1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TẬP HÌNH SỰ: A, B (cùng 17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản. A đứng ngoài canh gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản. Khi B dắt chiếc xe máy của C ra đến sân nhà (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng xóm nhà C) b

9 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Huống A, B (Cùng 17 Tuổi) Bàn Nhau Vào Nhà C Lấy Tài Sản
Thể loại bài tập hình sự
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 20,39 KB

Nội dung

A, B (cùng 17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản. A đứng ngoài canh gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản. Khi B dắt chiếc xe máy của C ra đến sân nhà (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng xóm nhà C) bắt giữ. B bỏ xa, lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào ngực T rồi bỏ chạy. Anh T sau đó đã tử vong. Sau khi phạm tội, B bị bắt còn A bỏ trốn (công an chưa bắt được). B bị toàn án xét xử, kết án về hai tội: tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, nhất là đối với tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội Chính vì vậy, việc giữ gìn

và bảo vệ an ninh, trật tự xã hội luôn là vấn đề được quan tâm, ưu tiên hàng đầu Những tội phạm thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra các hậu quả nguy hiểm cho các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ thì đều phải chịu trách nhiệm hình

sự trước pháp luật Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta cùng phân tích, làm rõ tình huống về tội giết người và tội trộm cắp tài sản đã nêu trong đề bài số 02

Trong quá trình làm bài, do kiến thức còn hạn hẹp, bài làm còn nhiều thiếu xót, mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của các thầy cô để em rút kinh nghiệm cho những bài luận sau Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

I Tình huống

A, B (cùng 17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản A đứng ngoài canh gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản Khi B dắt chiếc

xe máy của C ra đến sân nhà (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng xóm nhà C) bắt giữ B bỏ xa, lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào ngực

T rồi bỏ chạy Anh T sau đó đã tử vong Sau khi phạm tội, B bị bắt còn A bỏ trốn (công an chưa bắt được) B bị toàn án xét xử, kết án về hai tội: tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS

1 Trên cơ sở phân loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS hãy phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B đã thực hiện trong tình huống nêu trên

Trang 2

2 Với hành vi phạm tội nêu trên thì mức phạt tù cao nhất mà tòa án có thể

áp dụng đối với B là bao nhiêu năm tù

3 Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội trộm cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao?

4 A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu trên không? Tại sao?

II Giải quyết tình huống

1 Trên cơ sở phân loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS hãy phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B đã thực hiện trong tình huống nêu trên

Theo khoản 1 Điều 9 BLHS hiện hành đã quy định:

1 Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

Trang 3

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Thứ nhất, về tội trộm cắp, B đã bị Tòa án xét xử theo khoản 2 Điều 173

BLHS Cụ thể, khoản 2 Điều 173 đã quy định như sau:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.”

Như vậy, theo khoản 2 Điều 173 BLHS, B sẽ bị áp dụng hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Đối chiếu với khung hình phạt tại điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS ta thấy mức hình phạt cao nhất mà người phạm tội phải chịu được quy

Trang 4

định trong của hai điều luật đều là 07 năm tù Vì vậy, tội trộm cắp của B trong

tình huống nêu trên được phân vào loại tội phạm nghiêm trọng.

Thứ hai, về tội giết người, B bị Tòa án xét xử theo khoản 2 Điều 123

BLHS Cụ thể khoản 2 Điều 123 quy định như sau:

“Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.”

Xét thấy, hành vi của B không thuộc vào các trường hợp của khoản 1 Điều

123 BLHS, như vậy B sẽ bị áp dụng hình phạt theo khoản 2 Điều này, theo đó, B

sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm Đối chiếu theo điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS, ta thấy mức hình phạt cao nhất mà người phạm tội phải chịu được quy định trong hai điều luật này đều là 15 năm tù Như vậy, tội giết người của B

trong tình huống nêu trên được phân vào loại tội phạm rất nghiêm trọng.

2 Với hành vi phạm tội nêu trên thì mức phạt tù cao nhất mà tòa án

có thể áp dụng đối với B là bao nhiêu năm tù?

Trong tình huống trên, B chỉ mới 17 tuổi và B đã phạm vào hai tội: tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS, nên xét theo khoản 1 Điều 103, khi xét xử cùng một lần người

dưới 18 tuổi phạm nhiều tội: “ Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ

đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội” Như vậy, khi tổng hợp hình phạt và

đưa ra mức phạt cao nhất đối với B sẽ không được vượt quá 18 năm tù giam

Theo điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS quy định: “Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là có thời hạn, thì các hình phạt

Trang 5

đó được cộng lại thành hình phạt chung;” Theo đó, mức phạt tù của B sẽ là

mức phạt tù của tội trộm cắp tài sản cộng với mức phạt tù của tội giết người

Để có thể áp dụng mức phạt tù cao nhất đối với B thì mức phạt tù của mỗi tội sẽ phải là cao nhất Theo khoản 2 Điều 173 BLHS, mức phạt tù cao nhất đối với tội trộm cắp tài sản là 07 năm và theo khoản 2 Điều 123 BLHS, mức phạt tù cao nhất đối với tội giết người là 15 năm

Tuy nhiên, như trên đã nói, B mới 17 tuổi, theo khoản 1 Điều 101 quy định về mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi

khi phạm tội, “nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định” Vì vậy, mức phạt tù cao nhất đối

với tội trộm cắp của B là 05 năm 03 tháng và mức phạt tù cao nhất đối với tội giết người của B là 11 năm 03 tháng

Tóm lại, với hành vi phạm tội nêu trên thì mức phạt tù cao nhất mà Tòa án

có thể áp dụng đối với B là 16 năm 06 tháng.

3 Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội trộm cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao?

Khoản 2 Điều 12 BLHS quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150,

151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287,

289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Trang 6

Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 12 BLHS thì B sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội giết người và tội trộm cắp tài sản của B thỏa mãn các điều kiện do khoản 2 Điều 12 quy định

Thứ nhất, về tội giết người của B được cấu thành theo khoản 2 Điều 123

BLHS và được xếp vào loại tội phạm rất nghiêm trọng dựa theo quy định của khoản 1 Điều 09 BLHS Như vậy, theo khoản 2 Điều 12 BLHS thì nếu B 15 tuổi

sẽ vẫn phải chịu TNHS về tội giết người trong tình huống nêu trên.

Thứ hai, về tội trộm cắp tài sản của B được cấu thành theo Khoản 02 Điều

173 BLHS và được xếp vào loại tội phạm nghiêm trọng dựa theo quy định của

khoản 1 Điều 9 BLHS Như vậy, nếu B 15 tuổi sẽ không phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản trong tình huống trên do tội trộm cắp tài sản của B không

thuộc vào loại tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như khoản 2 Điều 12 BLHS đã nêu

4 A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu trên không? Tại sao?

Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm

được gọi là đồng phạm Khoản 1 Điều 17 BLHS quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Theo đó

đồng phạm đòi hỏi có những dấu hiệu sau:

* Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:

- Dấu hiệu thứ nhất: Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm

Trang 7

- Dấu hiệu thứ hai: Người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi sau:

+ Hành vi thực hiện tội phạm

+ Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm

+ Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm

+ Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm

* Về mặt chủ quan: Những người đồng phạm đều cố ý cùng thực hiện một tội phạm Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện như sau:

- Về lý trí: Mỗi người đồng phạm đều nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được có người khác cùng mình thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội

- Về ý chí: Trong đồng phạm, những người đồng phạm đều mong muốn hoạt động chung với nhau, đều mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

- Mục đích phạm tội: Đồng phạm còn đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích phạm tội trong trường hợp đồng phạm những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu được mô tả trong CTTP

Nếu không thỏa mãn dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm Trong trường hợp này, những người tham gia sẽ chịu TNHS độc lập với nhau

 Đánh giá các dấu hiệu của A trong tình huống trên:

* Về mặt khách quan:

Trang 8

- Về chủ thể, có hai người tham gia phạm tội và cả hai đều có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm

- Trong trường hợp này, A có hành vi tổ chức thực hiện tội phạm và hành

vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm, đó là bàn nhau vào nhà C lấy tài sản

và đứng ngoài canh gác cho B lấy tài sản, nhưng đó là dấu hiệu về đồng phạm đối với tội trộm cắp tài sản Còn đối với tội giết người thì không hề có dấu hiệu nào cho thấy A có hành vi là một trong bốn hành vi được nêu ra trong dấu hiệu

về mặt khách quan của đồng phạm

* Về mặt chủ quan:

Trong trường hợp trên, hành vi lấy dao mang theo trong người đâm T khiến T tử vong của B là hành vi vượt quá dự đoán của A Ngoài ra, mục đích ban đầu của A và B chỉ là vào nhà C trộm cắp tài sản, cụ thể là chiếc xe trị giá 30 triệu đồng và trong khi bàn bạc không hề đề cập đến việc mang dao trong người

để giết người Vì vậy, trong trường hợp này, A chỉ có ý định trộm cắp tài sản mà không có ý định đâm chết T và không mong muốn việc đó xảy ra Có thể nói, hành vi đâm chết T với mong muốn thoát thân của B là hành vi bộc phát, nằm ngoài mục đích và dự đoán của A

Qua những phân tích trên, dựa vào khoản 2 và khoản 3 Điều 17 BLHS, có

thể kết luận rằng A không bị coi là đồng phạm với B về tội giết người

KẾT LUẬN

Qua tình huống trên, ta có thể thấy rằng trong thực tế, tội phạm nói chung

và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng diễn ra hết sức phức tạp, dễ gây nhầm lẫn trong việc định tội danh và khung hình phạt Vì vậy, việc xác định đúng người, đúng tội là một vấn đề cần

Trang 9

được quan tâm giải quyết để từ đó giảm thiểu tình trạng phạm tội đang ngày một nghiêm trọng như hiện nay

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nxb Chính trị

quốc gia sự thật

2 TS Dương Tuyết Miên, Định tội danh và Quyết định hình phạt, Nxb Lao

động xã hội

3 PGS TS Lê Thị Sơn, Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ

chức tội phạm với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự,

Nxb Tư pháp

4. https://luatduonggia.vn/tong-hop-hinh-phat-trong-truong-hop-nguoi-chua-thanh-nien-pham-toi/

Ngày đăng: 02/07/2021, 01:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w