Từ trước tới nay, nhiều người thường nghĩ rằng tất cả các tư liệu, bài viết về sinh hoạt dân gian, cuộc sống văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo của cha ông ta thời Bắc thuộc đã bị chôn vùi trong bóng tối ngàn năm qua. Mặc dù sách vở mất mát nhiều, nhưng bức tranh lịch sử tôn giáo nước ta vẫn giữ được những tác phẩm quý giá và căn bản dưới thời Bắc thuộc. Đặc biệt như Lý hoặc luận, Sáu bức thư, Thiền uyển tập anh ngữ lục... Đối với “Sáu bức thư” là cuộc tranh luận, trao đổi ý kiến giữa Lý Miễu và hai thiền sư Đạo Cao, Pháp Minh. Cả ba đều là người Giao Châu, sống vào thế kỷ thừ V. Lý Miễu có thể là một vị thứ sử trên danh nghĩa (hoặc tự xưng, hoặc được phong ), quản trị xứ ta, đóng đô ở Long Biên, một vị “thiên tử” trên thực tế của Giao châu tự chủ chỉ có quan hệ cống nạp lơi lỏng với triều đình phương Bắc. Còn Đạo Cao và Pháp Minh là hai vị hòa thượng tu ở chùa Tiên Sơn (thuộc Bắc Ninh ngày nay). “Sáu bức thư” bàn về tôn giáo, tư tưởng triết học. Cũng có thể xem đó là những tác phẩm văn học tựa như “Chiếu dời đô”, “Lộ bố phạt Tống”, hoặc là những tấm bia chùa khắc chữ nổi tiếng. Thời xa xưa, triết học, lịch sử, văn chương chưa phân khai hẳn một cách cụ thể, rõ ràng. Mà cho dù có phân chia hẳn ra đi nữa, thì cũng có những bài triết học, lịch sử, chính luận xứng đáng được xếp vào loại văn chương, trong lúc đó không hiếm bài mệnh danh là văn chương mà khó tìm được một chỗ đứng ở hàng ngũ. Xếp như vậy, triết học không mất gì, còn văn chương thì chỉ có lợi. Trong “ Sáu bức thư” chính khách Lý Miễu có những quan điểm để xin thỉnh giáo nhà sư Đạo Cao và Pháp Minh về sự tồn tại hiển linh hay gọi là chân hình của Phật tổ và được hai hòa thượng này trả lời. Có lẽ như Lý Miễu chưa bằng lòng với sự những câu trả lời đó của 2 vị thiền sư. Bởi vậy, cuộc tranh luận chưa thể chấm dứt được, mặc dù những tư liệu lịch sử thời kỳ Bắc thuộc ở thế kỷ thứ V chỉ giữ được có sáu bức thư. Nhưng trên hết, sáu bức thư là bằng chứng làm sáng tỏ một số mặt sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Giao châu (ông bà ta) hồi thế kỷ thứ V. Đặc biệt, ở thời điểm đó đã có những cuộc tranh luận khá gay gắt để giải quyết những mâu thuẫn, khúc mắc. Điều đó cho thấy cuộc sống sinh hoạt văn hóa... đó đã phát triển đến một trình độ đáng tự hào và mang nhiều màu sắc, tự tôn dân tộc. Qua những điều trên, người viết đã chọn đề tài: “Trình bày cuộc tranh luận giữa đạo Nho, Lão và Phật vào thế kỷ thứ V (SCN) ở nước ta 6 bức thư của quan thứ sử Lý Miêu gửi 2 thiền sư Đạo Cao và Pháp Minh để tìm hiểu và nghiên cứu làm chủ đề chính cho tiểu luận của mình