CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
3.3. Giải pháp tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
3.3.1. Đẩy mạnh công tác thanh tra - kiểm tra, công khai thông tin thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Thanh tra và kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tuân thủ pháp luật nhằm phát huy những nhân tố tích cực đồng thời phát hiện và phòng ngừa những vi phạm pháp luật góp phần thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật: Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Ngành. Qua đó, thu thập thông tin đánh giá thực trạng việc thi hành pháp luật và tình hình xử lý vi phạm pháp luật; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành để kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản cho phù hợp với thực tiễn.
Để hoạt động thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm được thực hiện hiệu quả cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy làm công tác thanh tra từ trung ương tới địa phương, đội ngũ thanh tra viên cần được bồi dưỡng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Các cơ quan nhà nước có chủ thể được trao thẩm quyền
76
XPVPHC trong lĩnh vực BHXH là những đơn vị chủ trì việc thực hiện hoạt động tập huấn chuyên sâu về chuyên môn và bồi dưỡng đạo đức cho cán bộ, công chức, viên chức. Thông thường, trên thực tế, chủ thể có vai trò quan trọng nhất trong việc XPVPHC trong lĩnh vực BHXH là Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra Sở LĐTB-XH, thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, vì thế cơ quan tiến hành tập huấn cán bộ nên là UBND các cấp và Thanh tra Sở LĐTB-XH, thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH. Nội dung cơ bản nhất cần phải tập huấn là các quy định về những hành vi bị coi là VPHC trong lĩnh vực BHXH; các biện pháp xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp XPVPHC khác áp dụng đối với từng hành vi vi phạm, từng chủ thể; giới hạn thẩm quyền của mỗi chủ thể; trình tự, thủ tục trong thanh tra, lập biên bản, chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc ra quyết định xử phạt nhằm bảo đảm các vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH được xử phạt đúng quy định của pháp luật.
Trong nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền xử phạt buông lỏng quản lý, để mặc cho chủ thể vi phạm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp về BHXH của Nhà nước, của cá nhân và của cơ quan, tổ chức có liên quan. Có trường hợp khác, cơ quan có thẩm quyền đã nhận lợi ích vật chất của chủ thể vi phạm và bao che cho hành vi sai phạm của chủ thể đó. Vì vậy, chú trọng việc xây dựng đội ngũ công chức, viên chức theo tiêu chuẩn vị trí chức danh, mạnh dạn thay thế những viên chức năng lực hạn chế, phẩm chế đạo đức sa sút không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; tuyển chọn viên chức có chất lượng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành.
Bên cạnh việc tập huấn chuyên sâu về trình độ chuyên môn, còn phải bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực BHXH. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng đội ngũ công chức,
77
viên chức làm nhiệm vụ thanh tra kiểm tra nói riêng; đội ngũ công chức, viên chức nói chung có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong thực thi nhiệm vụ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về BHXH, BHTN. Thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc phát ngôn. Xây dựng cơ chế phân vùng quản lý cho thanh tra viên. Điều này sẽ nâng cao trách nhiệm của đội ngũ thanh tra viên từ đó hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH.
Đẩy mạnh các phòng trào thi đua, có thể gắn thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức vào vấn đề này. Việc gắn thi đua khen thưởng phải tuân thủ quy định của pháp luật và nên được thể chế hóa thành nội quy, quy chế của mỗi cơ quan.
Xây dựng cơ chế phân vùng quản lý cho thanh tra viên. Điều này sẽ nâng cao trách nhiệm của đội ngũ thanh tra viên từ đó hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH.
Sở LĐTB-XH và cơ quan BHXH phải đẩy mạnh việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện trong việc thực hiện luật XPVPHC về lĩnh vực BHXH trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Chúng ta cần lưu ý ở đây, chức năng thanh tra việc thực hiện pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực BHXH khác với thanh tra việc tuân thủ pháp luật BHXH. Theo đó thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật BHXH nhằm ngăn ngừa, kịp thời phát hiện những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về BHXH. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực BHXH nhằm đảm bảo các chủ thể có thẩm quyền xử phạt, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo có tình, có lý phù hợp với tình hình thực tiễn. Qua đó cũng đảm bảo các đối tượng bị xử phạt hành chính về BHXH phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định xử phạt, đồng thời cũng cần phải xử phạt thật nghiêm khắc những chủ thể vi phạm việc thực
78
hiện pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực BHXH để răn đe, giáo dục chính chủ thể đó và chủ thể khác. Cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan xử phạt vi phạm nếu làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ đảm bảo việc thực hiện pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực BHXH hiệu quả.
Công khai việc thực hiện pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực BHXH và biểu dương nhằm khuyến khích những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện tốt, lên án và phê bình những chủ thề thực hiện chưa tốt pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực BHXH. Việc công khai thông tin phải được thực hiện thường xuyên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, trang điện tử, bảng tin và bằng nhiều hình thức khác nhằm tạo sức ép đối với chủ thể thực hiện chưa nghiêm chỉnh và khuyến khích những chủ thể thực hiện tốt pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực BHXH. Thanh tra Sở LĐTB-XH và Thanh tra chuyên ngành đóng BHXH thuộc cơ quan BHXH, chịu trách nhiệm công khai thông tin việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội của cá nhân, tổ chức vi phạm qua các hình thức nói trên.