1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu độ vững của cọc ép ren ngược chiều cải biên trên thực nghiệm, kết quả điều trị gãy hở xương chày và biến chứng (FULL TEXT)

166 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương gây gãy hở xương chày là rất thường gặp, chiếm tỷ lệ trên 10% các gãy xương hở nói chung và thường có kèm theo tổn thương ở da, cơ, mạch máu và thần kinh [1]. Biến chứng thường gặp và lo ngại nhất là nhiễm khuẩn, liền xương di lệch, khớp giả hoặc không liền xương. Đối với gãy hở xương chày, phương pháp điều trị rộng rãi hiện nay được thừa nhận là cắt lọc làm sạch tổn thương, nắn chỉnh ổ gãy, cố định vững chắc ổ gãy, sửa chữa tích cực tổn thương phần mềm, sử dụng kháng sinh phổ rộng sớm, nhằm ngăn cản các biến chứng, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình liền xương. Các phương pháp cố định ổ gãy hở xương chày đã được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nhưng cho đến nay vẫn không ngừng được nghiên cứu với mong muốn ngày càng hoàn thiện hơn. Mặc dù vậy, nguy cơ đáng lo ngại nhất vẫn là nhiễm khuẩn. Sử dụng khung cố định ngoài để điều trị gãy hở xương chày được đánh giá là phương pháp tối ưu, hạn chế được các biến chứng so với kết xương bên trong bằng đinh nội tủy hoặc nẹp vít. Tuy nhiên cố định ngoài cũng có những nhược điểm như nguy cơ di lệch thứ phát do cố định ổ gãy không vững, nhiễm khuẩn chân đinh, khó liền xương hơn so với kết xương bên trong. Một số tác giả chủ trương trước hết kết xương bằng khung cố định ngoài, sau khi tình trạng nhiễm khuẩn đã bị đẩy lùi thì chuyển sang kết xương bên trong nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Khi chuyển sang cố định bên trong, người bệnh có thể tập vận động sớm hơn [2]. Mong muốn là vậy nhưng đường hướng xử trí này vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi. Để cải thiện khả năng cố định ổ gãy xương chày của cố định ngoài, một số tác giả chủ trương kết hợp với kết xương bên trong đơn giản chỉ bằng vít, đinh Kirschner hoặc vòng đai thép. Tuy nhiên, khi đã đưa phương tiện kết xương vào bên trong thì dù ít dù nhiều cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Đường hướng này cũng chưa được chấp nhận rộng rãi. Cho đến nay, mặc dù cố định ngoài còn bộc lộ nhược điểm, nhưng kết xương bằng cố định ngoài trong gãy xương hở vẫn được chấp nhận rộng rãi, đặc biệt đối với gãy xương hở ở cẳng chân. Phần lớn cố định ngoài vẫn được sử dụng để cố định ổ gãy, tạo điều kiện cho quá trình liền xương và được coi là phương pháp an toàn nhất. Đặc biệt đối với gãy hở xương chày, cố định ngoài phát huy rõ ưu điểm trước nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn. Nhiều loại khung cố định ngoài được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn lâm sàng. Hầu như ở mỗi nước đều có ít nhất một loại khung cố định ngoài cho riêng mình. Nhiều quân đội các nước cũng nghiên cứu và phát triển cố định ngoài để đáp ứng khả năng cấp cứu, điều trị gãy xương hở và nhất là xử trí gãy xương hở trong chiến tranh. Thậm chí, đồng thời nhiều loại cố định ngoài khác nhau được thiết kế cho từng vị trí để phù hợp ở cả chi trên và chi dưới. Ở cẳng chân, cố định ngoài cũng được nghiên cứu và phát triển để kết xương cho ổ gãy đầu xương và thân xương. Trong những năm gần đây, khung cố định ngoài vẫn đang được nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá khả năng chịu lực và ứng dụng trong lâm sàng [3], [4]. Ở Việt Nam, một số loại khung cố định ngoài đã được ứng dụng như khung FESSA, khung Ilizarov hay khung Orthofix. Cũng có một số nghiên cứu phát triển khung cố định ngoài mới hoặc cải biên khung cố định ngoài sẵn có. Bộ cọc ép ren ngược chiều là một loại cố định ngoài được Nguyễn Văn Nhân nghiên cứu và phát triển từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước. Tác giả dựa theo nguyên lý kết xương căng dãn và nén ép của Ilizarov. Cọc ép ren ngược chiều đã được ứng dụng khá rộng rãi để điều trị cho nhiều loại tổn thương và bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, ứng dụng để điều trị đối với gãy hở xương chày và biến chứng nhiễm khuẩn vẫn là phổ biến nhất. Cho đến nay, đã có một vài nghiên cứu cải biên bộ cọc ép ren ngược chiều nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm và ứng dụng trong điều trị gãy hở xương chày. Mặc dù vậy, bộ cọc ép ren ngược chiều vẫn còn bộc lộ những nhược điểm nhất định cả về cơ học và kỹ thuật thực hiện cần phải tiếp tục khắc phục. Ví dụ như khả năng chỉ cố định ổ gãy ở dạng hai bên hoặc một bên, một bình diện đã làm hạn chế khả năng cố định ổ gãy và khó đạt được yêu cầu khi thực hiện, hoặc còn hạn chế khi kết xương cho những ổ gãy ở gần đầu xương. Xuất phát tự thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu độ vững của cọc ép ren ngược chiều cải biên trên thực nghiệm, kết quả điều trị gãy hở xương chày và biến chứng” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá độ vững của cọc ép ren ngược chiều cải biên trên các mô hình kết xương thực nghiệm. 2. Đánh giá kết quả ứng dụng cọc ép ren ngược chiều cải biên trong điều trị gãy hở xương chày và biến chứng nhiễm khuẩn.

Ngày đăng: 03/07/2021, 08:25

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    1.1. Đặc điểm giải phẫu xương chày và các thành phần giải phẫu liên quan đến gãy hở xương chày

    1.2. Phân loại gãy hở xương chày

    1.2.1. Phân loại gãy xương chày theo AO

    1.2.2. Phân loại gãy xương hở

    1.3.1. Sử dụng kháng sinh

    1.3.2. Xử trí vết thương

    1.3.3. Cố định ổ gãy

    1.4. Điều trị biến chứng nhiễm khuẩn sau kết xương bên trong

    1.5. Một số loại cố định ngoài sử dụng trong điều trị gãy hở xương chày

    1.5.1. Thành phần và cấu hình của cố định ngoài một bên

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w