Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, từ thực tiễn Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.2. Nội dung hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

1.2.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia;

26

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013)

Như vậy, Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp là hai lại hình bảo hiểm mà người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia cho người lao động khi giao kết quan hệ lao động. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động hoặc tham gia nhưng không đầy đủ cho toàn bộ người lao động; đóng BHXH, BHTN không đúng mức tiền lương.

Về trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Vi phạm về không đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BHTN;

- Vi phạm về đóng không đủ số người thuộc diện phải tham gia BHXH, BHTN;

- Vi phạm về đóng BHXH, BHTN không đúng mức tiền lương.

Theo quy định tại khoản a Điều 23 Luật BHXH sửa đổi năm 2016: đối tượng thu BHXH bắt buộc, BHTN là công dân Việt Nam là những người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một tháng trở lên. Vậy tại các đơn vị, đối tượng đóng BHXH bắt buộc, BHTN là những người lao động, chủ doanh nghiệp có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH TN căn cứ vào danh sách lao động tại đơn vị cung cấp, kết hợp với danh sách do Cục Thuế tỉnh, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu tư cung cấp và quá trình khai thác Thu BHXH, thu nợ BHXH. Trên cơ sở đó BHXH tỉnh sẽ tổng hợp danh sách lao động phải tham gia đóng BHXH bắt buộc, BHXH TN. Việc

27

không tham gia hoặc không tham gia đầy đủ cho người lao động, tham gia không đúng mức tiền lương thực tế là không phù hợp với quy định của Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội. Đối với những trường hợp như vậy, pháp luật có chế tài về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này.

Tại Điều 26 – Nghị định 95/2013/NĐ-CP: Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với hành vi trốn đóng BHXH, BHTN cho NLĐ thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 thì không xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 216 BLHS 2015 mà tùy từng trường hợp sẽ xử lý như sau:

- Nếu chưa xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) và chưa hết thời hiệu xử phạt VPHC thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt VPHC.

28

- Nếu đã xử phạt VPHC mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Xử lý VPHC; Việc thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC này thực hiện theo pháp luật về thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC.

- Nếu gây thiệt hại cho NLĐ, cơ quan BHXH hoặc tổ chức, cá nhân khác thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người vi phạm. Việc đã bị xử phạt VPHC về hành vi trốn đóng BHXH, BHTN cho NLĐ trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 không bị coi là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 BLHS 2015.

Tại Khoản 6 Điều 38 Nghị định Nghị định số 28/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/3/2020 cũng nêu rõ phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, từ thực tiễn Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)