1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, từ thực tiễn Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hải Dương

104 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Khái niệm và đặc điểm hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội * Khái niệm VPHC Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHẠM THỊ NGA

Xö PH¹T VI PH¹M HµNH CHÝNH TRONG LÜNH VùC B¶O HIÓM X· HéI,

Tõ THùC TIÔN B¶O HIÓM X· HéI TØNH H¶I D¦¥NG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHẠM THỊ NGA

Xö PH¹T VI PH¹M HµNH CHÝNH TRONG LÜNH VùC B¶O HIÓM X· HéI,

Tõ THùC TIÔN B¶O HIÓM X· HéI TØNH H¶I D¦¥NG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI XUÂN ĐỨC

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan

Phạm Thị Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy tôi trong toàn khóa học, cung cấp những kiến thức cần thiết, cơ sở lý luận khoa học để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này

Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Xuân Đức đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết và hoàn thành Luận văn, từ xây dựng

đề cương đến hoàn thiện bài luận văn

Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các phòng nghiệp vụ cùng toàn thể cán bộ công chức viên chức, đặc biệt là Ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Phạm Thị Nga

Trang 5

CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 6 1.1 Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực bảo hiểm xã hội 6

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 6 1.1.2 Đối tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 9 1.1.3 Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực bảo hiểm xã hội 11 1.1.4 Các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh

vực bảo hiểm xã hội 17

1.2 Nội dung hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực bảo hiểm xã hội 25

1.2.1 Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về trốn đóng bảo

hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp 25 1.2.2 Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về nợ tiền đóng

BHXH, BHTN 28 1.2.3 Xử phạt về vi phạm trong việc giải quyết chi trả và hưởng các

chế độ BHXH, BHTN 30 1.2.4 Hoạt động kiểm tra, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại tỉnh Hải Dương 32

Trang 6

1.3 Các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 34

1.3.1 Đường lối, quan điểm của Đảng trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 34

1.3.2 Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH 35

1.3.3 Ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia BHXH 36

1.3.4 Tổ chức bộ máy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH 36

1.3.5 Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động xử phạt hành chính 37

Tiểu kết Chương 1 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 41

2.1 Tổ chức bộ máy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH của tỉnh Hải Dương 41

2.2 Thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH tại tỉnh Hải Dương 44

2.2.1 Xử phạt về trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp 45

2.2.2 Xử phạt vi phạm về nợ tiền đóng BHXH, BHTN 56

2.2.3 Xử phạt về vi phạm trong việc giải quyết chi trả và hưởng các chế độ BHXH, BHTN 58

2.2.4 Hoạt động kiểm tra, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại tỉnh Hải Dương 59

2.3 Đánh giá về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH tại tỉnh Hải Dương 61

2.3.1 Ưu điểm 63

2.3.2 Hạn chế 65

Tiểu kết Chương 2 70

Trang 7

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ

PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG 71 3.1 Yêu cầu tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Hải Dương 71 3.2 Phương hướng đảm bảo hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Hải Dương 73

3.2.1 Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công

tác quản lý và trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 73 3.2.2 Bảo đảm sự tương thích của trách nhiệm pháp lý đối với vi

phạm hành chính với các điều kiện cụ thể của đời sống xã hội, đồng thời các cam kết quốc tế liên quan mà nước ta ký kết hay tham gia 73 3.2.3 Bảo đảm tính đồng bộ trong việc tăng cường hiệu quả xử phạt

hành chính 74 3.2.4 Bảo đảm tính kế thừa trong xây dựng và thi hành pháp luật 74

3.3 Giải pháp tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực bảo hiểm xã hội 75

3.3.1 Đẩy mạnh công tác thanh tra - kiểm tra, công khai thông tin thực

hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 75 3.3.2 Phát huy vai trò của Thanh tra sở LĐTB-XH và Thanh tra

chuyên ngành đóng BHXH trong thanh - kiểm tra, phát hiện và

xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo hiểm xã hội 78 3.3.3 Tập huấn chuyên sâu để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội của người dân, người lao động, cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của tổ chức công đoàn tại tỉnh Hải Dương 80

Trang 8

3.3.4 Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội của người dân, người lao động, cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp cũng

như trách nhiệm của tổ chức công đoàn tại tỉnh Hải Dương 81

3.3.5 Tăng cường năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính pháp luật BHXH 83

3.3.6 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 83

Tiểu kết Chương 3 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

Sở LĐTBXH Sở Lao động Thương binh Xã hội

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp số liệu tham gia và đóng BHXH, BHTN tại

Bảng 2.2 Tổng hợp số liệu giải quyết và chi trả các chế độ

BHXH, BHTN tại tỉnh Hải Dương từ năm 2015-2019 43 Bảng 2.3 Tổng hợp số liệu đơn vị sử dụng lao động vi phạm

Bảng 2.4 Tổng hợp số liệu các đơn vị sử dụng lao động chưa

đăng ký tham gia BHXH, BHTN tính đến 31/12/2019 46 Bảng 2.5 Tổng hợp số liệu đơn vị sử dụng lao động vi phạm về

đóng không đủ số người thuộc diện phải tham gia

Bảng 2.6 Tổng hợp số liệu đơn vị đóng BHXH, BHTN không

Bảng 2.7 Tổng hợp số liệu đơn vị sử dụng lao động vi phạm về

đóng BHXH, BHTN không đúng mức tiền lương từ

Bảng 2.8 Tổng hợp số liệu vi phạm về nợ tiền đóng BHXH,

BHTN của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn

Bảng 2.9 Tổng hợp số liệu vi phạm trong giải quyết chi trả và

hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Bảng 2.10 Tổng hợp số liệu về chấp hành Quyết định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH trên địa bàn từ

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ 21, thế kỷ của nền khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh chóng, đất nước ta đang ngày càng hòa nhập hơn vào xu thế tiến bộ đó của thế giới, với những bước đi công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trang bị cho cơ sở vật chất của chúng ta ngày càng tiên tiến hơn, hiện đại hơn Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện của đất nước Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT là hai chính sách quan trọng của hệ thống an sinh

xã hội, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, nhằm bảo đảm an toàn cho đời sống của người tham gia BHXH

và gia đình họ, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội Chính sách BHXH đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Tuy nhiên, nên việc thực hiện và thi hành pháp luật về BHXH không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định trên các địa phương trong cả nước trong đó có địa bàn tỉnh Hải Dương Vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội xảy ra ngày càng nhiều thủ đoạn và tinh vi gây ảnh hưởng lớn tới lợi ích của người lao động và Nhà nước Ví dụ như người sử dụng lao động không đóng, đóng không đủ số người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, đóng cho những người không thuộc diện tham gia nhằm trục lợi quỹ BHXH; đóng không đúng mức tiền lương theo quy định, đóng không đúng thời gian theo quy định (nợ tiền BHXH, BHTN); người lao động thỏa thuận với NSDLĐ

Trang 12

Mặc dù đã có những quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH song thực tế vẫn chưa được giải quyết toàn diện Hình thức chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá nhẹ không đủ sức răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính còn quá rườm rà, phức tạp cùng với việc XPVPHC chưa nghiêm dẫn đến tình hình vi phạm, tái VPPL

về BHXH ngày càng phức tạp Nhiều vụ vi phạm đã trở thành mối quan tâm bức xúc trong dư luận xã hội, đồng thời còn là nguy cơ tiềm ẩn gây bất ổn định

xã hội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của cả nước nói chung

Chính từ thực trạng đó để góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động

xử phạt vi phạm hành chính và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong

lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại tỉnh Hải Dương, học viên chọn đề tài: “Xử phạt

Trang 13

vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, từ thực tiễn Bảo hiểm

Xã hội tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật hành chính và Luật

Hiến pháp, coi đây là việc làm có tính cấp thiết

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có nhiều công trình và bài viết như:

+ Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử phạt vi

+ Bài viết “Áp dụng tình tiết vi phạm hành chính nhiều lần khi xử phạt

vi phạm hành chính”, Ths Đoàn Văn Hường, tạp chí dân chủ - pháp luật số 6

(279) -2015

+ Bài viết “Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một sổ nội dung về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHTN” Ths Nguyễn Hòa Bình (năm

2016), tạp chí BHXH tr 30, kỳ 01 tháng 03/2016

+ Bài viết “Bàn thêm về khái niệm vi phạm hành chính”, Ths Đinh Văn

Quỳnh, tạp chí Luật sư Việt Nam số 04/4/2016

Các công trình trên đã luận bàn ở những góc độ khác nhau về xử lý VPHC trong lĩnh vực BHXH tại tỉnh Hải Dương Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu ở góc độ luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Do đó, đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố và nó có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về XPVPHC trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại tỉnh Hải Dương, luận văn đề xuất các giải pháp

Trang 14

hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội từ thực tiễn BHXH tỉnh Hải Dương và đánh giá khách quan về những kết quả đạt được trong hoạt động xử phạt hành chính trên lĩnh BHXH từ thực tiễn tỉnh Hải Dương, đi sâu phân tích kết quả, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân

Thứ ba, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH từ thực tiễn tỉnh Hải Dương từ năm

2015 đến năm 2019

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ

nghĩa xã hội Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về nhà nước và pháp luật; về quản lý nhà nước và cưỡng chế nhà nước dưới góc độ chủ nghĩa xã hội; về đấu tranh với

vi phạm hành chính

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp

chủ yếu: Phương pháp so sánh, phương pháp luật học và phương pháp thống

kê, phương pháp phân tích, tổng hợp

Trang 15

6 Ý nghĩa của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần xây dựng hệ thống các khái

niệm, đặc điểm của việc thực hiện và đảm bảo thực hiện pháp luật về xử phạt

vi phạm hành chính và các yêu cầu, yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần tăng cường hiệu quả hoạt

động xử phạt vi phạm hành chính về BHXH nhằm hạn chế và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH và Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, để hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

7 Kết cấu của luận văn

Với mục đích và ý nghĩa của đề tài, luận văn được thiết kế làm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

bảo hiểm xã hội

Chương 2 Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo

hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Chương 3 Phương hướng và giải pháp đảm bảo hoạt động xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội từ thực tiễn BHXH tỉnh Hải Dương

Trang 16

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

* Khái niệm VPHC

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách

cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội

phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính (Pháp

lệnh Xử lý VPHC năm 1989) Đến Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 1995 và năm

2002 khái niệm vi phạm hành chính như trên đã không còn nữa và được đưa một cách gián tiếp vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính” và cho đến hiện nay, khái niệm vi phạm hành chính lại được khái niệm một cách cụ thể là:

“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC” [40, Điều 2, Khoản 1] Qua khái

niệm trên cho ta thấy VPHC có các đặc điểm như: thứ nhất, VPHC là hành vi

có lỗi; thứ hai, VPHC xâm hại tới hoạt động quản lý nhà nước mà không phải

là tội phạm; thứ ba, VPHC phải bị xử phạt hành chính

* Khái niệm VPHC trong lĩnh vực BHXH

Lĩnh vực BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước vì an sinh xã hội là tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội, là một trong những nhân tố cơ bản thể hiện sự văn minh và phát triển của mỗi quốc gia Trong đó BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp

Trang 17

một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (khoản 1 Điều 3 Luật BHXH

số 58/2014/QH13)

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước

về BHXH mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính Việc thực hiện hành vi VPPL trong lĩnh vực BHXH là các cách thức, các thủ đoạn mà các chủ thể vi phạm pháp luật hành chính về BHXH thực hiện Theo đó, thuật ngữ “thủ đoạn” được hiểu là cách

thức, mánh lới để thực hiện hành vi, theo Từ điển Tiếng Việt thì “Thủ đoạn là

cách hành động, tính toán theo chiều hướng chuyển thiệt hại của người khác thành lợi ích của mình” Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH là hành vi

nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện cố

ý hoặc vô ý vi phạm đến các quy định của pháp luật trong quản lý và thực hiện chính sách BHXH Thủ đoạn thực hiện hành vi VPPL trong lĩnh vực BHXH là

hệ thống những hành vi, những mánh lới, những cách thức của đối tượng thực hiện hành vi VPPL trong lĩnh vực BHXH nhằm đạt mục đích đã đặt ra từ trước của các đối tượng vi phạm Ví dụ như vi phạm quy định về đóng BHXH, BHTN, vi phạm quy định về giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHTN

Như vậy, ta có thể hiểu xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt (cưỡng chế hành

chính), và biện pháp khắc phục hậu quả như buộc truy nộp số tiền BHXH bắt

buộc, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp chưa đóng, chậm đóng và lãi chậm đóng theo lãi xuất đầu tư quỹ BHXH trong năm; buộc phải thực hiện đúng quy định về cấp, quản lý sổ BHXH; buộc nộp lại số tiền thu lợi bất chính từ hành vi vi phạm pháp luật BHXH mà có đối với cá nhân, cơ

Trang 18

quan, đơn vị, tổ chức thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực BHXH theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC

* Đặc điểm hoạt động XPVPHC về BHXH

Hoạt động XPVPHC về BHXH được thực hiện trên nhiều lĩnh vực

khác nhau như: thu, nộp tiền và giải quyết, chi trả các chế độ BHXH (chế độ

ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản và chế độ hưu trí, tử tuất); thu, nộp tiền và giải quyết chi trả chế độ BHTN (trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm); thu, nộp tiền và giải

quyết chi trả bảo hiểm TNLĐ - BNN; cấp và quản lý sổ BHXH Xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, Chủ thể xử phạt vi phạm hành chính là nhiều cơ quan có

thẩm quyền khác nhau, khác với các vụ việc hình sự, dân sự chỉ do một cơ quan xem xét là Tòa án Việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực BHXH do nhiều cơ quan thực hiện như: Chủ tịch UBND tỉnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, Chánh Thanh tra Sở LĐTB-XH, Chủ tịch UBND phường

Thứ hai, xử phạt VPHC là sự cưỡng chế của Nhà nước đối với chủ thể

vi phạm về quản lý nhà nước bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cùng với bộ máy cưỡng chế và công cụ cưỡng chế hành chính

Cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực BHXH được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; Nghị định số

88/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa, đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ do nhiều cơ quan ban hành như: Luật Xử lý VPHC năm 2012; Nghị định số 86/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH; Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người

Trang 19

lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Hiện Nghị định này đã hết hiệu lực từ tháng 3/2020

Thứ ba, việc xử phạt VPHC được thực hiện theo trình tự, thủ tục hành

chính Các loại xử phạt vi phạm pháp luật khác như hình sự, dân sự cũng theo thủ tục tư pháp riêng tương ứng

Thứ tư, đối tượng xử bị phạt VPHC bao gồm cá nhân, cơ quan, đơn vị,

tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước

Trên cơ sở đó ta có thể thấy đối tượng bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH là cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

1.1.2 Đối tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Hoạt động xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH chỉ diễn ra khi có đối tượng làm trái, vi phạm (cố ý hoặc vô ý) các quy định của Luật BHXH và các văn bản dưới Luật quy định, hướng dẫn thực hiện các Điều, khoản của Luật BHXH Tại Điều 2 Nghị định 95/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định đối

tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH gồm: “Người sử dụng lao

động; Người lao động; Các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này”

Tại Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định đối tượng áp dụng Luật BHXH gồm:

1 Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Trang 20

an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã

có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

2 Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ

3 Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể,

tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động [41, Điều 2]

Trang 21

Như vậy, tất cả những đối tượng trên vừa là đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng các quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc Đồng thời cũng là đối tượng nếu vi phạm (vô tình hoặc vô ý) những quy định của Luật BHXH ở một mức độ nhất định, thuộc khung hình phạt phải xử phạt vi VPHC trong lĩnh vực BHXH, chính là đối tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH

Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định tại Nghị định 95/NĐ-CP và Luật BHXH số 58 ta có thể hiểu ngắn gọn đối tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH gồm:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt nam có hành vi cố ý hoặc vô ý có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 95/NĐ-CP, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó;

- Đối với những hành vi vi phạm về lĩnh vực bảo hiểm xã hội của cán

bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực bảo hiểm

xã hội mà không phải là tội phạm thì bị kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

1.1.3 Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Một trong những đặc điểm của việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH là vụ việc được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính các cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC là ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra lao động; Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh

Trang 22

Với mục tiêu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong việc xử phạt các hành vi có lỗi do các chủ thể thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người

có trách nhiệm phải tiến hành lập biên bản VPHC sau đó xem xét đối chiếu giữa hành vi vi phạm với quy định xử phạt VPHC ở lĩnh vực chuyên ngành để xem xét áp dụng mức hình phạt (luật xử lý VPHC năm 2012)

Xử phạt hành chính phải được tiến hành một cách nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng theo đúng quy định của pháp luật và đây chính là nguyên tắc của xử phạt vi phạm hành chính

Luật Xử lý vi phạm hành năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp; Chánh Thanh tra Sở LĐTB-XH; Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH được Pháp luật phân định như sau:

- Thẩm quyền XPVPHC của Chủ tịch UBND các cấp; Chánh Thanh tra

Sở LĐTB - XH đối với các hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức

về BHXH, BHTN (Điều 36, 37 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP) như:

+ Các vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, BHTN gồm các hành vi: Không đóng, đóng không đúng thời hạn quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH; NLĐ thỏa thuận với người SDLĐ không tham gia BHXH hoặc tham gia BHXH nhưng đóng không đúng mức quy định; Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN; Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng

+ Các vi phạm quy định về lập hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHTN

Trang 23

gồm các hành vi không trả hoặc không kịp thời chi trả chế độ ốm đau; dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ

để sinh con, chế độ lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; Không làm thủ tục để giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động, hoặc không cho NLĐ đi giám định y khoa để giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ hoặc làm giả hồ sơ để trục lợi chế độ BHXH, BHTN; Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi NLĐ có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc Mức phạt đối với cá nhân được xác định từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng, mức phạt đối với NSDLĐ từ 2.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; Phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/01 người lao động đối với NSDLĐ có một trong các hành vi như: Không chi trả chế độ nghỉ ốm đau, thai sản; trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động

+ Vi phạm các quy định khác về BHXH, BHTN như: Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động

Trang 24

khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Không làm văn bản đề nghị cơ quan BHXH xác nhận việc đóng BHTN cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định với những vi phạm trên người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

Hành vi sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích: Mức phạt đối với cá nhân được xác định từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng; Mức phạt đối với người

sử dụng lao động từ 2.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Trong những năm qua, tính tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT của nhiều đơn vị sử dụng lao động trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước còn hạn chế, cụ thể: Tình trạng không tham gia BHXH, BHYT, BHTN trốn đóng, chậm đóng tiền BHXH dẫn đến nợ đọng, nợ đọng kéo dài còn xảy

ra ở một số doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động Tại một số đơn vị sử dụng lao động chưa nghiêm túc, không hợp tác với cơ quan BHXH khi đến làm việc, còn tình trạng giả mạo hồ sơ trục lợi quỹ BHXH, tình trạng mượn hồ sơ khi đi làm còn xảy ra Tình trạng kéo dài thời gian thử việc, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN thấp hơn nhiều so với thu nhập thực tế của người lao động còn xảy ra tại nhiều doanh nghiệp Từ tháng 01/2020, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội trong toàn quốc nói chung, địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp vận tải, may mặc, khách sạn dẫn đến tình trạng nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN tăng

Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Giám đốc BHXH tỉnh được xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN gồm:

Theo Điều 121 Luật BHXH 2014 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thẩm quyền xử phạt thuộc về:

Trang 25

- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 46 của Luật Xử lý vi phạm hành chính: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

Giám đốc BHXH cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 250.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

Ngoài ra tại khoản 2 Điều 121 Luật BHXH 2014: Người có thẩm quyền

xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao cho cấp phó thực hiện xử lý vi phạm hành chính

Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH ở một số nơi còn lỏng lẻo Nhằm kịp thời xử lý và phòng ngừa các vi phạm trên cũng như nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH, tại khoản 3 Điều 13 Luật BHXH năm 2014 quy định chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH Trên cơ sở đó, ngày 31/03/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2016/NĐ-CP quy định về việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH Cụ thể giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc

Trang 26

Trung ương trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Đoàn thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y

tế, trừ các đối tượng liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Đồng thời quy định thẩm quyền xử phạt VPHC của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Giám đốc BHXH tỉnh được xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN quy định của pháp luật

về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm gồm:

- Các vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, BHTN như không

cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH; Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải trốn đóng; Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải trốn đóng; người SDLĐ không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; người SDLĐ có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi chế độ BHXH, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN làm giả, làm sai lệch nội dung

Trang 27

- Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội như: người SDLĐ có

hành vi không trả chế độ BHTNLĐ-BNN trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến; người SDLĐ có một trong các hành vi sau đây: Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho NLĐ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật BHXH; Không giới thiệu NLĐ thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật BHXH đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa; Không trả sổ BHXH cho NLĐ theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội; người SDLĐ khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ mà có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

1.1.4 Các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Các hình thức XPVPHC và biện pháp khắc phục hậu quả là một trong những nội dung quan trọng trong xử phạt VPHC bởi lẽ đây chính là cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể vi phạm hành chính, qua đó bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước, nhằm khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng và hoạt động bình thường của xã hội và qua đó góp phần giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước

* Các hình thức xử phạt

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã

Trang 28

hội được hiểu là các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, được áp dụng đối với

cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi VPHC về BHXH Pháp luật quy định các hình thức xử phạt hành chính thực chất là xác định các mức độ áp dụng cưỡng chế nhà nước đối với đối tượng thực hiện VPHC Các mức độ cưỡng chế này được xác định bởi tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành

vi VPHC do tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm nên các hình thức xử phạt hành chính cũng biểu hiện mức độ trừng phạt không nghiêm khắc bằng các hình phạt đối với tội phạm Hiện nay, nhiều nước trên thế giới có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính như là hình thức phạt cảnh cáo, hình thức phạt tiền và trong pháp luật Việt Nam các hình thức xử phạt cũng có các hình thức xử phạt đó Theo hệ thống pháp luật hiện hành, vi phạm hành chính hiện nay thì các quy định về phạt tiền thể hiện ở nhiều phương diện và góc độ khác nhau tùy tính chất và mức độ vi phạm và mức phạt

vi phạm hành chính là mức phạt bình quân của khung phạt Cụ thể tại 3 Điều: Điều 38, Điều 39 và Điều 40 trong Chương III của Nghị định 28/2020/NĐ-CP

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Mức xử phạt vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 38)

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động

có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm

xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội;

Trang 29

+ Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội

- Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

+ Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; + Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng

- Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Trang 30

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Mức xử phạt vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 39)

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp

hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung

Mức xử phạt vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 40)

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh

Trang 31

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;

+ Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;

+ Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có một trong các hành vi sau đây:

Trang 32

+ Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với mỗi người lao động vi phạm nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng;

+ Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ

kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động mà có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực BHXH theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH bao gồm:

- Đối với vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

+ Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều 38 Nghị định 28/NĐ-CP;

+ Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không

kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời

Trang 33

điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành

vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều 38 Nghị định 28/NĐ-CP từ 30 ngày trở lên

- Đối với vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 Điều 39 Nghị định 28/NĐ-CP

- Đối với vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

+ Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Buộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 40 Nghị định 28/NĐ-CP nếu người lao động có yêu cầu;

+ Buộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp lại số tiền đã trục lợi vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 40 Nghị định 28/NĐ-CP;

+ Buộc hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này

Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức VPHC có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả Trên mặt khác, các chế tài này có thể được áp dụng độc lập trong các trường hợp như: thực hiện hành vi VPHC trong tình thế cấp thiết hoặc thực hiện hành vi VPHC do sự kiện bất khả kháng, hoặc không xác định

Trang 34

được đối tượng VPHC, hoặc hết thời hiệu XPVPHC, hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt, hoặc cá nhân VPHC chết, mất tích; tổ chức VPHC đã giải thể, phá sản Trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt bao gồm biện pháp buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng, chậm đóng và buộc đóng số tiền lãi của số tiền này theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHXH của năm trước liền kề Cá nhân, tổ chức VPHC buộc phải nộp số tiền này do hành vi vi phạm hành chính gây ra trong việc thực hiện BHXH; nếu cá nhân, tổ chức VPHC không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện; biện pháp buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền BHXH, BHTN đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm như: kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN; làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể

từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp trên, nếu

cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện

- Biện pháp buộc trả đủ chế độ BHXH cho NLĐ đối với hành vi vi phạm như: Đơn vị SDLĐ không trả chế độ ốm đau, khám thai, sảy thai, nạo

Trang 35

thai, hút thai, thai chết lưu, sinh con trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của NLĐ; không trả chế độ TNLĐ - BNN trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan BHXH, buộc đơn vị SDLĐ phải trả đủ chế độ BHXH cho NLĐ Đơn vị sử dụng lao động VPHC buộc phải thực hiện các biện pháp trên, nếu đơn vị sử dụng lao động VPHC không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện

- Biện pháp buộc người SDLĐ tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ đúng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt khi người SDLĐ có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

- Biện pháp buộc các cơ sở dạy nghề nộp lại số tiền đã trục lợi vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm là tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia BHTN đăng ký đối với mỗi người lao động vi phạm

- Biện pháp buộc đơn vị SDLĐ nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích Biện pháp này rất khó thực hiện vì muốn chủ thể có hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh được việc đơn vị sử dụng quỹ sai mục đích như thế nào? Lợi nhuận ra sao khi xác định được, cơ quan có thẩm quyền mới yêu cầu thủ thể vi phạm thực hiện hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế nếu họ không tự nguyện thực hiện

1.2 Nội dung hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

1.2.1 Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người

lao động và người sử dụng lao động phải tham gia;

Trang 36

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của

người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản

4 Điều 3 Luật việc làm 2013)

Như vậy, Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp là hai lại hình bảo hiểm mà người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia cho người lao động khi giao kết quan hệ lao động Tuy nhiên, trên thực tế nhiều đơn vị

sử dụng lao động, người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động hoặc tham gia nhưng không đầy đủ cho toàn bộ

người lao động; đóng BHXH, BHTN không đúng mức tiền lương

Về trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Vi phạm về không đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm

thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BHTN;

- Vi phạm về đóng không đủ số người thuộc diện phải tham gia

BHXH, BHTN;

- Vi phạm về đóng BHXH, BHTN không đúng mức tiền lương

Theo quy định tại khoản a Điều 23 Luật BHXH sửa đổi năm 2016: đối tượng thu BHXH bắt buộc, BHTN là công dân Việt Nam là những người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một tháng trở lên Vậy tại các đơn vị, đối tượng đóng BHXH bắt buộc, BHTN là những người lao động, chủ doanh nghiệp có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên

Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH TN căn cứ vào danh sách lao động tại đơn vị cung cấp, kết hợp với danh sách do Cục Thuế tỉnh, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu tư cung cấp và quá trình khai thác Thu BHXH, thu nợ BHXH Trên cơ sở đó BHXH tỉnh sẽ tổng hợp danh sách lao động phải tham gia đóng BHXH bắt buộc, BHXH TN Việc

Trang 37

không tham gia hoặc không tham gia đầy đủ cho người lao động, tham gia không đúng mức tiền lương thực tế là không phù hợp với quy định của Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội Đối với những trường hợp như vậy, pháp luật có chế tài về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này

Tại Điều 26 – Nghị định 95/2013/NĐ-CP: Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

- Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm

xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

- Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Bên cạnh đó, đối với hành vi trốn đóng BHXH, BHTN cho NLĐ thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 thì không xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 216 BLHS 2015 mà tùy từng trường hợp sẽ xử lý như sau:

- Nếu chưa xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) và chưa hết thời hiệu

xử phạt VPHC thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt VPHC

Trang 38

- Nếu đã xử phạt VPHC mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Xử lý VPHC; Việc thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC này thực hiện theo pháp luật về thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC

- Nếu gây thiệt hại cho NLĐ, cơ quan BHXH hoặc tổ chức, cá nhân khác thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người vi phạm Việc đã bị xử phạt VPHC về hành vi trốn đóng BHXH, BHTN cho NLĐ trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 không bị coi là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 BLHS 2015

Tại Khoản 6 Điều 38 Nghị định Nghị định số 28/2020/NĐ-CP do

Chính phủ ban hành ngày 01/3/2020 cũng nêu rõ phạt tiền từ 50 - 75 triệu

đồng với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt

buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

1.2.2 Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về nợ tiền đóng BHXH, BHTN

Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp là những quyền lợi hợp pháp của người lao động Tuy nhiên, trên thực tế, không ít đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng tiền đóng BHXH, BHTN kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi, chế độ của người lao động Có doanh nghiệp trả nợ kiểu “nhỏ giọt”; có đơn vị khó có khả năng trả nợ vì gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh Điển hình như Công ty cổ phần Cửu Long nợ đọng từ 2013 đến nay với số tiền là 12,01 tỷ đồng; Công ty TNHH tháp UBI nợ đọng số tiền là 9 tỷ đồng, Công ty TNHH Quốc tế Cas nợ 1,9 tỷ đồng

Qua việc phối hợp của các cơ quan chức năng như: BHXH, Thuế, ngành Lao động - Thương binh xã hội, Kế hoạch - Đầu tư các cơ quan, đơn

vị phân tích làm rõ nhiều nguyên nhân nợ đọng BHXH của các đơn vị Theo

Trang 39

đó, các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động chủ yếu là vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh một số đơn vị gặp nhiều khó khăn; tình trạng nợ đọng bảo hiểm từ năm trước chuyển sang năm sau ngày càng lớn Bên cạnh

đó, còn do quy định về quản lý, xử lý nợ BHXH chưa có nên nhiều đơn vị còn tình trạng chây ỳ và do ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động Một

số đơn vị có ý thức chấp hành chưa tốt quy định về đóng BHXH, BHTN, tìm cách đối phó, trốn tránh, chiếm dụng tiền đóng của người lao động sử dụng

vào mục đích khác; “Nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường nhưng

vẫn nợ đọng BHXH”; Mặt khác, nhiều trường hợp người lao động cần có việc

làm, thu nhập nên chưa quan tâm đến việc trích đóng BHXH, BHTN

Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam, nợ BHXH, BHTN là tiền phải đóng BHXH, BHTN đối với người lao động theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng cho cơ quan BHXH Tiền nợ bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng Các loại hình nợ tiền đóng BHXH, BHTN gồm:

- Nợ chậm đóng: những đơn vị thực hiện đóng tiền BHXH, BHTN không đúng thời gian quy định (theo quy định đơn vị đóng tiền BHXH, BHTN cho cơ quan BHXH theo tháng), những đơn vị nợ chậm đóng là những đơn vị nợ trên 1 tháng;

- Nợ đọng gồm nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

- Nợ đọng kéo dài (gồm những đơn vị nợ từ 3 tháng đến dưới 6 tháng;

nợ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; nợ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng; nợ từ 24 tháng đến dưới 36 tháng; nợ từ 36 tháng trở lên);

- Nợ khó thu gồm những đơn vị mất tích; đang phá sản, giải thể; chủ

bỏ trốn)

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 134, Khoản 3 Điều 138 Luật BHXH năm 2006; Khoản 2 Điều 17, Điều 122 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều

Trang 40

11, Điều 49 Luật BHYT năm 2008, Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, người sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, số tiền lãi BHXH, BHTN tính theo mức của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH và từ ngày 01/01/2016 bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề; số tiền lãi BHYT theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố và từ ngày 01/01/2015 bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng

1.2.3 Xử phạt về vi phạm trong việc giải quyết chi trả và hưởng các chế độ BHXH, BHTN

Chi BHXH, BHTN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH, BHTN nhằm ổn định, hỗ trợ cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH

Chi BHXH được hiểu là việc cơ quan Nhà nước (cụ thể là cơ quan BHXH) sử dụng số tiền thuộc nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH để chi trả các chế độ bảo hiểm cho đối tượng thụ hưởng theo luật định

Chi trả các chế độ BHXH phải đảm bảo theo đúng chế độ pháp luật và chính sách của Nhà nước: Chi đúng đối tượng, chi đủ những khoản trợ cấp cho đối tượng, chi trả kịp thời và chi trả phải đảm bảo an toàn, thuận tiện, hiệu quả Chi BHXH, BHTN gồm: Chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản; TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất, trợ cấp BHXH 1 lần, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề

Hoạt động chi trả BHXH là khâu quan trọng trong việc cân đối quỹ BHXH, BHTN Chi trả BHXH, BHTN tốt là điều kiện để thu BHXH, BHTN triệt để Đồng thời hoạt động chi trả BHXH gắn liền với quyền lợi của người lao động do đó sự quản lý của Nhà nước đóng vai trò quan trọng Pháp luật về

Ngày đăng: 01/07/2021, 23:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Châu Anh (2019) “Tăng cường giải pháp giảm nợ đọng BHXH, bảo vệ quyền lợi người lao động”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (367), kỳ 01, tháng 4, tr. 4-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường giải pháp giảm nợ đọng BHXH, bảo vệ quyền lợi người lao động”, "Tạp chí bảo hiểm xã hội
2. Lan Anh - Thái Dương (2019), “Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 02, tháng 5, tr.38, 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp”, "Tạp chí Bảo hiểm xã hội
Tác giả: Lan Anh - Thái Dương
Năm: 2019
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, ban hành ngày 22/11/2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, ban hành ngày 22/11/2012
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2012
4. Bảo hiểm xã hội (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam banh hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam banh hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT
Tác giả: Bảo hiểm xã hội
Năm: 2017
5. Bảo hiểm xã hội (2019), Công văn số 3799/BHXH-TCKT ngày 10/10/2019 của BHXH Việt Nam về việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 3799/BHXH-TCKT ngày 10/10/2019 của BHXH Việt Nam về việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp
Tác giả: Bảo hiểm xã hội
Năm: 2019
6. Bảo hiểm xã hội (2019), Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN
Tác giả: Bảo hiểm xã hội
Năm: 2019
7. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương (2015 - 2019), Báo cáo công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2015 đến năm 2019, tỉnh Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2015 đến năm 2019
8. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương (2015- 2019), Báo cáo tổng kết công tác hàng năm từ năm 2015 đến năm 2019, tỉnh Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác hàng năm từ năm 2015 đến năm 2019
9. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1995-2017), Báo cáo tổng kết công tác hàng năm từ 1995 đến 2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác hàng năm từ 1995 đến 2017
10. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011), Quyết định số 1313/2011/QĐ- BHXH ban hành quy định công tác kiểm tra, ban hành ngày 22/11/2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1313/2011/QĐ- BHXH ban hành quy định công tác kiểm tra, ban hành ngày 22/11/2011
Tác giả: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Năm: 2011
11. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số 1518/2016/QĐ- BHXH ban hành quy định công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, ban hành ngày 18/10/2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1518/2016/QĐ- BHXH ban hành quy định công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, ban hành ngày 18/10/2016
Tác giả: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Năm: 2016
12. Nguyễn Ngọc Bích (2013), “Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Luật học, (12), tr. 8-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Năm: 2013
13. Nguyễn Hòa Bình (2016), “Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHTN”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (01), tháng 3, tr. 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHTN”, "Tạp chí Bảo hiểm xã hội
Tác giả: Nguyễn Hòa Bình
Năm: 2016
14. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 15-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, ban hành ngày 26/6/1997, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 15-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, ban hành ngày 26/6/1997
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 1997
15. Bộ Lao động - Thương binh xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2008), Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC- NHNN hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dựng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC- NHNN hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dựng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Năm: 2008
16. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, ban hành ngày 29/12/2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, ban hành ngày 29/12/2015
Tác giả: Bộ Lao động- Thương binh và xã hội
Năm: 2015
17. Cục Thuế tỉnh Hải Dương (2017), Số liệu đơn vị đăng ký mã số thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế đến năm 2019, tỉnh Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu đơn vị đăng ký mã số thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế đến năm 2019
Tác giả: Cục Thuế tỉnh Hải Dương
Năm: 2017
18. Phạm Đức Cường (2012), “Tăng cường các giải pháp xử lý nợ đọng, trốn đóng BHXH”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (9A), tr. 16-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường các giải pháp xử lý nợ đọng, trốn đóng BHXH”, "Tạp chí Bảo hiểm xã hội
Tác giả: Phạm Đức Cường
Năm: 2012
19. Chính phủ (1995), Nghị định 12/1995/NĐ-CP ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, ban hành ngày 26/01/1995, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 12/1995/NĐ-CP ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, ban hành ngày 26/01/1995
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1995
20. Chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một sổ điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, ban hành ngày 22/12/2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một sổ điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, ban hành ngày 22/12/2006
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w