1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài kiểm tra học phần phương pháp nghiên cứu khoa học ngữ văn

13 122 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 76 KB

Nội dung

BÀI KIỂM TRA HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGỮ VĂN Câu hỏi: Đề xuất một đề tài khoa học ngôn ngữ hoặc một đề tài nghiên cứu khao học văn học. Xây dựng đề cương nghiên cứu cho đề tài khoa học đó. Bài làm: Đề tài: LỖI CHÍNH TẢ TRONG BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN VÀ ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG THẠCH AN CAO BẰNG NĂM HỌC 20202021 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Viết đúng chính tả là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi người và đặc biệt càng quan trọng hơn đối với đối tượng học sinh đang nghiên cứu học tập bộ môn Ngữ Văn. Khi viết đúng chính tả sẽ phát huy hiệu quả việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời nâng cao hiệu quả cho sự diễn đạt, mang lại thành công trong quá trình giao tiếp. Trên thực tế hiện nay, nay tôi đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại trường THCS Kim Đồng cho thấy chữ viết của học sinh toàn trường và đặc biệt là học sinh khối 6 đầu cấp chưa thật sự đảm bảo viết đúng quy tắc chính tả, chưa đảm bảo tính trong sáng của tiếng Việt còn mắc rất nhiều lỗi chính tả, làm cho các em ngại học môn Ngữ Văn . Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng mắc lỗi chính tả, đồng thời giúp các em diễn đạt tốt hơn, tăng tính hứng thú và mang lại hiệu quả khi học tập bộ môn Ngữ Văn ở trường THCS Kim Đồng? Chính vì những lẽ đó tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Lỗi chính tả trong bài kiểm tra thường xuyên và định kì môn Ngữ văn của học sinh khối 6 THCS Kim Đồng năm học 20202021”.

Trang 1

BÀI KIỂM TRA HỌC PHẦN:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGỮ VĂN

Câu hỏi: Đề xuất một đề tài khoa học ngôn ngữ hoặc một đề tàinghiên cứu khao học văn học Xây dựng đề cương nghiên cứu cho đề tàikhoa học đó.

Bài làm:Đề tài:

LỖI CHÍNH TẢ TRONG BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN VÀ ĐỊNHKÌ MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG THCS KIM

ĐỒNG THẠCH AN- CAO BẰNG NĂM HỌC 2020-2021PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

-Viết đúng chính tả là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi người và đặc biệt càng quan trọng hơn đối với đối tượng học sinh đang nghiên cứu học tập bộ môn Ngữ Văn Khi viết đúng chính tả sẽ phát huy hiệu quả việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời nâng cao hiệu quả cho sự diễn đạt, mang lại thành công trong quá trình giao tiếp.

- Trên thực tế hiện nay, nay tôi đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại trường THCS Kim Đồng cho thấy chữ viết của học sinh toàn trường và đặc biệt là học sinh khối 6 đầu cấp chưa thật sự đảm bảo viết đúng quy tắc chính tả, chưa đảm bảo tính trong sáng của tiếng Việt còn mắc rất nhiều lỗi chính tả, làm cho các em ngại học môn Ngữ Văn

- Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng mắc lỗi chính tả, đồng thời giúp các em diễn đạt tốt hơn, tăng tính hứng thú và mang lại hiệu quả khi học tập bộ môn Ngữ Văn ở trường THCS Kim Đồng? Chính vì những lẽ đó tôi

Trang 2

lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Lỗi chính tả trong bài kiểm tra thường xuyên và định kì môn Ngữ văn của học sinh khối 6 THCS Kim Đồng năm học 2020-2021”.

2 Lịch sử nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu về lỗi chính tả có lẽ không còn mới và đã có rất nhiều người dành thời gian nghiên cứu về công trình này

- Tuy nhiên đối với việc nghiên cứu về lỗi chính tả trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì môn Ngữ văn đối với học sinh khối 6 đầu cấp chưa thật sự được chú trọng và làm rõ các vấn đề còn tồn tại.

- Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong dạy và học của bộ môn Ngữ văn theo hướng đổi mới toàn diện, chú trọng hình thành hình cho học sinh bốn kỹ năng cơ bản như: đọc, viết, nói, nghevà bảo tồn phát huy sự trong sáng của tiếng Việt Đồng thời tìm ra những nguyên nhân còn tồn tại, đưa ra những hướng khắc phục để giúp học sinh viết đúng quy tắc tiếng Việt, đạt hiệu quả cao trong quá trình tạo lập văn bản cũng như quá trình diễn đạt Bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này để làm rõ hơn và đi vào trọng tâm các lỗi chính tả học sinh khối 6 mắc phải thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ của môn Ngữ văn

3 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lỗi chính tả

trong bài kiểm tra thường xuyên và định kì môn Ngữ văn.

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm phát hiện ra những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh, những nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi để từ đó hướng tới các giải pháp khắc phục lỗi chính tả thường mắc của học sinh, giúp các em nắm được các quy tắc cơ bản khi viết, hình thành các kỹ năng như kỹ năng như: đọc, viết, nói, nghe góp phần nâng cao hiệu quả diễn đạt trong khi nói và quá trình tạo lập văn bản.

Trang 3

- Đề tài này nhằm phục vụ cho quá trình dạy và học phân môn tiếng Việt, đặc biệt là các tiết trả bài kiểm tra thường xuyên và định kì, lỗi dùng từ nói riêng và quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong chương trình THCS nói chung.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp nghiên cứu tài liệu liên quan đến các vấn đề chính tả: Quy tắc chính tả, khái niệm chính tả, các từ điển tiếng Việt từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt.

- Khảo sát thống kê, phân loại các lỗi chính tả thường gặp trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì môn Ngữ văn của học sinh khối 6 trường THCS Kim Đồng.

- Đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi chính tả của học sinh và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng mắc lỗi, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.

6 Phạm vi ngữ liệu: Các bài kiểm tra thường xuyên và định kì môn Ngữ

văn của học sinh khối 6 trường THCS Kim Đồng.

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp khảo sát thống kê - Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp tra cứu tài liệu - Phương pháp so sánh đối chiếu

8 Dự kiến đóng góp: thực hiện đề tài này nhằm hướng tới việc đóng

- Trên cơ sở nghiên cứu đề tàigóp phần củng cố lí luận về lỗi chính tả cho học sinh trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì

Trang 4

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trongviệc tạo lập văn bản cho học sinh, là tài liệu tham khảo xây dựng các bài tập cụ thể về sửa lỗi chính tả cho học sinh, đồng thời là nguồn tư liệu tham khảo cho giáo viên để phục vụ cho học tập giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường

NỘI DUNG

Chương 1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn

1.1 Chính tả và lỗi chính tả của học sinh trường THCS 1.1.1 Khái niệm chính tả là gì

1.1.2 Lỗi chính tả của học sinh Trung học cơ sở

1.2 Đặc điểm học sinh khối 6 ở trường THCSKim Đồng 1.3 Tiểu kết chương 1

Chương 2.Khảo sát, thống kê, phân loại lỗi chính tả trong các bàikiểm tra thường xuyên và định kì môn Ngữ văn của học sinh khối 6 ởtrường THCS Kim Đồng

2.1 Khảo sát thống kê thực trạng lỗi chính tả của học sinh

2.2 Phân loại lỗi chính tả qua khảo sát thống kê cho thấy các em học sinh khối 6 thường mắc các lỗi chính tả cụ thể sau:

2.2.1 Lỗi do nhầm thanh điệu 2.2.2 Lỗi về quy tắc viết hoa

2.2.3 Lỗi viết sai do phát âm không đúng với âm chuẩn tiếng Việt ( phụ âm đầu, phần vần, phần chính và âm cuối)

2.2.4 Lỗi do biến thể tùy tiện

2.3 Nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh

2.3.1 Do không nhớ, không thuộc mặt chữ, nhận thức hạn chế và thiếu ý thức rèn luyện, phân biệt chính tả đúng và sai dẫn đến việc phát âm không chuẩn hoặc viết sai chính tả.

Trang 5

2.3.2.Do không nắm được quy tắc chính tả

2.3.3 Do ảnh hưởng của phát âm địa phương, phần vần và thanh điệu 2.3.4 Do thiếu vốn từ, hiểu chưa đầy đủ về nghĩa của từ.

2.4 Tiểu kết chương 2

Chương 3: Giải pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh khối 6trường THCS Kim Đồng

3.1 Rèn luyện cách phát âm đúng, chuẩn tiếng Việt 3.2.Ghi nhớ mẹo luật chính tả

3.3 Đổi mới phương pháp dạy học với nhiều hình thức như: tổ chức trò chơi, ngày hội đọc sách, hội thi kể chuyện,…

3.4 Tăng cường thực hiện các bài tập chính tả phân biệt âm, vần, thanh điệu để giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt vào bài viết.

3.5 Tiểu kết chương 3

PHẦN KẾT LUẬN

- Học sinh nắm được các quy tắc chính tả và viết đúng chính tả trong tạo lập văn bản.

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Ngữ văn

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Từ điển tiếng Việt- Viện ngôn ngữ học

- Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu) (XB 1999)

- Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc (NXB ĐHSP Hà Nội)

- Từ vựng học tiếng Việt – Đỗ Hữu Châu (XB 2004)

- Tài liệu giảng dạy chương trình ngữ văn địa phương tỉnh Cao Bằng (Hoàng Minh Loan- Trường CĐSP Cao Bằng)

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Đề xuất một đề tài nghiên cứu khoa học ngôn ngữ hoặc một đề tài nghiên cứu khoa học văn học Xây dựng đề cương nghiên cứu cho đề tài khoa học đó.

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”

(Lâm Thị Mỹ Dạ – Truyện cổ nước mình)

Thế giới cổ tích trong văn học Việt Nam từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ mỗi con người Sức sống bền vững của chúng thể

Trang 8

hiện qua nội dung chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, có tầm ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành lòng thương yêu, cảm thông với những mảnh đời cơ cực, nghèo khổ Vì vậy, truyện cổ nước ta thật đúng như lời nhận xét: “Giá trị nhân văn của truyện cổ tích là ở sự quan tâm và đề cao những người dân thường bị áp bức” Bởi đề tài của truyện luôn xoay quanh mọi mảnh đời như thế.

Với thời đại công nghệ 4.0 học sinh lớp 6 không còn khát khao chờ đợi để nghe truyện cổ tích mà chỉ chăm chú vào mạng Internet chơi game hay bị thu hút vào những cuốn truyện tranh mang tính bạo lực, ngày càng nhiều học sinh chán học môn ngữ văn – học văn với hình thức đối phó, do đó, các em chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ứng xử của người xưa Để lôi cuốn sự hứng thú học tập môn Ngữ văn cho các em lứa tuổi THCS, Bộ GD&ĐT đã có nhiều sự đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp dạy - học nhằm giúp các em tiếp thu tốt các truyện cổ tích người giáo viên cần phải có lượng thông tin phong phú để kích thích các em tìm tòi khám phá ngay từ những bài học đầu tiên của cấp THCS.

Là những giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, chúng tôi muốn góp sức mình vào công việc bồi đắp tình cảm hay phát hiện ra cái hay trong truyện cổ tích phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh Để thực hiện điều đó, chúng tôi nghiên cứu một số truyện cổ tích trong chương trình Ngữ văn 6, cho học sinh trong việc tiếp cận thơ trữ tình một cách dễ hiểu và dễ nhớ phù hợp với lứa tuổi các em.

2 Lịch sử vấn đề:

Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này: GS Đinh Gia Khánh với công trình sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích Tấm Cám, GS Nguyễn Đổng Chi với bộ kho tang truyện cổ tích Việt Nam và ùng vói các bài nghiên cứu của các tác giả Trần Đức Ngôn trong bài luận văn PTS …

Trang 9

Chưa có ai nghiên cứu về vấn đề : Gía trị nhân đạo trong truyện cổ tích ở chương trình ngữ văn lớp 6 nên nhóm chúng em xin đề xuất tìm hiểu.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tính nhân đạo trong truyện cổ tích lớp 6 qua số phận của một số kiểu nhân vật bất hạnh như người mồ côi(Thạch Sanh ,Mã Lương) người có hình dạng xấu xí(Sọ Dừa),người có tài năng (Mã Lương,em bé thông minh) Các truyện có yếu tố hoang đường ,thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cái thiện với cái ác ,cái tốt với cái xấu,sự công bàng với sự bất công Hệ thống sự việc của cổ tích phong phú và phức tạp hơn truyền thuyết Cốt truyện cổ tích gần gũi với mọi lứa tuổi và có sức hấp dẫn hơn so với các hình thức tự sự khác .Truỵện cổ tích thường có kết cấu thắt nút,phát triển,đỉnh điểm,mở nút

4.Mục đích nghiên cứu:

Như chúng ta đã biết văn học dân gian là tiếng nói của người lao động và một trong những thể loại gửi gắm tâm tư tình cảm của con người chính là truyện cổ tích.Thông qua việc tìm hiểu tính nhân đạo trong truyện cổ tích cho học sinh lớp 6 trong tác phẩm “Thạch Sanh, Cây bút thần, Em bé thông minh” là một đề tài hướng tới tìm hiểu sâu hơn về tính nhân văn qua các tác phẩm.Chính vì vậy qua giờ học giáo viên giúp học sinh cảm nhận được tính nhân đạo qua các tác phẩm, và xây dựng cho học sinh đời sống tình cảm,trong sáng và thể hiện cảm xúc qua cách nhìn nhận của bản thân với những người xungquanh Từ đó phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy và học, nghiên cứu, khi tìm hiểu về tính nhân đạo trong truyên cổ tích

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 10

- Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu truyện cổ tích với đề tài này tôi sẽ nghiên cứu sâu về Tính nhân đạo truyện cổ tíchdân gian nói chung và các tác phẩm truyện cổ tích trong chương trình Ngữ văn 6 nói riêng.

- Sau khi nghiên cứu xong đề tài này, với sự đóng góp nho nhỏ tôi hy vọng đây là một trong những tài liệu bổ ích và thiết thực để phục vụ cho dạy và học thể loại Truyện cổ tích ở cấp THCS, đặc biệt là dạy và học các tác phẩm truyện cười trong chương trình Ngữ văn 6 mới.

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các tác phẩm truyện cổ tích trong chương trình ngữ văn 6 tập 1: Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: Để tìm hiểu về giá trị nhân đạo trong các truyện cổ tích lớp 6 cần tiếp cận hệ thống các truyện và đánh giá khái quát về giá trị nhân đạo trong các câu chuyện đó.

- Phương pháp phân tích- tổng hợp: Làm rõ các nhận định chung, phân

Trang 11

- Thực tiễn: kết quả đề tài là tài liệu tham khảo cho quá trình dạy và học thể loại truyện cổ tích trong chương trình ngữ văn lớp 6

1.3.3.Các yếu tố tưởng tượng, hoang đường

1.4 Truyện cổ tích trong chương trình ngữ văn 6 thể hiện tính nhân đạo

Trang 12

1.5 Tiểu kết chương 1

Chương 2 Số tác phẩm ở Ngữ văn lớp 6

2.1 Truyện Thạch Sanh 2.1.1 Giết Chằn Tinh

2.1.2 Giết Đại bàng cứu Công chúa, con vua Thủy Tề 2.1.3 Tiếng đàn, niêu cơm thần kì

Trang 13

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Bích Hà: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á Nxb Giáo dục, H, 1998.

2 Nguyễn Thị Huế: Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam Nxb Khoa học xã hội, H, 1999.

3 Tăng Kim Ngân: Cổ tích thần kỳ người Việt - đặc điểm cấu tạo cốt truyện

Nxb Khoa học xã hội, H, 1994.

4 SGK Ngữ văn 6 – Nxb Giáo dục - 2004

Ngày đăng: 04/07/2021, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w