1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo và giải quyết các vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

28 438 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 175,96 KB

Nội dung

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo và giải quyết các vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam và trách nhiệm của sinh viên. Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng, cụ thể và chuẩn xác. Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều người tin theo các tôn giáo. Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và quan điểm như thế nào đối với vấn đề này? Và sinh viên – lực lượng sẽ tiếp quản và xây dựng đất nước tương lai sẽ có trách nhiệm như thế nào trước vấn đề này?

Trang 1

Lớp học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học (220)_45

Lớp chuyên ngành: Toán kinh tế 61

Trang 2

HÀ NỘI – 2021

Trang 3

Mục lục

Đề bài _1

Mở đầu 2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo 3

I Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 3

II Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa _6 Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam _13

I Tình hình tôn giáo ở Việt Nam _13

II Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay 16 III Trách nhiệm của sinh viên _18 Tổng kết 21 Tài liệu tham khảo 23

Trang 4

Đề bài

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo và giải quyết các vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam và trách nhiệm của sinh viên

Trang 5

Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp Những vấn

đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng, cụ thể và chuẩn xác Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều người tin theo các tôn giáo Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và quan điểm như thế nào đối với vấn đề này? Và sinh viên – lực lượng sẽ tiếp quản và xây dựng đất nước tương lai sẽ có trách nhiệm như thế nào trước vấn đề này?

Trang 6

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo

I Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo

1 Bản chất của tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch

sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng ngườitrong lịch sử hàng ngàn năm qua

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ýthức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan Thông qua sựphản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành siêu

nhiên, thần bí,… Ph.Ăngghen cho rằng: “… tất cả mọi tôn giáo

chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng

ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.

Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo là một thực thể xã hội –các tôn giáo cụ thể (như Công giáo, Tin lành, Phật giáo,…) vớicác tiêu chí cơ bản sau: có niềm tin tôn giáo (niềm tin sâu sắcvào đấng siêu nhiên để tôn thờ); có hệ thống giáo thuyết (giáo

lý, giáo luật, lễ nghi); có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân

sự, quản lý, điều hành việc đạo; có hệ thống tín đồ đông đảo,những người tự nguyện tin theo một tôn giáo nào đó và đượctôn giáo đó thừa nhận

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng

định rằng: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con

người sáng tạo ra Con người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích,

Trang 7

của họ Nhưng, sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộcvào tôn giáo, tuyệt đối hóa và phục tùng tôn giáo vô điều kiện.Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng cho rằng, sản xuất vật chất và cácquan hệ kinh tế, xét đến cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại

và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, trong đó có tôngiáo Do đó, mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức, thiết chếtôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từnhững điều kiện sống nhất định trong xã hội và thay đổi theonhững thay đổi của cơ sở kinh tế

− Tôn giáo và tín ngưỡng

Tôn giáo và tín ngưỡng không đồng nhất, nhưng có giaothoa nhất định Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sựngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện niềm tin của conngười trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh,linh thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ Có nhiều loại hìnhtín ngưỡng khác nhau như: tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên, tínngưỡng Thờ Mẫu,…

− Tôn giáo với mê tín dị đoan

Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượngsiêu nhiên, thần thánh đến mức mê muội, cuồng tín, dẫn đếnnhững hành vi cực đoan, sai lệch quá, trái với các giá trị vănhóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội vàcộng đồng Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực, phải kiênquyết bài trừ, nhằm lành mạnh hóa đời sống tin thần xã hội

2 Nguồn gốc của tôn giáo

Trang 8

Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rấtsớm Nó hoàn thiện và biến đổi cùng với sự biến đổi của nhữngđiều kiện kinh tế – xã hội , văn hóa, chính trị Tôn giáo ra đời bởinhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cơ bản là từ các nguồn gốckinh tế – xã hội, nhận thức và tâm lý.

− Nguồn gốc kinh tế − xã hội

Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuấtthấp kém, con người cảm thấy yếu đuối, lệ thuộc và bất lựctrước tự nhiên Vì vậy họ đã gán cho tự nhiên những lực lượngsiêu nhiên có sức mạnh, quyền lực to lớn, quyết định đến cuộcsống và họ phải tôn thờ

Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, nạn áp bức bấtcông của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động là nguồngốc nảy sinh tôn giáo V.I.Lênin đã viết: “Sự bất lực của giai cấp

bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên sẽ

đẻ ra lòng tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới bênkia”

− Nguồn gốc nhận thức

Tôn giáo bắt nguồn từ sự nhận thức hạn hẹp, mơ hồ về tựnhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số phận của con người.Con người đã gán cho nó những sức mạnh siêu nhiên, tạo ra cácbiểu tượng tôn giáo Mặt khác, trong quá trình của nhận thức,con người có thể nảy sinh những yếu tố suy diễn, tưởng tượng

xa lạ với hiện thực khách quan

− Nguồn gốc tâm lý

Trang 9

Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hãi, buồn chán,tuyệt vọng đã dẫn con người đến sự khuất phục, không làm chủđược bản thân là cơ sở tâm lý để hình thành tôn giáo Mặt khác,lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những người có công khai phá

tự nhiên và chống lại các thế lực áp bức trong tình cảm, tâm lýcon người cũng là cơ sở để tôn giáo nảy sinh

3 Tính chất của tôn giáo

Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo có tínhlịch sử, tính quần chúng và tính chính trị

− Tính lịch sử của tôn giáo

Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi phản ánh và phụ thuộcvào sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội Tôn giáo còn tồntại rất lâu dài, nhưng sẽ mất đi khi con người làm chủ hoàn toàn

tự nhiên, xã hội và tư duy

− Tính quần chúng của tôn giáo

Tôn giáo phản ánh khát vọng của quần chúng bị áp bức vềmột xã hội tự do, bình đẳng, bác ái (dù đó là hư ảo) Tôn giáo đãtrở thành nhu cầu tinh thần, đức tin, lối sống của một bộ phậndân cư Hiện nay, một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dântin theo các tôn giáo

− Tính chính trị của tôn giáo

Khi xã hội chưa có giai cấp, tôn giáo chỉ phản ánh nhậnthức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân và thế giới

Trang 10

xung quanh mình, tôn giáo chưa mang tính chính trị Tính chínhtrị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp, có sựkhác biệt, có sự đối kháng về lợi ích giai cấp Trước hết, do tôngiáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế – xã hội, phảnánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộcđấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tínhchính trị Mặt khác, khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụngtôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại các giaicấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính trị tiêucực, phản tiến bộ

Vì vậy, cần nhận thức rõ rằng, đa số quần chúng tín đồ đếnvới tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, song trên thựcthế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụngthực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ

II Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

1 Tình hình tôn giáo trên thế giới

Theo Từ điển Bách khoa Tôn giáo thế giới năm 2001, hiện nay trên thếgiới có tới 10.000 tôn giáo khác nhau, trong đó khoảng 150 tôn giáo có hơn 1triệu tín đồ Những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay gồm có: Kitô giáo (baogồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo hay Chính thống giáo) có khoảng 2 tỉ tín

đồ, chiếm 33% dân số thế giới; Hồi giáo: 1,3 tỉ đồ, chiếm 22% dân số thế giới;

Ấn Độ giáo: 900 triệu tín đồ, chiếm 15% dân số thế giới và Phật giáo: 360 triệu,chiếm 6% dân số thế giới Như vậy, chỉ tính các tôn giáo đã có 4,2 tỉ người tintheo, chiếm 76% dân số thế giới

Trang 11

Trong những năm gần đây hoạt động của các tôn giáo khá sôi động, diễn

ra theo nhiều xu hướng Các tôn giáo đều có xu hướng mở rộng ảnh hưởng ratoàn cầu; các tôn giáo cũng có xu hướng dân tộc hóa, bình dân hóa, mềm hóacác giới luật lễ nghi để thích nghi, tồn tại, phát triển trong từng quốc gia dân tộc;các tôn giáo cũng tăng các hoạt động giao lưu, thực hiện thêm các chức năng phitôn giáo theo hướng thế tục hóa, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mởrộng ảnh hưởng làm sinh hoạt tôn giáo đa dạng, sôi động và không kém phầnphức tạp

Đáng chú ý là gần đây, xu hướng đa thần giáo phát triển song song với xuhướng nhất thần giáo, tuyệt đối hóa, thần bí hóa giáo chủ đang nổi lên Đồngthời, nhiều “hiện tượng tôn giáo lạ” ra đời, trong đó có không ít tổ chức tôn giáo

là tác nhân gây xung đột tôn giáo, xung đột dân tộc gay gắt trên thế giới hiệnnay

2 Sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa

Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủnghĩa, tôn giáo vẫn còn tồn tại Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có cácnguyên nhân chủ yếu sau:

− Nguyên nhân nhận thức

Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủnghĩa, vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người mà khoa họcchưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại chưa thực sự được nâng cao

Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con ngườivẫn chưa nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm

sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh

− Nguyên nhân kinh tế

Trang 12

Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vẫn còn tồn tạinhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp

xã hội Trong đời sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội vẫn còn diễn ra, sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữacác nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiênvẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ độngvới tư tưởng nhờ cậy, mong cầu vào những lực lượng siêu nhiên

− Nguyên nhân tâm lý

Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, đã trởthành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của một số bộ phận đôngđảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ Bởi vậy, cho dù trong tiến trình xâydựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã có những biến đổimạnh mẽ về kinh tế, chính trị – xã hội, song tôn giáo vẫn không thể biến đổingay cùng với những biến đổi của kinh tế – xã hội mà nó phản ánh Điều đó chothấy, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ý thức xã hộithường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi của tồn tại xã hội, trong đó ý thứctôn giáo thường lại là yếu tố mang tính chất bền vững nhất trong đời sống tinhthần của mỗi con người, của xã hội

− Nguyên nhân chính trị – xã hội

Xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với chủnghĩa xã hội, với chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủnghĩa Đó là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướngthiện… đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân Chính vìthế, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo có sức thu hút mạnh mẽ đối vớimột bộ phận quần chúng nhân dân Mặt khác, những thế lực phản động lợi dụng

Trang 13

tôn giáo như một phương tiện để chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội.

− Nguyên nhân văn hóa

Trong thực tế sinh hoạt văn hóa xã hội, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đãđáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội và trongmột mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lốisống của mỗi cá nhân trong cộng đồng Về phương diện sinh hoạt văn hóa, tôngiáo thường được thực hiện dưới hình thức là những nghi lễ tín ngưỡng cùng vớinhững lời răn theo chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôngiáo Những sinh hoạt văn hóa có tính chất tín ngưỡng, tôn giáo ấy đã thu hútmột bộ phận quần chúng nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần, tìnhcảm của họ

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản khiến tôn giáo vẫn còn tồn tạitrong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa Tuynhiên, cũng với tiến trình đó, tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự thayđổi của những điều kiện kinh tế – xã hội, với quá trình cải tạo xã hội cũ, xâydựng xã hội mới

3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài gắn với quá trình pháttriển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, cần thực hiện các vấn đề cótính nguyên tắc sau:

Trang 14

• Một là, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân

Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao,đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng Do đó,

tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng củanhân dân Quyền này nói lên rằng việc theo đạo, đổi đạo, hay bỏ đạo là thuộcquyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cảcác chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội… được quyền can thiệp vào sự lựa chọnnày Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đedọa, bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tuỏngcủa họ

Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thểhiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩakhông can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tínngưỡng, quyền lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân Các tôngiáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục

vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được Nhà nước xã hội chủnghĩa tôn trọng và bảo hộ

• Hai là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định, chỉ có thể giải phóng quần chúngkhỏi ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo bằng cách từng bước giải quyết nguồn gốc

tự nhiên, nguồn gốc xã hội của tôn giáo Đó phải là kết quả của sự nghiệp cải tạo

xã hội cũ, xây dựng xã hội mới một cách toàn diện Theo đó, giảiquyết các vấn đề tôn giáo phải sử dụng tổng hợp các giải pháp

Trang 15

trên tất cả các lĩnh vực nhằm xác lập được một thế giới hiệnthực không có áp bức, bất công, nghèo đói, dốt nát Tuyệt đối không được

sử dụng mệnh lệnh hành chính cưỡng chế để tuyên truyền, xóa bỏ tôn giáo

• Ba là, phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết các vấn đề tôn giáo

Trong xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiệnthuần túy về mặt tư tưởng Nhưng khi xã hội xuất hiện các giai cấp thì dấu ấngiai cấp – chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo Từ đó, hai mặt chính trị

và tư tưởng thường biểu hiện và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo

và bản thân mỗi tôn giáo

Mặt chính trị phản ánh mỗi quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phảnánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâuthuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng vớilợi ích của nhân dân lao động Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin,mức độ tin giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâuthuẫn không mang tính đối kháng

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáothực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tạitrong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo Sự phân biệt này, trong thực tếkhông đơn giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sailệch bản chất, mà vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xenvào nhau Mặt khác, trong xã hội có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị yếu

tố chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởngthuần túy trong tôn giáo Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh xuhướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tínngưỡng, tôn giáo

Ngày đăng: 28/06/2021, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w