các giải pháp kĩ thuật mới, các chuyên gia lập kế hoạch và cán bộ xây dựng chính sách Đã có không ít những thành tựu khoa học được khởi đầu bằng các

ý tưởng được đúc rút từ kinh nghiệm truyền thống của người nông dân

Thứ bảy, KTBĐ có tính đa dạng cao bởi nó được hình thành biến đổi liên

tục qua các thế hệ trọng một cộng đồng địa phương nhất định, khiến cho các thế

hệ khác nhau có những kiến thức khác nhau do ở thế hệ sau này đã nảy sinh những kiến thức mới hoặc kiến thức cũ đã bị biến đổi đi để phù hợp với xu thế mới KTBĐ do toàn thể công đồng sáng tạo ra cho nên mỗi thành viên trong cộng đồng sẽ có đóng góp khác nhau khiến cho KTBĐ trở nên đa dạng

Bên cạnh những ưu điểm, KTBĐ cũng có hạn chế nhất định: Tính địa phương rất cao nên khó phổ biến rộng rãi cho vùng khác Ví dụ: Tại một vùng núi, một kĩ thuật canh tác có thể rất có giá trị tại một bản làng này, nhưng lại

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

22 không thể áp dụng cho làng kề bên cạnh do sự khác biệt về địa hình, tập tục ngăn cản

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát về KTBĐ của các dân tộc ở Việt Nam

Các dân tộc ở nước ta sống xen kẽ với nhau và không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới Người Kinh chủ yếu sinh sống ở đồng bằng, ven biển

và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng Các DTTS nước ta có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên mỗi dân tộc đã đúc kết và tìm ra cho mình những phương thức ứng xử với môi trường tự nhiên khác nhau, hình thành nên những bản sắc văn hóa dân tộc rất riêng, đặc biệt là trong sản xuất, quản lý và bảo vệ TNTN

Trải qua quá trình hàng trăm năm, các DTTS đều đúc kết cho mình những kinh nghiệm dân gian rất quý báu trong sản xuất nông nghiệp Họ rất giỏi trong việc nhận biết tự nhiên, dự đoán thời tiết, lựa chọn đất canh tác, chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi họ cư trú Đồng thời biết cách lựa chọn phương thức canh tác sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao

Chẳng hạn, người Kinh là dân cư lâu đời trên địa bàn vùng trung du - miền

núi phía Bắc, có truyền thống canh tác lúa nước Họ có kinh nghiệm tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi, đào kênh, đắp đê, phòng chống thiên tai và dịch họa Trong quá trình mở rộng không gian cư trú họ khai khẩn các sườn địa hình đồi bát úp với độ dốc không lớn, cánh đồng chân đồi, trước núi tương đối bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất màu mỡ Men theo triền sông, suối họ xâm nhập vào các vùng núi xa hơn, cao hơn [28]

Quá trình sinh tụ và cư trú lan tỏa, người Kinh áp dụng mô hình kinh tế lúa nước truyền thống bằng việc phát triển hệ thống canh tác trên các vùng đất thấp, bằng phẳng, tạo nên những cánh đồng lúa, ngô và hoa màu, hình thành vùng trọng điểm lương thực có hạt (lúa, ngô) Tại những địa bàn có diện tích

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

23 hẹp, người Kinh cải tạo các ruộng rộc để trồng lúa nước, sườn và đỉnh đồi thì trồng rừng để tạo nguồn nước, khai thác lâm sản, gỗ củi Họ đã hình thành nên

mô hình ruộng lúa - vườn rừng

Người Tày - Nùng địa bàn canh tác của họ là những thung lũng, khe suối, chân núi, cánh đồng giữa núi, trên những sườn đồi thấp, gần nguồn nước, đất đai thuận lợi Trong quá trình phát triển, họ đã tích lũy được những kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất, tổng hợp được lịch thời vụ rất chặt chẽ Mùa xuân trồng ngô vụ chính và đất gieo mạ vụ lúa xuân hè Ngoài ra, trồng một số cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, gừng, khoai sọ) Mùa hạ cấy lúa mùa sớm, sau khi thu hoạch lúa xuân hè, tiến hành trồng ngô chiêm, trồng xen đỗ vào gốc ngô Mùa thu, từ lập thu đến hàn lộ làm cỏ lúa và chăm sóc các cây trồng khác, khi sương giáng là thời gian thu hoạch lúa mùa Mùa đông, trồng rau vụ đông, từ đông chí cho đến lập xuân thời tiết lạnh khô nên không trồng được cây gì Để phá vỡ thế độc canh đồng bào đã trồng các loại cây đỗ, lạc, cây ăn quả cùng với chăn nuôi góp phần tăng vụ, tận dụng thời gian nông nhàn, sử dụng thế mạnh tự nhiên và tăng thêm thu nhập [23]

Đại bộ phận dân tộc Mông, Dao, Tày, Thái đã có phương thức canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện đất dốc, vừa phát triển nông nghiệp vừa bảo

vệ đất đai, sử dụng hợp lí TNTN như làm ruộng bậc thang, thổ canh hốc đá, hay

hệ thống thủy lợi mương, phai, lái, lìn Đối với dân tộc Mông, Dao trong quá trình khai thác rừng, đồng bào đã rút kinh nghiệm là khi chặt cây bao giờ cũng

để lại một đoạn gốc khoảng 50cm đến 1m, như vậy sau một thời gian cây sẽ lên chồi và tái sinh trở lại Trong khi đi rừng nếu gặp cây nào ưng ý thì họ đánh dấu bằng cách khắc chữ thập hoặc buộc một chùm lá ám chỉ cây đã có chủ Khi cây được hạ xuống, nếu là cây to và rậm lá thì phải một năm sau mới vào rừng để xẻ, nhằm mục đích để giảm lượng nước trong thân cây Khi chặt cây to bao giờ họ cũng chọn hướng đổ làm sao cho ít ảnh hưởng tới cây con Ngoài ra, họ còn có một số kinh nghiệm về cách khai thác và sử dụng một số loại cây rừng để phục

vụ bữa ăn và chữa bệnh

Qua đó ta thấy, cộng đồng các dân tộc Việt Nam sinh sống ở những vùng sinh thái khác nhau rất đa dạng nên đã sáng tạo và tích lũy được hệ thống kiến thức

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

24 dân gian rất đồ sộ và có giá trị to lớn Đây cũng là một trong những nền tảng để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những giải pháp trong sản xuất, quản lý,

sử dụng và bảo vệ TNTN, góp phần đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là đối với các DTTS

1.2.2 Đôi nét về dân tộc Mông ở Việt Nam

1.2.1.1 Tên gọi và nguồn gốc hình thành dân tộc Mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng của dân tộc thiểu số ở Việt Nam Người Mông

ở Việt Nam hiện nay có nhiều tên gọi: Mèo, Muor, Miêu, Hmông, Mán Họ tự gọi là Mông Căn cứ vào đặc điểm dân tộc học và ngôn ngữ học, dân tộc Mông chia thành các ngành: Mông Trắng (Môngz Đơư), Mông Hoa (Môngz Lênhz), Mông Đỏ (Môngz Si), Mông Đen (Môngz Njuôz), Na Miểu (Mèo nước) [14] Cũng có ý kiến cho rằng Mông Hoa và Mông Đỏ là một Hiện nay ở nước ta có các nhóm Mông sau:

(1) Mông Đơ và Mông Đâu (Mông Trắng)

(2) Mông Đu (Mông Đe)

(3) Mông Si (Mông Đỏ)

(4) Mông Dua (Mông Xanh)

(5) Mông Lềnh (Mông Hoa)

(6) Mông Xúa (Mông Lai)

(7) Ná Mẻo (Mông Nước)

Dân tộc Mông sinh sống ở Việt Nam có khoảng trên 1 triệu người thuộc nhóm ngôn ngữ: Mông - Dao (gồm ba dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn) Tiếng Mông là một nhóm ngôn ngữ không có chữ viết Người Mông nhập cư vào Việt Nam khoảng 300 năm về trước, họ có quan hệ thân tộc với người Mông ở các nước láng giềng Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Lào và một bộ phận người Mông hiện đang sinh sống ở Mỹ Dân tộc Mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phương Bắc Theo các nhà nghiên cứu, người Mông di cư sang Việt Nam thì phần lớn là những người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

25

di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang Riêng một số nhóm ở Thanh Hóa và Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào Người Mông đến Việt Nam bằng các con đường khác nhau và chia thành nhiều đợt, trong đó có 3 đợt:

Đợt di cư đầu tiên: Cách đây khoảng 18 đời (trên dưới 350 năm), có

khoảng 100 hộ thuộc họ Lù, Giàng từ Quý Châu (Trung Quốc) sang Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)

Đợt di cư thứ hai: Cách đây trên 200 năm, khoảng 12 đời Với số lượng

khoảng trên 100 hộ Người Mông từ Trung Quốc sang Việt Nam theo hai đường: Một đường vào huyện Đồng Văn - Hà Giang, rồi phân tán dần đến Hoàng Su Phì, chủ yếu là những hộ thuộc họ Vàng, họ Lý; một đường vào Si Ma Cai và huyện Bắc Hà - Lào Cai với số lượng người ít hơn, thuộc các họ Vừ, Sùng, Vàng, Chấu

Đợt di cư thứ ba: Đông hơn tất cả các cuộc di cư trước đây, (8 đời) Hơn một

vạn người Mông di cư vào Việt Nam qua các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng và một số địa phương khác Phần lớn có nguồn gốc từ Quý Châu, một bộ phận từ Vân Nam, Quảng Tây Thời kì này diễn ra phong trào “Thái Bình Thiên Quốc”chống nhà Mãn Thanh, kéo dài từ năm 1840 đến năm 1860 [14]

Về sau, người Mông di cư rải rác sang Việt Nam hàng năm Các con đường

di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang

Từ sau ngày đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới vào năm 1986, tình hình

di chuyển của người Mông luôn gia tăng, theo hai hướng Bắc - Nam và Đông - Tây

Vì vậy, số địa phương có người Mông sinh sống ngày càng tăng lên đáng kể

1.2.1.2 Đặc điểm về đời sống văn hóa - xã hội và kinh tế của dân tộc Mông

* Làng bản: Làng của người Mông có thể coi là điển hình cho cấu trúc cư

trú ở các tộc người vùng núi cao miền Bắc nước ta Trên địa bàn của họ nơi nào

cũng thấy tái hiện một cơ cấu tổ chức thống nhất và tồn tại cho đến ngày nay

Theo ngôn ngữ của người Mông (Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Đen, Mông

Đỏ), làng được gọi bắng từ dò, còn nhóm Mông Xanh gọi bằng từ giào Người

Mông giải thích dò và giào chỉ cái tổ, nói về khu vực có một nhóm người cùng

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

26 làm ăn sinh sống,có những mối quan hệ họ hàng với nhau Dò và giào là đơn vị

tổ chức xã hội cơ sở Mỗi dò, giào có tên gọi riêng gắn bó với dân làng qua nhiều

thế hệ [34]

Người Mông có các hình thức cư trú:

Làng phân bố thành một khối dài theo địa thế của đồi núi hoặc triền sông, mỗi nóc nhà cách nhau vài chục mét hoặc tách rời bởi những con đường mòn Hình thức cư trú đó chủ yếu ở Quản Bạ, Yên Minh (Hà Giang), Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai), Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An)

Làng phân bố theo hình vành khăn từ lưng chừng núi lên dần phía đỉnh núi Nhà quay lưng vào núi Kiểu cư trú này tương đối phổ biến ở Kỳ Sơn (Nghệ An), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Sa Pa (Lào Cai)

Làng phân bố mật tập, mỗi làng vài chục nóc nhà, cùng quay về một hướng Làng phân bố thành từng cụm vài ba nhà ở một chỗ đất trên một khu vực nhất định

Làng phân bố lẻ tẻ, gồm vài ba nóc nhà rải rác ven rừng, sườn núi

Bên cạnh nơi cư trú, làng nào cũng có đất đai để canh tác và khai thác riêng (rừng núi, nguồn nước, nghĩa địa)

* Nhà: Nhà của người Mông về cơ bản có thể chia thành hai loại là nhà

định cư lâu năm và nhà du cư sống tạm Người Mông dùng các vật liệu như gỗ, song, mây, đá để làm nhà Họ thường đi khai thác vật liệu vào hạ tuần hàng tháng âm lịch để chống mối mọt Cấu trúc ngôi nhà gồm 3 gian Ngoài ra, nhà của người Mông thường có gác nhỏ để chứa lương thực, hoa màu hoặc thực phẩm

khô Bàn thờ (xử ca) được đặt ở gian giữa [34]

* Trang phục: Người Mông là cư dân trồng trọt, họ dệt vải từ cây có sợi thớ,

đó là cây lanh Vải lanh rất bền và có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của người Mông Theo phong tục, chàng trai Mông nào muốn đi hỏi vợ thì phải chuẩn

bị hai bộ quần áo cho bố và mẹ cô gái, khi chết, người Mông phải mặc quần áo bằng vải lanh mới được về đoàn tụ với tổ tiên ở thế giới bên kia Người Mông dù thuộc nhóm địa phương nào đều phải mặc vải lanh nhuộm chàm, trừ váy của nhóm Mông

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

27 Trắng là để nguyên vải mộc Ngoài ra, người Mông còn sử dụng nhiều đồ trang sức bằng bạc, hạt cườm và các tua vải màu Người Mông dùng ô để che mưa nắng Người Mông xưa kia cả nam và nữ chủ yếu đội khăn Bên cạnh đó, Tạp dề còn là một bộ phận cấu thành trang phục của phụ nữ Mông Họ thường đeo bên ngoài váy

Dựa vào trang phục nữ để phân biệt giữa các nhóm

Có thể nói, từ những nguyên liệu đơn giản lấy từ thiên nhiên, với óc thẩm

mỹ, sáng tạo và bàn tay khéo léo người Mông đã tạo ra những bộ trang phục độc đáo, rực rỡ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

* Gia đình người Mông (chí nình): Về kết cấu, gia đình thuộc loại gia đình

nhỏ: một vợ, một chồng; phổ biến là hai thế hệ gồm bố mẹ và con cái Hình thái gia đình mang tính phụ hệ rất rõ nét Người chủ gia đình là ông hoặc bố, họ điều khiển mọi công việc trong gia đình từ sản xuất, cưới xin, giao thiệp với bà con làng xóm Người phụ nữ thường được đối xử không công bằng so với nam giới Gia đình người Mông có tập tục thờ cúng tổ tiên, được hiểu là tập hợp những quan niệm và các nghi lễ liên quan đến các cụ, ông, bà, bố, mẹ, những người cùng dòng họ đã chết Việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình mang tính lưỡng

truyền Bàn thờ tổ tiên (thà từ trung) của người Mông không có hình dạng cụ thể

mà chỉ được quy định là một tấm ván đối diện với cửa chính

* Dòng họ người Mông (Sênh): Người Mông gọi dòng họ là Sênh với quan

niệm cùng dòng họ là cùng tên như họ Hoàng, họ Thào, họ Sùng, và có cùng một ông tổ, cùng một kiểu cúng tổ tiên Một đặc trưng quan trọng là những quy định trong hôn nhân, tang ma và trong cuộc sống người Mông cấm kết hôn trong dòng họ Trong sinh đẻ, người Mông cấm người khác họ, cho dù là con đẻ, được

đẻ ở nhà mình Trong tang ma, tuyệt đối kiêng người khác họ chết trong nhà

mình [26]

Vai trò của trưởng họ của người Mông là tập thể những người già, am hiểu phong tục, tập quán canh tác, sản xuất điều hành thông qua thảo luận bàn bạc

* Lễ hội:Văn hóa của người Mông được bảo tồn, làm giàu và truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác Hội Gầu Tào (chơi xuân ngoài trời) là một trong những

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

28

lễ hội tiêu biểu nhất của dân tộc Mông Bên cạnh đó, người Mông còn có lễ Nào Sồng hay Nào Cống (lễ ăn ước hay ăn hội) Lễ Nào Sồng được tổ chức trong

phạm vi từng bản

* Tục lệ truyền thống trong vòng đời người Mông

- Tín điều và nghi lễ trong sinh đẻ: Người Mông cho rằng nếu không có

con gái thì tại vợ, không có con trai thì tại chồng Người phụ nữ Mông có bầu không được đi đâu xa, không qua sông to, không động chạm mạnh, không được thay đổi giường ngủ Khi nhà có người đẻ, người Mông lấy cành - lá xanh cài cửa vào nhà để làm dấu hiệu, kiêng cấm người lạ vào nhà thời gian này Khi

chuẩn bị đẻ, gia đình phải làm lễ “dề ca súa” để xua đuổi tà ma Đỡ đẻ là mẹ

chồng hoặc là mời bà mụ về đỡ Nếu khó đẻ phải làm lễ vái mẹ chồng 3 vái hoặc cho sản phụ uống một bát canh do mẹ chồng nấu và đưa cho Khó nữa thì làm lễ gọi hồn Người đàn ông Mông thường có hai tên, một tên đặt sau khi sinh được

3 ngày, một tên đặt dùng khi cưới vợ và sinh con đầu lòng

- Tín điều và nghi lễ trong cưới xin: Nguyên tắc hôn nhân của người Mông

là “nội hôn tộc người, ngoại hôn dòng họ” Nam nữ thanh niên tự do lựa chọn

bạn đời, nhưng cưới xin phải theo phong tục truyền thống của gia đình và dòng

họ Nghiêm cấm kết hôn cùng họ nội Trường hợp người anh chết, em trai có thể lấy chị dâu làm vợ, dù là vợ lẽ

Lễ dạm hỏi: diễn ra vào tháng 7 - 8, nhà trai nhờ thầy cúng chọn ngày

tốt để dạm hỏi Theo phong tục, khi dạm hỏi, ông mối chính phải đeo một tấm

yếm bụng (xé) đã được cuộn lại bởi dây vải quấn trên đầu phụ nữ Nếu không

có tấm yếm bụng nhà gái có thể không tiếp chuyện vì cho đây không phải là ông mối thực thụ

Lễ báo cưới (tềnh nông shông): Nhà trai nhờ thầy cúng hoặc người già

biết xem ngày để tiến hành lễ cưới Việc chọn ngày khá khắt khe, phải là ngày

chẵn trong tháng chẵn, vào ngày con dê, con rồng, con trâu (mùi, thìn, sửu)

- Tín điều và nghi lễ tang ma: Người Mông có quan niệm con người có 3

hồn (plì) trú ngụ trong cơ thể con người Làm ma của người Mông có hai dạng: làm ma tươi và làm ma khô [26]

* Sinh kế của người Mông

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

29

Để duy trì cuộc sống trên núi cao, người Mông đã sớm thích nghi với từng

vùng sinh thái và xác lập cho mình một hệ thống nông nghiệp hoàn chỉnh bao gồm

trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi tự nhiên, làm nghề phụ gia và trao đổi hàng

hóa Người Mông lấy nông nghiệp trồng trọt là chủ yếu và họ sớm biết đến những

trình độ canh tác ở trình độ khá cao Ngoài ra, người Mông còn có truyền thống chăn

nuôi rất giỏi Bên cạnh đó, nghề thủ công nghiệp của người Mông khá phát triển, sản

phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt hàng ngày cả khi cần có thể

đem ra chợ bán Với người Mông, rừng có ảnh hưởng rất sâu sắc đến mọi hoạt động

của họ Đây chính là nơi cung cấp nhiều sản phẩm hái lượm phục vụ nhiều mục đích

khác nhau như chữa bệnh, nguồn thực phẩm, nguồn trao đổi

Tiểu kết chương 1

Hệ thống KTBĐ có ý nghĩa rất to lớn đối với cộng đồng địa phương đã

sáng tạo ra nó, đặc biệt đối với đồng bào các DTTS KTBĐ nảy sinh ngay trong

hoạt động sản xuất, thường xuyên được kiểm nghiệm qua quá trình sử dụng, luôn

có sự chọn lọc trong quá trình vận động của cuộc sống để ngày càng thích nghi

với môi trường của các cộng đồng người, KTBĐ luôn được kế thừa và phát triển,

truyền từ đời này qua đời khác, nó được hình thành để thích ứng với điều kiện

địa phương và cũng là cơ sở nền tảng để đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế,

sử dụng hợp lý nguồn TNTN và bảo vệ môi trường

Mỗi một dân tộc lại có những KTBĐ riêng trong sinh hoạt và sản xuất, điều

đó đã đóng góp cho sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước Cộng đồng dân

tộc Mông là một trong những dân tộc thiểu số có hệ thống KTBĐ rất phong phú, đa

dạng mang đậm bản sắc dân tộc, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

30

Chương 2

CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG VÀ KIẾN THỨC

BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

2.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lí

Mèo Vạc là một huyện miền núi ở phía bắc tỉnh Hà Giang, trung tâm huyện cách thành phố Hà Giang 164km và cách thủ đô Hà Nội hơn 480km Huyện nằm trong tọa độ từ 22022’- 33019’ vĩ độ Bắc, 105012’-105024’ kinh độ Đông Phía Đông giáp Trung Quốc và huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp huyện Yên Minh, Hà Giang và huyện Bảo Lâm, Cao Bằng; phía Tây giáp huyện Đồng Văn; Phía Bắc giáp Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và Trung Quốc Mèo Vạc có tổng diện tích tự nhiên là 574,18 km² Huyện gồm 1 thị trấn (Mèo Vạc, huyện lị) và

17 xã : Thượng Phùng, Pải Lủng, Xín Cái, Pả Vi, Giàng Chu Phìn, Sủng Trà, Sủng Máng, Sơn Vĩ, Tả Lủng, Cán Chu Phìn, Lũng Pù, Lũng Chinh, Tát Ngà, Nậm Ban, Khâu Vai, Niêm Tòng, Niêm Sơn

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

* Địa hình

Địa hình của huyện khá phức tạp, chủ yếu của là núi đá vôi, độ cao trung bình 1150m so với mực nước biển, độ dốc trung bình là 25o-35o Núi đá chiếm hơn 34.000 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm gần 15.000 ha, lâm nghiệp hơn 10.000

ha, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở Về tổng thể, địa hình Mèo Vạc phân thành

ba tiểu vùng có địa hình, địa chất và thế mạnh kinh tế khác nhau

Ngày đăng: 06/07/2021, 11:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Anh (1994), "Dân tộc học với vấn đề nương rẫy", Tạp chí dân tộc học (số 1), trang 43 - 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc học với vấn đề nương rẫy
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Năm: 1994
3. Lê Trọng Cúc, Terry Rambo (1999), Những khó khăn trong công cuộc phát triển miền núi Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khó khăn trong công cuộc phát triển miền núi Việt Nam
Tác giả: Lê Trọng Cúc, Terry Rambo
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1999
4. Cục thống kê tỉnh Hà Giang (2012), Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2011, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2011
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Hà Giang
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2012
5. Lê Sĩ Giáo (1989), “Canh tác nương rẫy, chăn nuôi truyền thống và vấn đề xây dựng kinh tế hộ gia đình ở miền núi phía Bắc hiện nay”, Tạp chí Dân tộc, (số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Canh tác nương rẫy, chăn nuôi truyền thống và vấn đề xây dựng kinh tế hộ gia đình ở miền núi phía Bắc hiện nay
Tác giả: Lê Sĩ Giáo
Năm: 1989
6. Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (1998), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc học đại cương
Tác giả: Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
7. Lê Duy Hải, Triệu Đức Thanh (2008), Các dân tộc ở Hà Giang, Nxb Thế Giới, Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc ở Hà Giang
Tác giả: Lê Duy Hải, Triệu Đức Thanh
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2008
8. Diệp Đình Hoa (1998), Dân tộc Mông và thế giới thực vật, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Mông và thế giới thực vật
Tác giả: Diệp Đình Hoa
Nhà XB: Nxb văn hóa dân tộc
Năm: 1998
9. Trần Viết Khanh, Nguyễn Việt Tiến, Vũ như Vân (2010), Giáo trình địa lí Trung du miền núi phía Bắc, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình địa lí Trung du miền núi phía Bắc
Tác giả: Trần Viết Khanh, Nguyễn Việt Tiến, Vũ như Vân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
10. Nguyễn Thị Lê (2013), Nông nghiệp du canh, tri thức bản địa và vấn đề phát triển miền núi Việt Nam, Viện nghiên cứu Con người Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp du canh, tri thức bản địa và vấn đề phát triển miền núi Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Lê
Năm: 2013
11. Nguyễn Phương Liên và nnk (2013), Giáo trình phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế xã hôi., Nxb GD, Hà Nội, 120 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế xã hôi
Tác giả: Nguyễn Phương Liên và nnk
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2013
12. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
Tác giả: Lã Văn Lô
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 1973
13. Trường Lưu, Huỳnh Đình Quý (1994), Văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang, Nxb Văn hóa thông tin Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang
Tác giả: Trường Lưu, Huỳnh Đình Quý
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin Hà Giang
Năm: 1994
14. Trường Lưu - Hùng Đình Quý (1996),Văn hóa dân tộc Mông, Viện văn hóa, Sở văn hóa thông tin Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân tộc Mông
Tác giả: Trường Lưu - Hùng Đình Quý
Năm: 1996
15. Nguyễn Bình Minh (2014), "Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Mông tỉnh Hà Giang", Tạp chí Dân tộc, số 166, tháng 10/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Mông tỉnh Hà Giang
Tác giả: Nguyễn Bình Minh
Năm: 2014
16. Hoàng Thị Hồng Ngân (2010), Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện bắc Mê tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện bắc Mê tỉnh Hà Giang
Tác giả: Hoàng Thị Hồng Ngân
Năm: 2010
17. Nguyễn Thị Ngân (2000), Công cụ sản xuất nông nghiệp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ H’Mông, Dao, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Viện, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công cụ sản xuất nông nghiệp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ H’Mông, Dao
Tác giả: Nguyễn Thị Ngân
Năm: 2000
18. Trung Ngôn (2014), Vấn đề quyền của dân tộc bản địa http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=38&macmp=38&mabb=16613, ngày 19/01/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quyền của dân tộc bản địa
Tác giả: Trung Ngôn
Năm: 2014
19. Đỗ Thị Nhung (2005), Di sản văn hóa các dân tộc ở tỉnh Hà Giang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Luận văn cao cấp lý luận chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa các dân tộc ở tỉnh Hà Giang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay
Tác giả: Đỗ Thị Nhung
Năm: 2005
20. Hoàng Phê và nnk (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nhà in Trần Phú, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê và nnk
Năm: 1992
2. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Hà Giang, http://www.hagiang.gov.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w