Tổ chức bộ máy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, từ thực tiễn Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

2.1. Tổ chức bộ máy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng tỉnh kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam và nằm giữa khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hải Dương có tổng diện tích tỉnh 1.668,24 km². Dân số Hải Dương 1.896.911 người, trong đó trên 56% trong độ tuổi lao động. Tỉnh Hải Dương có 02 thành phố trực thuộc, 01 thị xã và 08 huyện.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 1.

Là tỉnh có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Với diện tích 104.000 ha đất nông nghiệp, Hải Dương có nhiều tiềm năng, thế mạnh sản xuất và tiêu thụ các nông sản, đặc biệt là nông sản chủ lực như vải thiều Thanh Hà, ổi, na, ... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 10 Khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 1.823,84 ha được thành lập và triển khai các dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng - xây dựng. Các ngành kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là Điện tử, viễn thông, thép chất lượng cao, ô tô, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí, may, giầy....

Hải Dương được xác định là trung tâm hành chính, văn hóa, du lịch,

42

giáo dục, khoa học kỹ thuật, dịch vụ và cũng là trung tâm tăng trưởng kinh tế, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với tỉnh, vùng tỉnh, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, với các ngành chủ đạo là công nghiệp, dịch vụ, thương mại;

du lịch, nghỉ dưỡng trọng tâm ven sông Thái Bình...

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 14 ngàn doanh nghiệp, trong đó có trên 300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là trên 550 nghìn tỷ đồng. Với chính sách thông thoáng, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi thế vị trí thuận lợi, tỉnh Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Hàng năm, kinh tế tỉnh Hải Dương luôn tăng trưởng cao, năm 2019 (GRDP) kinh tế đạt 8,7%.

Bên cạnh đó, mỗi năm có trên hàng trăm doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể với hàng ngàn lao động thôi việc, mất việc làm. Như vậy, theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH thì việc tăng hoặc giảm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và giải quyết các chế độ chính sách BHXH, BHTN tại tỉnh Hải Dương hàng năm cũng tăng, giảm theo số lượng doanh nghiệp đang hoạt động và số lượng doanh nghiệp tăng mới hay doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể cùng với quy mô sử SDLĐ của các doanh nghiệp....

Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, kinh tế tỉnh Hải Dương liên tục tăng trưởng tích cực; Tỉnh có nhiều hoạt động cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã và đang được các thị xã, thành phố, huyện trên địa bàn đồng loạt triển khai, các sở ngành trên địa bàn tỉnh như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Cục Thuế, Sở LĐTB-XH, BHXH tỉnh... cũng đang tích cực tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn. Trên cơ sở đó, BHXH tỉnh bám sát chương trình công tác của Ngành, tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, xây

43

dựng kế hoạch chi tiết và giải pháp cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch được cấp trên giao, góp phần đảm bảo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, kết quả như sau:

- Về công tác thu và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN từ năm 2015 đến năm 2019:

Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu tham gia và đóng BHXH, BHTN tại tỉnh Hải Dương từ năm 2015-2019

Năm

Số đơn vị sử dụng lao động đã tham gia BHXH, BHTN (đơn vị)

Số lao động đã tham gia BHXH, BHTN

(người)

Số tiền BHXH, BHTN đơn vị sử dụng lao

động phải đóng (tỷ đồng)

2015 4.231 263.249 3.684.485

2016 4.736 284.174 4.235.022

2017 5.328 306.765 5.713.902

2018 5.920 344.011 6.265.232

2019 6.685 359.393 7.870.387

(Nguồn: Báo cáo năm của BHXH tỉnh Hải Dương từ năm 2015 đến năm 2019 về công tác giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHTN tại tỉnh Hải Dương từ năm 2015 đến năm 2019)

Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHTN tại tỉnh Hải Dương từ năm 2015-2019

Năm Số lượt người hưởng chế độ BHXH, BHTN (lượt người)

Số tiền BHXH, BHTN đã chi (tỷ đồng)

2015 208.988 3.980.723

2016 237.509 4.239.370

2017 276.878 4.512.987

2018 296.819 4.992.387

2019 313.142 5.459.226

Tổng 1.333.336 23.184.693

(Nguồn: Báo cáo năm của BHXH tỉnh Hải Dương từ năm 2015 đến năm 2019)

44

Việc tổ chức triển khai hực hiện pháp luật về BHXH tại tỉnh Hải Dương thời gian qua tương đối tốt. Tuy nhiên, do đặc thù tỉnh Hải Dương có địa bàn rộng, có số lượng đơn vị SDLĐ và người tham gia, thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH, BHTN lớn. Do đó việc VPPL về BHXH cũng rất phổ biến và diễn biến ngày càng phức tạp, các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH lại ít được sửa đổi bổ sung nên chưa theo kịp với tình hình vi phạm trên thực tiễn dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ngày càng tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, từ thực tiễn Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)